Hôm nay,  

Chuẩn Bị Đi Thôi

21/02/202409:00:00(Xem: 2396)

 IMG_20240131_144730843

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.

 

*

  

Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá:

How to be a parent to your parents.

Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“.

Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”.

Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó.  Chuẩn bị là vừa.  Đó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.

Sinh trụ hoại diệt.  Phật đã nói: Tất cả muôn loài sinh vật đều phải trải qua 4 giai đoạn:

Sinh ra, lớn lên, bệnh tật, rồi chết.  Đó là lẽ tự nhiên. Ngay cả đồ vật dùng cũng phải mòn, hư, rồi bỏ.

Vậy thì, hãy chuẩn bị mọi thứ cũng sẽ đến với mình, chẳng chừa ai.

Khi nuôi con nít và chăm sóc cha mẹ già. Chúng ta dùng một “ cái cân “. Con nít hôm nay “không biết” ( chuyện gì đó), hôm sau sẽ “biết”. Người gi à hôm nay “biết “, ngày mai “quên“ luôn.  

Nuôi trẻ con, càng ngày càng thấy nhẹ. 
Nuôi cha mẹ già càng ngày càng nặng trĩu.

Người Mỹ rất khách quan, họ chuẩn bị điều đó rất bình thường. Chuẩn bị di chúc, lo cho hậu sự trong khả năng. Không muốn gánh nặng để con cái phải chịu.

Người Việt có câu “anh em kiến giả nhất phận“. Cha mẹ chung, nhưng anh em, người nào phận nấy. Chuyện giúp đỡ lẫn nhau, ít khi có.

Cha mẹ là người có kinh nghiệm, vì đã quan sát bao nhiêu chuyện chung quanh trong suốt cuộc đời.Cha mẹ lo cho con, người ta so sánh như chiều “tự nhiên”: nước mắt chảy xuôi.  Một cha mẹ nuôi được mười con. Mười con không nuôi được một cha mẹ.

Khi cha mẹ già yếu, người nọ đổ cho người kia trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng. Không ai nghĩ tới phiên mình, thì sao?  Biết bao câu chuyện ngụ ngôn, từ chuyện cha bỏ ông nội vô cái xe gỗ, đẩy vô rừng, bỏ ông nội. Hay cha cho ông nội ăn cơm bằng cái chén gỗ, vì ông nội hay làm bể chén sành.

Đứa con chứng kiến, muốn giữ cái xe, cái chén. Để mai kia sẽ dùng cho cha khi tới lượt.

Chuyện ngụ ngôn là thế. Người Mỹ chỉ nói đơn giản:  Parenting your parents.


Còn tôi, bản thân tôi biết, khi nuôi cha mẹ già, nhiều lúc bực bội tôi đã có những lời nói, thái độ không đúng. Mặc dù sau đó tôi nhận ra ngay, hối hận cũng xảy ra rồi.

Thật tình, sau đó tôi rất dằn vặt. Có câu ngạn ngữ: Ai chế ngự được cơn nóng giận, người đó coi như bồ tát.

Tôi phạm lỗi chỉ một lần, nhưng chẳng bao giờ quên.  Cho đến khi bố mất, cầm tay bố trong áo quan, tôi nghẹn ngào: Xin bố tha lỗi cho con, những lỗi lầm con đã xử sự không phải. Dù vậy, tôi vẫn không hề tha lỗi cho tôi.

Bố tôi là người rất hài hước, mỗi sáng mang điểm tâm vào phòng. Bố ngồi dậy, nghiêng đầu hỏi:

-        Tao vẫn còn sống à?


Khi nhắc: Hôm nay bố có hẹn bác sĩ.

Bố tôi nhất định không đi. Bảo rằng hễ gặp BS, không bệnh này cũng tật kia. Thế nào BS cũng có cái moi ra. Tốt nhất không đi. Con nít “cứng đầu” còn dễ “dụ“. Người già mà cứng đầu là “bó tay”.

Chờ cho bố quên, tôi đánh lừa, dụ chở bố đi mua những thứ bố thích như báo Việt (hay vé số).

Dĩ nhiên bố chịu thay quần áo đi theo. Cho đến khi tới parking lot nơi văn phòng BS. Bãi đậu xe không còn chỗ trước cửa văn phòng. Tôi dỗ dành:

-        Bố đứng đây chờ con.


Âm mưu bại lộ, bố tôi đã nhận ra nơi quen thuộc. Từ cuối chỗ đậu xe, tôi thấy mọi người chạy ào về phía bố.  Tôi cũng hoảng hốt nhào tới, mọi người đòi gọi Ambulance cấp cứu.  Tôi ngăn lại: không, tôi biết cha tôi. Bố đã “ăn vạ“ bằng cách lăn quay nằm dài dưới đất.  Đành phải đưa cụ về thôi. “Trứng không khôn hơn vịt “ đâu.


Chưa hết, bố không chịu ăn đồ Mỹ. Sau khi mổ tim, bố phải ở trong rehab một tháng. Chúng tôi chọn chỗ gần nhà, cổ tay bố có đeo tag ghi tel của tôi.

Buổi trưa tôi nghe điện thoại reng, bố kêu đói quá. Tôi vâng vâng dạ dạ, để con hâm cháo, mang vào ngay (15’).

Chưa được 5’, điện thoại lại reng. Bố nhắc nữa. Lần này có anh y tá (giọng đàn ông) tò mò hỏi ông cụ nói gì?  Tôi nói lý do. Anh y tá nói nhỏ: ông đang ngồi, trước mặt là khay thức ăn lunch.

Người già “thông minh“ không như bạn tưởng. Bố tôi đã nhờ cô y tá gọi trước, sau đó đổi qua anh y tá.

Không chịu đeo răng giả, không chịu đeo hearing aids là chuyện bình thường trong mọi chuyện khó thuyết phục người già.  Răng rụng chỉ còn vài cái, đòi nhổ hết. Nhưng khi có răng giả không chịu mang.

Bị tiểu đường, nhưng cứ đòi ăn cơm.

Huyết áp cao nhưng nhất định ăn cơm với mắm chưng, cá kho tộ.

Những thói quen, tập quán, khẩu vị đã ăn vào xương, vào máu, vào đầu không thể nào thay đổi.

Con cái biết nguy cơ của mọi rủi ro, thương cha thương mẹ chỉ biết khóc thầm.

Cho đến một ngày, bà cụ hàng xóm bị đột quỵ, mặc dù con là bác sĩ, cũng không thoát khỏi số phận.

Đành đổ thừa “nghiệp nặng”.

Bài đầu tiên khai giảng khóa học dưỡng sinh cho người cao tuổi.


Bác sĩ giám đốc 90 tuổi đã phân chia học viên thành 3 nhóm A, B, C.

-        Nhóm A, gồm những người có những bệnh nhiều rủi ro: huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch.

-        Nhóm B, những bệnh thông thường: thấp khớp, bướu cổ…

-        Nhóm C, những bệnh phải mang theo suốt đời, nhưng vẫn có cách chữa trị.

Sau đó BS cho một ông vô cùng đẹp người, mặt đẹp, dáng đẹp, nhìn vào ai cũng trầm trồ. Ông đẹp người đó, được BS chỉ định lên phát biểu:

-        Tôi là một người có tài sản, có địa vị trong xã hội. Tôi có tất cả những gì thông thường mà người đời mong muốn. Mọi người nghĩ rằng tôi là người sung sướng.

Không, tôi không phải là người sung sướng, vì tôi mang trong người căn bệnh có nguy cơ cao.  Tôi không được quá vui, hay quá buồn. Tôi không được ăn món mình ưa thích… Tôi phải nghe theo lời khuyên của BS. Vì.

Ông diễn giả ngừng lời, nhường cho BS.

Khi về già, chúng ta luôn luôn tâm niệm phải làm gì để ích lợi cho bản thân.

Ích lợi cho bản thân là: Tự đi tiêu đi tiểu tắm gội cho mình.

Tự mình ăn cơm, uống nước.
Đó là điều cơ bản giúp cho bản thân, tức là giúp cho người thân, con cái bớt gánh nặng.

Cá không ăn muối cá ươn.

Già cãi bác sĩ, là đành bó tay.


Khi thằng con học lái xe, tôi đã chỉ một cậu vô cùng đẹp trai (con của bà manager phòng gym), ngồi trong xe lăn. Khi có permit lái xe đã hào hứng rủ thêm 4 cậu nữa. Chất đầy xe rồi phóng điên cuồng, tai nạn xảy ra 4 cậu thiệt mạng, cậu còn lại bị paralyzed từ cổ trở xuống. Khốn nỗi chỉ có bộ não vẫn còn hoạt động. Bây giờ suốt đời phải ngồi xe lăn, vừa khổ bản thân, vừa khổ cho người thân.

Hãy nhớ, bất cứ cái gì xảy ra thì con là người phải gánh chịu mọi đau đớn. Mẹ không thể chia xẻ cơn đau, chỉ có thể nấu cháo giúp con thôi.

Trẻ con tuy vậy vẫn dễ thuyết phục hơn người già.

Nếu không thể kiếm người chăm sóc các cụ đến nhà, vì tài chính. Phải đưa vào Nursing home, cũng nên lui tới thăm viếng, đó là niềm an ủi cho ông bà cha mẹ.

 

Lại thị Mơ
Những ngày cuối năm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,960
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Nhạc sĩ Cung Tiến