Hôm nay,  

Một Góc Nhìn Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 23

04/12/202310:05:00(Xem: 3519)
 
Nguyễn Văn Tới - Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 và giải vinh danh tác giả, tác phẩm 2021. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ông định cư tại Mỹ từ 1990, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông
 
VVNM1
Những tà áo thiên thần màu Cam bay lượn khắp nơi, phục vụ quan khách và những tác giả đoạt giải chung kết.
  
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23.

Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.

Nơi tổ chức buổi lễ là hội trường của đài truyền hình SBTN, nơi mà chúng ta thường được coi các ca nhạc sĩ biểu diễn trên các phương tiện thông tin. SBTN là chữ viết tắt của Saigon Broadcasting Television Network, là đài truyền hình đầu tiên phát sóng bằng tiếng Việt của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam do Nhạc Sĩ Trúc Hồ sáng lập. Văn phòng trung ương tọa lạc tại thành phố Garden Grove.

Đài SBTN, cũng như tất cả các đài truyền hình khác, họ phát đi những chương trình đa dạng về giải trí, phim ảnh và đời sống người Việt tại Mỹ và các nước Âu Châu để giữ gìn văn hóa Việt Nam. Họ là cầu nối của thế hệ thứ thứ nhất và các thế hệ trẻ lớn lên xa quê huơng. Hôm nay họ trực tiếp quay hình “live” buổi lễ trao giải đặc biệt nhất của Việt Báo.

Hai năm trước đây, Việt Báo đã dời trụ sở về chung một tòa nhà với đài SBTN để việc làm được thuận lợi hơn về tài chính và nhân sự. Vợ chồng Nhà Thơ Trần Dạ Từ và Nhà Văn Nhã ca sáng lập tờ Viet Bao Daily News năm 1992 và đến năm 2000, ông bà khai sáng thêm chương trình Viết Về Nước Mỹ, còn được gọi là Writing On America. Chương trình ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành cuộc thi viết về đời sống người Việt trên nước Mỹ. Tất cả bài vở đều được đưa vào thư viện của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, The Library Of Congress, là thư viện lớn nhất thế giới hiện nay.

Năm nay, ông bà Trần Dạ Từ và Nhã Ca đã về hưu, vui hưởng tuổi hạc, golden time, ở Thụy Điển nên không có mặt trực tiếp, nhưng ông bà vẫn theo dõi từ xa và gởi lời chào đến khán thính giả trong ngày lễ trao giải lần thứ 23 này qua màn ảnh truyền hình.


Việt Báo đã và đang đi đầu trong lĩnh vực văn hóa và văn chương, nối kết người Việt lại với nhau qua chương trình Viết Về Nước Mỹ. Đây là một khu vườn văn chương, hoa thơm cỏ lạ tuyệt vời nhất mà chúng tôi chỉ là những người làm vườn chăm chỉ, nâng niu, chăm sóc, tô điểm thêm vẻ đẹp rạng ngời sẵn có của nó.

Chúng tôi vun bón một ít niềm tin và tưới tắm thêm một chút sức sống cho khu vườn hoa muôn sắc cuộc sống của người Việt Nam trên quê hương thứ hai ngày càng xinh tươi. Chúng tôi đổ mồ hôi trên mảnh đất VVNM, cầu mong những hạt mầm tương lai sẽ cựa mình thoát ra lớp vỏ cứng để vươn lên thành vô số các nụ hoa đẹp cho đời.

Nhà Thơ nổi tiếng Nguyên Sa, tác giả bài thơ “Áo Lụa Hà Đông”, đã nhìn thấy trước được sự ích lợi của chương trình này. Tuy đã qua đời nhiều năm qua, ông còn để lại một câu nói như một lời tiên tri chính xác về chương trình VVNM này như sau: “Đây là cuốn sử được viết bằng ngàn người Việt Nam”.

Có người đã ví von một cách hài hước rằng cuộc sống người Việt ở thủ đô tỵ nạn này, như mọi công dân Mỹ khác, cái gì cũng trả góp: nhà trả góp, xe trả góp, chỉ mỗi việc lấy vợ là phải trả … tiền mặt. Nhưng một trong những điểm nhấn của người Việt Nam ở đây là nét văn hóa gìn giữ tiếng nói và chữ viết của người mình. Việt Báo vẫn là người tiên phong, đặt nền móng cho một chương trình đã và đang nổi tiếng trong gần 25 năm qua với buổi lễ trao giải lần thứ 23, vinh danh những tác giả và tác phẩm của họ viết về những mảnh đời lành lặn lẫn những mảnh đời rách nát, tang thương, về muôn vạn nẻo đường đời mà người Việt Nam mình vẫn đang bước đi.

Xin thành thật tri ân những người tổ chức buổi lễ thành công một cách xuất sắc. Chúng tôi trân trọng và cảm phục sức làm việc không mệt mỏi cô CEO trẻ tuổi và tài năng Nina Hòa Bình, con gái Bố Mẹ Từ-Nhã, chị Hằng ban tổ chức VVNM và những cộng tác viên, và đặc biệt 12 tà áo thiên thần màu Cam luôn bay lượn, phục vụ hàng trăm khách tham dự với nụ cười lúc nào cũng xinh tươi.

Tôi biết, tôi tin, và tôi cảm nhận được sâu sắc rằng người Việt mình vẫn viết “trang sử ngàn người” và sẽ viết ngày càng mạnh mẽ hơn, điển hình là qua ¼ thế kỷ, chương trình VVNM của Việt Báo vẫn từng bước vững chãi đi lên, và chắc chắn sẽ còn đi tiếp nhiều năm nữa.
 
VVNM2
Người đoạt giải quán quân VVNM năm nay là tác giả Lê Xuân Mỹ, ngực mang bảng tên đỏ.
Từ trái: Vợ chồng Nhạc sĩ Ngọc Bích và Cao Minh Hưng, Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới. Cô CEO của Việt Báo, Nina Hòa Bình, và cô giám khảo Tường Vi.
VVNM3
    Ca sĩ Khánh Ly và ban nhạc đồng ca bài Hội Trùng Dương
                     
 
Nguyễn Văn Tới.
Mùa Thanksgiving năm 2023.
 

Ý kiến bạn đọc
04/12/202320:51:56
Khách
Kỷ niệm ngày Phát Giải VVNM 2023 lại ùa về, làm thổn thức lòng em gái Canada :)
Cám ơn bài viết của anh Nguyễn Văn Tới,
Thân mến và chúc sức khỏe,
KIM LOAN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,156
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cách đây vài năm, nhân dịp đi thăm gia đình ở thành phố Arlington tiểu bangTexas bên Mỹ vào đúng mùa Trung Thu, tôi thấy các chợ Việt Nam tại đây bày bán nhiều loại bánh Trung Thu do chính người Việt sản xuất tại các thành phố đông người Việt như Dallas, Houston và California bên cạnh bánh Trung Thu nhập từ Taiwan, Mã Lai, China. Mặc dù Trung Thu chỉ phổ biến ở một số nước Châu Á như China, Korea, Singapore, Taiwan, Việt Nam, Japan cửa hàng Costco cũng nhạy bén nhập về các loại bánh trung thu, bánh pía. Người Việt mình tha hồ có nhiều lựa chọn. Bánh Trung Thu "Made in China" từ lâu vốn mang tiếng làm ăn gian dối trở thành lép vế hẳn đi. Cứ sau mỗi mùa Trung Thu những hộp bánh ế phần nhiều là hàng China, chợ đã phải hạ giá on sale buy 1get 1 free
Đầu tháng 8 năm nay khí hậu vùng Hoa thinh Đốn tương đối tốt so với Texas hay Florida. Mấy người bạn cư ngụ các vùng kể trên than trời nóng quá nhất là vào buổi trưa. Tuy thế Vân cũng từ chối đi chơi xa hay họp mặt với nhóm bạn già. Chẳng là Vân có hai người cháu, người gọi là cô, người gọi là dì có con được nhận vào trường Y. Bố mẹ các cháu mừng lắm vì ngày nay số sinh viên được nhận vào Y khoa rất ít so với thời Bố Mẹ các cháu mấy chục năm về trước. Hai gia đình mời Vân dự lễ "Khoác áo trắng" (White Coat Ceremony) để chúc các cháu may mắn, thành công trên đường học vấn. Nghe đâu việc học còn dài, 6 hay 7 năm nữa mới hoàn tất, nếu suông sẽ, không gặp trở ngại.
Thế là cuối cùng tôi cũng đã đến được Hoa Kỳ, thỏa mãn ước mơ tìm tự do sau hai mươi lần cố gắng vượt biên, trải qua gần sáu năm tù ở các trại lao động cưỡng bức với ba lần bị bắt, hơn mười năm “chết dí” bên trời tị nạn Phi Luật Tân vì tới đảo sau ngày đóng cửa (cut-off date!) Thời gian này vừa đi làm vừa dự định đi học nên tôi đã nộp đơn vào một trường Community College ở VA, rồi được xếp lớp và nhận được “financial aid” xong nhưng vì cha mẹ tôi bên nhà đau yếu nhiều, không có tiền thuốc thang, tôi đành bỏ học theo người anh lớn tuổi cùng ở bên đảo ngày xưa về SC làm “nails!” Nhưng dù vậy tôi vẫn nghĩ sẽ cố gắng làm để có tí tiền nuôi thân và gửi về cho cha mẹ già chút đỉnh chữa bệnh trước rồi từ từ sẽ thu xếp đi học lại do đó khi làm được vài tháng, túi có rủng rỉnh ít tiền, tôi liền mua quà và mang ra bưu điện gần nhà để gửi về Việt Nam ngay.
Ông bà ta ngày xưa trân quí tuổi thọ, sống được đến tuổi năm mươi là đã ăn mừng ngũ tuần, vì nhân sinh thất thập cổ lai hy, chẳng mấy người sống đến tuổi 70. Ngày nay con người sống khoẻ sống vui, đến 50 vẫn còn lả lướt sàn trên nhảy, cặp bồ nhí, đánh tennis, trèo núi, du lịch ba lô, v.v. Sống đến thất thập không còn là chuyện cổ lai hy nữa. Và số người thọ đến 80, 90 không còn là hiện tượng hiếm.
Tôi thả trí tưởng tượng như thả diều khi nhỏ, con diều chắp cánh cho ước mơ bay cao, bay xa hơn cuộn chỉ nhỏ nhoi có trong tay nên cánh diều bay mất tuổi thơ. Trí tưởng tôi loại bỏ hai người ngồi tâm sự đêm qua là đôi tình nhân trẻ vì biết đâu họ là một cụ ông với một cụ bà, họ thích sống đơn sơ trong ngôi nhà nhỏ để không tốn thời giờ chăm sóc những ngôi nhà to thì mới còn thời giờ chăm sóc cho nhau, tận hưởng thời gian còn lại bên nhau… Tóm lại là một buổi tối thật đẹp cho hai người, và trên thế gian này có rất rất nhiều những hai người cũng muốn hàn huyên tâm sự, chia sẻ, chăm sóc cho nhau nhưng thời gian của họ đã bị tham vọng, quyền chức và vật chất giết chết nên họ đành xa nhau…
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai mươi mươi ba - gồm những bài viết được phổ biến trên nhật báo Việt Báo và trên vietbao.com từ ngày 1 tháng Bẩy 2021 tới 30 tháng Sáu 2023 - sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật 26 Tháng Mười Một 2023 tại Garden Grove, CA, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Bà Phiên kéo rèm, mở tung hết các cửa sổ cho nắng sớm ùa vào phòng. Nắng Tháng Ba vàng tươi, trong trẻo. Đúng là Nàng Xuân đã tới, đã xua đi những u ám, xám ngắt của những ngày tháng mùa đông lạnh lẽo. Bước ra vườn sau, bà vươn vai, hít thật sâu cho không khí trong lành của buổi ban mai tràn vào đầy buồng phổi. Trời đẹp quá, mấy cây cải Nhật như đang say sưa tắm nắng, cây cối đã hồi sinh. Những hột kinh giới, tiá tô, húng quế, húng lủi, dấp cá... rơi xuống từ mùa trước nay đã nẩy mầm cho ra những cây con bé li ti. Những chùm nụ hồng bé tí đã ra đầy trên giàn, mấy cành Quỳnh điểm những nụ hoa xinh xinh bằng đốt ngón tay út. Nhìn qua hàng rào, rặng cây Dogwood sau nhà đơm đầy nụ trắng thanh khiết, gió nhè nhẹ, không gian thoang thoảng thơm như hương hoa Lài, hoa Ngọc Lan.
Định cư hơn hai mươi năm, nàng chọn xóm Bolsa, thủ phủ tỵ nạn có đồng hương đông vui làm quê quán cuối đời. Thuở trước nàng có đến mấy cuộc tình đẹp, một đời chồng qua bạn bè mát tay giới thiệu, chú rể giữa đường gãy gánh đồng cảnh ngộ, chàng nàng hăng hái mơ chuyến này thần tình ái đón chào hai đứa mình. Sau vài năm chung sống cá tính của hai người không còn thích hợp, mỗi người tự động cất gánh ra đi không kèn trống khác hẳn “ngày hợp hôn” bạn bè đông đủ chúc mừng trăm năm hạnh phúc.
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.”
Nhạc sĩ Cung Tiến