Hôm nay,  

Hai Chuyện Năm Tuất

07/03/200600:00:00(Xem: 136436)
Người viết: THIÊN NGA

Bài số 956-1556-280-vb3070306

*

Tác giả 42 tuổi, hiện là cư dân Tucson, AZ. Nghề nghiệp: chủ tiệm Nails. Nhân năm Bính Tuất, Thiên Nga góp thêm hai chuyện về con Tuất.

*

1. Chó Lucky và Heo Rừng

Mùa đông năm nay trời trở lạnh hơn mọi năm. Ngồi trong phòng khách xem tivi mãi cũng chán, đang dự định bước ra sân sau đốt 1 điếu thuốc, nhưng nghĩ đến cái lạnh se sắt làm anh thấy ngao ngán.

Có tiếng mấy con heo rừng đang kéo đến. Từ lâu rồi, l;ũ heo rừng này thường đến nhà anh ủi thùng rác để kiếm đồ ăn, làm vợ anh cứ cằn nhằn mãi, anh cũng đâm ra bực mình. Đang cơn nóng, anh sách cái cây, mở cửa chạy ra để đập chúng nó một trận cho đỡ tức. Ở đây không có thức ăn thừa cho chúng mày đến phá, anh nghĩ vậy!

Khi mở cửa ra anh quên với tay khép cánh cửa lại, con chó Lucky thấy cửa mở, vội lao theo anh ra ngoài sủa inh ỏi, mấy con heo rừng hoảng hốt bỏ chạy. Con chó đang hăng máu nên rượt theo mấy chú heo đang quay lưng phóng chạy trối chết. Anh giựt mình gọi với theo kêu mãi...lucky...lucky...lucky.... Tiếng sủa của con chó xa dần.... xa mãi...

Anh chạy theo nó cho đến lúc anh nghe tiếng kêu thét lên thảm thiết, khi chạy được đến nơi thì hởi ơi... con Lucky đang nằm trên vũng máu, nó đau đớn run rẩy nhìn anh cầu cứu. Vì mải mê đuổi theo mấy chú heo rừng, cho đến lúc thấy đã quá xa, nó chợt ngừng lại rồi quay đầu chạy trở mgược về nhà, nhưng nó không biết một điều, loại heo rừng rất là kỳ lạ, khi thấy đối thủ không còn đuổi theo nữa, thì chúng nó sẽ quay trở ngược lại tấn công. Kết qủa là con Lucky đã trở thành nạn nhân của chúng. Lũ heo rừng đã huc vào bụng con chó, làm con Lucky bị thương thật trầm trọng.

Anh cúi xuống ôm con Lucky vào lòng, chạy mau về đến nhà, gọi vợ ra tiếp sức, chị vội vàng lấy xe chở anh thật nhanh vào nhà thương cấp cứu (nhà thương của súc vật)

Ngồi ở phòng chờ đợi, vơ chồng anh và 2 con tuyệt vọng trông chờ kết quả. Lát sau bác sĩ bước ra nói: ca chữa trị này rất khó, tốn kém khoảng từ $4500 tới $5000 ngàn đô, nhưng chúng tôi không có bảo đảm nó sẽ được cứu sống hay không" Có thể nó sẽ lành, hoặc chết. có thế thôi! Nếu bằng lòng thì anh chị ký giấy tờ, sống hay chết vẫn phải trả tiền, anh chị nên quyết định sớm. Nói xong ông bác sĩ thú y thở dài quay lưng bước vào trong.

Vợ anh lặng người đi khi lời bác sĩ vừa dứt, "bỏ thì thương, vương thì tội" chết hay sống vẫn phải trả tiền, đau nhỉ! Quyết định sao đây" Vợ anh quay sang hỏi hai con: Ba mẹ sẽ mua cho hai con một chú chó khác, đẹp hơn, dễ thương hơn, và nó còn rẻ gấp 8 lần tiền chữa trị cho con Lucky. Người ta không có sự bảo đảm nào cho con chó còn sống hết các con ạ! Mẹ sợ chữa trị không được nó sẽ chết, mà tiền thì mình cũng vẫn phải trả. Thôi thì đành để cho nó chết, ngày mai mẹ sẽ đi mua về cho các con 1 chú chó khác vậy!

Con Nhi ôm mặt khóc ròng, nó tức tưởi: Mẹ ơi, hảy chữa trị cho nó đi mẹ, nó có chết thì con cũng có cảm nghĩ là chúng ta đã hết lòng với nó rồi, con sẽ không bị ám ảnh là mình đã bỏ rơi cho nó chết, Mẹ....please...

Nghẹn ngào, chị đưa mắt nhìn thằng Vũ, nó cũng ứa nước mắt: Con đồng ý với em Nhi, con muốn ba mẹ chữa trị cho con Lucky.

Bé Nhi chen vào: Con không muốn con chó khác.

Vũ tiếp lời: Đúng, chúng con chỉ muốn con Lucky và khi nào lớn, đi làm có tiền, con sẽ trả số tiền đó lại cho ba mẹ, con hứa với mẹ, đồng ý mẹ nhé! Please....

Năm nay, Vũ chỉ mới 14 tuổi.

Thu xếp với hai con không xong, chị lại nhìn qua chồng, thầm mong kiếm được đồng minh, chẳng dè anh lại gật đầu tán thành:

- Đúng thế em ạ! Chúng ta dù tốn mấy cũng phải làm. Con lucky đã là thành phần trong gia đình mấy năm nay rồi, giờ nó bị nạn, chúng ta phải cố cứu lấy nó, cho dù lần này nó không qua khỏi, con chúng ta sẽ không vì thế mà ân hận, ý anh là vậy!

Chị thở dài não ruột. Chị cũng thương con Lucky lắm, nhưng mỗi khi nghĩ tới số tiền phải trả, lòng chị đau như xát muối. Với giá tiền đó chị có thể mua được chục con chó đẹp, có giấy tờ chứng nhận đàng hoàng. Nhưng... sức cô thế yếu, làm sao chị thắng nổi ba cha con chúng nó. Thôi thì "một liều ba bảy cũng liều" phó mặc cho phần phước con Lucky, tới đâu hay đó "sống chết có mạng" cầu cho mày được may mắn, đừng làm lãng phí mất $5000 ngàn đô của tao. (Chị mắng thầm)

5 ngày sau con chó được xuất viện, nó run rẩy, yếu đuối trong vòng tay chị, thành phần trong gia đình của chị đã bình an trở về. Thế là mất toi $5000 ngàn đô la Mỹ, chị chua chát nghĩ.

Nhớ ngày nào xin được con chó về, gia đình chị ai cũng vui tươi, hớn hở. Người vui nhất là chị, bởi vì bạn của chị phải vác tiền đi mua con chó tới $700 đô, rồi còn phải tốn tiền đem đi cắt tóc, tắm táp. Còn con chó của chị nó là con phóc lai, cho nên tắm cũng dễ mà chẳng cần phải tốn kém cắt lông.

Rồi nhà chị Tư cuối xóm nuôi một con chó gì gì đó, nó mang bầu 2 tháng, đến ngày khai hoa nở nhụy, chó con cái đầu không chịu ra, lại thò 2 cái chân ra trước (đẻ ngược) chị Tư phải đem vào nhà thương, tốn tiền cho lần chửa trị đó nghe nói đâu tới $900 đô chị nghe kể mà thấy rụng rời.

Con chó của chị xin về tuy nó lai mà cũng khôn ngoan ra phết, đâu có thua gì chó mua, nó lại còn là chó đực, có mang bầu bì gì mà phải sợ, nhiều khi nghĩ chị thấy mình chả dại, nuôi chó lông để tốn tiền cắt tóc lại còn phải bỏ tiền đi mua. Nuôi chó cái thì 6 tháng nó có kinh nguyệt một lần, 1 lần kéo dài tới 2 tuần, vừa bất tiện mà rủi do bị mang bầu, suông sẻ thì không sao, còn sanh khó là lại tốn bạc ngàn chớ chẳng chơi.

Ai ngờ "họa vô đơn chí" chỉ tại mấy con heo rừng, cứ keó nhau tới nhà chị mà moi móc xảy ra thảm kịch như vậy! Đôi lúc tức tối chị bảo anh: lấy súng ra bắn cho nó vài phát rồi mình có thịt heo rừng ăn rửa hận anh nhé!

Anh cười buồn: Bắn cái gì được mà bắn, nó bỏ tù cho thì bỏ mẹ, rồi còn bắt phạt tiền, lúc đó có mà kêu trời, trời cũng chả bênh. Chỉ nghe tới việc bỏ tù và phạt tiền là ý định trả thù của chị vội tiêu tan. Nhưng chị vẫn còn tức tối: vậy là mình bỏ qua sao" Còn con Lucky. rủi nó lại bị thêm lần nữa thì biết tính sao"

Anh đưa ra giải pháp: xây hàng rào thì không được rồi, bởi vì một mẫu đất lớn như vậy, tiền nào chịu cho nổi. Thôi thì mình mua bảo hiểm sức khỏe cho chó, anh đã có hỏi rồi, khoảng $20 đồng một tháng "an toàn trên xa lộ" cũng như đóng hụi chết vậy, OK! Đồng ý chứ!

Chị thở dài thườn thuợt, chỉ còn có nước đó thôi! Ai biểu mình dại, rước chó vào nhà, mang vạ vào thân "bụng làm dạ chịu" biết than thở cùng ai đây"

II. Ánh Mắt Con Ki!

Nhân chuyện Chó Lucky, tôi có một kỷ niệm buồn muốn san sẻ cùng các bạn….

Ông anh cả của tôi quê ở Đức Hòa, anh tuy đã lập gia đình nhưng tánh tình đôi khi cũng "cà chớn" lắm!

Anh mê đá gà, đá cá, đá dế toàn là những môn mà tôi thấy ghê sợ, vậy mà chả hiểu sao anh lại đam mê như thế! Có 1 lần tôi cùng anh Năm ghé lên thăm vợ chồng anh, lúc ấy anh có vẻ mặt hớn hở, anh nói anh sẽ dẫn chúng tôi đi xem đá gà, và khoe "vui lắm…Con gà của anh nó bách chiến, bách thắng, đi với anh nhé, để xem cho biết."

Tháp tùng với anh đến chỗ hẹn, mọi người đã tụ hợp đông đủ, anh lui cui cúi xuống sửa lại cái cựa sắt của con gà, rồi từ từ thả nó ra sân đấu. Con gà phía bên kia cũng đựơc thả ra và cả 2 cùng tiến vào nhau. Chúng nó thủ thế, xù lông cuối cùng thì xông thẳng vào đá, mổ, chém nhau túi bụi.

Chẳng hiểu con bách chiến, bách thắng của anh hôm nay phải gió như thế nào, mà nó bị đối thủ cứa cho một nhát nằm lăn quay ra dãy đành đạch. Ôi thôi! Hồn vía tôi bay lên tận chín tầng mây, lòng tôi đau nhói xót xa, thật tội nghiệp cho con vật khốn khổ, và tôi thề rằng từ nay sẽ không còn ngu dại để theo anh đi coi đá gà nữa.

Bẵng đi một thời gian tôi lại cùng anh Năm lên thăm anh một lần nữa. Mỗi khi thấy chúng tôi anh mừng lắm! Anh lăng xăng tới lui, cười nói huyên thuyên, còn tôi thì lâu lâu thay đổi không khí đồng nội cũng thấy cũng thấy chút mới lạ.

Nhà anh có nuôi một con chó phóc lai, lông nó màu vàng nhạt, nó khôn và thông minh vô cùng, mỗi khi có khách đến nó thường chạy lăn tăn xủa ăng ẳng, và khi bị chủ la thì nó cụp đuôi xuống năm im rên ư ử. Đôi khi thái độ của nó làm tôi chợt bật cười, năm nay con chó của anh vừa tròn 2 tuổi, nó dễ thương và rất là thân thiện. Nhìn nó chạy nhảy chung quanh nhà, tôi thấy 1 tình thương thắm thiết dâng lên.

Bỗng anh Cả thì thầm nho nhỏ gì đó với anh Năm, rồi cả 2 cùng gật đầu mĩm cười đứng dậy. Anh Cả quát: Ki lại đây! Con chó ngơ ngác dừng lại nhìn, nhưng nó không tiến lại phía anh, với tay anh cầm lấy cái cây quất nó mấy phát, nó hoảng sợ lùi dần mãi về phía cuối giường rên ư ử (có lẽ giác quan thứ sáu của nó đã linh cảm điều gì bất thường chăng") nó co rúm người lại, đuôi cụp xuống, cặp mắt của nó tròn xoe, long lanh ngấn lệ nhìn anh với vẻ tha thiết khẩn cầu, nó cứ lùi mãi cho đến khi đụng vào tường của góc giường.

Anh thẳng tay chộp lấy con Ki, kéo lôi nó sền sệt ra khỏi chân giường, tôi còn chưa hiểu kịp chuyện gì, thì anh Năm tiến tới, trên tay đã cầm sẵn cái bao bố, anh Cả quăng vội con chó vào trong miệng bao, rồi lẹ làng cột chặt lại.

Hoảng hồn tôi hỏi: hai anh làm gì thế" Anh Cả cười bí mật: một lát em sẽ biết.

Hai anh đi ra sau hè, ngạc nhiên tôi bước ra theo, đằng sau nhà anh có một cái ao nhỏ, anh Cả với lấy cây đòn gánh rồi quăng chú chó khốn khổ xuống ao. Cầm cái cây anh vừa đập, vừa chọt, vừa nhằn. Lúc đầu tôi còn nghe con Ki kêu ăng ẳng, rồi từ từ kêu ừng ực, cuối cùng thì nằm im không còn kêu la hay dãy dụa nữa.

Tôi đứng đó chết trân, không ngờ sự việc lại xảy ra như vậy, nỡ nào anh lại giết hại nó 1 cách dã man như vậy. Ánh mắt của nó, cái ánh mắt đau khổ, đầy ngấn lệ đăm đăm rên rỉ nhìn anh khẩn cầu, thế mà anh chẳng chút động lòng thương xót (còn riêng tôi thì cứ bị ám ảnh mãi cho đến bây giờ) tôi thường tự trách "phải chi hôm ấy đừng đi, phải chi hôm ấy đừng về quê anh" thì con Ki đâu bị chết thảm.

Sau khi giết chết con Ki, anh lôi nó lên làm thịt, rồi mời bạn bè tới ăn nhậu 1 bữa no nê, từ dạo ấy tôi đâm ra giận anh và lâu lắm tôi không còn tha thiết ghé lên thăm anh nữa.

Ngày tháng thoi đưa, rồi tôi cũng được đặt chân tới nước Mỹ. Có lần tôi gặp lại anh bạn đã trồng cây si từ khi tôi còn ở Việt Nam anh ghé nhà thăm và tha thiết bảo: chị của anh đã phải trả $200 để lấy giống cho con chó cái của chị, giờ nó đã có 4 chú chó con, phần anh sẽ được chị chia cho 1 con, anh sẽ tặng nó cho Hạ Vi (tên tôi) loại chó này khôn lắm, được giải thưởng gì gì đó và còn đem cả hình con chó dí vào mặt tôi. Nhưng lúc ấy tôi nào tha thiết gì đến nuôi chó, chỉ cái việc nhớ đến ánh mắt của con Ki năm xưa là lòng tôi chùng xuống. Nỗi ân hận mơ hồ nào đó từ đâu ụp đến (tôi vẫn còn bị ám ảnh về hình ảnh tàn nhẫn đó ) cho nên tôi buồn bả nhìn anh trả lời: Cám ơn anh, em không thích nuôi chó. Mặc cho anh ngạc nhiên về thái độ kỳ lạ của tôi, tôi cũng không có 1 lời giải thích.

Nhiều năm trôi qua…. Năm nay cũng như mọi năm, gần đến ngày sinh nhật của cô con gái duy nhất, chẳng hiểu vì có 1 mình cô độc hay vì yêu súc vật mà cháu cứ 1 mực xin tôi cho cháu nuôi một con chó. Và vì chiều con, tôi đọc báo, lẳng lặng tìm đến nhà 1 người Mỹ, sau khi thỏa thuận xong giá cả, tôi đem về tặng cho cháu 1 con chó nhỏ trắng mướt, lông mịn như tơ nhân dịp sinh nhật cháu vừa tròn 10 tuổi. Cháu mừng lắm, cảm ơn mẹ rối rít, thậm chí có khi còn đem cả lên giường ôm nhau ngủ.

Được 2 tháng sau vì tôi cứ bận đi làm suốt ngày, sợ con chó bị buồn, cho nên tôi lại đọc báo, tìm mua về thêm 1 con chó trắng nhỏ nữa (loại Maltese) và cuộc đời tôi bắt đầu khổ từ đây!

Con chó nhỏ mới mua về nó khôn ngoan đáo để, nó quấn quít với tôi như hình với bóng. Cặp mắt của nó (cặp mắt của con Ki năm nào) cứ nhìn tôi đăm đắm thắm thiết, làm lòng tôi cứ thấy nao nao.

Cả nhà quây quần ngồi ăn cơm, ai bước đi thì chẳng sao, còn tôi mà động chân dợm bước là lập tức nó đứng ngay dậy lon ton chạy theo tôi từng bứơc một. Tôi vào phòng tắm thì nó nằm chờ ở ngoài, tôi leo lên giường thì nó ngồi ở dưới giường (ai mà chả thương) từ dạo ấy tôi đâm ra yêu súc vật, từ thương con vật bé bỏng trắng mịn như tơ đó, tôi bắt đầu bỏ thời gian nghiên cứu cách nuôi chó.

Tôi ra chợ "Pet Mart" mua về nào CD, sách vở (cách dạy nuôi chó, cắt tóc chó) nào là xà bông chó, thực phẩm chó, tông đơ chó..vv..

Thời gian trôi qua…cuối cùng thì chó sanh sôi nẩy nở một cách nhanh chóng, và bây giờ thì tôi đã có đến 6 con chó trong nhà lẫn ngoài sân.

Đi làm 1 tuần có 7 ngày, nếu có được ngày nghỉ lễ, hay ngày Chủ Nhật được về sớm (4:30PM) thì tôi phải về nhà để chuẩn bị tắm chó, cắt tóc chó, giặt khăn chó..v..v..

Bây giờ thì tôi bắt đầu bị chó nó hành, có lẽ là để trả nợ lại cái ánh mắt ngày xưa của con Ki mà tôi đã nhìn thấy"

Thiên Nga


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,970,633
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến