Hôm nay,  

Một Góc Nhìn Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 23

04/12/202310:05:00(Xem: 3517)
 
Nguyễn Văn Tới - Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 và giải vinh danh tác giả, tác phẩm 2021. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ông định cư tại Mỹ từ 1990, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông
 
VVNM1
Những tà áo thiên thần màu Cam bay lượn khắp nơi, phục vụ quan khách và những tác giả đoạt giải chung kết.
  
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23.

Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.

Nơi tổ chức buổi lễ là hội trường của đài truyền hình SBTN, nơi mà chúng ta thường được coi các ca nhạc sĩ biểu diễn trên các phương tiện thông tin. SBTN là chữ viết tắt của Saigon Broadcasting Television Network, là đài truyền hình đầu tiên phát sóng bằng tiếng Việt của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam do Nhạc Sĩ Trúc Hồ sáng lập. Văn phòng trung ương tọa lạc tại thành phố Garden Grove.

Đài SBTN, cũng như tất cả các đài truyền hình khác, họ phát đi những chương trình đa dạng về giải trí, phim ảnh và đời sống người Việt tại Mỹ và các nước Âu Châu để giữ gìn văn hóa Việt Nam. Họ là cầu nối của thế hệ thứ thứ nhất và các thế hệ trẻ lớn lên xa quê huơng. Hôm nay họ trực tiếp quay hình “live” buổi lễ trao giải đặc biệt nhất của Việt Báo.

Hai năm trước đây, Việt Báo đã dời trụ sở về chung một tòa nhà với đài SBTN để việc làm được thuận lợi hơn về tài chính và nhân sự. Vợ chồng Nhà Thơ Trần Dạ Từ và Nhà Văn Nhã ca sáng lập tờ Viet Bao Daily News năm 1992 và đến năm 2000, ông bà khai sáng thêm chương trình Viết Về Nước Mỹ, còn được gọi là Writing On America. Chương trình ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành cuộc thi viết về đời sống người Việt trên nước Mỹ. Tất cả bài vở đều được đưa vào thư viện của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, The Library Of Congress, là thư viện lớn nhất thế giới hiện nay.

Năm nay, ông bà Trần Dạ Từ và Nhã Ca đã về hưu, vui hưởng tuổi hạc, golden time, ở Thụy Điển nên không có mặt trực tiếp, nhưng ông bà vẫn theo dõi từ xa và gởi lời chào đến khán thính giả trong ngày lễ trao giải lần thứ 23 này qua màn ảnh truyền hình.


Việt Báo đã và đang đi đầu trong lĩnh vực văn hóa và văn chương, nối kết người Việt lại với nhau qua chương trình Viết Về Nước Mỹ. Đây là một khu vườn văn chương, hoa thơm cỏ lạ tuyệt vời nhất mà chúng tôi chỉ là những người làm vườn chăm chỉ, nâng niu, chăm sóc, tô điểm thêm vẻ đẹp rạng ngời sẵn có của nó.

Chúng tôi vun bón một ít niềm tin và tưới tắm thêm một chút sức sống cho khu vườn hoa muôn sắc cuộc sống của người Việt Nam trên quê hương thứ hai ngày càng xinh tươi. Chúng tôi đổ mồ hôi trên mảnh đất VVNM, cầu mong những hạt mầm tương lai sẽ cựa mình thoát ra lớp vỏ cứng để vươn lên thành vô số các nụ hoa đẹp cho đời.

Nhà Thơ nổi tiếng Nguyên Sa, tác giả bài thơ “Áo Lụa Hà Đông”, đã nhìn thấy trước được sự ích lợi của chương trình này. Tuy đã qua đời nhiều năm qua, ông còn để lại một câu nói như một lời tiên tri chính xác về chương trình VVNM này như sau: “Đây là cuốn sử được viết bằng ngàn người Việt Nam”.

Có người đã ví von một cách hài hước rằng cuộc sống người Việt ở thủ đô tỵ nạn này, như mọi công dân Mỹ khác, cái gì cũng trả góp: nhà trả góp, xe trả góp, chỉ mỗi việc lấy vợ là phải trả … tiền mặt. Nhưng một trong những điểm nhấn của người Việt Nam ở đây là nét văn hóa gìn giữ tiếng nói và chữ viết của người mình. Việt Báo vẫn là người tiên phong, đặt nền móng cho một chương trình đã và đang nổi tiếng trong gần 25 năm qua với buổi lễ trao giải lần thứ 23, vinh danh những tác giả và tác phẩm của họ viết về những mảnh đời lành lặn lẫn những mảnh đời rách nát, tang thương, về muôn vạn nẻo đường đời mà người Việt Nam mình vẫn đang bước đi.

Xin thành thật tri ân những người tổ chức buổi lễ thành công một cách xuất sắc. Chúng tôi trân trọng và cảm phục sức làm việc không mệt mỏi cô CEO trẻ tuổi và tài năng Nina Hòa Bình, con gái Bố Mẹ Từ-Nhã, chị Hằng ban tổ chức VVNM và những cộng tác viên, và đặc biệt 12 tà áo thiên thần màu Cam luôn bay lượn, phục vụ hàng trăm khách tham dự với nụ cười lúc nào cũng xinh tươi.

Tôi biết, tôi tin, và tôi cảm nhận được sâu sắc rằng người Việt mình vẫn viết “trang sử ngàn người” và sẽ viết ngày càng mạnh mẽ hơn, điển hình là qua ¼ thế kỷ, chương trình VVNM của Việt Báo vẫn từng bước vững chãi đi lên, và chắc chắn sẽ còn đi tiếp nhiều năm nữa.
 
VVNM2
Người đoạt giải quán quân VVNM năm nay là tác giả Lê Xuân Mỹ, ngực mang bảng tên đỏ.
Từ trái: Vợ chồng Nhạc sĩ Ngọc Bích và Cao Minh Hưng, Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới. Cô CEO của Việt Báo, Nina Hòa Bình, và cô giám khảo Tường Vi.
VVNM3
    Ca sĩ Khánh Ly và ban nhạc đồng ca bài Hội Trùng Dương
                     
 
Nguyễn Văn Tới.
Mùa Thanksgiving năm 2023.
 

Ý kiến bạn đọc
04/12/202320:51:56
Khách
Kỷ niệm ngày Phát Giải VVNM 2023 lại ùa về, làm thổn thức lòng em gái Canada :)
Cám ơn bài viết của anh Nguyễn Văn Tới,
Thân mến và chúc sức khỏe,
KIM LOAN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,033
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến