Hôm nay,  

Mùa hoa tuyết cuối năm

02/02/202400:00:00(Xem: 2957)
 
hoa tuyet
Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài Cay Nghiệt, hiện đang làm cố vấn đầu tư tài chính cho một ngân hàng tại Montreal Canada. Tác giả cho biết có dự định về hưu non để làm những việc mình từng đam mê như viết lách, đi du lịch, ca hát. Đây là bài mới nhất của tác giả.
 
 ***
  
Từng tảng tuyết bám trên thành cửa sổ bên ngoài, trên những cành cây và cả trên những mái nhà bên dưới, mùa đông ở Bắc Mỹ vào tháng 12 đã bắt đầu với những cơn gió thổi mạnh, trận tuyết ào ạt vào đêm qua đã làm đường xá sáng hôm nay trắng xóa và yên ắng lạ thường.

Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.

Mỗi lần mùa đông đổ tuyết như thế này tôi lại nhớ chuyện cách đây 20 năm của gia đình.
 
Bố mẹ tôi vượt biên cực nhọc đến Pulau Bidong khi hai người chỉ mới là hai người bạn quen biết nhau trên cùng một chuyến tàu, mẹ đi cùng với người cô ruột, còn bố đi một mình, lúc ấy tôi chưa được sanh ra, nhưng được mẹ kể lại sau này khi tôi được 7 tuổi.

Với bao sóng gió bão táp ngoài khơi trồi lên trụt xuống, cả tàu đã cạn kiệt hết đồ ăn mang theo cũng như sức lực, thì tàu Mã Lai xuất hiện từ xa; ông chủ tầu hỏi tất cả mọi người:

-         Ông bà cô chú chị em hãy quyết định mạng sống của mình, có nên phất cờ trắng nhờ tầu Mã Lai giúp không? Hay sợ họ cướp và giết mình?

Chú Tiến của gia đình có vợ và hai người con gái lên tiếng:

-         Trước sau mình cũng chết nếu không còn thực phẩm cho những ngày sau lênh đênh mất phương hướng…Còn nếu mình gặp tàu Mã Lai thì có thể họ cướp, có thể họ cho mình đồ ăn, mình sẽ được sống sót, quý vị hãy nghĩ đi, riêng tôi thì mặc dù gia đình tôi có hai người con gái nhưng tôi vẫn thử thời vận vì mình không có chọn lựa nào khác ngoài cái chết!

Lúc ấy cả tàu cho dù đói, dù mệt cũng ráng biểu quyết, phần đông ai cũng muốn đưa cờ trắng gọi tầu Mã Lai, mọi người nghĩ chỉ có một lần chết nên thí mạng luôn! không còn muốn chịu đựng thêm nữa.

Khi tầu Mã Lai cập sát tàu của bố mẹ tôi, những tên hải tặc tràn qua, tay mỗi đứa lâm le dao nhọn, cái dài như mã tấu, cái ngắn to bản như để chặt thịt theo lời mẹ kể, tất cả mọi người dù có mệt đến đâu cũng thức dậy hết, ôm lấy nhau ngồi sát vào mạn thuyền. Họ đi đến từng người một với một chiếc nón bắt mình phải bỏ vàng vào. Ngang qua mẹ tôi, mẹ chỉ có một chiếc nhẫn vàng nhỏ là gia tài, mẹ cởi ra bỏ vào chiếc nón, nhưng bỗng nhiên nó lại bóp cằm mẹ tôi nhấc lên nhìn vào khuôn mặt mẹ; mặt mẹ lúc ấy đã bôi đầy dầu đen của thuyền, mái tóc cắt ngắn lởm chởm nhưng vẫn không dấu được nét đẹp ngây thơ sau sự hóa trang ấy; không may cho mẹ, hôm ấy mẹ tôi có tháng, máu chảy ướt cả chiếc quần đen, mùi máu khô lẫn với máu ướt quyện vào thành một mùi tanh tanh khó ngửi; nó quan sát mặt mẹ tôi rất kỹ từ bên trái qua bên phải, chiếc mũi hích hích đánh hơi, thấy mùi tanh tưởi và từng giọt máu dơ chảy xuống mặt đất từ ống quần mẹ, hắn có vẻ muốn bỏ con mồi nhưng còn lưỡng lự. Bố tôi ngồi gần đó, biết là tên này sắp sửa có ý đồ không tốt với mẹ, bố liền giả bộ co quắp ôm bụng kêu than thật to đánh lạc hướng nó, rồi làm bộ bị động kinh, khuôn mặt biến hình, tay chân giựt giựt, miệng xùi bọt mép, cặp mắt lạc thần đến y như thật, bố đã gầy sẵn vì thiếu ăn từ một tuần nay, nhìn dạng đóng kịch như sắp trút hơi thở cuối cùng; mẹ cố vùng vẫy thoát khỏi tay hắn, vừa khóc vừa van nài:

-         Ôi… cứu … cứu anh tôi các bác ơi…

Cả tàu nháo nhào đến cứu giúp bố, lúc ấy một tên đầu đảng nói một tràng dài với tên đang bóp mặt mẹ điều gì đó, tên đó bỗng cúi sát vào mặt mẹ tôi gằn giọng rồi vứt mẹ xuống đất như một chiếc lá bên đường không sót thương, tên đó quay về tầu lấy đồ ăn, nước uống đem qua tầu chúng tôi, rồi cho thêm xăng và đẩy ra ngoài khơi lại.

Sau lần đó, mẹ tôi thật cảm kích lòng dũng cảm và sự hy sinh tánh mạng của bố cho đồng hương, mẹ tự hứa với lòng sẽ nhớ mãi ân tình này.

Bà cô đi chung với mẹ, đã lớn tuổi, bà không chịu nổi sự vùi dập của bão táp, cái đói lạnh của cả tuần, bà ói không ngừng đến cả mật xanh mật vàng, đứng không vững, khi đến đảo bà trụ không nổi nữa nên đã qua đời ở tuổi 55.

Mẹ một thân một mình, vừa buồn khổ mất người thân duy nhất lại cảm thấy bơ vơ, nên khi bố ngỏ lời thì mẹ chấp nhận và theo bố về làm vợ từ đó. Bố có họ hàng thân ở Boston nên được nhanh chóng qua Mỹ sau 6 tháng ở đảo.
 
Tôi là đứa trẻ đầu tiên được sanh ra ở Boston, bố rất yêu tôi nhưng được ở bên cạnh bố thì thật hiếm, bố chung tay với những người bạn quen biết trên đảo làm về ngành thủy sản, kho chính để chứa cá tôm ở Main, giao hàng cho những đại lý bán lẻ ở Main và những vùng lân cận bên Canada; mỗi lần về nhà được vài ba ngày, bố bế hôn tôi, dắt tôi đi park, mua rất nhiều đồ chơi cho tôi như để bù đắp.

Sau hai năm thì Cindy, em gái tôi ra đời. Ngày mẹ sanh em, bố không có mặt, mẹ phải phone để nhắc nhở cho bố biết đã làm bố lần thứ hai!

Mẹ nghỉ được hai tuần với em, lại ngồi dậy bận làm vì có tiệm nail, mở cửa 7 ngày, mẹ được vận may mấy năm liền, tất cả khách đểu muốn vô tiệm mẹ, lịch hẹn chật ních từng 45 phút một, mẹ không lấy mắc lắm và tận tâm nên ai cũng muốn chờ ngày mẹ rảnh để được phục vụ. Thời cơ hốt bạc của mẹ đã đến, mẹ không muốn bị mất, mẹ để Cindy ở nhà với tôi và đi làm cả ngày, chỉ về nhà vào 10 giờ đêm khi chúng tôi đã được những người giúp việc cho vào giường.

Sau lần mẹ sanh em Cindy, bố mẹ rất ít khi gặp nhau vì cả hai người đều rất bận, chỉ gặp nhau qua loa hoặc qua phone, mẹ tin tuyệt đối vào lòng trung thành của bố.
 
Khi tôi lên 7, tôi đã biết suy đoán. Bố mẹ đã đổi căn nhà lớn hơn và lúc ấy gia đình chúng tôi là một trong những gia đình Mỹ gốc Việt “boat people” thành công nhất trong tỉnh bang. Để được tiếng thơm và được tiếng tăm lan rộng, bố hay tổ chức những buổi họp mặt, tiệc tùng mời những người giàu có trong thành phố, những người quen biết gần xa mặc dù không có mặt mẹ; trong số ấy có một cô kéo vỹ cầm rất hay, cô còn trẻ, rất đẹp, thua bố chừng 20 tuổi, cô ngưỡng mộ bố là người thành công trên đất Mỹ đi lên từ hai bàn tay trắng. Cô thích bố, tìm đủ mọi cách để gặp bố thường xuyên. Còn mẹ thì bận trong công việc mở thêm tiệm nail và đầu tư vào nhà đất sinh lời.

Bố đã quên mất mẹ và các con, vắng mặt cả những ngày nghỉ bên gia đình.
 
Từ nhỏ tôi rất thích chụp hình, và vẽ mầu nước, nên mẹ đã mua cho tôi cái máy hình khá xịn, tôi chụp tất cả những hình ảnh trước mắt, cái nào không vừa lòng tôi vẫn rửa ra, dùng cây bút lông to đen tô đậm vào người mà tôi không thích để loại bỏ trên bức hình ấy, rồi dán bức hình vào album của riêng tôi.
 
Bỗng một ngày trời mùa đông, tuyết đổ thật nhiều bên ngoài, tuyết che hết những vết bẩn đen của con đường, từng ụ tuyết cao lấp hết cả những chiếc xe đậu hai bên đường. Tôi và em Cindy không đi học được vì trường học đóng cửa. Mẹ cũng không đi làm nên đành ở nhà dọn dẹp nhà cửa.

Vào phòng tôi, mẹ xếp lại những quyển sách bầy đầy trên sàn nhà khi tôi nằm dài xuống đất đọc sách và vẽ. Bất chợt cầm xấp hình mà tôi chưa kịp bôi đen người con gái đang cầm chiếc ly café đứng trong bếp nhà tôi cười duyên với bố, bên cạnh là em gái Cindy. Mẹ ngạc nhiên, tò mò tiếp tục xem thêm một số hình mà tôi đã chụp trong máy, cái thì bố khoác tay ngang vai cô ta, cái thì em Cindy đi chính giữa hai người, như một gia đình hạnh phúc của ba người trong ngôi nhà của mẹ, mà chủ nhân không hề hay biết!

Mẹ bủn rủn cả tay chân, mồ hôi chảy ướt trán, té xuống cái ghế cạnh đó, xấp hình rơi xuống đất từng cái một như có một sức mạnh ngàn cân. Mẹ vò đầu bức tóc, những giọt nước mắt thi nhau tuôn chảy. Mẹ chú ý đọc những dòng chữ tôi viết trong quyển album:

-         Ngày 28 tháng 5, sinh nhật bố 40 tuổi, tôi 7 tuổi, Cindy 5 tuổi, mẹ … không có nhà.

Trên một tấm hình khác, cô gái lạ mặt cũng được tôi bôi đen:

-         Ngày 26 tháng 9, sinh nhật tôi 9 tuổi, Cindy 7 tuổi, Bố 42, mẹ bận ở đâu rồi.

Một tấm hình nữa cách đây không lâu, chỉ có hai anh em và bà vú nuôi Bertha mừng sinh nhật 10 tuổi của tôi, chú thích:

-         Bố bận công việc, mẹ chỉ để quà trên bàn vào buổi sáng trước khi đi làm.

Mẹ không kìm nén được sự hối hận tuyệt vọng và đau thương quay qua ôm chặt lấy tôi nói trong tiếng nấc:

-         Con yêu! …Mẹ thật có lỗi…Sao con không cho mẹ xem những tấm hình này sớm hơn? Sao không nói cho mẹ biết cô ta với bố…Mẹ thật đáng trách, không để ý đến gia đình chỉ biết lao vào kiếm tiền, bận rộn cả bao năm nay… hạnh phúc gia đình sắp tiêu tan chỉ vì mẹ quá tin bố con! Mẹ không ngờ… Mẹ xin lỗi con!

-         Con muốn mẹ mãi ở bên con và em…

-         Mẹ xin lỗi, mẹ sẽ không bao giờ vắng mặt nữa, tha lỗi cho mẹ!
 
Tôi nghe tiếng bố mẹ cãi nhau thật to trong phòng đối diện:

-         Cô muốn làm thật nhiều tiền mà, cô chỉ hạnh phúc khi thấy tiền… Hãy làm theo ý của cô đi! Còn tôi, tôi muốn sống cuộc sống của tôi, tôi kiếm tiền và hưởng thứ tôi muốn… Mình hãy chia tay!

-         Em xin lỗi, anh hãy quay trở lại với gia đình được không?... Cả hai chúng ta đều có lỗi, không chỉ riêng em, em muốn nắm bắt cơ hội làm giàu thôi…

-         Đã …trễ rồi! … tôi đã sửa soạn hành lý, tôi sẽ ra đi….

-         Anh muốn đi với người con gái bằng tuổi con cháu sao? Làm vậy không thấy xấu hổ sao? Cô ta có thật lòng yêu anh không? Hay chỉ vì tiền…

-         Mặc kệ tôi đi với ai, cô không còn cái quyền tra vấn ấy nữa!

-         …
 
Mẹ vẫn ngồi yên một chỗ như pho tượng, nước mắt từng hạt rơi xuống như trút hết lòng sám hối của mẹ với gia đình. Tôi đứng im lặng trong căn phòng đối diện với khuôn mặt phụng phịu của thằng bé 10 tuổi, chụp hình bố xách va-li bước ra khỏi nhà, em Cindy chạy theo gọi:

-         Bố! Bố ơi!

Quay lại nhìn em gái, bố nói:

-         Bố vẫn rất yêu con và anh, nhưng….

Thế rồi bố quay đi bước ra khỏi nhà, cánh cổng khép lại sau lưng, tuyết vẫn rơi lất phất, gió vẫn rít từng cơn như nỗi đau xé lòng của mẹ. Tôi biết từ đây mẹ, tôi và em gái sẽ phải đùm bọc nhau sống không có bố!

Đất nước Mỹ này đã cho bố mẹ tôi sự thành công về tiền tài danh vọng, nhưng mặt khác dạy cho chúng tôi một bài học về sự đặt để ưu tiên trong cuộc sống, và về mặt trái của đồng tiền.
 
Mẹ sang tên tất cả những tiệm nails và chỉ giữ lại một cái, mẹ mướn người trông coi cửa tiệm, thỉnh thoảng tạt ngang qua vài giờ trông tiệm trong tuần. Phần lớn thì giờ mẹ giành cho tôi và em gái Cindy như để chuộc lại lỗi lầm của 10 năm qua.
 
Tôi tưởng nếu không có bố thì chúng tôi sẽ khổ lắm, thiếu tình thương, thiếu vật chất, thiếu niềm vui… Nhưng không! chỉ thiếu có mỗi cái bóng ngồi ở sau nhà uống rượu mỗi khi buổi chiều xuống thôi. Ngoài ra không có gì thay đổi hết, bù vào đó mẹ luôn luôn có mặt ở nhà với anh em tôi, nói chuyện, dậy tôi và em học bài mỗi tối. Không còn tiếng cãi nhau ồn ào vào nửa khuya khi bố say xỉn về. Tôi rất thích như vậy, thật ấm áp và ngôi nhà có vẻ hạnh phúc hơn mỗi lần tôi tan học. Mẹ vẫn dậy chúng tôi phải mang ơn bố, nhờ có bố mới có ngày hôm nay, nhưng tôi vẫn để ngoài tai!
 
Với sự động viên của mẹ mỗi ngày, tôi và Cindy đều ráng học, chả bao lâu tôi đã thành giáo sư dậy về môn “human sciences” cho trường đại học tại Boston, em gái Cindy đã mở “pharmacie” không xa nhà với sự trợ giúp vốn của mẹ.
 
20 năm trôi qua, mẹ vừa làm mẹ lẫn bố không than trách, nay đã lớn tuổi nên chỉ ở nhà trông coi nhà cửa, cơm nước cho chúng tôi.
 
Một đêm giông bão, ti-vi chiếu cảnh tượng xe ủi tuyết chạy rầm rập, xe hút tuyết thổi qua một xe trống khác đi bên cạnh, đầy một xe tuyết, rồi lại xe thứ hai trờ tới để hứng những làn tuyết thổi qua ồ ạt mà tuyết vẫn cứ rơi đầy đường. Không một người nào dám ra khỏi nhà vì lạnh cóng. Mẹ cất tiếng:

-         Cindy giúp mẹ bầy bàn ăn tối nhé, gọi anh xuống ăn cơm luôn.

Chưa nói hết câu, tôi đã từ trên lầu chạy như bay xuống:

-         Mẹ ơi, tối mai nếu bớt tuyết thì bạn gái con sẽ đến dùng cơm với nhà mình luôn được không ạ?

-         Ờ được chứ con, đến ăn cho vui! Các con sao lâu quá mẹ không nghe hai đứa nói chuyện đám cưới thế? Cũng đã được ba năm quen nhau rồi mà…

-         Vâng… chắc sẽ không lâu nữa đâu mẹ!

Bất ngờ tiếng chuông cửa vang lên, ba mẹ con nhìn nhau:

-         Giờ này tối rồi, tuyết như thế… ai lại đến? Hay lộn nhà?

-         Để con ra xem ai mẹ nhé.

Được một lúc bên ngoài khá lâu, Cindy bước vào nhà với chiếc va-li to đã sờn trên tay, người khách đi sau lưng nàng, ai cũng ngạc nhiên hỏi :

-         Em xách valise của ai vậy Cindy?

Cindy đặt chiếc va-li xuống nhà, đứng tránh sang một bên, một ông già với mái tóc bạc phơ, hói nửa đầu, quần áo luộm thuộm với chiếc quần jeans bạc phếch vá lỗ chỗ, cái áo trắng bên trong đã đổi màu ngà vì lâu ngày không giặt, chiếc áo lạnh bằng lông cừu quen thuộc với những chùm len cuộn bết vào nhau, chân đi đôi giày ủng đen đế đã mòn vẹt. Tuyết phủ đầy trên hai vai áo ông đang bắt đầu chảy thành nước dưới cái nóng ấm của chiếc lò sưởi trong nhà.

Da mặt nhăn nheo khi ông ho húc hắc, cố gượng cười:

-         Cả nhà… không nhận ra tôi sao?

-         … Là… bố… à?

-         Phải! Là bố đây! Thằng Alex phải không? Lớn quá vẫn không thay đổi.

Ông ngả người đưa tay ra định vuốt đầu tôi, tôi tránh cái vuốt đầu đó, quẹo sang một bên làm ông mất đà té chúi xuống cái ghế bên cạnh; không hiểu sao tôi vẫn còn giận ông, hình ảnh ông xách va-li ra khỏi nhà đi theo tình yêu trẻ, bỏ lại các con nhỏ, làm tôi rất khinh thường ông, tôi đã coi như mình không có cha từ ngày đó rồi! Chắc ông đã thất bại nên mới tìm về nhà với mẹ và chúng tôi?! Tôi lên tiếng:

-         Ông… Bố… về đây làm gì?

-         Bố… muốn thăm nhà… xem mọi người có khỏe không, đã 20 năm rồi mà!

-         Còn bố… bố có khỏe không?

Mẹ vẫn đứng yên từ nãy giờ, ngắm bố từ đầu đến chân rồi từ chân lên đầu, nước mắt vòng quanh, mẹ nghĩ đến những ngày trên tàu vượt biên, bố đã ra tay nghĩa hiệp cứu mạng mẹ, lúc đó mẹ đã hứa với lòng sẽ trả cái ơn nghĩa này cho bố, bây giờ đúng là lúc rồi!

Nước mắt chan chứa mặt, mẹ nắm cánh tay bố:

-         Ông… khỏe chứ? Ông … đã ăn gì chưa? … Cindy à, hãy vào bếp lấy thêm một cái chén, một đôi đũa nữa lên đây để mời bố ở lại dùng cơm.

Tôi gạt phăng :

-         Mẹ! mẹ đã quên hồi xưa bố đối xử với mẹ ra sao rồi hả? Bố đã bỏ nhà đi theo con nhỏ đáng tuổi con cháu bố, mẹ đã chỉ một mình nuôi các con, mẹ có nhớ những lúc nhà mình bị nước mưa vào từ trên nóc không? Mẹ phải gọi nhà thầu một mình đứng ra lo, cả nhà mình phải dọn ra chỗ khác ở; những lúc Cindy bị xe đụng gẫy chân, cũng chỉ một mình mẹ đem nó vào nhà thương chạy chữa, bao nhiêu thứ nữa. Vậy lúc đó bố ở đâu? Bố đang làm gì? Bố có trách nhiệm không? Hay bố đang vui sướng với tình nhân trẻ, với tiền tài… Bây giờ bố về thì mình sẽ tha tất cả, đón bố trong sự hài lòng vui vẻ sao? … Con không làm được chuyện này đâu! Con thà làm đứa con bất hiếu nói hết cõi lòng mình hơn là sống dối trá! Con không muốn… bố!
 
Cyndy nãy giờ nghe anh nói, nay mới nhẹ nhàng :

-         Anh ạ! Rất biết anh và em đều giận bố lắm, bố có lỗi thật nhiều với gia đình, nhất là với mẹ, nhưng… anh và em sắp có gia đình riêng, mình sắp ra đi, mẹ sẽ như thế nào khi ở lại một mình? Anh có nghĩ đến chưa?

Bố đau khổ:

-         Hình như… hình như mọi người không ai hoan nghênh tôi cả, tôi đang làm phiền mọi người phải không? Không ai chờ mong sự trở về của tôi, vậy mà tôi cứ tưởng… vẫn mơ khi tôi hối lỗi… sẽ có ngày đoàn tụ… Tôi đã nghĩ nhiều lắm mới trở về… Tôi xin lỗi, tôi đã có lỗi, tôi thật hối hận lắm!... Bây giờ tôi không còn gì… Hay thôi, cứ để tôi đi tiếp con đường của riêng tôi. Xin hãy tha thứ cho tôi!

-         …..

Sự im lặng như đồng tình với lời đề nghị của bố, không ai giữ bố lại cả.

Bố cúi xuống xách chiếc va-li cũ mèm lên, quay lưng định bước ra bên ngoài, tuyết vẫn xào xạc rơi. Mẹ chạy đến trước mặt bố, chận lại:

-         Nếu các con không bằng lòng cho ông ở đây, thì tôi… sẽ đi cùng ông!

-         Mẹ! …Mẹ làm gì vậy?

-         Mẹ không giận bố đã tuyệt tình cách đây 20 năm sao?

Bố lẳng lặng thất vọng tay xách chiếc va-li nhẹ tênh, bước ra khỏi căn nhà mà ban đầu ông nuôi bao hy vọng khi đưa tay bấm chuông ít nhất sẽ nghe được sự reo hò vui sướng của các con.

Ông không ngờ phản ứng của gia đình như thế!

Mẹ giải thích:

-         Mỗi người có cách giải quyết riêng, mẹ đã nhận ơn bố đã cho lại sự sống này, hãy để mẹ xử sự với bố. Các con đừng làm khó ông ấy, ông là bố các con, đã già yếu, bên ngoài trời đổ tuyết, tất cả dừng mọi hoạt động, tại sao các con lại đuổi bố của mình ra ngoài chứ? Bố sẽ ở đâu đêm nay?

Em gái tôi mặt đầm đìa nước mắt nhìn tôi; lòng hối hận, tha lỗi, thương yêu bỗng dâng lên trong tim, nắm lấy tay em, tôi lôi đi:

-         Mình cùng đi tìm bố về nhanh lên!
 
 
Sỏi Ngọc
Dec. 2023
 
(Xin phép được kể lại một câu chuyện thật xảy ra của chị HH, tên nhân vật chỉ là hư cấu)
 

Ý kiến bạn đọc
08/02/202415:36:01
Khách
Chuyện bị cuớp, hãm hiếp, chết vì vuợt biên thật thảm thuơng và chết trong tù caỉ tạo là hậu quả thê thảm của phe thua trận, một phần do chính mình gây ra. Miền Bắc quyết tâm chiến thắng nên đưa hết thanh thiếu niên 15 tuổi trở lên vào Nam chấp nhận chết với khẩu hiệu "sinh Bắc tử Nam". Miền Nam không có ý chí quyết chiến đến chết nên không chịu động viên 16 tuổi trở lên và cho sinh viên hoãn dịch ở nhà chơi dù Cộng Sản đã đến Long Khánh. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Năm 1945, quân Pháp đánh đuổi Việt Minh đến tận biên giới Tàu vùng Lạng Sơn, Việt Minh chỉ còn vài trăm quân không đầu hàng. Ðến 30-4-75, miền Nam còn một nửa lãnh thổ, hơn 300 ngàn quân, máy bay, đại pháo, tăng, tàu bè mà TT DVM lại nhanh chóng đầu hàng chỉ vì cấp lãnh đạo không có ý chí chiến đấu cho tự do no ấm của miền Nam. Mình đổ lỗi cho Mỹ giới hạn viện trợ vũ khí nhưng phải trách mình tự giới hạn quân số, có hơn 200 ngàn thanh niên đang nhởn nhơ ở nhà không chịu đi lính khi tổ quốc lâm nguy tại các thành phố và để quân VNCH phải lấy 1 chống 5 hay 1 chống 10 cộng sản thì phải thua. Toàn dân miền Nam phải trả cái giá 20 năm bị đói nghèo, ăn ngô khoai, ốm đau không có thuốc men, mất hết nhà cửa ruộng vuờn, tất cả cơ nghiệp làm ăn bị tịch thu.
Bây giờ nhìn lại thì hối tiếc cho một số nguời xưa trốn tránh không chịu cầm súng chiến đấu cho tự do no ấm của bạn bè hàng xóm để rồi chết trên đuờng vuợt biên . Trong 20 năm chiến tranh, tổn thất quân VNCH không quá 300 ngàn quân, nhưng chỉ trong 10 năm con số tổn thất nhân mạng cho miền Nam trên đuờng vuợt biên hay trại cải tạo cũng ngang ngửa. Ông tuong Minh nói là đầu hàng để tránh đổ máu, nhưng lại không tránh đuợc đổ máu sau khi đầu hàng. Dù sao đi nữa nguời lính chết trên chiến truờng để bảo vệ sự no ấm tự do của dân miền Nam đã đóng góp cho miền Nam còn những cái chết sau 30-4-75 không giúp bảo vệ miền Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,105
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến