Hôm nay,  

Con Bà Tâm

09/04/202400:09:00(Xem: 2647)

tg võ phú

 

Tác giả Võ Phú tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Hoa Kỳ, 1994; tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Tác giả hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.

 

*

 

Bà Tâm cầm điện thoại lên, bấm số và gọi cho Tony, cậu con trai của bà:

- Tôn ơi, mày đi làm dìa chưa?

- Dạ con đang trên đường dìa nhà. Má gọi cho con có gì không?

- Má có chút chuyện nhờ mày. Ngày mai mày có đi làm không?

- Dạ không. Ngày mai con được nghỉ.

- Vậy mai mày chở tao đi đám tang bà bạn?

- Ba đâu sao không chở má đi?

- Thôi mày đừng nói tới cái ông đó. Ngày mai ổng có hẹn tới nhà ông Sáu chơi đánh cờ tướng rồi.  Mà mày lạ gì tánh của ổng. Sức mấy mà ổng chở tao đi tới những chỗ đông người.

- Dạ được rồi. Ngày mai con qua.

-oOo-

Hơn một năm nay ông Toán đã nghỉ hưu. Ông Toán là nhân viên dọn dẹp vệ sinh cho trường trung học ở quận Fairfax.

Mấy năm gần đây người ta rủ nhau bán nhà ở thành phố rồi mua nhà ở vùng ngoại ô để sống, nhất là những người về hưu hay những người làm việc tại nhà.

Từ lúc nghỉ hưu, ông Toán chẳng làm gì ngoài việc đọc báo, coi phim, hay tin tức, trên Youtube.  Thấy ông ra vô nhàn rỗi, con gái và con rể bàn tính với nhau để ông ở nhà trông coi cháu ngoại. Còn bà Tâm ra tiệm làm móng giúp vợ chồng chúng dọn dẹp lau chùi bàn ghế để kiếm thêm chút tiền gửi về Việt Nam cho thân nhân hay dưỡng già. Nghe con gái và con rể thủ thỉ bên tai, bà Tâm bàn với chồng để cho bà ra ngoài tiệm nails phụ việc. Bà Tâm đi làm được vài tuần thì nghỉ bởi bà không chịu được mùi nồng của hóa chất làm móng. Mặc dù ở chung với con gái và con rể, mỗi tháng vợ chồng ông Toán bà Tâm đều trả tiền nhà, điện nước, phụ các con. Nhưng kể từ khi ông nghỉ hưu, cậu con rể thấy cha vợ không thuận mắt nên cứ tìm cách nói bóng nói gió, này nọ. Ông Toán buồn bực. Nhiều khi ông ngồi uống bia và nói nhảm một mình. Bà Tâm thấy vậy xót thương chồng. Bà bàn với ông thử dọn về ở chung với thằng Tôn, đứa con trai đang ở ngoại ô thành phố Richmond, cách Hoa Thịnh Đốn gần hai giờ lái xe một thời gian để coi sao. Ban đầu ông cự tuyệt vì ông và cậu con không thuận nhau. Ông luôn gọi đứa con trai là thằng mất gốc. Những suy nghĩ của ông và cậu Tôn luôn đối nghịch.

Ngoài ra ông Toán cũng sợ người ta dị nghị. Ông sợ miệng đời nói gia đình không trên thuận dưới hòa. Ông sợ xa bạn bè. Ông sợ hai vợ chồng nhớ con thương cháu, nhất là con bé Celine và thằng Charlie. Hai đứa cháu ngoại luôn quấn quít ông bà. Ông sợ hai vợ chồng không đủ tiền để trang trải chi phí lo cho cuộc sống nơi đất lạ. Nhưng càng ngày sự mâu thuẫn giữa ông và chàng rể cứ chồng chất.

Gần đây, ông Sáu, một người bạn mà ông Toán quen biết cũng dọn về Richmond cùng con gái, nên ông mới chịu rời khỏi nhà con rể để đến ở với cậu con trai.

Sống ở nhà cậu con trai hơn một tháng, ông bàn với vợ dọn ra riêng. Ông nói với vợ rằng nhà của cha mẹ luôn là nhà của con cái, nhưng nhà của con không bao giờ là nhà của cha mẹ cả. Vì vậy, hai vợ chồng Toán dọn ra riêng và thuê một căn townhouse nhỏ gần nhà Tony để sống. Vui thì vợ chồng ông đến thăm con thăm cháu. Buồn thì đi dạo quanh xóm hay lái xe qua nhà ông Sáu trò chuyện hay đánh cờ tướng với nhau. Từ lúc ông dọn ra riêng, đời sống của vợ chồng ông vui vẻ hơn.

-oOo-

Buổi sáng sớm ngày thứ Bảy xa lộ 95 về hướng Bắc vắng xe hơn mọi ngày. Biết bà Tâm thích nghe nhạc của cố ca sĩ Phi Nhung, Tony mở nhạc cho má nghe. Khi Phi Nhung cất tiếng hát, bà Tâm mỉm cười, nói:

- Lạ nha. Thằng này hôm nay biết nghe nhạc Việt nữa.

- Thì con thấy má nghe hoài, nên mở cho má nghe đó.

- Ờ...

- Mà má nè, ai mất vậy?

- Bà Chi, bạn má, cũng là mẹ của cô chủ tiệm nails của con Thủy hồi nó mới qua Mỹ này.

- Dạ. Bà ấy bao nhiêu tuổi rồi má? Bịnh gì mà chết vậy?

- Cũng già rồi.  86 tuổi. Nghe nói bị stroke.

- Dạ.

Tony cho xe vào parking ở Fairfax Memorial Park trên đường Braddock. Cậu xuống mở cửa xe, rồi cùng bà Tâm vào viếng đám tang. Nơi hành lang, cậu thấy rất nhiều vòng hoa, những lời chia buồn. Một vài người đến viếng dùng điện thoại di động chụp ảnh chung với vòng hoa và thân nhân người quá cố. Tony đang đọc tên và chương trình tang lễ trên bức ảnh, thì một người phụ nữ chít khăn tang tới kéo bà Tâm và gọi người thợ chụp ảnh tới để chụp hình cùng. Ánh đèn chớp nháy liên tục. Đèn của máy quay phim chóa lòa cả một góc phòng. Tony thấy lạ và ngạc nhiên cậu cứ tưởng đâu là đang tham dự một buổi tiệc cưới chứ không phải là một đám tang. Cậu thấy lạ nên hỏi nhỏ với bà Tâm:

- Má, sao con thấy nhiều máy quay phim chụp hình vậy kìa?

- Ờ thì chắc họ quay phim chụp hình để gửi cho thân nhân gia đình bên Việt Nam coi đó.

- Dạ.

Tony đi theo bà Tâm và thân nhân người quá cố để thăm viếng. Ở giữa phòng, bát hương nghi ngút khói làm mờ luôn cả di ảnh người quá cố. Khói hương mịt mù đến nghẹt thở. 

Khi thấy hai má con Tony đến, một người thanh niên chít khăn tang lấy nhang trong bình, đưa lên ngọn lửa của cây nến đốt rồi đưa cho bà Tâm và Tony. Cậu nhận lấy cây nhang, nhìn qua bà Tâm chờ đợi. Bà Tâm vái lạy rồi cắm nhang vào lư.Tony nhìn bà Tâm rồi làm theo như một người máy.  Cắm cây nhang xuống bát hương xong, Tony nhẹ nhàng ra khỏi phòng tang lễ. Cậu cảm thấy ngột ngạt bởi sự đông đúc của rừng người và mùi khói bịt bùng. Cậu mở cửa ra bên ngoài nhà tang lễ.  Bên ngoài là nghĩa trang Fairfax. Vừa đẩy cánh cửa, hơi lạnh lùa vào. Những bông tuyết nhỏ li ti làm cho Tony cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Chưa bao giờ Tony thấy bông tuyết mát mẻ và dễ chịu như hôm nay. Mặc cho những bông tuyết nhỏ bay lên tóc, lên áo, cậu đi dạo một vòng ở nghĩa trang. Tony dừng chân ở trước một ngôi mộ có cây thánh giá lớn, nhẩm đọc tên người nằm dưới mộ. Tony tiếp tục đi dạo khu nghĩa trang cho đến khi hơi lạnh thấm vào da thịt, cậu trở vô trong nhà quàn tìm bà Tâm. Lúc này bên trong phòng tang lễ đang đọc kinh. Bốn vị sư thầy và rất nhiều đạo hữu râm ran đọc kinh trước bàn thờ người đã khuất. Tony đưa mắt tìm bà Tâm. Cậu thấy bà Tâm đang ngồi ở dãy ghế gần những người chít khăn trắng, Tony thì thầm nói nhỏ:

- Con ra xe đợi má.  Khi nào má xong, thì con chở má dìa.

- Ừa. Mày ra đó ngủ một giấc đi. Đi từ sáng giờ chắc cũng mệt.

- Dạ.

Tony ra xe, cậu nổ máy xe và mở nhạc lên nghe. Bản nhạc giao hưởng êm dịu làm tinh thần cậu lắng đọng. Cậu chợt suy nghĩ miên man về cuộc sống vô thường này rồi chàng ngủ thiếp đi. 

Có tiếng gõ cửa ngoài xe. Tony mở mắt rồi nhấn nút mở cửa.  Bà Tâm bước vào xe, hỏi:

- Mày đói bụng không?  Má có lấy ổ bánh mì và chai nước cho mày nè.

- Dạ. Đám tang người ta mà má lấy chi vậy?

- Tao sợ mày đói. Thôi ăn đỡ đi.

- Dạ. Con tính chờ má ra rồi hai má con đi nhà hàng Hải Dương ăn trưa luôn cho tiện.

- Thôi...Ăn đỡ bánh mì rồi dìa con ơi chứ nhà hàng chi cho mất công lại tốn tiền. Ba mày chắc cũng dìa nhà rồi. Thôi chở má dìa cho sớm để chuẩn bị cơm chiều cho ổng. Hồi sáng tao đi chỉ nấu cơm trưa chứ không nấu cơm chiều.

- Má lo chi cho mệt. Ba đói thì tự nấu cũng được mà. Cứ ôm chi vô mình cho khổ. Mà má không tính ghé tiệm con Thủy hả

- Thôi khỏi. Để hôm nào nó xuống chứ giờ tao ghé rồi nó không chịu dắt hai đứa nhỏ xuống thăm ba mày.

- Dạ.

Tony vừa ăn bánh mì vừa lái xe về lại Richmond. Cậu ăn xong ổ bánh mì và uống hớp nước. Thấy con trai ăn xong, bà Tâm hỏi:

- Lần đầu mày đi đám tang hả?  Sao lúc nãy mày hỏi mấy câu ngớ ngẩn...

- Dạ không.  Con đi đám tang cũng mấy lần, nhưng đây là lần đầu con đi đám tang của người Việt.

- Rồi mày thấy sao?

- Con thấy người Việt làm đám tang rình rang giống đám cưới quá.  Những đám tang mà con đi trước đây rất nghiêm trang và im lặng.  Người tới viếng cũng đến để nhìn mặt người đã khuất lần cuối.  Chia buồn, rồi ra về...

- Ờ... Đó là phong tục của người Mỹ.  Còn mình là Việt Nam, nên khác. 

Im lặng một hồi, bà Tâm nói:

- Ờ mà tao thấy bà Chi tính ra cũng có phước ghê. Đám tang rình rang, đầy đủ nghi thức Phật giáo.  Nghe con gái bà Chi kể thì rước thầy từ Texas và Cali dìa đọc kinh hôm qua đến giờ mấy lần rồi. Kinh xong, sẽ chôn ở nghĩa trang này luôn. Con gái bà Chi năn nỉ tao ở lại để đưa tiễn ra nghĩa trang, nhưng đợi tới bốn giờ tao sợ về không kịp nấu cơm cho ba bây với lại trời đang tuyết tao sợ đi đường trơn trợt nên từ chối để dìa sớm. Nghe họ nói tốn mấy chục ngàn để mua đất chôn đó.  Chết mà có cái mã cái mồ yên ấm vậy chắc con cháu mai này ăn nên làm ra.

Nghe bà Tâm thao thao nói về đám tang người bạn mà Tony không mấy gì hứng thú với phong tục ấy. Từ nhỏ cậu đã rời xa gia đình và theo đạo Mormon (Mặc Môn) một thời gian dài nên tín ngưỡng Phật giáo trong đầu cậu rất mơ hồ. Cậu cảm thấy những thủ tục rườm rà ấy không cần thiết. Cậu nghĩ chết là hết. Tuy nghĩ vậy, nhưng không muốn làm bà Tâm buồn, nên cậu không nói ra. Thấy con trai im lặng, bà Tâm chợt hỏi:

- Mày có nghĩ gì về những nghi thức khi chết?

- Má muốn con nói thiệt?

- Ừa. Thì mày nói tao nghe thử.

- Theo con thì chết là hết. Nếu con chết, con không muốn một đám tang rình rang như vậy. Con sẽ hiến tặng thân thể mình cho khoa học. Rồi phần xác còn lại đem thiêu rải xuống sông xuống biển gì cũng được. Con thích tro cốt của mình được rải xuống một bãi biển vắng người ở California.  Nơi đó được yên tĩnh để nghe tiếng sóng, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên còn hay hơn là chôn thân xác ở trong một cái hộp xi măng...

Bà Tâm im lặng lắng nghe con trả lời. Bà bỡ ngỡ. Đây là lần đầu tiên bà nghe tâm sự của con trai về một đề tài như vầy. Qua chuyện này, bà mới hiểu được con trai. Thì ra những suy nghĩ của con khác với bà hoàn toàn. Bà chợt thở dài. 

Nghe má thở dài, Tony quay qua nhìn bà Tâm rồi nói:

- Dạ đó là những suy nghĩ của riêng con. Nhưng con sẽ tôn trọng quyền chọn lựa của người khác.  Mọi người ai cũng có suy nghĩ riêng về những chuyện sau khi chết, người Mỹ gọi đó là “will”. Nên mình tôn trọng ý nguyện người đã khuất.

- Ờ... Mày nói cũng phải.

Hai má con bà im lặng. Mỗi người một suy nghĩ riêng cho đến khi chiếc xe về đến bãi đậu xe trước cửa nhà bà Tâm.

 

Võ Phú

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
20/04/202423:41:12
Khách
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ một bài viết hay cho Mình doc
18/04/202408:17:43
Khách
Bài viet rất thực tế va gan gủi với thực tế cuộc sống. Mong Tác giả viết nhiều thêm để có bài mà đọc. Cảm ơn 🙏
10/04/202411:55:25
Khách
Tự do có cái giá phải trả. Chỉ vì không sống đuợc duới chế độ CS tại VN nên hàng triệu nguời ra đi đinh cư tại các quốc gia Tây Phuơng, nhưng rồi thế hệ con cháu lớn lên không còn có cái tư tuởng và suy nghĩ như cha mẹ ông bà lớn lên từ VN. Nhiều gia đình hai thế hệ cha mẹ và con cái sinh ra xung đột về chánh trị, hay khác biệt nếp sống. Ngay cả những gia đình đang sống ở VN cũng bị cảnh con cái bỏ đi ra nuớc ngoài bằng vuợt biên, xuất khẩu lao động, hay lấy chồng vợ nuớc ngoài. Nếu VNCH còn tồn tại thì sống ở VN suớng, tự do, và thoải mái hơn sống ở VN hay Tây Phuơng bây giờ. Thời truớc 1975 con cháu lớn lên theo truyền thống VN, gai đình sống nhiều thế hệ với nhau, không ai muốn đi định cư nuớc ngoài, và đa số du học sinh trở về nuớc sau khi tốt nghiệp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,629
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến