Hôm nay,  

Lễ Mặc Áo Trắng

26/09/202307:26:00(Xem: 2935)

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.


Đầu tháng 8 năm nay khí hậu vùng Hoa thinh Đốn tương đối tốt so với Texas hay Florida. Mấy người bạn cư ngụ các vùng kể trên than trời nóng quá nhất là vào buổi trưa. Tuy thế Vân cũng từ chối đi chơi xa hay họp mặt với nhóm bạn già. Chẳng là Vân có hai người cháu, người gọi là cô, người gọi là dì có con được nhận vào trường Y. Bố mẹ các cháu mừng lắm vì ngày nay  số sinh viên được nhận vào Y khoa rất ít  so với thời Bố Mẹ các cháu mấy chục năm về trước. Hai gia đình mời Vân dự lễ "Khoác áo trắng" (White Coat Ceremony) để chúc các cháu may mắn, thành công trên đường học vấn. Nghe đâu việc học còn dài, 6 hay 7 năm nữa mới hoàn tất, nếu suông sẽ, không gặp trở ngại.

Hai cháu học 2 trường khác nhau, một cháu học trường Y Pritzker, Chicago, một cháu học Đại học Virginia. Hai buổi lễ cách nhau 1 tuần nên Vân có  thể tham dự cả hai. Vân xin ghi lại hai nơi để quý ông bà ở nhà có khái niệm, hình dung tổng quát buổi lễ.
 
Đại Học Chicago:

le mac ao trang 1
                                
                                                
Cách nhà ở Fairfax, Virginia 1g30 nếu đi phi cơ. Vân không biết nếu lái xe thì mất bao lâu tuy nhiên phải ra phi trường sắp hàng cũng lâu, gần cả tiếng. Ngày nay phi trường đông khách,  không vắng vẻ thưa thớt như mấy năm trước. Lúc kiểm soát an ninh chờ đợi  cũng lâu  nhưng khi máy bay cất cánh thời gian qua nhanh, đọc chưa xong quyển sách đã đến nơi. 

Thành Phố Chicago:

le mac ao trang 2
Vân mới đến Chicago lần đầu.Lúc  đi học ở quê nhà qua sách vở được biết Chicago mùa Đông thường dưới âm độ, còn có tên gọi là" Thành Phố Gió (Windy city), đông dân thứ ba Hoa kỳ, sau Nữu Ước, Los Angeles. Chủ nhật là ngày lễ Mặc Áo Trắng cho các Tân Sinh Viên Y khoa nhưng thứ sáu cả nhà đã đến Chicago. Các anh em và bà con cô cháu dâu khoảng 10 người từ Cali, Florida cũng bay đến Chicago từ thứ sáu vì lúc này máy bay hay thay đổi giờ giấc thình lình, có khi chậm 5, 3 tiếng, có khi dời chuyến bay lại ngày hôm sau. Hành khách  phải ngồi chờ lây lất ở phi trường hay ra ngoài mướn khách sạn ở tạm. Nghe như phi lý mà có thật. Nhờ đến sớm nên cả nhóm có thì giờ đi thăm loanh quanh thành phố.

Khách sạn ở nằm trong thị trấn nên chung quanh thấy toàn cao ốc, cao nghệu, nhìn mõi mắt, không biết mấy chục tầng san sát nhau. Nghe nói Chicago có Willis Tow­­­­­­­er cao 108 tầng nhưng Vân không có dip đi ngang qua. Đường phố chi chít ngang dọc. Ngân hàng, tiệm buôn, nhà hàng ăn uống  nằm dọc theo các con đường. Cây cảnh xinh đẹp, cỏ hoa xanh tươi hấp dẫn du khách. Gần khách sạn có con sông. Bờ sông đường tráng nhựa, vỉa hè nhỏ đầy  khách bộ hành (River walk?). Dưới nước có du thuyền nhỏ xinh xắn chở đầy du khách, chiếc qua chiếc lại vui mắt. Ngoài đường lớn có những chiếc bus to chở du khách đi xem thắng cảnh thành phố (hop on, hop off bus).

Thiên hạ đi lại trên vỉa hè đông như ngày hội  giống Hong kong hay Nữu Ước. Hóa ra vào thời gian ấy Chicago có buổi hòa nhạc nên thiên hạ khắp nơi về tham dự. Theo lời anh cô cháu dâu kể lại, khách sạn Hilton East và West có 2032 phòng đã đầy khách  và nhà xe cũng hết chỗ. 
 
Khu Phố Viêt Nam:

Chiều thứ sáu cả nhóm đi ăn ở khu  phố Việt Nam. Xe chạy ngang  qua các ngôi nhà riêng, các biệt thự xinh xắn đến khu phố buôn bán sầm uất. Nhiều người Việt Nam đi lại, vui vẻ  chuyện trò tiếng Việt. Các bảng hiệu toàn tiếng Việt như: Bún Riêu, Phở... Đến góc phố khác  thấy bảng hiệu thật to ghi: NHÀ THUỐC TÂY..., PHÒNG MẠCH BÁC SĨ..., không có chữ Anh nào trên bảng hiệu. Tôi nghĩ có lẻ quý chủ nhân các tiêm này  chỉ hoan nghênh khách Việt Nam, chê thân chủ người bản xứ?. Chúng tôi vào tiệm Bún Riêu. Khách khá đông, phải đứng chờ. Hầu bàn ăn mặc sạch sẻ, tươi cười, bận tíu tít. Tuy là tiệm Bún Riêu nhưng có bán các thức ăn khác: bánh xèo, phở áp chảo, mì xào đồ biển... Món nào cũng đầy đặn, có lẻ 2 phụ nữ mới tiêu thụ hết 1 phần ăn. Cũng có vài bàn người da trắng.

PHỐ TÀU:

le mac ao trang 3
Hôm sau  chúng tôi viếng phố Tàu, ở  xa khách sạn và to hơn khu phố Việt Nam. Theo tôi nơi này giống như phố Tàu ở Nữu Ước nhưng nhỏ hơn. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu nhưng khi giao thiệp buôn bán thì nói tiếng Anh. Tôi nhớ lại  cũng  như người Việt mình, gặp nhau thì trò chuyện toàn bằng tiếng Việt. Cả khu phố nhà hàng, tiệm buôn  đều rất rộng, dưới tầng trệt và trên lầu.  Họ bán quần áo, tơ lụa, chén dĩa đủ loại như một siêu thị Mỹ. Bảng hiệu có tiếng Tàu và tiếng Anh.  Vào chợ Tàu mua thức gì cũng có. Có phòng giải trí cho người lớn và trẻ con. Nhà hàng ăn rộng rãi, khách Á Châu, da trắng, Ấn độ ...             
                                                          
 
MICHIGAN Lake:         
                                                  
Chúng tôi đến thương xá...  gần Michigan Lake. Nơi đây bán quần áo, quà lưu niệm, nhiều lắm, thức ăn các quốc gia khác nhau:Ý, Ấn, Mỹ...Gần thương  xá có khu giải trí, người đi lại như ngày hội. Cái Ferris Wheel thật to quay chậm chậm, ngồi ở băng gỗ nơi bờ hồ nhìn lên thấy rõ lắm. Dưới hồ những chiếc du thuyền nhỏ chở đầy người viếng cảnh. Trạm bán vé du thuyền nằm bên lề đường. Những chiếc băng gỗ đặt rãi rác trên bờ hồ. Từng đàn chim bay lên, đáp xuống tìm mồi. Cảnh bên bờ hồ nhộn nhịp, rất vui và đẹp...
                                                                                                                                                                                                                                                                                      le mac ao trang 4    
LỄ MĂC ÁO TRẮNG Ở ĐẠI HỌC PRITZKER, Chicago:

Được tổ chức ở nhà thờ rất rộng trong khuôn viên Đại học. Các sinh viên đến trường trước gia đình và giờ hành lễ cả tiếng. Nhà trường không giới hạn người tham dự nên có khoảng 90 sinh viên nhưng  thân hữu và phụ huynh rất đông, đầy kín nhà thờ. Giáo sư và sinh viên ngồi các hàng ghế đầu. Trước tiên là chào cờ, quốc ca, kế đến ông Viện trưởng ban huấn từ...Thiên hạ vỗ tay vang dội. Xong các sinh viên lần lượt được gọi tên theo thứ tự A,B, C lên sân khấu để được vị giáo sư  khoác áo choàng trắng, tặng ống nghe(stethoscope) bắt tay chúc lành và chụp ảnh. Đi lên sân khấu một đường, trở về theo một lối khác, trật tự, trang trọng.Các tân sinh viên gồm nhiều quốc tịch: da trắng, da đen, Đại Hàn, Nhật Bổn, Ấn Độ, Trung Hoa, Viêt Nam. Có người nhìn giống như Việt Nam nhưng hỏi ra mới biết là ngừời Tàu hay Đại Hàn. Nữ sinh viên cũng nhiều có lẻ đến 1/5. Kẻ cao người thấp, to lớn hay gầy gầy khác nhau nhưng áo khoác ai cũng vừa vặn , không rộng hay hẹp, rất đẹp.

Khi buổi lễ hoàn tất mọi người được mời sang ngôi nhà rộng gần nhà thờ có bày thức ăn, nước uống sẵn sàng và rất nhiều: rượu nhẹ, nước trái cây, nước lạnh, tôm, thit gà, bò, heo, rau, trái cây ê hề. Bàn  ghế cũng nhiều nhưng khách đông hơn nên có người phải đứng. Các nam nữ nhân viên bưng khay nước và thức ăn mời từng bàn như tiệc ở nhà hàng. Tất cả đều miễn phí. Vân nghĩ trường này có vẻ nhà giàu . Về nhà mở google ra xem mới biết trường thành lập năm 1890 do ông Tỷ phú dầu lửa John D Rockefeller tài trợ  và vị mạnh thường quân khác hiến đất (210 mẩu Anh?). Được biết hơn 6000 đơn xin nhưng chỉ có 89 người đươc nhận. Vân có bài thơ con cóc mừng cháu Chris:
 
          Mừng cháu Chris Được Nhận Vào Trường Y
 
          Nắng Hè tỏa rộng khắp không gian
          Được học trường Y chẳng dễ dàng
          Sĩ tử sáu ngàn nhận chín mươi
          Mừng cháu bước đầu vui mẹ cha 
          Trở thành Bác sĩ đường còn xa
          Chuyên cần học tập tháng  ngày  qua
          Cơm cha áo mẹ công thầy dạy
          Chúc cháu thành công vui cả nhà
 
ĐAI HỌC Y KHOA VIRGINIA:

Cách nhà ở Faifax, Virginia khoảng hơn 3 tiếng lái xe nên sáng đi chiều về, khỏi thuê khách sạn. Bố cháu Daniel trước cũng học ở Đại hoc Virginia (UVA). Daniel đã học UVA 4 năm rồi, có bạn cùng phòng người Ấn Độ. Cả hai đều được UVA nhận vào Y khoa nên hai 2 người tiếp tục là bạn cùng phòng với nhau nữa.

Trường UVA giới hạn người tham dự lễ "Mặc Áo Trắng". Mỗi sinh viên chỉ có 4 vé mời. Daniel xin của người bạn gia đình ở xa không đi dự lễ được nên Vân và cô em gái mới có vé mời.

Khuôn viên trường rất rộng thấy như gần mà đi mãi mới đến. Nghi lễ  cũng giống nhau. Chào cờ  khai mạc, viên trưởng  chào mừng các Tân sinh viên Y khoa, ban  huấn từ...

Một  Bác sĩ trong ban giảng huấn khóac  áo trắng cho sinh viên, tặng 1 hộp đựng ống nghe, bắt tay và chụp ảnh kỹ niệm. Nếu ai là bác sĩ hay giảng viên của trưòng thì được mời lên sân khấu khoác áo trắng cho con mình...

Sau buổi lễ sinh viên và gia đinh, thân hữu ra sân cỏ trước  ngôi nhà hành lễ chụp ảnh kỹ niêm, chuyện trò trước khi chia tay.  Hai trường Đại Học Y khoa Chicago va UVA có chút khác nhau là trường Pritzker tặng cho sinh viên áo khoác trắng dài đến đầu gối có thêu tên trường. Sinh viên trường UVA  được tặng áo khoác ngắn nhưng có thêu tên trường và tên  sinh viên.

Trường Chicago có tiệc sau buổi lễ. Trường UVA sinh viên , gia đinh,  thân hữu cùng nhau ra sân cỏ trước tòa nhà chuyên trò, chụp ảnh kỹ niệm trước khi chia tay.

Hôm ấy gia đình Daniel và Vân ra phố ăn tối trước khi trở về nhà. Vân không có tiền thưởng cháu nên tặng Daniel một bài thơ. Không biết cháu có hiểu ý nghĩa bài thơ không nhưng cũng cảm động và cám ơn Vân lắm:
   
  Chúc Mừng Daniel Vào Trường Thuốc
 
      Mây trắng trời xanh chim hót vang
      Được nhận trường Y thật quá sang
      Trương tốt, thầy hay, Daniel giỏi
      Ông Bà có cháu thật là ngoan
      Hoc thành Bác sĩ cực vô vàn
      Thức khuya dậy sớm chẳng từ nan
      Thành công tốt nghiêp xin cầu chúc
      Chữa bênh cứu người, tấm lòng vàng
       
Vân rất vui thấy hai cháu được nhận vào trường Y nhưng đường học còn dài, chương trinh học khó và rất tốn kém so với các ngành nghề khác. Cầu mong ơn trên ban phước lành cho hai cháu và các Tân sinh viên Y khoa vượt qua khó khăn, đạt mộng ước, học được những tiến bộ, hay, lạ của nước văn minh Hoa kỳ, hầu giúp những người ốm đau bệnh tật.  Vân cũng cầu chúc người Việt quê nhà  và hải ngoại được bình an khỏe mạnh,may mắn hạnh phúc,hoc sinh và sinh viên có thầy hay trò giỏi. Bên ngoài chim hót liu lo,nắng hè phủ lên các khóm rau, bụi hoa, cành cây, sân cỏ...
 
 Virginia, tháng 8 năm 2023
    Ngọc Hạnh
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,477
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến