Hôm nay,  

Kẻ Thù Thành Anh Em

19/02/202418:52:00(Xem: 2333)

Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.

*

Mùa Xuân năm 1993, Tuyết, vợ tôi, trở về quê hương lần đầu tiên sau 20 năm ở Mỹ. Khi xe ngừng trước nhà người chị tại Biên Hòa, có một người đàn ông đứng bên đường mà Tuyết không nhận ra. Sau khi nói chuyện một lát, Tuyết mới nhận ra đó là người anh ruột. Úi chà, sau 20 năm những người trong gia đình đã thay đổi một cách không ngờ được.

Một trong số người Tuyết gặp lần đó là anh Tư. Anh là chồng của chị Tư, chị ruột của Tuyết. Hai người gặp nhau sau năm 1975, sau khi hai người chồng trước của chị Tư đã qua đời. Trước kia anh Tư là bộ đội và đảng viên cộng sản. Quê anh ấy ở Hải Dương, nơi mà anh đã rời xa vào  năm 1967 và theo đường mòn Hồ Chí Minh đi qua hai nước Lào và Campuchia để xâm nhập vào Nam. Sáu tháng sau, trung đoàn của anh đã tới tỉnh Bình Long, biên giới Việt Nam. Trên đường đi một nửa số người trong đơn vị đã chết.

Chỉ mấy tuần sau khi đến Bình Long, anh Tư bị thương và bị bắt tại Bình Dương. Anh được mổ cánh tay bị thương tại căn cứ Long Bình rồi bị chuyển qua trại tù binh tại đảo Phủ Quốc. Anh ấy bị giam ở đó cho đến khi hòa ước Ba-lê được ký kết cuối tháng 1 năm 1973.

Sau khi rời trại tù binh anh Tư lại đi hành quân tại vùng Tây Ninh thêm hơn hai năm nữa. Sau khi lực lượng Cộng Sản lấy hết miền Nam cuối tháng Tư năm 1975, anh Tư đóng quân ở Biên Hòa. Rồi anh ấy gặp chị Tư và họ lập gia đình. Họ phải dọn về khu kinh tế mới gần thành phố Biên Hòa. Dĩ nhiên người theo triết lý của Cộng Sản là vô thần, và anh Tư cũng vậy.

Còn tôi, tôi tình nguyện vô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ năm 17 tuổi, vào mùa Xuân năm 1969. Vì vậy, chỉ mười ngày sau khi tốt nghiệp trung học tôi lên đường đi huấn luyện. Lúc đó, đại đa số lính mới được gởi sang Việt Nam sau khi huấn luyện xong, nhưng tôi được lịnh đóng quân tại một căn cứ ở tiểu bang South Carolina. Khi đó, tôi yêu cầu đi qua Việt Nam nhưng họ không chấp nhận.

Đến gần cuối năm 1971 tôi được lịnh đi qua Nhật Bản, và tôi đến căn cứ TQLC ở Nhật vào đầu năm 1972. Lúc đó hầu hết các đơn vị Mỹ đã rút ra khỏi VN rồi. Nhưng đến tháng 3 lực lượng Cộng Sản tấn công rất mạnh mẽ tại nhiều nơi ở Việt Nam. Trong tháng 5 đơn vị tôi được lịnh trở lại VN.

Ngay sau khi tôi đến đó thì pháo cộng sản giết vài lính VNCH và một số khác bị thương. Tình hình như thế tiếp tục suốt tám tháng rưỡi chúng tôi ở đó. Hai ngày trước khi tôi trở lại Nhật Bản, lực lượng Cộng Sản lại pháo vô, cũng có người bị chết và bị thượng như bao nhiêu lần trước. Qua kinh nghiệm ở Việt Nam, tôi hiểu rõ sự xấu xa và tàn ác vô cùng của chủ nghĩa cộng sản.

Sau khi tôi ra khỏi quân đội, tôi tham gia một nhóm chống Cộng ở Mỹ được vài năm. Đến tháng 3 năm 1975 có một người kể cho tôi nghe về sự ban cho của Đức Chúa Trời. Đó là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu. Qua những gì Kinh Thánh nói, tôi biết tôi được tha tội và đã trở thành là con cái của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều đó hoàn toàn bởi ân điển của Đức Chúa Trời.

Trở lại chuyến đi năm 1993 của Tuyết. Sau khi Tuyết ở nhà của người chị khoảng một tuần lễ thì anh Tư yêu cầu Tuyết giải thích tin mừng của Đức Chúa Giê-xu. Vài ngày sau, anh ấy lại yêu cầu Tuyết giải thích về Chúa Giê-xu một lần nữa. Ngay sau đó anh Tư tin nhận Đức Chúa Giê-xu liền.

Khoảng chừng một tuần lễ sau, anh Tư sắp xếp một tiệc nhỏ tại nhà, anh có mời các bạn bè gồm có vài công an và đảng viên khác nữa. Trước khi ăn cơm anh Tư đứng lên mà nói, "Tôi đã theo Hồ Chí Minh 45 năm nhưng không thấy tình thương. Từ hôm nay tôi sẽ đi theo Đức Chúa Giê-xu".

Khi Tuyết nghe anh ấy nói vậy thì mừng lắm, và em ấy gọi điện thoại báo cho tôi biết ngay sau đó. Thật là quá sức tưởng tượng! Tại nước cộng sản mà anh Tư dám can đảm nói như thế. Nếu Chúa không ban ơn khiến cho anh Tư nói những lời đó thì chắc là không bao giờ có chuyện này xảy ra.

Tháng 1 năm 1994, vợ chồng tôi lại đến Việt Nam và ở tại nhà chị vợ tôi. Hai lần trước đi Việt Nam tôi chưa biết nói tiếng Việt, nhưng lúc đó tôi đã nói chuyện với người ta được. Khi chúng tôi ra khỏi sân bay ở tại Sài-Gòn thì gặp anh chị Tư liền. Sau khi tới nhà ở Biên Hòa chúng tôi có nhiều thì giờ để trò chuyện.

Anh Tư kể cho tôi nghe vài ký ức khi anh khi đi trên đường bộ xuyên qua nước Lào, nước Campuchia để xâm nhập vào miền Nam. Có một lần lính Cộng Sản bắt được một người lính Mỹ. Họ muốn giết người lính đó tại chỗ, nhưng một sĩ quan Bắc Việt đã ngăn cản và cứu người đó tạm thời. Anh Tư có trách nhiệm gác người đó. Anh Tư nói người lính Mỹ đó không biết nói tiếng Việt gì cả, khi nào họ muốn uống nước thì chỉ ra dấu bằng tay. Sau đó cấp trên đem người đó đi.

Một lần khác anh Tư nói là anh nằm trong rừng và thấy máy bay trực thăng Mỹ bay chậm chậm ở trên. Anh Tư thấy một người lính cầm súng liên thanh nhìn xuống chăm chú, nhưng sau vài phút họ bay đi nơi khác. Khi nghe vậy tôi nhớ ngay một kinh nghiệm y như thế, và tôi là người trong máy bay trực thăng cầm súng mà nhìn xuống. Lúc đó tôi suy nghĩ, "Chắc là có kẻ thù ẩn núp trong rừng đó nhưng tôi không thấy được”. Nhưng chuyện đó của anh Tư xảy ra năm 1968, còn của tôi thì năm 1972.

Trong vòng mấy năm sau 1994 tôi hay đi Việt Nam mỗi năm. Trong những lần đó anh Tư và tôi đi nhiều nơi với nhau. Cả hai chúng tôi có nhiều cơ hội để kể cho người ta nghe về tin lành của Đức Chúa Giê-xu. Lắm lúc người ta thấy thật là mâu thuẫn khi một cựu bộ đội và một cựu lính Mỹ đi chung, nhưng thật ra đó là do Đức Chúa Trời đã xếp đặt để cho người ta thấy rằng sức mạnh của Ngài có thể làm cho hai kẻ thù trở thành anh em trong Chúa. Một sự liên hệ mãi mãi. Lòng thù ghét không còn nữa và được thay bằng tình thương thật sự. Thật là phép lạ mà chỉ duy nhất Đức Chúa Trời có thể làm được mà thôi!

Trong Kinh Thánh có nói, “Có sự vui mừng ở thiên đàng khi một kẻ có tội ăn năn”. Vậy khi chúng tôi, hai kẻ có tội, cùng ăn năn thì sẽ có sự vui mừng gấp đôi ở thiên đàng cũng như trong đời sống của những người xung quanh. Quyền năng của Đức Chúa Trời là như thế. 

Sáu Steve Brown 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
20/02/202421:09:49
Khách
" Lắm lúc người ta thấy thật là mâu thuẫn khi một cựu bộ đội và một cựu lính Mỹ đi chung, nhưng thật ra đó là do Đức Chúa Trời đã xếp đặt để cho người ta thấy rằng sức mạnh của Ngài có thể làm cho hai kẻ thù trở thành anh em trong Chúa. Một sự liên hệ mãi mãi. Lòng thù ghét không còn nữa và được thay bằng tình thương thật sự. "

Chủ nghĩa cộng sãn trổi dậy do đạo đức con người đi xuống quá thấp như thời Sa Hoàng Nga dưới sự ãnh hưỡng của Rasputin người thuộc vào Orthodox Thiên Chúa giáo, ở Trung Hoa dưới thời nhà Mãn Thanh và sự suy đồi của Phật giáo qua nhận xét của Hòa Thượng Hư Vân trong tác phẩm tự thuật của ông. Khi ông nói chuyện với các sỹ quan cao cấp của Quốc Dân Đãng vì họ có ác cảm với tôn giáo này và cho lá 1 trong những nguyên nhân đẩy phe nông dân, công nhân vào phe cộng sãn.

Chủ nghĩa tư bản phe đãng-- chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của những người có quan hệ với phe cộng sãn, chủ nghỉa này xảy ra ở Nga vào năm 1991, Trung Hoa vào năm 1978 dưới thời Đặng tiểu Bình, và 1986 ở Việt Nam dưới chính sách gọi là đổi mới.

Trong 10 điều răn thì điều răn "You shall not murder." có nghĩa là không được sát sanh cho người và các súc vật, vì súc vật được xếp vào loại chúng sinh có cảm xúc, cho nên việc thuần chay -- vegan được coi là một phép bố thí cho sinh mạng của chúng sinh. Nếu sát nghiệp quá nhiều thì sẽ có cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa là bệnh tật như Covid 19,.... chiến tranh liên tục như Ukraine, Israel, Myanmar, .... Thiên tai xảy ra liên tục, nhân họa như khủng hoãng kinh tế, ....

"Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời, Bình An dưới thế cho người Thiện Tâm" Người Thiện Tâm hay Người công chính là người tuân thủ các giới luật như Mười Điều Răn, nếu sát nghiệp xảy ra thì sẽ có hậu quả xảy ra cho những dân tộc không đũ phước báu, bây giờ là các dân tộc Nga-Ukraine, Do Thái và dân Arab, dân Myanmar, ....Theo lý thuyết thì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa lần cãnh cáo kéo dài từ 2019 đến 2026, và nếu tình hình không cải thiện thì cơn thịnh nộ lần thứ 2 sẽ từ 2027 đến 2031, nghe nói rất là thảm thiết, đầy máu và nước mắt. .... Thành ra nên nghe lời Chúa Jesus "If you love me, please love my Commandments".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,120
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Khi ba vừa bước chân vào nhà Tưởng các con vui khi gặp ba Nhưng trong ánh mắt con, ba hiểu Ba chỉ là một bóng hình xa... Cũng phải ba năm anh mới trở lại thành phố này, nơi anh đã từng ở và có rất nhiều kỷ niệm, hơn thế nữa, có hai đứa con anh đang sống. Cuộc sống mới bận rộn đã ràng buộc anh, với khoảng cách đường dài mười tiếng lái xe và anh nghĩ các con đã đầy đủ với số tiền cấp dưỡng hàng tháng nên chuyện thăm nom chúng không là điều bắt buộc. Dù đã dứt lòng khi ra đi nhưng khi lái xe về những con đường cũ, khu phố cũ, anh không khỏi cảm thấy man mác buồn...
Năm 2007, lúc 64 tuổi tôi mới có đứa cháu ngoại đầu tiên là Brandon, hai năm sau thì có Allison, em của Brandon. Mãi đến năm 2019 thì đứa cháu nội Charlie mới ra đời. Lúc này tôi đã 77 tuổi. Hai năm sau, chính xác là ngày 05/12/2021 em gái của Charlie là Emma chào đời. Vậy là tôi có đủ hai cháu nội và hai cháu ngoại, trai gái vẹn toàn, không còn hạnh phúc nào hơn. Charlie là cháu đích tôn. Tôi thì không quan trọng lắm cái chuyện đích tôn hay không đích tôn, trai hay gái, nội hay ngoại vì tất cả đều là cháu tôi, không lý do gì mà tôi thương đứa này ít, đứa kia nhiều. Chắc cũng có người nói tôi ba gai, tôi bướng bỉnh. Không sao. Tôi có quan điểm riêng của mình: Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với con, cháu của mình vì điều đó đã lỗi thời từ thuở phong kiến theo quan niệm Nho Giáo ở đâu bên Tàu, rồi ông nội, ông ngoại, ông cố của chúng ta bị ảnh hưởng.
... Chuyện qua đi, chỉ khác cái chào xã giao hàng xóm khi chạm mặt, cả tôi và anh đều thăm hỏi nhau thêm vài câu vô thưởng vô phạt về sức khoẻ, việc làm, thời tiết… Tình hàng xóm ở Mỹ lạt như nước ốc, anh ta thán hàng xóm Mỹ của anh kỳ thị, anh nướng thịt thơm mà, sao họ làm ra vẻ khó chịu với mùi hương… Tôi kể cho anh nghe về hai nhà người Mỹ ở hai bên nhà tôi. Họ tốt thật chứ không giả vờ khi họ thấy tôi làm việc gì hơi quá sức, họ hỏi tôi có muốn họ giúp không? Nếu trả lời có thì họ giúp tận tình. Người Mỹ tốt, không nói khác được. Nhưng người Mỹ không dễ chơi vì tôi làm việc gì chỉ cần hơi trái ý họ là họ kêu cảnh sát! ...
Luật mới của Tiểu Bang California, những người trên 70 tuổi khi xin gia hạn bằng lái xe thì đều phải thi lại bài thi viết. Nghe nói có nhiều người thi rớt lên, rớt xuống vài lần mới thi đậu được bài thi viết. Tôi thì cũng trong hoàn cảnh đó, nên rất lo sợ, không biết mình có thể lấy lại bằng lái xe được không? Xin đừng lo lắng! DMV đã có một chương trình thi online giúp cho người trên 70 tuổi thi lại bằng viết để xin gia hạn bằng lái xe “Bảo đảm đậu”.
Hồi tuần trước, cuối ngày làm việc, cháu trai của Khánh Vân là Huy Khang (HK), tên nhà là Tày, gọi điện thoại xin FaceTime. Khi hai màn hình video vừa hiện lên và nhìn thấy mặt nhau thì HK liền hỏi “Má Hai khóc với Tày được không?” Tôi nghe xong vừa ngạc nhiên vừa thương quá chừng quá đỗi. Huy Khang là một bé trai hoạt bát, rất có tình và rất biết để ý đến mọi người và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong mười hai năm qua, từng năm tháng lớn lên, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe HK hỏi một câu bất ngờ như vậy.
...Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao...
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết...Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri. Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi...
Nhìn từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn về Thái Bình Dương, thì Arizona là một trong mười ba tiểu bang thuộc miền tây Hoa Kỳ, nhưng cư dân California đi thăm Arizona phải lái xe trên xa lộ 10 East, nên cuộc hành trình của bốn thành viên Việt Bút tạm gọi là cuộc Đông Du. Bài viêt ngắn sau đây lại mang một nhan đề “dao to búa lớn” là “Đông Du Ký”, thật ra chỉ ghi lại năm ngày du ngoạn ba địa điểm du lịch trong số rất nhiều thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của tiểu bang “Nhiều Nắng”.
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến