Hôm nay,  

Trở Lại

29/03/202400:00:00(Xem: 2486)
 tro lai
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học. Tuy nhiên đằng sau khuôn mặt nghiêm trang ấy là một con người hiền hòa, từ tâm, đầy lòng bác ái, thể hiện trong sự việc, ngoài săn sóc mẹ già, nuôi nấng đứa con trai duy nhất, Dì còn nhận trách nhiệm nuôi ăn ở trong nhà 4 cô cháu gái đang tuổi học trò, là con của anh trai mình. Và trong suốt thời gian 2 gia đình ở cạnh nhau, tôi chưa từng nghe Dì lớn tiếng la rầy các cháu mình. Năm năm sau, gia đình Măng tôi dời qua lầu Ba đối diện.

Trần Như Ái là tên con trai của Dì, nhưng tôi thường quen miệng gọi Bé, tên cúng cơm, nhỏ hơn tôi khoảng 5 tuổi. Có lẽ vì hoàn cảnh gia đình hai bên gần giống nhau – hai bà mẹ ở góa nuôi con – và nhất là vì hiện tượng mất cha của hai chúng tôi – cha của Bé mất khi Bé được chừng 5 tháng tuổi, cha tôi mất khi tôi còn là thai nhi 4 tháng trong bụng mẹ - nên Bé và tôi trở nên đôi bạn thân theo thời gian. Tôi vẫn giữ hình ảnh Dì Hoàn và Bà Ngoại của Bé, cả hai trong áo lam, ngồi tụng kinh trước bàn Phật trong một góc cuối phòng, trong vài lần rón rén vào nói chuyện với Bé trước khi ngủ tối.  Đăc biệt nhất âm thanh quen thuộc, đều đặn nhẹ nhàng, boong boong, boong, cốc cốc cốc; boong cốc boong cốc, cốc cốc cốc…. của tiếng tụng kinh gõ mõ của Bà Ngoại và Mẹ của Bé ru giấc ngủ bình an cho tôi hằng mỗi đêm và thanh thoát nhẹ nhàng đánh thức tôi dậy mỗi sáng sớm. Theo với tiếng gõ mõ tụng kinh là mùi hương thoáng tỏa nhẹ trong không gian lầu Ba. Năm này qua năm khác. Ngoại trừ những ngày làm việc trong tuần, Dì Hoàn thường mặc áo dài lam đi lễ chùa khá thường xuyên. Dì là hình ảnh một Phật Tử thuần chính dưới mắt mọi người.

Sau Mậu Thân 1968, Dì Hoàn đưa Mẹ vào sống tại Saigon. Bé được du học tại Australia năm 1969 sau kết quả đậu Bình về ban Toán. Do phận đời trôi nổi và cuộc sống bươn chải, chúng tôi mất liên lạc một thời gian khá dài, trên cả 4 thập niên, chỉ gián tiếp biết tin tức của nhau. Cho mãi đến hè năm 2018, vợ chồng Bé & Hương (cả hai đều du học trong cùng thời gian) đến chơi Cali chúng tôi mới gặp lại nhau. Trong một lần đến biển Montage, Bé và tôi có dịp ôm vai nhau đi dạo, nói chuyện đời, và lắng nghe tâm sự của Bé về Mẹ của mình. Những điều nghe được làm tôi quá ngạc nhiên, vì qua lời tâm sự, tôi nhìn thấy được ánh sánh mang Tin Mừng của Chúa Thánh Thần đã đổ xuống cho Dì Hoàn. Những lời Bé nói vẫn còn văng vẳng trong tôi:

“Lúc Bé còn nhỏ, thấy Me quen nhiều với mấy Mẹ và mấy Soeurs trong Dòng Kín Carmelites, và mấy Mẹ mấy Soeurs cũng rất thân tình với Me. Me tâm sự với Bé là đã quen nhau từ thời còn đi học trường Tây và Me cũng cảm thấy rất thân tình và mến Đạo. Nhưng vì Bà Ngoại còn sống nên Me không hề dám nghĩ đến chuyện theo Đạo. Tánh Me hiền, ăn chay, đi Chùa thường xuyên, được Thầy Từ Ân hướng dẫn. Rồi biến cố Phật Giáo năm 1963 Me nguyện ăn chay trường cầu mong mọi sự bình yên sẽ đến. Bé nghĩ Me có phần nào bị dằng co giữa hai tôn giáo và chỉ mong mọi người sống yên lành với nhau. Bé nghĩ cũng vì nguyện ý như vậy nên lúc sanh thời Dì Tiếp và Dì Chương rất thương Me (Dì Tiếp là Măng tôi, Dì Chương là mẹ của anh Nguyễn Xuân Đặng. cả hai gia đình đều là Công giáo và cùng sống trong khuôn viên trường Đồng Khánh). Khi Bé khoảng 4 tới 6 tuổi, rất nhiều lần Me dẫn bé đến thăm các Mẹ các Soeurs tại Dòng Kín Carmelites ở Kim Long. Sau đó tại Bé lớn hơn nên không được phép vào bên trong nữa mà chỉ còn một mình Me được cho vào thôi. Bé vẫn còn nhớ cảnh khuôn viên nhà dòng rất trang nhã với nhiều vườn hoa. Me còn đan nhiều áo ấm con nít rất đẹp để bán gây quỹ cho nhà dòng. Mấy Soeur rất hiền và dễ thương…”
         

Phải chờ đến khi bà Ngoại của Bé mất năm 1977, Dì Hoàn bắt đầu tìm hiểu lại đạo Công Giáo, gắn bó từ từ với tinh thần Công Giáo qua sự hội nhập với cộng đồng Dòng Đức Bà tại Saigon. Khi tôi hỏi Bé có biến cố nào thúc đầy Me của Bé chính thức rửa tội và trở thành con của Chúa, không một do dự, Bé cho biết như sau:

“Bấy giờ chị Xi đang kiếm đường vượt biên, nên Me của Bé phát nguyện là một khi chị Xi đến bến bờ tự do bình an, là Me rửa tội theo Chúa - Chị Xi là tên cúng cơm của Vương Thúy Loan, con gái út của ÔB Vương Quan, cũng ở trong Xóm Đồng Khánh với chúng tôi, và là chị em bạn dì với Bé vì 2 Dì Quan và Dì Hoàn là chị em ruột. Sau khi tốt nghiệp Sư Phạm và Cử Nhân Anh Văn từ ĐH Huế năm 1970, Vương Thúy Loan dạy Anh Văn tại trường Trần Quý Cáp, Hội An, cho đến 1975. Do một cơ duyên tâm linh, Thúy Loan là người duy nhất trong đại gia đình quyết định rửa tội thành người Công Giáo trước khi tốt nghiệp Đại Học. Và có lẽ Dì Hoàn là người nhiệt lòng ủng hộ quyết định cá nhân này.
Quả đúng như vậy, sự cầu nguyện thành khẩn của Me phải linh thiêng như thế nào nên sau đó chị Xi đã vượt biên thành công, đúng ngày 30 tháng 4, 1984 đến được đảo Kuku, một hòn đảo nhỏ nằm trong hơn 17 ngàn đảo của nước Nam Dương. Thật là mỉa mai và trớ trêu khi nhóm vượt biên của chị Xi đến bến Tự Do đúng vào ngày Cộng Sản trong nước ăn mừng giải phóng. Ngay sau khi nhận được tin lành, Me của Bé lập tức liên lạc với các Mẹ và Soeurs thuộc Dòng Đức Bà tại cơ sở Regina Mundi, thành khẩn xin học khóa giáo lý một cách cẩn trọng trước khi được cha và các soeurs chấp nhận, thực hiện các phép bí tích, rửa tội, cho Me trở lại Công Giáo vào một ngày gần cuối tháng 5, 1984”

tro lai 2.
Hình kỷ niệm sau lễ Rửa Tội (Từ trái sang phải): vợ chồng cháu gái của Dì Hoàn, Soeur Joseph, mẹ đỡ đầu – Dì Hoàn, mẹ của Bé – linh mục chủ lễ Rửa Tội, Soeur Gabriel

tro lai 3
Dì Hoàn nhận phép Bí Tích Thêm Sức
tro lai 4
Dì Hoàn nhận phép Bí Tích Rửa Tội
 
Trở lại có nghĩa là quay về lại nơi bắt đầu. Trở về với nguyên thủy. Như thể, trở lại nơi chôn nhau cắt rốn, trở lại với gia đình. Trở lại với niềm tin, trở lại với sự mơ ước. Như thể “con tim đã vui trở lại, tình yêu đến cho tôi ngày mai, tình yêu chiếu ánh sáng vào đời, tôi hy vọng được ơn cứu rỗi”. Hơn nữa, phải chăng trở lại mang thêm một ý nghĩa cao quý hơn, một thăng hoa tiến về cái đẹp cái tốt vì chẳng ai muốn trở lại với cuộc sống đen tối, hay trở lại với cái xấu xa của quá khứ.   

Vì vậy sự trở lại luôn mang theo một nguyện ước nguyên thủy của mình, đó là tìm về một ước vọng, một ý niệm thầm kín khắc sâu trong tâm khảm nhưng chưa thể thực hiện được, vì ảnh hưởng văn hóa những ràng buộc xã hội, những ép đặc chính kiến, tôn giáo, những trăn trở dấu kín, hay đơn giản vì một chữ Hiếu - như trường hợp của Dì Hoàn – cho đến khi đúng lúc, đúng thì tự nhiên trở thành hiện thực.

If today you hear his voice, harden not your heart.
“Hãy mềm lòng khi con nghe tiếng gọi của Người.”

Không cần phải khấn trọn, Dì Hoàn sống một cuộc đời thánh thiện, đơn giản, trong một căn phòng nhỏ với các trang thiết bị cho tiện nghi cá nhân, nằm trong khuôn viên trường Regina Mundi, nay là trường Hồng Gấm. Bé cho biết Bé về Việt Nam thăm Me từ năm 1994. Mỗi ngày có một bà đến trông nom từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Mỗi ngày Me đi lễ hai lần sáng tối. Khi già hơn thì được đặc ân của nhà thờ có một dây chuông, ban đêm hữu sự kéo dây thì sẽ có người đến thăm hỏi. Một năm trước khi Me mất, mỗi sáng thức dậy sớm, Me đọc kinh tại phòng, được Cha cho người đem bánh thánh tới phòng để nhận hưởng. Lần cuối cùng Bé về thăm Me vào năm 2001. 
 
5
Hình hai mẹ con năm 1994
 
Me của Bé mất vào tháng 10 năm 2004, hưởng thọ 90 tuổi. Sáng đó, sau khi xem lễ và nhận hưởng bánh thánh, được người giúp việc đút ăn một muỗng cháo, đỡ nằm xuống gối và nhắm mắt lìa đời bình thản. Me được cremated và hủ tro được đặc ân để trong hộc kính ở trên tường phía sau phòng cầu nguyện, nơi Cha đến làm lễ mỗi sáng.” Về sau vì nhu cầu mở rộng của nhà Dòng, nên một người cháu gái của Dì đưa hủ tro của Dì Hoàn về nhà thờ Thủ Đức để tiện thăm viếng.

Sống lành, chết lành. Sau đúng 20 năm trở lại đạo Công Giáo, Guisemaria Trần Thị Như Hoàn, cựu giám thị trường Đồng Khánh, và là Dì Hoàn của Xóm Đồng Khánh chúng tôi - đã được an nghỉ nghìn thu.

REQUIESTCAT  IN  PACE (REST IN PEACE)?
 
Vĩnh Chánh
Mùa Phục Sinh 2024
 
 

Ý kiến bạn đọc
19/07/202412:31:53
Khách
requiescat in pace = may she / he rest in peace
11/04/202418:35:25
Khách
Viết về nước Mỹ mà ông nầy vô kể lể chuyện đời ông ở VN. Lộn cho đăng bài rồi ông ơi!
02/04/202400:30:10
Khách
Bài viết rất hay, dễ thuong. Được biết rõ hơn về thời thơ ấu của bạn tôi: Trần Như Ái.
Mừng bạn có được người Mẹ hiền lành, phúc đức, Thấn ái chúc bạn cùng gia đình luôn an vui, hạnh phúc.
Thương mến. Sâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,200
Vài ngày trước Giáng Sinh 2023, tôi điện thoại chúc Thầy Cô Viện trưởng Lê Thanh Minh Châu bình an trong tình yêu thương của Chúa Hài Đồng, đồng thời chúc sức khỏe Thầy Cô trong năm mới 2024. Vào dịp Tết Nguyên Đán tháng 2, 2024, tôi lại điện thoại chúc Tết Thầy Cô, nhưng lần này không được trả lời, nên tôi đành gởi lời chúc qua text message, kèm theo lời mời sớm, mong Thầy Cô tham dự Đại Hội Y Khoa Huế (YKH) Hải Ngoại vào khoảng tháng 7 năm nay. Tôi không nhận trả lời của Thầy. Mãi hơn một tháng sau, trong bất ngờ và cảm xúc, Hội YK Huế Hải Ngoại nhận tin buồn chính thức từ gia đình cho biết Thầy Lê Thanh Minh Châu đã thanh thản ra đi vào ngày thứ Tư, 28 tháng 2, 2024, tại Rancho Mirage, CA, hưởng đại thọ 94 tuổi.
Thông thường sau những ngày nắng hè oi bức, mùa thu mang đến sự mát mẻ dễ chịu cả đêm lẫn ngày. Ra đường phải mặc thêm áo khoác nhẹ, choàng cái khăn quàng quanh cổ. Năm nay đặc biệt thời tiết thay đổi. Vùng Hoa Thịnh Đốn mưa nắng bất thường. Mưa liên miên mấy hôm liền dù không lớn nhưng trời âm u ẩm ướt, không mấy khi có nắng cả ngày. Tuy nhiên nhờ có mưa các sân cỏ vàng hoe mấy tháng hè vì thiếu nước nay xanh tươi trở lại. Hoa cúc trồng từ những năm trước ra hoa rực rỡ màu sắc. Mấy cây cà, cây ớt vẫn còn tươi tốt chưa bị ảnh hưởng thời tiết se lạnh mùa thu. Lá cây trên cành vẫn còn xanh tuy đã vào tháng 10. Thấy thời tiết tương đối dễ chịu ngày cuối tuần con gái Vân rủ Mẹ đi thăm nhà nghỉ mát của người bạn ở ngoại ô Maryland trên hòn đảo nhỏ, cách nhà khoảng 90 phút lái xe.
... Tôi biết gia đình chị Thương gồm hai mẹ con, ngày ấy bà Sáu chưa nhiều tuổi lắm, chỉ trên 40, bà chưa từng bước ra đường kiếm tiền bao giờ hồi còn ở quê hương, thế mà từ ngày đặt chân đến Canada bà đã phải đi làm, ban đầu lau nhà, dọn dẹp rác trong những shopping mall, sau này bà có chút vốn liếng về tiếng Pháp, bà xin được vào hãng may; bà làm cực nhọc để nuôi con gái đi học, bà muốn chị sau này sẽ bớt khổ, sẽ làm một chức vụ nào đó kha khá để khỏi uổng công bà đã mang nặng đẻ đau, bị nhà chồng ruồng bỏ từ khi biết bà mang bầu là con gái; rồi bà và chị đã phải vượt biên chết đi sống lại khổ sở trên biển cả, bao nhiêu khổ cực oan trái bà đã từng cầu xin Trời Phật để bà gánh vác thay con, để con gái có một cuộc sống thật nhàn nhã, sung sướng sau này...
Mùa hè năm ấy, thằng Huy về nhà nghỉ hè trên đôi nạng gỗ. Cu cậu vừa mới hoàn thành xong khóa huấn luyện quân sự Cadet Field Training và khóa huấn luyện Air Assault (không kích trên không). Ngày cuối cùng của khóa huấn luyện Không Kích Trên Không, cu cậu không may bị bong gân nên phải chống nạng. Tuy đi khập khiễng nhưng cu cậu hớn hở ra mặt vì được về thăm nhà và nghỉ hè được một tháng. Chị ra sân bay đón con trai. Thấy chị từ xa, thằng Huy đưa tay lên cao vẫy - “Má ơi, con ở đây nè”. Chị vội vàng chạy lại. Hai má con ôm nhau. Chị xót xa:
Cuối hè, thu về trước ngõ nhưng khí hậu vẫn còn nóng oi bức, gần 100 độ F vào giữa trưa, nhờ có gió biển từ Đại Tây Dương thổi vào làm mọi người cảm thấy dễ chịu. Năm đó cũng vào mùa nầy, có người bạn rủ tôi qua Florida để tìm lại hương xưa, từ khí hậu nắng mưa, có vườn cây ăn trái không khác gì quê hương mình. Trong khi đó cũng có người nói rằng ở Nam Florida lắm mưa nhiều bão, như Andrew năm 1992, tàn phá tàn phá khủng khiếp miền Nam Florida, nó san bằng cả đến những cây cổ thụ trên 100 tuổi, làm sập nhà cửa, FEMA (cơ quan cứu trợ khẩn cấp Liên bang) phải đến từng nhà bị sập để cứu người. Cuối cùng tôi quyết định cùng vài người bạn đến Florida thử thời vận, khi sống ở Nam Florida tôi chứng kiến nhiều cơn bão đi qua như: Katrina, Wilma, Irma... và những người bạn đi chung với tôi đã bỏ đi.
Sáng nay trong lúc mơ mơ màng màng, chuông điện thoại reng. Tôi mở điện thoại ra coi, trên màn hình là một người phụ nữ ngoài năm mươi, đưa mắt nhìn qua máy security camera, bà ta vẫy tay chào. Tôi vội chạy xuống nhà dưới, mở cửa: - Chào buổi sáng. Tôi có thể giúp gì cho bà? Người phụ nữ nhìn tôi, ái ngại rồi giải thích sự có mặt của mình. - Xin lỗi cậu. Tôi là Jane. Năm ngoái tôi có mua bông của cậu bán, những người hàng xóm đi qua đều khen hoa đẹp, nên năm nay tôi trở lại xem coi cậu có còn bán không. Vì không tìm ra cách thức liên lạc, nên tôi mới đánh liều tới hỏi cậu. Xin lỗi vì đã làm phiền cậu vào cuối tuần...
Trường hợp này xảy ra cho chính bản thân tôi ngay trên nước Mỹ văn minh và giàu có: nhà tôi bị trộm viếng, tôi bắt được ngay tại trận, chạm mặt với nó, và rượt đuổi nó. Sau khi nó chạy thoát, tôi phải cất công đi làm “thám tử” điều tra coi tên trộm từ đâu đến, để rồi khi kiếm ra, chính tôi phải kiếm đến tận nhà để làm hòa và tha thứ cho “ngài đệ tử” của thần Đạo Chích này.
Tôi biết Khánh đã lâu, từ khi còn là cô bé du sinh, vô xin việc làm thêm ở toà báo để có thêm thu nhập. Nói nhiêu đó đã đủ biết Khánh không phải con cán bộ qua Mỹ ăn chơi bằng diện du sinh. Ngặt thời ấy, cộng đồng người Việt ở địa phương còn chống Cộng dữ lắm nên tôi chỉ biết tôn trọng những người bị bứng ra khỏi quê hương, sống đời hải ngoại. Tuy cái ăn, cái mặc, chỗ ở, việc làm; đặc biệt là tự do đều rộng mở ra tương lai tươi sáng; chỉ nỗi nhớ người thân, quê nhà canh cánh trong lòng người xa quê.
Đang ngủ say, Bin bỗng giật mình tỉnh giấc vì nghe những tiếng ầm ì rất lớn. Cửa sổ muốn bể toang như có ai đang dập mạnh vào. Em sợ hãi nhìn sang giường bên. Chị Ti đang ngồi trùm chăn run rẫy . Bỗng dưng điện tắt phụt. Bóng tối mang gương mặt kinh dị của Halloween, như muốn nuốt chửng lấy cả hai. Hốt hoảng, hai chị em cùng nhảy phóc xuống giường, chạy nhanh sang phòng ba mẹ, gào khóc inh ỏi.
Tôi gặp anh khi cuộc đời anh đã ba chìm bảy nổi, cộng thêm tôi vào là thành chín cái lênh đênh. Hề gì, một mái lều tranh hai quả tim vàng. Tôi dạy học, dẫu đồng lương chết đói, nhưng yên chí mỗi tháng có 13kg gạo, nửa ký đường và ba chục đồng “tiền Bác”, đủ sống qua ngày. Điều quan trọng tôi là thành phần gương mẫu trong xã hội, chưa hề có “nợ máu với nhân dân”. Thời chế độ cũ, tôi chỉ có đi học. Di cư vào Nam năm hai tuổi, tới mùa hè 1975 học xong, rồi đi dạy, thì chắc chắn phải là thành phần gương mẫu. Vì vậy khi lập gia đình với một ông vừa ra khỏi “trại cải tạo”, hàng xóm cũng nhân nhượng không để ý lắm tới sinh hoạt của chúng tôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến