Hôm nay,  

Chỉ Là…

26/01/202400:00:00(Xem: 2049)
Tác giả TNBX và Chồng _ Hình fb TNBX
Tác giả Bảo Xuân và chồng. (Hình fb TNBX)
 
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the.

Sáng nay cô ngồi lột bưởi.

Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho.

Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y,  vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba  trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”.  Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột.

Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.

Hôm nay cô lột bưởi mà nước mắt lưng tròng. Lấy mấy miếng nguyên bỏ vô miệng. Cô ăn cho chồng.

Nuốt xuống.

Cô cầm cái điện thoại ra sân sau. Đi ngang qua cái xích đu, nơi này y thích ngồi, buổi sáng, cầm ly cà phê, ngó cây cối trời xanh và nghe con chim African Gray hút gió nói chuyện.

Cô cúi cúi xuống vòng vòng mấy cái chậu trồng bông, xung quanh mấy gốc cây ăn trái, xoài, bơ, nhãn, quít. Kiếm. Ờ, trong cái chậu bông “geranium” này, còn bụi bông dại đã mọc xen vô, lá màu tím. À, kìa, mừng quá. Còn sót lại? Hay nở quá sớm? Trên đọt lá có mấy cái bong nhỏ xíu màu hồng. Cô chụp một tấm hình rồi đi kiếm nữa.  

Dưới chậu cây, mọc từ dưới đất là cái bông của dây bìm bìm. Cô chụp thêm tấm nữa. Cái bông màu xanh tím này và cái bông của lá tím kia là hai loại chồng cô nói thích lắm, khen đẹp. Trời đất. Bự con như anh mà lại thích loài hoa nhỏ xíu!

Y nói, nó giống như em vậy, mộc mạc dễ thương. Trời đất! Anh ví tui như giống bông dại. Trời đất!

Có lần cô hỏi: Sao, hồi đó mới gặp tui, mình thấy tui sao?

Y trả lời, thấy cưng cũng xinh xinh, rất mộc mạc, tự nhiên. Cái eo nhỏ xíu, vừa với hai bàn tay. Nói xong y còn vòng hai bàn tay nối mười đầu ngón tay lại với nhau, kiểu như ôm gọn cái eo. Cô cười, nói, bây giờ thì anh phải dang thẳng hai cánh tay, rồi hai vợ chồng cười ha hả.

Chưa bao giờ y khen cô đẹp hết á.

Có lần, cũng mới hai ba năm trước chớ đâu, thấy y nhìn mình, hơi lâu, cô hơi mắc cỡ, tự ái.

Nói, sao hồi đó tui còn trẻ, thân hình coi được, mình hổng nhìn, bây giờ già rồi cái gì cũng xệ, đẹp đẻ gì mà dòm tui hoài vậy?

Thì y nói, hồi đó anh nhìn hoài, tại em không thấy. Bây giờ em già thì anh cũng già. Hai đứa mình cùng già mà cưng. Rồi có khi thân thể đau nhức quá, y nói “Ước gì trở lại tuổi hai mươi. Tuổi đó buổi tối anh có thể nhậu cả chai rượu mạnh rồi sáng hôm sau đi làm khỏe mạnh như bình thường, phải hông, cưng có tiếc hông?”


Tiếng “cưng” đó, y gọi cô cho tới lần nói chuyện với cô sau cùng!

Nhớ hồi cả đại gia đình sống ở North Carolina, mỗi khi trời bão tuyết, hãng xưởng trường học chợ búa gì đóng cửa ráo, y bày cho đám con đám em vợ ra sân chơi trượt tuyết. Tưởng trợt tuyết ra sao, chắc lạ lắm, tưởng gì, y biểu thì lấy cái nắp thùng rác bự tổ chảng, lật ngược lại, leo vô ngồi, nhà cất trên miếng đất cao như ngọn đồi nhỏ, từ trên đẩy một cái, “a lê hấp” nắp và người tuột tuột xuống tới chưn đồi cười ngất ngư khoái chí.

Qua mùa hè thì lên núi câu cá suối, y nói cá suối ăn ngọt ngon lắm. Nhưng, tới nơi rồi, bày đồ nghề ra xong, y đuổi hết đám phụ nữ già trẻ lớn bé mười mấy mạng đi chỗ khác chơi, xa xa một chút, làm ơn. Ở đây nói chuyện rùm trời mạnh ai nấy nói, cá nó hoảng hồn nó chạy mất hết, lấy gì câu?
Đám “âm thịnh” này cũng răm rắp đi qua chỗ khác chơi vì muốn có cá nướng, ăn tươi nuốt sống tại chỗ luôn, chắc là ngon lắm. Để lại cho mấy cha con “dương suy” ráng ngậm miệng mà câu nghen.

Thiệt đúng là kiểu gia trưởng. Mà cả đám nghe lời. Bởi vì, khi Ba cô mất, y lọt vô gia đình, giống như cột trụ, bảo vệ gia đình như Ba cô ngày xưa nên y có oai lắm. 
Bước lên nền xi măng có chỗ còn lóng lánh nước mưa đọng từ tối qua, cô nghe văng vẳng bên tai, lời y hay dặn “Đi đứng cẩn thận, bây giờ mà té gãy xương thì lâu lành lắm”

Cô bước chậm lại, đi từ từ.

Trên đời này, nhìn xung quanh, có bao nhiêu là kỳ hoa dị thảo. Lớn thì lớn hơn bàn tay xòe, rực rỡ khoe sắc thắm tươi, cỡ như bông thược dược, hay vương giả hãnh diện như bông mẫu đơn, cùng nhiều loại bông có khi phải gởi mua tận bên xứ nào đó mới có, nhỏ thì nhỏ tí nị như bông tiểu xương rồng, hay mấy loại cây hiếm, phải thay giống này đổi dòng nọ, được đặt cho mấy cái tên lạ hoắc, quý giá tưng tiu trong lồng kiếng, y hổng khen, mà lại thích mấy cái bông bình dân hay mọc hoang như vầy.

Có lần thấy dây bìm bìm leo đầy, chỗ nào cũng có mọc lan tùm lum, tuy cô Ba cũng thích màu bông xanh của nó, nhưng tiếc đất cho cây khác, cô Ba dang tay kéo, tính nhổ bỏ hết thì y chận lại, nói, anh thích bông này, để vậy đi.

Cũng may cô Ba đã chừa lại nên bây giờ mới còn. Để nó trổ bông. Ờ, y còn nói rất thích cây thông, xứ sở anh mọc đầy rừng núi. Cô cũng có ý mua về trồng cho y vui, mà điều, chỉ nghĩ thôi, chưa làm.

Có rất nhiều chuyện chưa làm, mà y đã đi rồi.

Còn đâu.

“Mình ơi”

Chỉ là ngồi lột một tô bưởi anh thích ăn.

Chỉ là hai thứ bông hoang dại nhỏ nhít y rất thích.

Chỉ là mấy câu dặn dò cẩn thận, hoặc nhớ, khi bước vô xe, nhớ coi bình xăng còn không, khi còn phân nửa thì ghé đổ cho đầy, cưng hay đi lạc.

Chỉ là như vậy, mà sao làm cô Ba đau lòng như vầy?

Cô nhớ câu hát đâu đó, ai đã ca:

“Và hỏi tại sao thế giới đông người em chỉ thấy riêng anh....”
Cô Ba thổn thức.
“Mình ơi”./.
 
Trương Ngọc Bảo Xuân.
Ngày 15 Tháng Giêng Năm 2024
 

Ý kiến bạn đọc
02/02/202406:34:40
Khách
Tác giả viết hay quá, câu văn mộc mạc mà đi vào lòng người. Đọc tới đâu thấy cả tấm lòng của tác giả với ông chồng tới đó. Cảm ơn tác giả nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 122,525
18/04/202411:38:00
Kiếm sống cũng có năm bảy đường, kiếm sống vừa hợp pháp, vừa chánh mạng thì càng quý. Thế gian có nhiều nghề hợp pháp nhưng lại là tà mạng, chẳng hạn như: mua bán rượu, cần sa (tùy tiểu bang), mở hộp đêm, giết mổ gia súc, sản xuất hay mua bán vũ khí… Mình có vài người bạn làm ở hãng LM, một hãng sản xuất vũ khí hàng đầu của nước Mỹ, rõ ràng là nghề hợp pháp nhưng chiếu theo lời Phật dạy thì lại không chánh mạng. Bạn mình cũng phân vân và ray rức, tuy nhiên vì lương cao, phúc lợi xã hội đầy đủ và cũng không dễ tìm được việc khác nên vẫn phải làm. Có lần bạn mình bị tai nạn đứt ngón tay, hãng bồi thường một món tiền lớn và bạn mình tâm sự: ”mình đứng máy sản xuất đạn dược, vũ khí đã gây chết chóc và thương tích cho người khác, có lẽ tai nạn này cũng là một sự trả quả”. Mình thật sự cũng chỉ biết an ủi một cách thường tình chứ cũng không biết nói gì hơn.
16/04/202410:31:00
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
12/04/202400:00:00
Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi đã rời quê hương để định cư ở nước ngoài thì người Việt đã xem như mất tất cả, vì họ không mang theo được gì đáng kể ngoài lòng yêu nước và di sản văn hóa, trong đó có âm nhạc được xây dựng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nếu con người cần có nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại thì âm nhạc chính là nhu cầu tinh thần giúp cho đời sống của họ thêm phong phú và ý nghĩa. Những bản nhạc gợi nhớ biết bao kỷ niệm một thời của từng cá nhân với quê hương, đất nước. Âm nhạc do đó chính là nhu cầu có thể nói là bức thiết đối với người lớn tuổi ở hải ngoại. Tiếng Hạc Vàng là chủ đề của cuộc thi hát do đài truyền hình SBTN thành phố Garden Grove, California tổ chức dành cho người từ 55 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ và nơi cư trú.
11/04/202410:53:00
Như vậy, tính đến nay, “Vườn đào Washington” đã có tuổi đời hơn 100 năm và đã để lại cho người dân Mỹ và du khách thập phương với biết bao ấn tượng về một vườn đào rực rỡ, nồng ấm tình hữu nghị của hai đất nước Mỹ- Nhật. Và cũng từ đó, mỗi năm khi hoa anh đào nở, chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, thu hút mọi người và hình thành nên nếp văn hóa đặc sắc với sự tham gia của các vị Đệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Nếp văn hóa ấy, được gọi là “Lễ hội hoa anh đào”.
09/04/202400:09:00
Tác giả Võ Phú tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Hoa Kỳ, 1994; tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Tác giả hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
05/04/202400:00:00
Lúc đó chồng tôi làm việc cho casino tên Nevada Club. Bob là quản lý làm việc lâu năm tại đó nên y đã dẫn dắt nghề nghiệp cho chồng tôi, cất nhắc từ việc giữ an ninh (security) đổi qua làm thợ sửa chữa và bảo trì những cái máy kéo tiền (slot machine) Lúc đó máy kéo tiền kiểu xưa, đúng nghĩa “kéo tiền” là đút tiền cents (đồng xu) vô cái kẽ hở của máy rồi cầm cây cần kéo xuống bằng tay chớ hổng có bấm nút như bây giờ. Mỗi khi trúng, ít nhiều gì, tiếng kêu loảng xoảng của tiền xu đổ xuống nghe cũng vui tai lắm. Lấy ly mà hứng. Đầy tràn rớt ra ngoài loảng xoảng. Hễ trúng độc đắc thì tiếng loa của máy réo rầm trời đèn màu thì chớp chớp như trên sân khấu nhạc kích động vậy. Mọi người đều ngưng tay kéo, ngó coi ai là người quá may mắn mà ao ước, mà vui theo.
04/04/202407:29:00
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
02/04/202419:08:00
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
29/03/202400:00:00
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
29/03/202400:00:00
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.