Hôm nay,  

Tôi đi lãnh Giải Viết Về Nước Mỹ

11/12/202300:00:00(Xem: 3039)
Giai Danh Du  
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Tác giả đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và lãnh nhiều giải từ năm 2001. Tác giả lảnh giải Danh dự 2023 Sau đây là bài viết về ngày lảnh giải


Năm 2023  là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
   
Hồi còn trung học tôi rất thích toán. Do đó khi lên lớp đệ nhị, bây giờ gọi là lớp 11, tôi ghi danh học ban B, tức là ban Toán ở trường Hưng Đạo trên đường Cống Quỳnh, quận 1 Sàigòn. Cuối năm thi Tú Tài 1 thì... rớt cái bịch! Từ đó tôi mới ngộ ra rằng mình không có năng khiếu về tính toán, cũng như trong các lãnh vực Khoa Học, Kỹ Thuật. Tôi liền chuyển qua ban C, tức ban Văn Chương, Sinh Ngữ và chuyển sang trường mới là trường Trường Sơn ở đường Lê văn Duyệt do nhà văn Nguyễn Sỹ Tế làm hiệu trưởng. Khi chọn đúng sở trường thì năm nào tôi cũng thi đậu với thứ hạng cao, kể cả bốn năm ở đại học Luật Khoa Sàigòn. Nếu tôi nhớ không lầm thì vào khoảng 1965, lúc tôi vừa thi đậu Tú Tài 2, sắp sửa lên đại học, hội Lion Club ở Sàigòn có mở một cuộc thi viết văn và tôi đã tham dự. Hội Lion Club là tổ chức phi chánh phủ được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1916, có chi nhánh tại Sàigòn và trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vậy mà lúc đó ít người biết lắm. Hình như hội viên của nó toàn là người giàu có và thế giá ở thủ đô? Hội hoạt động trong lãnh vực từ thiện, nhân đạo và cải thiện môi trường. Đề tài cuộc thi là   “Những điều chúng ta nghĩ, những lời chúng ta nói và những việc chúng ta làm có tác động và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cộng đồng, xã hội?” Kết quả là tôi đoạt giải danh dự, được chiêu đãi ở một nhà hàng rất sang trọng. Sau lần này tôi thấy mình yêu thích văn chương hơn và nghĩ rằng mình có thể viết văn được, vậy thôi. Tôi chưa bao giờ có ý muốn trở thành nhà văn. Sau này tôi có in sách và tự mình phát hành với số lượng nhỏ vừa đủ để tặng người thân và bạn bè, đọc cho vui thôi. Cuộc chiến Việt Nam từ năm 1965 đã bắt đầu leo thang. Vì hoàn cảnh gia đình, tôi không có cơ hội để viết cho đến khi định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1997.

Việc tôi tham gia Viết Về Nước Mỹ cũng chỉ là tình cờ. Câu chuyện rất dài, có thể tóm lược như sau: Sau biến cố 30-4-1975 tôi bị bắt đi “học tập cải tạo”. Trong trại tập trung tôi có quen anh bạn tên là KTG. Anh làm cùng ngành ngân hàng với tôi, cùng là sĩ quan biệt phái nên chúng tôi rất thân nhau. Anh KTG có người chú ruột làm bộ trưởng trong chánh phủ Bắc Việt. Vì không nhận mình là người có tội với “cách mạng” với nhân dân theo sự ép buộc của Việt Cộng nên anh bị trả thù và đày đọa cho tới chết. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, anh nhắn lại với tôi khi nào được tha về thì tìm đến ông chú và người thân trong gia đình kể lại sự thật cho họ biết. Khi được tha về và sống tại Sàgòn trong 20 năm tôi cũng không tìm được người thân của anh KTG, tôi chỉ biết được ông chú anh đã về và làm việc ở thành ủy trên đường Trương Định quận 3 thành phố Sàigòn nhưng tôi không có cách nào tiếp xúc được. Khi đến Hoa Kỳ tôi viết một bài về anh KTG, đặt tựa đề là Người Không Nhận Tội và để đó chờ thời. Một ngày nọ đọc được tờ Việt Báo, tôi rất mừng vì biết rằng người chủ trương là nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca, cả hai đều bị Việt Cộng kết tội là “biệt kích văn nghệ” và cầm tù anh chị tổng cộng là 14 năm. Việt Báo là tờ báo lớn ở Cali, có số độc giả rất đông, nhất là mục Viết Về Nước Mỹ nên tôi gửi bài “Người Không Nhận Tội” đến để cầu may. Tôi nói cầu may là vì bài viết không có một chút xíu nào dính líu tới nước Mỹ là chủ đề của tờ báo đặt ra, tôi sợ không được đăng. Nhưng may cho tôi là nó đã được lên báo và sau đó tôi nhận được email từ tòa soạn báo tin có người muốn liên lạc với tác giả “Người Không Nhận Tội”. Từ đó tôi liên lạc được với những người anh và em của anh KTG, có người ở Pháp, có người ở Mỹ. Và nhờ mục Viết Về Nước Mỹ mà tôi đã làm xong nhiệm vụ đối với người bạn quá cố, trút bỏ được gánh nặng mà tôi đã mang suốt mấy chục năm trời. Vậy mà tôi chưa có dịp nào chánh thức nói lời cám ơn Việt Báo. Dự tính khi đi lãnh giải vào ngày 26/11/2023 gặp anh chị Trần Dạ Từ và Nhã Ca tôi sẽ nhắc lại chuyện này nhưng anh chị đã về hưu và định cư ở Thụy Điển rồi. Thôi thì bài viết này xem như là lời cám ơn chân thành vậy.

Sau khi  “Người Không Nhận Tội” xuất hiện trên Việt Báo thì các tờ báo ở Cali và nhiều trang mạng lấy đăng lại, đài truyền hình SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ và ban kịch Túy Hồng cũng dựng thành kịch, giữ nguyên tên người không nhận tội, vai KTG do Nguyễn Anh Dũng đóng, trình chiếu trên cuốn Asia 36 với chủ đề Người Lính để vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa đã thua cuộc, bị cầm tù nhưng vẫn giữ vững khí tiết, chống Cộng Sản tới hơi thở cuối cùng. Hiện nay có nhiều người biết “người không nhận tội” mà không biết Duy Nhân là ai, cũng vui.
   
Được cô Hằng Nguyễn báo tin là tôi đã được vào chung kết cuộc thi Viết Về Nước Mỹ với giải danh dự, sẽ được tổ chức vào ngày 26-11-2023. Tôi rất vui vì đây là dịp để tới Cali, thủ đô của người Việt tị nạn mà tôi chưa lần đặt chân tới. Lần này tôi đi cùng bà xã và con gái. Chúng tôi đến trước vài ngày để đi thăm các thắng cảnh ở Cali như bãi biển Corona del Mar Main Beach, một bãi biển đẹp ở địa phương, đi thăm Hollywood, nơi hội tụ các diễn viên màn bạc lừng danh thế giới, thăm khu Phước Lộc Thọ và đi thăm vài người bạn thân trước đây cùng ở Chicago với tôi, trong đó có anh Phạm Châu Nam, người mà hai tháng trước đoạt giải Tiếng Hạc Vàng do đài truyền hình SBTN tổ chức. Anh Nam đang tiếp tục điều trị bệnh ung thư máu và sức khỏe hồi phục rất tốt.

Buổi lễ diễn ra ở studio đài truyền hình SBTN. Khoảng hai trăm khách mời được sắp xếp ngồi bên trái sân khấu gồm có các thành viên quốc hội liên bang và tiểu bang, các vị dân cử gốc Việt, các nhà bảo trợ, thân nhân các tác giả đoạt giải, phía trên bên phải sân khấu dành cho các tác giả trúng giải. Buổi lễ được truyền hình live trên Youtube SBTN, Việt Báo on line và Facebook Việt Báo. Tiếp khách thì có 12 cô rất xinh đẹp và duyên dáng, nổi bật trong chiếc áo dài màu cam, là màu chủ đề của tuyển tập VVNM năm 2023. Công phu nhất và đẹp nhất phải nói là cái background của màn hình sân khấu. Nó thay đổi liên tục đúng với nội dung, chủ đề đang diễn tiến. Thí dụ khi người MC giới thiệu tác giả Duy Nhân thì tôi được hướng dẫn bước lên sân khấu, đồng thời trên màn hình cũng hiện ra hình ảnh của tôi thật lớn cùng với tên tác phẩm đoạt giải. Trình độ tổ chức đến như thế thì phải nói là đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo, chu đáo, tỉ mỉ và sự tôn trọng đối với khách mời và người viết như thế nào.

Về hai MC là luật sư Nguyễn Hoàng Dũng và cô Thụy Trinh thì không chê vào đâu được, vì họ rất trình độ, chuyên nghiệp và có duyên, đặc biệt là cả hai đều có tài diễn xuất và khôi hài, giữ cho cả khán phòng lúc nào vui vẻ, sôi động hẳn lên. Hai MC là nhân tố góp phần vào việc tổ chức rất thành công trong buổi lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ lần này. Buổi lễ được mở đầu với ban hợp ca trình bày nhạc phẩm Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương với ba giọng hát chủ lực là Khánh Ly, Bích Liên và Jimmy Nhựt Hạ làm gợi nhớ ba dòng sông quê hương, nhớ ba miền Bắc, Trung, Nam mà ngậm ngùi, xúc động.
   
Về tham dự lễ phát giải Viết Về Nước Mỹ năm 2023 tôi có ý nguyện là được gặp mặt ba người. Đó là nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Trần Dạ Từ và diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, những người mà tôi ái mộ khi còn ở Việt Nam trước năm 1975. Chị Nhã Ca người Huế, sống ờ Sàigòn, viết nhiều thể loại như văn, thơ, bút ký. Tôi đọc và thích Đêm Nghe Tiếng Đại Bác, Giải Khăn Sô Cho Huế. Tác phẩm sau được trao giải văn học của Tổng Thống năm 1970. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về chị Nhã Ca như sau: “Chị là tiêu biểu rõ nét nhất cho nền văn chương nhân bản của miền Nam trong thời kỳ 1954-1975. Nhà thơ Trần Dạ Từ quê quán Hải Dương, di cư vào Nam năm 1954, làm thơ và viết báo. Năm 1963 kết hôn với chị Nhã Ca. Các bài thơ mà tôi yêu thích: Thuở Làm Thơ Yêu Em, Tỏ Tình Trong Đêm, Ngự Trị. Trong thời gian bị cầm tù từ 1976 đến 1988 anh làm rất nhiều thơ trong đó có bài  Hòn Đá Làm Ra Lửa rất hay, được nhiều người ưa thích. Hiện nay anh chị đã nghỉ hưu và sống bên Thụy Điển, nơi hai người từng được chánh quyền Thụy Điển bảo trợ và đón nhận đến định cư từ năm 1989. Hy vọng cháu Nina Hòa Bình tuổi trẻ tài cao sẽ tiếp tục sự nghiệp của anh chị, cùng với ban giám đốc làm cho tờ Việt Báo ngày càng khởi sắc và phát triển vững mạnh hơn. Từ bên trời Âu, trong buổi lễ trao giải anh chị vẫn có mặt trên màn ảnh sân khấu, gửi lời thăm hỏi đến mọi người và lời chúc mừng đến các tác giả được giải. Cám ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho mọi người gặp được anh chị... từ rất xa.

Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh sinh năm 1937 tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954. Từ năm 1975 đã bước vào ngành điện ảnh với cuốn phim đầu tiên Hồi Chuông Thiên Mụ, từ đó chị đã tham gia đóng không biết bao nhiêu là bộ phim với các diễn viên nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, và những phim truyền hình khác. Người ta vẫn còn nhớ chị trong các phim Người Tình Không Chân Dung, Bão Tình, Chiếc Bóng Bên Đường ở Việt Nam trước năm 1975. Chị là diễn viên Việt Nam duy nhất cho tới bây giờ được vinh danh ở Hollywood và nhận giải thành tựu trọn đời ở tuổi 84. Trong buổi lễ phát giải chị là người đầu tiên được mời lên phát biểu. Không ngờ ở tuổi 86 mà chị nói chuyện lưu loát và hay đến như vậy. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết chị là diễn giả nhà nghề của GTN (Greater Talent Network). Các trường đại học Hoa Kỳ và các tổ chức phụ nữ thường mời chị đến diễn thuyết cũng phải. Tôi rất vui đã được chụp hình với chị trong ngày phát giải rất trang trọng, thân tình và ấm áp chưa từng có. Còn các tác giả nữa, mặc dầu chưa quen biết nhau nhưng cùng nhau tay bắt mặt mừng như đã thân quen với nhau lâu lắm rồi. Cũng dễ hiểu thôi khi người ta có cùng mục đích, cùng yêu văn chương, chữ nghĩa. Thật là hạnh phúc khi tôi có thêm những người bạn mới: Tiểu Lục Thần Phong ở Atlanta, Kim Loan từ Canada, Biển Cát ở South Carolina vân vân...
   
Theo lời Kiều Chinh, Nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nhà thơ Nguyên Sa và bà là những người khởi xướng chương trình Viết Về Nước Mỹ từ tháng 4 năm 2000 nhằm mục đích bảo tồn Văn Hóa, giữ gìn tiếng Việt hải ngoại trong ý thức “Tiếng Việt còn, người Việt còn”. Mỗi tác giả là một trường hợp riêng, hoàn cảnh riêng từ lý do bỏ nước ra đi đến cách thức hội nhập vào xã hội mới Hoa Kỳ, rồi thì phải phấn đấu để tồn tại và vươn lên. Mỗi bài viết là một đóng góp vào trang lịch sử sống động của người Việt lưu vong, người Việt tị nạn. Quốc hội Hoa Kỳ đã tuyên dương Việt Báo về giá trị văn hóa, lịch sử và chương trình viết về nước Mỹ đạt được. Bộ sách cho đến năm 2023 là 23 cuốn, chắc chắn rằng sẽ còn thêm rất nhiều, rất nhiều cuốn nữa. Bộ sách đã được đưa vào thư viện quốc hội Hoa Kỳ là một vinh dự lớn dành cho Việt Báo và từng tác giả có tên trong sách. Cá nhân tôi đã tham gia viết về nước Mỹ từ những năm đầu cho đến năm nay và hy vọng vẫn còn tiếp tục.
 
– Duy Nhân
 

Ý kiến bạn đọc
11/04/202405:06:12
Khách
home remedy fungus <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> herbal suppository
11/12/202312:51:57
Khách
Nói lại cho rõ : Phim Hồi Chuông Thiên Mụ do Kiều Chinh đóng vai chính khởi sự quay từ 1957 và chiếu ra mắt tháng 1 năm 1959 - Duy Nhân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến