Hôm nay,  

Ngộ Nhận

01/09/202300:00:00(Xem: 5906)
 
doan-thi-ngo-nhan

Tác giả Đoàn Thị và Chồng chụp với nhà văn Nhã Ca tại Lễ Trao
Giải VVNM 2019

 
Đoàn Thị là một cây bút quen thuộc dí dỏm, được độc giả VVNM yêu mến. Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, khi còn ở Pháp. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả - thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Tác giả đã dời sang California an cư cùng gia đình. Đây là bài viết thứ hai kể từ khi an cư lạc nghiệp tại California, kể về câu chuyện “óa tình” cười ra nước mắt.

*
 
Định cư hơn hai mươi năm, nàng chọn xóm Bolsa, thủ phủ tỵ nạn có đồng hương đông vui làm quê quán cuối đời.
 
Thuở trước nàng có đến mấy cuộc tình đẹp, một đời chồng qua bạn bè mát tay giới thiệu, chú rể  giữa đường gãy gánh đồng cảnh ngộ, chàng nàng hăng hái mơ chuyến này thần tình ái đón chào hai đứa mình.
Sau vài năm chung sống cá tính của hai người không còn thích hợp, mỗi người tự động cất gánh ra đi không kèn trống khác hẳn “ngày hợp hôn” bạn bè đông đủ chúc mừng trăm năm hạnh phúc.
 
Để chấm dứt cảnh lanh thang đi tìm mái ấm nương náu cuối đời, nàng quyết quay trở lại tình trường tuy nhiều chông gai, nhưng ai biết được giờ thứ 25 nàng trúng lô độc đắc.
 
Chuyến này nàng khôn ngoan chọn bô lão trên sáu bó cho chắn ăn, bà mai quen thuộc cũng là bạn của nàng nên việc tuyển chọn phò mã không khó, đây rồi một bác bảnh bao từ vóc dáng cho đến hầu bao rủng rỉnh đô la.
 
Ngày ra mắt chàng quần tây áo sơ mi thẳng nếp, nàng thong thả trong chiếc áo đầm đơn sơ tại quán cà phê, điểm hẹn quen thuộc của nhóm các bà cô đơn của bà mai chị cả đầu têu.
 
Tuy lớn hơn nàng mười mấy tuổi nhưng chàng còn phong độ chán, dân chơi tennis cao ráo, thong thả, tiền hưu vài ngàn đô một tháng, con cái có gia đình đã ra riêng, rứa là vài năm nay chàng neo đơn dữ dội.
 
Bà mai bảo mối này bảnh, Good deal, nàng cũng thấy vậy, tuy nhiên tính nết của hai người là một ẩn số, thôi thì trước lạ sau quen, chuyện yêu đương phải có thời gian “ủ mầm” để khám phá một nửa kia.
 
Lần đầu mời nàng đến nhà dùng cơm trưa, chàng cố tình để trên bàn salon mớ tạp chí “Salut les Copains”, truyện tranh Tintin…, chàng tự xưng cựu học sinh Taberd Sàigòn thập niên năm mươi.
Nàng cũng dân trường Tây nên học sinh Taberd tuy không bằng JJ Rousseau Sàigòn, tuy nhiên vẫn là điểm cộng trên thang điểm của chàng.
 
Trên sáu bó chàng không có bệnh nan y, chủ một căn nhà trên nửa triệu đô, tiền hưu cao hơn cả lương tháng của nàng, trình độ học vấn không cao hơn nàng, một lợi thế nàng có thể làm giá.
Xe Lexus, quần tây, sơ mi, áo khoát, cà vạt, nước hoa…chàng xài hàng Pháp, Ý…, thức ăn chàng chuộng cơm phở, đặc biệt món thịt kho trứng một nồi chà bá ăn cả tuần mới hết, ngon, rẻ, bổ cho túi tiền.
 
Tính từ đầu đến chân, chàng được xếp vào hàng cao thủ tuy chưa đạt tới tột đỉnh đụng trần nhà nhưng bảnh hơn khối bô lão sau khi ly dị xách ba lô đi bụi đời vặt.
 
Tiêu chuẩn của chàng dư sức tìm một em mới đến từ VN, trẻ, xinh có cả rổ tiền tươi, muốn làm ăn kiểu gì chả được, mấy mợ sồn sồn cán cộng, vợ cũ của cán cuốc, tư sản đỏ vốn liếng vài triệu đô là chuyện nhỏ.
 
Chàng không ưa vixi, ngại cảnh đồng sàn dị mộng, đêm khuya mợ cán đỏ lên cơn mộng du cùng bác đảng xách dao đòi phanh thây bọn Mỹ ngụy rứa là chàng tàn đời “zia già”.
 
Ta về ta tắm ao ta cho chắc ăn, mà nàng trông cũng được, tính hơi khù khờ, cả tin như ri chàng tha hồ, chồng xướng vợ tùy, trên bảo dưới vâng lời, hiểu theo nghĩa nào cũng đúng.
Trước đám cưới chàng hứa hẹn sẽ cho nàng đứng tên chung căn nhà, lỡ một mai chàng qui tiên nàng có nơi nương náu tuổi già, tình nghĩa nặng cả trăm ngàn đô la bảo sao nàng không nhắm mắt đưa chân bước vào lâu đài “tình óa” đang được chàng chào mời.
 
Sau hai tháng lui tới, chàng ký giấy hôn thú đúng mùa Noël, Giáng Sinh năm nay chúng mình hết cô đơn, con của chàng mừng húm có người nâng khăn chùi mũi lúc chàng sụt sùi ấm đầu cảm mạo.
Sẵn đà đầu năm họ tổ chức đám cưới cho xôm tụ, thiên hạ ăn New Year, hai đứa mình ăn New Love, mỗi năm cả thế giới cùng hai đứa mình mừng kỷ niệm ngày cưới, tuyệt chiêu.
 
Tội nghiệp chị Hai của nàng từ tiểu bang lạnh khăn gói đi ăn cưới lần thứ ba cô em út, chị hy vọng nhất quá tam, nàng sẽ neo bến này đến cuối đời.
Lần đầu giáp mặt em rể lớn hơn mình chục tuổi, miệng lưỡi ngọt như mía lùi, ngọt mật khiến con ruồi mù loà em chị chết chắc chuyến này, chết ngộp trong hạnh phúc hay chết lần mòn vì thất vọng, trời biết.
Chị chợt rùng mình, mơ hồ thấy viễn cảnh không mấy sáng lạng sắp tới nhưng nói năng chi bi chừ cũng thừa, ván đã đóng thuyền mất rồi.
 
Một mái nhà House sạch bóng làm hai quả tim bắt đầu va chạm, chàng có bệnh ở sạch, nhất cử nhất động chàng lau chùi liền tay, sáng ra vừa đánh răng xong chàng lau sạch, lau khô ngay lavabo.
Ly tách ăn sáng vừa úp lên sóng chén chàng chùi cái sink bóng lộng, cầu tiêu nhà tắm đều đúng quy trình như rứa khiến nàng ngại vào WC trước khi đi làm đành nín đi vệ sinh, vào sở tính tiếp, sự nín chịu đầu tiên của nàng dưới mái nhà lý tuởng khiến nàng bắt đầu suy tư.
 
Cơm canh của chàng thật đơn giản, thịt ba rọi, trứng gà làm một nồi kho tổ chảng ăn cả tuần, rau rợ ra vườn hái ăn, hết thịt kho ăn cơm trứng chiên, mì gói … tiền chợ mỗi tuần trên dưới chục đô.
Hôm nào chán cơm, nàng mua phở, bún bò Huế, hủ tíu mì… tô xe lửa mang về nhà hai đứa húp, nước lèo dư hôm sau chàng trụng thêm bánh phở khô, hủ tíu khô ăn tiếp.
 
Theo đúng cách sống Mỹ, hai đứa chung nhà sẽ mở một “account” chung để lương em, tiền hưu của anh mỗi tháng rót hết vào đây, chung gạo thổi cơm, công chồng của vợ ấy mà.
 
Sau vài tháng góp gạo, chàng đề nghị nàng rút vài chục ngàn trong Account riêng và lấy thêm vài chục nữa bên 401k của nàng bỏ vào Account riêng của chàng, tích tiểu thành đại để chàng trả bớt nợ nhà, sau đó chàng sẽ đưa tên nàng vào danh sách thừa kế căn nhà.
 
Nàng gom gần hết gia sản rót vào căn nhà tương lai nàng ngỡ có phần đóng góp của mình, chàng cũng rút vài chục ngàn trong 401K riêng của mình cho đủ trăm ngàn trả bớt nợ nhà.
Thủ tục rút tiền, trả nợ ngân hàng đợt đầu hoàn thành nhanh chóng nhưng việc ghi tên nàng vào giấy chủ quyền căn nhà chàng lắc đầu bảo “not now”, nàng mơ hồ nhận ra chân tướng của chàng.
 
Để ăn mừng phi vụ đầu tiên thành công như dự tính, trả bớt nợ nhà nhưng chỉ riêng chàng sở hữu căn thôi, chàng mời bạn bè đến nhà ăn cơm, một kiểu Potluck quen thuộc của dân mình, chàng mua gà vịt quay bánh mì, khỏi nấu dơ cái sink.
Bạn bè mừng cho nàng tuổi già có nơi nương tựa, không phải thuê phòng như dạo trước, mai này chàng có khuất bóng nàng cũng có nhà ở, có tiền sống tới chết.
 
Thúy bạn thân của nàng khen:
- Mi tốt số thật, hậu vận có chồng bảnh bao, nhà cửa đàng hoàng, ở xóm Bolsa đầy cám dỗ này mà hắn không siêu lòng trước đám phụ nữ độc thân láng mướt, hắn thuộc loại khôn ngoan đấy.
 
Nàng cười không trả lời, chua chát cho mớ tài sản nàng vừa chung đủ cho chàng trả bớt nợ nhà mà vẫn hoang mang cho thân phận ăn nhờ ở đậu của mình nhưng đành im lặng cho yên nhà ấm cửa.
 
Nàng ăn sang như Tây dù nàng không ăn diện đồ Pháp như chàng, kem, chocolat, phô mai nàng quen mua ở Trader Joe’s, bánh gâteau mua ở tiệm Đại Hàn.
Chàng ăn mắm hút giòi, mua bánh Tây ở tiệm bánh Ta, gâteau, bánh kem, kem tráng miệng… giá không quá năm đô, mua bánh mì thịt lựa tiệm bán hai tặng một, ba ổ bánh mì ăn cả ngày thế cơm, đói ăn thêm mì gói.
 
Nàng đi làm, chàng đi chợ mua đủ thứ rẻ tiền cho hai đứa ăn, nàng ăn không vô cũng ráng nuốt mấy tháng liền, hột cơm chín hẳn hoi mà nàng vẫn nghe sượng ngang cổ họng.
 
Một hôm nàng bỗng giựt mình tự hỏi, ô hay mình lấy chồng hay lấy “ông nội” phải vâng phục cho hết kiếp, câu hỏi này một lần nữa làm nàng suy tư dữ dội.
 
Sau này cuối tuần nàng giành đi chợ mua thức ăn đắc tiền nhưng ngon nên hai người ăn hết sạch, đầu tuần hai đứa ăn tiếp đồ ăn cũ chàng nấu tuần trước.
Nuốt không trôi cơm thịt kho rệu rạo của chàng, tan sở thỉnh thoảng nàng ghé nhà hàng ăn no nê về nhà ăn qua loa cho qua ngày đoạn tháng.
 
Từ ngày lấy chồng, nàng tiếp tục sống như Mỹ, sắm áo quần, bóp ví, giầy cao gót, cuối tuần đi ăn nhà hàng, mùa hè nàng đòi đi du lịch, mùa đông ra đảo Hawaï tắm nắng.
Nàng nghĩ có làm có hưởng khiến chàng chóng mặt, ăn để sống chàng còn không dám liều ăn uống đàng hoàng, nói gì đến chuyện ăn mặc, du sơn du thủy như ri chàng chịu sao thấu.
 
Chàng nghĩ sống kiểu này lương tháng nàng mang về sẽ bị thâm thủng, tiền lương thặng dư của nàng sẽ teo dần, nói gì cũng là tiền của nàng, cấm cản làm sao được.
Sau bao đêm trăn trở tìm cách thu hồi khoảng chi tiêu xa hoa của nàng, nói gì thì bản chất tính toán hơn thiệt của chàng muôn năm y vẫn như cũ. 
 
Một sáng chủ nhật chàng thức sớm chạy ra tiệm bánh của ông Tây gốc Việt phố Bolsa, mua bánh sừng trâu (croissant) đãi nàng.
 
Bên bàn cà phê, chàng đẩy dĩa sừng trâu trước mặt nàng mời mọc:
- Bánh nóng hổi anh mua ở tiệm ông Tây gốc Mít, em ăn đi.
 
Nàng hơi ngạc nhiên trước vẻ galant xuất hiện đã biến mất sau ngày cưới, sáng nay tính hào sảng bỗng nổi lên lều bều như bèo, rứa là có chuyện đây, hư thực làm răng hãy kiên nhẫn nào.
 
Giọng chàng cắt đứt suy nghĩ của nàng:
- Anh thấy em thích mua sắm cũng đúng, phụ nữ phải ăn diện là chuyện thường, tuy nhiên để tiền lương của em không bị hao hụt mỗi tháng em nên làm thêm (over time) bù vào khoảng chi tiêu kia.
 
Chàng dứt lời nàng chóng mặt vì không ngờ chàng bắt nàng hoàn lại khoảng tiền nàng mua sắm linh tinh trong tháng.
 
Thở thật sâu, nàng nhỏ nhẹ:
- Anh à, em nghĩ em có mua sắm ăn tiêu gì cũng chưa xài hết tiền lương của em mang về mỗi tháng, và chắc chắn không lẹm vào lương hưu của anh, anh lo chi chuyện “con bò trắng răng”.
 
Buổi ăn sáng kết thúc với nửa chiếc bánh sừng trâu đang nghẹn trong họng của nàng, rửa nàng là con bò để chàng vắt sữa, ôi công chúa ngủ quên trong lâu đài tình óa bỗng trở thành con bò hồi mô mà phải đợi chàng lên tiếng nàng mới giật mình nhận ra mình ngu ngơ đến tội nghiệp. 
 
Từ đó nàng ít mua sắm để chàng bớt lo âu nhưng nàng lại thấy phiền lòng, suy tư tự hỏi răng nàng phải chịu sự kiểm soát chỉ bảo của thằng “ông nội”, chồng là tình nhân, là cha, là ông cố nội, câu này nghe quen quen.
 
Danh hiệu Lady First của xứ Mẽo từng hạ đo ván đàn ông, chàng là dân Mít Đặc làm răng chấp nhận kiểu văn minh quá trớn của Mỹ, đàn ông không gia trưởng đâu phải là đấng trượng phu, Đông Tây choảng nhau ở chỗ ni.
 
Tiền lương em mang về là tiền của anh, đồng nghĩa em không nên tiêu dùng cho riêng em, cú sốc đó còn nằm ngang cổ họng khiến nàng khó thở.  
 
Mấy tháng sau nàng phát giác tiền dư của hai đứa trong Account chung từ dạo chúng mình góp gạo thổi cơm bị thổi bay mất tiêu.
 
Làm con tính rợ, tiền lương của nàng trừ chi phí mỗi tháng dư trên một ngàn đô, mười mấy tháng chung sống số tiền thặng dư của nàng không cánh mà bay một cái vèo, dĩ nhiên vài chục ngàn tiền hưu của chàng cũng được di dời về nơi mô nàng phải hỏi cho ra lẽ.
 
Chiều hôm đó sau bữa cơm tối, tưởng chàng sẽ e ngại khi nàng hạch sách, chàng trả lời chắc nịch:
- Anh rút tiền dư trong account chung đưa qua account riêng của anh coi như tiền tiết kiệm, nếu để chung với tiền chi tiêu mỗi tháng khó kiểm soát.
 
Nàng thất kinh hồn vía vừa nhận ra chân tướng… cướp, nàng nín thở hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Nếu em muốn rút một ít tiền trong đó thì sao?
 
Chàng nói như đùa :
- Dễ ợt, anh sẽ rút tiền đưa lại cho em, hiện nay tiền lương mỗi tháng của em còn dư trong Account chung, em cần gì đến số tiền thặng dư kia, đã bảo là tiết kiệm thì chớ có đụng vào.
 
Thôi rồi nàng gặp phải dân chơi thứ thiệt, tiền đã vào tay chàng là tiền của anh, tiền mất tình chưa đủ lớn để nàng vượt qua con sóng dữ, nàng dại dột chui vào hang cọp, không bị xơi tái mới lạ.
 
Mang tiếng là vợ chủ nhà nhưng nàng chỉ là người ở trọ dù phải nộp gần hết gia sản cho chàng, lương tháng cũng bị chặt đẹp, cơm canh ăn để sống qua ngày chứ không phải ăn ngon mặc đẹp, chơi bời du lịch du liếc quên đi em.
 
Đời bỗng nàng lọt thõm vào ngõ hẹp, hẹp đến khó thở, giời ạ vợ chồng son mới cưới vừa qua “thôi nôi” vài tháng, mối tình mong manh vừa chập chững biết đi đã ngã quỵ, nàng rơi vào cơn trầm cảm sâu thâm thẩm.
 
Bạn bè cố vấn nàng phải đòi lại số tiền bị tịch thu, nàng suy đi nghĩ lại, không đòi thì nàng mất ăn mất ngủ, mà đòi chàng trả tiền thì khác gì tuyên chiến với chàng.
 
Đụng phải du đảng thứ thiệt núp bóng “gentleman” liệu nàng có sức cầm cự nổi những ngày sắp tới.
 
Sau bao đêm trăn trở và được Thúy vấn ý, nàng gom hết can đảm đem nỗi lòng rối rắm giải bày với chàng:
 
- Anh à, anh có thể giải thích cho em hiểu tại sao anh tự tiện chuyển tiền dư từ account chung đưa vào account riêng của anh ?
 
Vụ này chàng nghi ngại có ngày nàng sẽ hỏi, không ngờ nó đến sớm hơn dự đoán của chàng, không sao chỉ là chuyện nhỏ thôi.
 
Chàng từng cưỡm gọn tiền của hai bà vợ cũ một cách tài tình, nàng là con nai tơ cũng sẽ cùng số phận như họ thôi, chàng là dân cao thủ dư sức xỏ mũi nàng.
 
Chàng thở dài, chậm rãi:
-  Em khéo lo, anh lấy số tiền đó đưa vào account riêng của anh để sau này tiện trả tiếp nợ nhà.
 
Nàng thở ngắn, hỏi ngay :
- Anh đã lấy tiền tiết kiệm của em trả bớt nợ nhà, bây giờ anh lấy thêm tiền lương của em tích lũy trả dứt nợ trong khi em vẫn chưa được đứng tên chủ quyền nhà, anh không thấy mình quá đáng à.
 
Chàng tỏ vẻ khó chịu :
- Em khéo lo, anh chỉ trả dần nợ chứ đã dứt nợ đâu, khi sạch nợ anh sẽ làm giấy thừa kế cho em ngay.
 
Thôi rồi lượm ơi, giấc mộng ban đầu chỉ là cơn mộng ảo, chuyện chúng mình đang bước vào ngõ cụt, tình nghĩa đôi ta chàng quyết định.
 
Nàng rơi vào cơn rối loạn tâm thần, tự dằn vặt đến tuổi này còn nhìn nhầm người, cả tin tình không mua không bán nên lọt bẫy kẻ bán linh hồn cho thần tiền.
 
Tiền của nàng đang có bỗng chui tọt vào túi chàng mang cho chàng niềm vui vô tận, nàng vật vờ như đứa vô hồn vì tiền mất mà tình chàng bán gía trên trời mới chua.
 
Ai bảo nàng tự mãn đến mù lòa nghĩ mình học thức hơn chàng, trẻ hơn chàng một con giáp nên không nhận diện chàng chả giống con giáp nào cả.
 
Chàng sinh dưới ngôi sao đôla, tiền là Tiên là Phật, dù nàng có trẻ, có giỏi cách mấy mà không mang cho chàng nhiều tiền làm răng hớp hồn chàng được.
 
Đoạn cuối cuộc tình bèo nhèo là buổi hẹn ngoài tòa ly dị, hơn hai mươi tháng chung sống, ông tòa gõ vào búa một cái cụp trả tự do cho hai kẻ nhìn nhau với ánh mắt hình viên đạn.
 
Hú hồn nàng vừa thu lại mấy chục ngàn bị giam trong Account của anh chồng cũ, nàng thề chuyến này không thèm lấy chồng, chỉ tìm bạn tâm giao uống cà phê, du lịch… cho vui tuổi hạc.
 
Lạ thật, làm gì có bô lão chịu kết bạn tâm giao như ri, họ cần một tấm lòng, một bàn tay chăm sóc những ngày trở trời đau yếu, nàng chưa bao giờ là vợ hiền, vợ đảm đang, bảo sao nàng không NGỘ NHẬN dài dài.
  
2023 / Đoàn Th

Ý kiến bạn đọc
11/09/202304:18:23
Khách
Lấy ông ta về nhà ông ta ở mà ngây thơ đưa tiền cho ông ta để trả bớt tiền nhà của ông ta thì tui cũng lạy bà luôn.....nhà thì ông ta đứng tên, nghe lời ngon ngọt của ông ta là sẽ cho tên bà vào căn nhà thì bà mừng húm....🤣🤣🤣
Thời buổi này, đàn ông hay đàn bà gì cũng tính toán hết, ông ta cũng muốn lợi dụng bà để gom 1 mớ tiền trả bớt tiền nhà còn bà nghe được có tên trong căn nhà thì cũng ham .... vì có tham nên mới bị nó bịp..... cũng may số bà không mất tiền nên đòi lại được, ông ta mà không trả thì bà mất tình lẫn tiền
07/09/202321:53:12
Khách
Hôn nhân không tình yêu, so đo hơn thiệt như đầu tư "ái tình". Đầu tư lúc nào cũng có may rủi, lần này rủi, mong lần sau khá hơn.
04/09/202321:04:55
Khách
Người phụ nữ khi đi lấy chồng ngoài sợ nhất lấy nhằm tên dính vào 1 trong tứ đổ tường là cờ bac, rượu bia, hút sách, máu dê còn thêm 2 điều:
1) Lấy nhằm tên phàm phu tục tử. Ăn nói mấy dạy, chửi thề luôn miệng.
2) Lấy nhằm tên bần tiện. Hà tiện thì còn chấp nhận vì không muốn tiêu tiền nhiều chứ bần tiện là chuyên tính lấy tiền của người. Người trong chuyện lấy nhằm tên bần tiện thì phải chạy thôi vì thường những tên bần tiện rất sạch sẽ, lau chùi luôn.
04/09/202317:13:11
Khách
Có hai sự chọn lựa :
Hoặc :"Chỉ nên ở với người nào khiến mình hạnh phúc, khi nào họ không khiến mình hạnh phúc nữa thì mình nên rời xa. Mình phải mạnh mẽ để luôn làm được điều mình muốn và phải dám từ chối điều mình không thích”.

Hoặc:"Tình yêu không phải là 1+1=2, mà là 0.5+0.5=1
Hai người bớt đi một nửa cá tính và khuyết điểm của mình, sau đó ghép lại với nhau mới có thể trở nên hoàn chỉnh. Nếu không có sự nhường nhịn và lòng bao dung lẫn nhau, hai người rất khó trở thành một thể thống nhất ".

Hiển nhiên là nhân vật nữ trong câu chuyện đã chọn giải pháp 1, và may mắn đã lấy được lại hết tiền sau khi ly dị.
01/09/202319:11:37
Khách
In America, cái câu nói "Trust but verify", cho tất cả mọi chuyện. Trước khi lấy vợ/chồng phải điều tra lý lịch đối phương (background check) qua nhiều cách khác nhau như luật sư, các công ty trên internet, ....Tôi khi đi học Thiền củng vậy, củng interview để xem ông sư ăn thuần chay hay không (coi giới luật của ông ta như thế nào, hay đệ tử của ông ta, ...), hỏi cách tu của ổng có khả năng cao nhất là đến đâu nếu trong 1 kiếp ?, .... nếu câu trả lời kha khá thì sẽ ghé Chùa thăm ông ta, còn không thì good bye luôn khỏi tốn thới giờ, vì ông ta tới nhà thăm bà mẹ và là thầy của bà chị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 556,609
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến