Hôm nay,  

Chia Xẻ Một Kinh Nghiệm

11/07/202314:33:00(Xem: 3970)

IMG_9438
Hình chìa khóa xe Toyota RAV4 2019 của tác giả.

 

Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để “chia xẻ một kinh nghiệm.”

 

*

  

Tháng 4 vừa rồi sau gần 3 tuần lễ đi chơi xa, đã đến lúc trở về nhà!  Sau hơn 8 tiếng bay từ phi trường San Francisco, California, máy bay đáp xuống phi trường Jacksonville, Florida lúc 10 giờ 35 tối. 

Sau khi lấy xong hành lý, chúng tôi đến bãi đậu xe lúc đó khoảng chừng 11 giờ đêm.  Vừa tới nơi ông chồng tôi tiến tới thùng xe bấm tay vào nắp thùng để mở mà cho hành lý vào!  Ơ kìa, lạ quá không nghe thấy động tĩnh gì!  Không thấy đèn sáng và cánh cửa thùng xe tự động mở lên như mọi lần trước đây! Thấy bấm tay không hoạt động ổng rút chìa khóa từ trong túi quần ra bấm nút thùng xe để mở, vẫn không được!  Bấm đi bấm lại lại nhiều lần vẫn vậy!  Tiến đến hai bên xe bấm nút mở cửa xe: hoàn toàn im lìm, lặng lẽ!  Chiếc xe như một khối sắt lạnh lùng! 

 

Chúng tôi nhìn nhau, chuyện gì đây? Tự nhiên sao chiếc xe dở chứng? Thiệt là lạ kỳ, bình điện xe hết?  Chìa khóa xe hết pin?  Tôi nghĩ không đâu, chiếc Toyota RAV 4 này mua hôm tháng 11/2019, tính đến hôm nay chưa tới 3 năm rưỡi, bình điện xe không thể hết được! Còn pin chìa khóa hết ư, cũng khó có thể xảy ra.  Còn nhớ lúc trước chiếc Toyota Camry tôi lái đi làm ngày 2 buổi mà đến 8 năm sau chìa khoá xe mới phải thay pin! Toyota là giòng xe có độ bền cao nhất trong tất cả các loại xe, hiếm khi hư lặt vặt cho dù là đã cũ 9, 10 năm. Vậy thì hà cớ gì mới hơn 3 năm đã ăn vạ, mà lại ăn vạ trong một tình huống “ác liệt” như thế này, nửa đêm nửa hôm giữa một bãi đậu xe mênh mông cả nghìn chiếc, không một bóng người!

 

Sau một hồi “vật lộn” với chiếc chìa khóa xe, bấm đi bấm lại nhiều lần không xong, ông chồng tôi chán nản nói thôi gọi bảo hiểm để cho nó cẩu xe về cho rồi!  Gọi đi gọi lại mấy lần chỉ là máy trả lời, bảo bấm qua số này, số kia... lòng vòng lòng vòng…sốt cả ruột!  Cũng phải thôi, nửa đêm nửa hôm ai ngồi đó mà trả lời! 

 

Tôi đề nghị là gọi 911 (gọi Cảnh Sát) để xem họ có giúp được gì không? Ông chồng tôi ngần ngừ. Tôi biết tính ổng, ổng thường nói 911 là số gọi khẩn cấp khi cần, đặc biệt là gặp nguy hiểm.  Mỗi ngày biết bao trường hợp khẩn cấp xảy ra hãy để đường dây trống cho người ta làm việc, đặc biệt là lúc này sở Cảnh Sát đang thiếu người. Hãy cố gắng tự mình giải quyết nếu có thể, không phải cứ xe xẹp lốp, con chó đi lạc…. cũng gọi 911!  Tôi phải thuyết phục:

 

- Bây giờ cũng khuya quá rồi, không chỗ nào còn mở cửa cho mình gọi. Thôi thì hãy gọi Cảnh Sát may ra họ có giúp được gì.

 

Thế là gọi 911, đầu dây có tiếng người hỏi sự việc, ông chồng tôi kể việc xảy ra!  Đường dây được chuyển qua người khác, lại hỏi sự việc, lại kể lại!  Đường dây được chuyển qua người khác, lại hỏi, lại kể lại.  Lần này thì dừng ở đây, có lẽ họ muốn tìm được đúng người chuyên môn để giúp đỡ nên mới phải chuyển mấy lần, tôi đoán vậy!

 

Tiếng viên Cảnh Sát:

 

- Trước hết cần lấy cái chìa khóa khẩn cấp bên trong cái key fob ra. 

 

Tôi tròn mắt lắng nghe!!  Tôi chưa hề biết cũng như nghe về điều này!

 

Tiếng ông chồng tôi cũng đầy ngạc nhiên:

 

- Có một cái chìa khoá khẩn cấp trong key fob?  Vậy lấy nó ra bằng cách nào?

 

 

Tiếng viên Cảnh Sát hướng dẫn:

 

- Phía trên đầu của key fob có một thanh ngang nhỏ.

 

- Dùng tay trái kéo nó về phía trái, giữ lại đó. 

 

- Phía tay phải trên đầu của key fob có một vòng tròn sắt nhỏ.

 

- Kéo cái vòng đó lên thì sẽ thấy một thanh sắt nhỏ, đó chính là chiếc chìa khóa khẩn cấp!

 

Nào, bây giờ hãy dùng chiếc chìa khóa này để mở cửa xe ra.  Hãy đến phía cửa xe của tài xế, ở chỗ cuối tay cầm có một cái lỗ, tra chìa khóa này vào đó sẽ mở được cửa! 

 

Ông chồng tôi làm theo lời hướng dẫn của viên Cảnh Sát, cửa xe được mở ra tức thì!  Tôi nghe nhẹ cả người, trước mắt có thể chun vào được trong xe là quá tốt.  Nếu trường hợp xấu không về được nhà tối nay thì ít ra cũng có chỗ ngã lưng, còn hơn đứng chịu trận giữa bãi xe mênh mông và lạnh lẽo suốt đêm!

Chồng tôi vô ngồi trong xe, viên Cảnh Sát bảo hãy “đề” xe xem sao. Không có âm vang gì, không “đề” được!  Viên Cảnh sát trên điện thoại cũng thật kiên nhẫn cùng với chồng tôi thử tới thử lui rất nhiều lần, xe vẫn không nổ máy! Rốt cuộc người Cảnh Sát kết luận:

 

- Như vậy là cái chìa khoá đã hoàn toàn hết pin rồi!  Giờ này cũng không còn tiệm nào mở cửa.  Ông hãy kêu Taxi về nhà rồi sáng mai ra tiệm Auto Zone hoặc Wal Mart hay Target mua pin thay vào thôi!

 

Ông chồng tôi buông chiếc điện thoại xuống ngồi thừ người ra!  Tôi bảo vậy thôi để tôi gọi Uber về nhà cho rồi, mai tính tiếp! 

 

Tôi tiến về phía trụ đèn gần đó để thêm ánh sáng mà gọi Uber.  Nói gọi chứ trong lòng thiệt là rầu vì gìờ này đã quá nửa đêm rồi, không còn chuyến bay nào về tới nên xe Uber đâu có quanh quẩn ở phi trường làm gì!  Chắc chắn là phải đợi rất lâu mới có xe gửi tới, rồi cái nỗi “đoạn trường” ngày mai phải lên trở lại phi trường để đem xe về! Nghĩ mà thật là rầu!  Đang loay hoay định vị mình đang ở chỗ nào để mà gọi xe thì nghe tiếng la to vui mừng của ông chồng tôi:

 

- Xe “đề” được rồi, xe “đề” được rồi!

 

Tôi phóng vụt tới bên xe, quả là xe đã nổ máy, đèn trước đèn sau sáng choang!  Tôi vui mừng hỏi:

 

- Mình đã làm gì mà xe “đề” được?

 

Ông chồng nghiêm trang nói:

 

- Chút nữa tôi sẽ nói cho mình nghe, còn bây giờ hãy đọc kinh tạ ơn Chúa trước đã! 

 

Chúng tôi làm dấu thánh giá, chồng tôi đọc lời nguyện cảm tạ rồi cả hai vội vã chất hành lý lên xe.  Ngoài một va li lớn, 2 va li nhỏ còn có một chiếc thùng giấy to 50 pounds mà ông chồng tôi đặt tên là “Vietnamese box” đầy đồ ăn Việt Nam: rau muống, bạc hà, bí, mướp đắng, sầu riêng…Quên kể trên đường về nhà chúng tôi ghé Cali mấy ngày nên mua được bao nhiêu là thứ mang về!  Chỗ tôi ở xa khu vực người Việt nên ít khi có cơ hội ăn được thức ăn Việt Nam nên mỗi khi đến nơi nào có chợ VN là tranh thủ hốt!  Cái thùng nặng chình chịch thế mà lúc này mừng quá phụ với chồng khiêng nó bỏ vào xe không thấy nặng chút nào!

 

Lên xe câu hỏi đầu tiên cho ông chồng tôi là đã làm gì mà chiếc xe nổ máy được? 

 

Ổng bảo:

 

- Tôi cũng làm những động tác y như đã làm với viên Cảnh sát, nghĩa là cũng để chìa khóa gần sát bên nút bấm start xe, từ từ đưa lên đưa xuống, đưa qua đưa lại, lúc chậm lúc nhanh, lúc gần lúc xa.  Nhưng lúc này song song với việc làm đó, tôi cầu nguyện:  Xin Chúa cho xe nổ máy để chúng con được về tới nhà tối nay, và rồi… xe nổ máy!

 

Chồng tôi nói tiếp tục:

 

- Nếu cắt nghĩa theo khoa học thì có thể còn một chút xíu pin sót lại trong chìa khóa, và trong một lúc đưa chìa khóa qua lại trước cái nút “đề” xe, thì nó chụp được tín hiệu từ trong chìa khóa nên đã làm cho xe nổ máy!  Còn nếu cắt nghĩa theo người có tín ngưỡng, có niềm tin thì Chúa, thì Phật, thì Thượng Đế đã làm việc đó! Với tôi, tôi tin rằng có bàn tay của Thiên Chúa trong việc này!

 

Đúng vậy, tôi nghĩ mỗi một việc xảy ra tùy theo sự suy nghĩ, tùy theo góc cạnh nhìn của mỗi người mà kết luận!

 

Chưa bao giờ tôi ngồi lên xe mà lòng hồi hộp, căng thẳng suốt cả quãng đường 75 miles như tối hôm đó!  Xe nổ máy chạy được rồi mà trên màn ảnh xe cứ hiện ra dòng chữ màu đỏ choét “key not detected” (không thấy chìa khóa) làm tôi hoảng cả vía!  Mặc dù ông chồng tôi đã bảo không sao, chỉ là vì chìa khoá hết pin, trong xe không bắt được tín hiệu nên báo thế thôi!

 

Nghe thì nghe vậy chứ trong lòng vẫn cứ lo!  Lo nên tôi tưởng tượng nhiều chuyện lung tung.  Cứ nghĩ nhiều khi sau một hồi xe không tìm thấy chìa khóa nó tự động tắt máy ngừng lại giữa đường vì nghi là xe bị trộm thì sao!  Thời buổi khoa học kỷ thuật cao, trong xe có cài những phần mềm phòng ngừa trộm như vậy, ai mà biết được!  Trời thì khuya lơ khuya lắc, xa lộ hun hút, dọc hai bên đường tối thui, tôi cứ sợ xe tắt máy nửa chừng!  Lòng cứ nơm nớp như thế cho đến khi xe về đến nhà, lúc đó mới thấy nhẹ nhõm trong người!  Đồng hồ trên tường điểm 2 giờ sáng! 

 

Buổi sáng hôm đó thức dậy công việc đầu tiên của ông chồng tôi làm là đi ngay ra tiệm Auto Zone mua 2 cục pin đem về, một thay pin mới cho chiếc chìa khóa, một bỏ vào trong xe để phòng khi chìa khóa hết pin thì có mà thay ngay!  Vừa làm ổng vừa lẩm bẩm: “Từ rày sấp lên mày đừng hòng làm khó tao nữa”!

 

Trên đây là kinh nghiệm của cái chìa khóa điều khiển từ xa của xe Toyota RAV4 2019.  Tôi muốn chia xẻ để anh chị em biết và chuẩn bị trong trường hợp chiếc chìa khóa xe “dở chứng” hết pin thì mình giải quyết được mau lẹ và không phải lo lắng gì. 

 

Hi vọng là những đời xe Toyota trước đó (2018, 2017, 2016…) và tất cả các dòng xe của Nhật như NISSAN, HONDA, SUZUKI hoặc các loại xe Mỹ như BUICK, CHEVROLET, FORD… đều có cùng thiết kế cho chiếc chìa khóa điều khiển từ xa!


Phi Nguyễn
Mùa Hè 2023

Ý kiến bạn đọc
19/07/202316:58:44
Khách
Bạn nên đọc kỹ cuốn Hand book của xe, tất cả mọi thứ đều được hướng dẫn tường tận trong đó
19/07/202301:48:43
Khách
Cám ơn bạn đã cho biết thêm một điều hữu ích về thời gian cần thay pin cho key fob! Hi vọng rằng mọi người từ nay sẽ không bị một phen "tá hỏa" như tôi!!!
16/07/202318:39:04
Khách
Nếu xe dùng keyfob và nút bấm Start/ Stop, an toàn nhất là hơn hai năm là mình phải thay pin
Tôi đang chạy môt chiếc Lexus cũ IS 250 2007 nhưng khi pin yếu, nó báo cho mình biết nhưng Toyota thì không báo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Mấy năm về trước, dịp nghỉ lễ spring break của hệ thống trường công ở thành phố tôi ở luôn trùng với dịp lễ Phục Sinh. Thời gian đó hãng tôi cũng cho nghỉ ngày thứ Sáu trước và ngày thứ Hai sau ngày Chủ Nhật Phục Sinh nên chúng tôi luôn có một long weekend trùng với ngày nghỉ học của hai con. Cho nên gần như là truyền thống khi hai con còn bé là cả nhà chúng tôi luôn đi chơi xa mà thường là lên khu gần thủ đô Washington DC vào dịp lễ Phục Sinh cũng như spring break của hai con. Sở dĩ chúng tôi chọn khu vực này vì thông thuờng đây cũng chính là dịp mà hoa anh đào nở rộ rực rỡ, hoặc ít ra cũng vẫn chưa tàn tùy theo thời tiết hàng năm.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về chuyện rent phòng ở Little Sài Gòn.
Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy.
Bây giờ các con, cháu đã về hết. Căn nhà rộng này dường như lại rộng hơn. Tụi nhỏ lao nhao nửa ngày ở đây, rồi lên xe về nhà để ngày mai còn đi làm, đi học, trả lại sự yên ắng cố hữu cho bà Sang. Bà trở vào nhà nhìn ly cà phê nguội ngắt pha từ sáng tới giờ trên bàn. Suy nghĩ vẫn vơ, con cháu về thăm, vui một chút đó thôi, chứ nỗi buồn của riêng bà làm sao cho vơi bớt được!? Chỉ là vài tháng nay thôi, cuộc sống của bà đã đổi thay rõ rệt. Ngày trước, lúc nào cũng kề cận với chồng, giờ đây ông đã ra đi biền biệt. Nỗi buồn đau này biết có ai chia xẻ cho cùng!!?
Nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tưởng vậy chứ không phải vậy. Đó là quãng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Tinh thần suy sụp, sức khoẻ giảm sút. Chỉ từ một phút giâyrủi ro, mọi thứ đều đảo lộn. Từ một người năng động, một trụ cột của gia đình giờ đây tôi trở thành một phế nhân. Mọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ bây giờ đều do một tay vợ quán xuyến. Vợ tôi phải vừa chăm sóc tôi vừa lo cho người mẹ già mất trí nhớ. Buồn rầu, chán nản, chúng tôi chưa điên khùng cũng là may mắn lắm rồi.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018.
Lâu lâu chúng ta nghe các bậc cha mẹ tỏ ra nóng lòng, nhắc nhở con mình sao không lấy vợ, lấy chồng đi để ông bà sớm có cháu mà bồng. Những lúc đó tôi có suy nghĩ, mà không nói ra: bồng cháu thì mỏi tay chớ có sướng ích gì mà mong dữ vậy? Tôi có người chị vợ ở Canada vừa mới có cháu ngoại đã gửi cho vợ tôi cả chục cái email báo tin và nói đủ chuyện. Theo tôi, chỉ cần gửi một hay hai cái báo tin mừng là đủ, hà cớ gì phải gửi nhiều lắm thế, chuyện gì mà nói nhiều thế? Tôi có ông bạn hàng xóm. Khi có cháu ngoại thì email cho tất cả bà con nội ngoại xa gần, kể cả Việt Nam chưa đủ, ông còn email cho bạn bè, dĩ nhiên trong đó có tôi, mặc dầu không quen thân. Ông này không viết nhiều, chỉ viết mỗi một câu ngắn mà lặp lại hai lần “Tôi có cháu ngoại rồi! Tôi có cháu ngoại rồi”. Lúc đó tôi chưa hiểu được nỗi vui mừng của bạn tôi, mà nói, dĩ nhiên là chỉ nói với vợ con tôi thôi: Có cháu ngoại chớ có phải trúng số đâu mà làm ầm ì cả xóm vậy?
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và là một trong những cây bút có sức viết mạnh mẽ nhất trong giải thưởng VVNM. Trong tâm trạng tháng Tư, tác giả gởi bài viết mới về cuộc hành trình rời Việt Nam và duyên định với nước Mỹ qua một cặp vợ chồng truyền giáo người Mỹ từ tâm.
Hàng năm, khi tháng Tư trở lại, người Việt tị nạn lại bâng khuâng nhớ về những khổ hận khi miền Nam sụp đổ. Tuy nhiên, đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tháng Ba mới là tháng đau thương nhất. Rất nhiều người đã gục ngã trên các tuyến đường rút quân đầy hỗn loạn. Với bài viết này, người viết xin chia sẻ nỗi đau “tháng Ba lại về” với các chiến sĩ VNCH và dâng lời tạ ơn đến các chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ miền Nam trong suốt hai mươi năm.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả tưởng niệm 30 tháng Tư.
Nhạc sĩ Cung Tiến