Hôm nay,  

Nắng như trải bột vàng trên sườn đồi cỏ…

12/09/202315:16:00(Xem: 2749)

hoa vàng (2)

 

 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018.

 

*

 

Góc màn hình laptop hiện lên tháng sáu, bỗng nhớ câu văn tháng sáu đã đọc tự bao giờ nhưng ở lại trong tâm trí vì lạ! “It was June, and the world smelled of roses. The sunshine was like powdered gold over the grassy hillside. - Đó là tháng sáu, và thế giới có mùi hoa hồng. Nắng như phủ bột vàng trên sườn đồi cỏ.”

 

Câu văn diễn tả tháng sáu với không gian có mùi hoa hồng và nắng như bột vàng phủ trên sườn đồi cỏ hơi lạ với suy nghĩ trong đầu óc Việt nam về nắng tháng sáu ở quê nhà, nắng chang chang đến hoa mắt.  Nắng tháng sáu nơi tạm dung, nắng đến lái xe ban trưa cứ tưởng mặt đường phía trước trời đang mưa, nhưng khi chạy đến lại chẳng có hạt mưa nào, mặt đường phía trước nữa lại cứ như nước bốc hơi vì mưa... Nên tôi nghĩ có thể đây là tháng sáu của tác giả là một người châu Âu ở lục địa già vì tôi từng lang thang trên những con đường ngoại ô từ Đức sang Hoà lan, sang Bỉ, sang Pháp… thực sự hoa hồng dại mọc ven đường to như cái bát ăn cơm, đỏ tươi và kiều diễm không thua hoa hồng trưng bày trong những tiệm bán hoa.

 

Ở châu Âu hoa gì cũng đẹp nhờ khí hậu và lượng mưa, tôi nghĩ vậy khi ngắm nhìn những bông hoa dại đẹp rực rỡ, đẹp khác với trong bình pha lê vì sự hoang dã luôn kích thích tính phiêu lưu, sự tò mò của con người. Và ấn tượng với một hôm lang thang trên những con phố nhỏ ở Đan Mạch vào một buổi sáng tháng sáu, tôi đã thấy một cái bàn, hai ghế ngồi có dựa lưng thuộc loại “table for two” bằng sắt sơn đen, hoa văn cổ điển trước ngôi nhà nhỏ xíu nhưng xinh xắn nhờ tươm tất và nhiều loại hoa trồng làm cho ngôi nhà có giá trị khó tính bằng tiền bạc, ít nhất là riêng tôi đứng trước ngôi nhà nhỏ và xưa cũ nhưng lữ khách qua đường mang lòng cảm khái gia chủ đã chăm sóc ngôi nhà ra cái tổ ấm của một đôi uyên ương; nhìn không chán mắt vì đến một tuổi nào đó trong đời, người ta mới hiểu được thế nào là tổ ấm gia đình, người ta sẽ thay đổi quan niệm về nhà cao cửa rộng là hạnh phúc như khi còn trẻ.

 

Ngôi nhà dễ thương bên Đan Mạch, dễ mến hơn tôi tả. Đặc biệt là những gì trên bàn mà tôi đã thấy như cái vỏ chai rượu vang đã hết cạn, hai cái ly chân cao trong veo, đọng một chút rượu vang đưới đáy ly như chứng tích một cuộc sum vầy mỹ mãn vì chẳng có gì nghiêng ngả hay đổ vỡ. Một cây nến trắng tàn lụi tới mặt bàn, chứng tỏ cuộc hàn huyên đêm qua của hai người nọ đã đi vào kỷ niệm, và một bông hồng còn tươi nguyên nhờ sương đêm và thời tiết bên Đan mạch mùa hè ban dêm chỉ 10 độ C. Ôi, hình ảnh bông hồng tháng sáu bên Đan mạch làm tôi hiểu hay có thể hiểu được câu, “và thế giới có mùi hoa hồng” trong câu văn trên. Dẫn đến suy đoán tác giả là một người châu Âu, sinh ra và lớn lên trên lục địa già nên có sự gắn bó tự nhiên với hoa hồng, mùi hoa hồng trong không gian tháng sáu, mùi của người bản xứ mới cảm nhận được chứ lữ khách qua đường chỉ có mùi hương còn nhớ chốn quê nhà trong ký ức tha hương như mùi hoa chanh, hoa bưởi…

 

Tôi thả trí tưởng tượng như thả diều khi nhỏ, con diều chắp cánh cho ước mơ bay cao, bay xa hơn cuộn chỉ nhỏ nhoi có trong tay nên cánh diều bay mất tuổi thơ. Trí tưởng tôi loại bỏ hai người ngồi tâm sự đêm qua là đôi tình nhân trẻ vì biết đâu họ là một cụ ông với một cụ bà, họ thích sống đơn sơ trong ngôi nhà nhỏ để không tốn thời giờ chăm sóc những ngôi nhà to thì mới còn thời giờ chăm sóc cho nhau, tận hưởng thời gian còn lại bên nhau… Tóm lại là một buổi tối thật đẹp cho hai người, và trên thế gian này có rất rất nhiều những hai người cũng muốn hàn huyên tâm sự, chia sẻ, chăm sóc cho nhau nhưng thời gian của họ đã bị tham vọng, quyền chức và vật chất giết chết nên họ đành xa nhau…

 

Và nắng. Tôi đã trải qua những ngày hè oi bức ở Paris, nóng khác với Texas, cũng không nóng nực đến đổ mồ hôi như ở Sài gòn; không nóng khô sa mạc như bên Arizona-Hoa kỳ. Sự oi bức của Paris khó tả, nhất là người Texas quen mắt với những cánh đồng cỏ để nuôi bò bất tận, những cánh đồng bắp hay lúa mì bạt ngàn, những nơi khai thác dầu nhìn như hoang vu vì không thấy người, rồi bỗng dưng lọt vào một Paris quá đông người nên ngột ngạt. Một Paris cổ kính với trúc Gothich thế kỷ 18 đã tạo nên nét đặc trưng của Paris vừa cổ điển va lãng mạn, nhưng nay chen chúc với những toà nhà hình hộp hiện đại, cao chót vót đâm lên bầu trời làm rách nát Paris. Chính những toà nhà kính này làm nên oi bức của Paris, biến những toà nhà xưa cũ thành những người già nua, thấp bé trong thế giới trẻ là những toà nhà chọc trời, chỉ cần cao lớn, không cần đẹp, phá vỡ cảnh quan đẹp cổ kính của Paris. Dưới đường kẹt xe nối đuôi nhau dài như xe lửa mỗi khoang mỗi màu, trên những hè phố thì người thập phương từ muôn phương đang đến và đi về muôn phương thành hàng rồng rắn, nên thấy nắng làm khó mọi người chứ nắng không như bột vàng trải trên sườn đồi cỏ ở Paris tháng sáu.

 

Qua bên nước Ý, tôi đến xứ sở mafia cho biết vì nghe nói, đọc sách báo về cảnh đẹp của đảo Sicily bên Ý, nhưng nắng mafia không bằng nắng Sài gòn vì đi xe hơi, không cảm nhận được nắng bằng đi xe đạp, nắng Sài gòn mà đạp xe lên dốc cầu thì mới biết nắng tháng sáu hành hạ người lao động, sinh viên học sinh ra làm sao? Qua bên nước Anh thì nắng nhạt, những nước bắc Âu như Na uy, Thụy điển dường như không có nắng vì mặt trời chỉ loé lên vài tiếng trong ngày hè tháng sáu. Bên đó lạ với người xứ nóng đến chơi vì sáng mùa hè người người đều mặc cái áo lạnh mỏng khi ra đường, chừng giữa trưa họ cởi áo lạnh cột ngang bụng vì chỉ về chiều chừng ba giờ đã hết mặt trời, người ta lại khoác cái áo lạnh mỏng lên người nên cuộc đi tìm nắng như bột vàng trải trên sườn đồi cỏ đành xếp vào ký ức là câu văn đẹp và chờ cơ duêyn được thấy.

 

Mãi đến sáng nay, dậy từ hai giờ vì ba giờ sáng bạn đến rước đi câu cá. Lái xe hơn tiếng đồng hồ mới tới biên giới Texas với Oklahoma, có hồ Lake Texoma mênh mông như biển, là nơi câu cá striper bass và hybrid nổi tiếng ở Texas. Câu từ khi còn trăng tròn trên bầu trời đêm về sáng, trăng soi mặt hồ như giải lụa vàng thật đẹp, càng đẹp với gió nhẹ làm sóng hồ lung linh giải lụa vàng, làm nhớ đến câu văn “nắng như bột vàng trải trên sườn đồi cỏ”, làm hy vọng mặt trời lên sẽ thấy câu văn đẹp thành hiện thực trên sườn đồi cỏ ven hồ vì nắng mà trường liên tưởng của tác giả nghĩ đến bột vàng trải trên sườn đồi cỏ thì ắt là phải có chất phản xạ làm cho nắng lung linh, và chất phản xạ bao phủ được cả sường đồi cỏ thì chỉ có sương đêm đọng trên lá cỏ tới khi mặt trời mọc là đủ sức phản xạ ánh sáng trên cả sườn đồi. Nhưng khi mặt trời mọc chỉ đúng như dự đoán nửa phần, màu nắng không đủ để nghĩ là bột vàng vì nắng sớm còn nhạt, nắng chưa vàng võ…

Trên đường về, người bạn ngồi băng ghế sau đã ngủ vì mệt và dậy sớm. Tôi cũng thấm mệt nhưng thương người bạn lái xe nên trò chuyện với anh ta cho bớt đường dài, tôi kể cho anh ta nghe chuyện nắng như bột vàng trải trên sườn đồi cỏ. Anh ta cười rất lạ với tôi và nói, “Tôi nói anh đừng giận, những người lậm chữ thường ngớ ngẩn với chữ nghĩa. Cớ gì anh phải dịch cho sát nghĩa để tìm không ra bột vàng, rồi lại còn “trải” với “rải” lên sườn đồi cỏ? Sao anh không dịch thoáng thôi như: nắng như bụi vàng phủ trên sườn đồi cỏ… Câu văn không đúng nhưng cũng không sai khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Tôi lại còn thấy nó phù hợp với tính chất lãng mạn của câu văn gốc nhờ từ “bụi” với từ “phủ” cũng có sức diễn tả nhưng mông lung, mơ hồ hơn từ “bột” với từ “trải” - “rải”…lại thích hợp với với ngữ văn, không gian của câu văn.”

  Tôi cũng ngồi cười thầm với từ “lậm” vì nào giờ chỉ nghe người ta nói, “thằng ấy bây giờ lậm bài bạc rồi, lậm rượu chè rồi” Hay “anh ta bây giờ lậm cô hàng cà phê tới hết thuốc chữa nên ngày nào cũng ra quán cà phê ngồi đồng…” Lần đầu nghe anh bạn tôi nói “lậm chữ” thấy sao sao mà cũng không hiểu là sao, nhưng hiểu “may sao” khi anh ta nói tôi chợp mắt chút đi cho lại sức để chiều nay anh ta lại chở tôi đi câu ở hồ Tawaconi, cũng cách nhà hơn tiếng lái vì anh ta đã nhận được tin nhắn của bạn câu cho hay, “cá nhiều lắm”.

 

Tôi đã mơ màng thấy trong chập chờn dở thức dở ngủ trên đường về, tôi thấy cơn mưa hạ ban trưa nơi tôi ở thường là mưa giông, mưa to hạt với gió giật nhưng mau tạnh, và nắng lên. Nắng tháng sáu ở Texas đủ vàng  để trải bột vàng trên sườn đồi cỏ. Nghĩ xong vthy vui vui trong lòng nên hy vọng cơ duyên được thấy một lần cho thoả nghĩ suy, có mang tiếng lậm chữ, bị đánh đồng với lậm bài, lậm rượu, lậm gái cũng đành chịu khi tháng sáu lại về…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
14/09/202319:17:31
Khách
Con đọc xong cũng thấy vui và cười...😁 like "nắng trải bột vàng trên sườn đồi cỏ"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,431
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến