Hôm nay,  

Chuyện Về Bệnh Của Mắt

03/07/202311:59:00(Xem: 4303)

Bệnh về mắt

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018 và 2021.

*


Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ

Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi. 

Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu.

Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm!  Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình.  Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.

Khi tôi nghe kể, mới biết được có tới hai người thân quen đã bị đồng bệnh với mình. Tôi mới nói sơ cho chú em biết rằng, tôi cũng đã bị bệnh giống y như hai ông bác. Tôi đã hứa, sau ngày vui hôm ấy, tôi sẽ chia sẻ về bệnh mắt và mắt kính mới của tôi, để cho chú có thể giúp ý, lo liệu cho hai ông bác của cô dâu đi khám Bác Sĩ, để có thể lái xe lại được như xưa.  Tôi cũng khoe với chú em là tôi đã có cái mắt kính cận thị mới, và có thể lái xe nhìn bình thường như cũ rồi.

Để thay đổi cho bầu không khí vui tươi hơn, tôi đã đổi đề tài cho phù hợp với ngày vui của hai cháu, và nhắc nhở với chú em rằng, thứ bảy tuần trước, hai cháu đã được Cha ban phép hôn phối trong nhà thờ Công Giáo, các cháu đã được Chúa chúc phúc, và có tiệc chung vui thân mật thật nồng ấm.

Vào ngày thứ bảy, tuần sau đó là ngày trọng đại của hai cháu, một kỷ niệm thật đẹp khó quên.  Khung cảnh Ceremony ở trên đồi và thung lũng suối nguồn ngoài trời ấm áp dìu dịu, càng về tối khu đồi rừng cây cao vút đầy ánh sao lung linh trên vòm trời lấp lánh. Chung quanh khắp lối đi, có giăng đầy những hàng dây lồng đèn ánh lấp loáng mờ mờ, ảo ảo lan toả cả một vùng trời nguyên sơ

thần tiên. Và buổi tiệc cưới tối hôm ấy ở bên trong nhà hàng, trang hoàng rất nhiều loại hoa đẹp với đèn cầy thật là nên thơ huyền hoặc;  Nhìn thấy thật trang trọng, lộng lẫy và sang đẹp với phần ẩm thực do nhà hàng Pháp Le Papillon rất nổi tiếng đảm nhiệm.  Họ trình bày những món ăn thật khéo léo và ngon tuyệt vời.

Đã đến lúc nhạc dìu dặt trổi lên, cô dâu trong bộ áo cưới thướt tha xinh đẹp đáng yêu vô cùng, trên đầu thì đội vương miện kết đầy những hạt Crystals lóng lánh kiêu sa, đang nép mình vào chú rể “For 1st Dance!”.  Mọi người đã cùng thốt lên lời “Đám cưới lớn quá! Cô dâu, chú rể thật đẹp đôi, tài sắc vẹn toàn. Cầu chúc cho đôi tân hôn trăm năm hạnh phúc.”

Thoạt đầu, tôi chỉ hứa là sẽ kể chuyện thôi, nhưng bây giờ tôi lại đổi ý.  Bởi vì, khi biết rõ, có hai người đồng bệnh với tôi, đó là động lực cho tôi phải viết bài này, để dự thi Viết Về Nước Mỹ, rồi gởi cho chú em và quý bác của cô dâu xem bài viết, thì bổ ích hơn là chỉ kể suông cái chuyện thay đổi về thị giác và cái mắt kính cận thị của tôi.

Mặc cho ở ngoài sàn nhảy dập dìu tài tử giai nhân, tôi vẫn ngồi yên tại bàn, khơi nhớ lại những lần đi khám mắt lo âu để làm cái mắt kính mới của mình.  Chầm chậm gõ nhẹ vào phím chữ IPhone, tôi ghi lại đầy đủ những chi tiết cần thiết cho bài viết, mà lòng cảm thấy vui sướng như ngày hội cuối xuân.

Hiện nay bệnh đại dịch Covid-19 đã lắng dịu xuống nhiều.  Nên mọi hoạt động, hoặc những thử nghiệm Y Khoa thông thường cho đời sống, cần phải chú tâm đến nhiều hơn.  Vì thế, cái mắt kính cận thị của tôi đã cũ quá rồi, còn chần chừ gì mà không xin hẹn khám mắt để làm kính mới!

Cách đây vài tháng, tưởng chừng như tôi đã không còn có thể tiếp tục lái xe được nữa rồi!  Buồn lo quá chừng, không hiểu đôi mắt mình lại “kiếm chuyện” gì đây?

Vào một buổi tối hôm ấy, khi đang chăm chú lái xe, tự dưng mắt tôi đã nhìn thấy hai cái xe nhập nhoè nhảy múa sát cạnh nhau đi ngược đường xe của tôi, thấy hai cái bảng tên đường, hai hàng kẻ vàng trên mặt con đường, hai mũi tên để quẹo xe, bốn cái bóng đèn đỏ, xanh hay vàng. Trước mắt tôi, sao mà nhiều đèn thế!  Vào lúc đó, loại đèn nào, vật nào trong mắt tôi cũng thấy hiện lên nhiều gấp đôi, ánh sáng choáng váng hỗn loạn.  May mắn quá, đường về nhà tôi còn rất gần, nên tôi cố gắng lái xe về đến nhà an toàn. 

Trong toàn thời gian lái xe ấy, tôi thử nheo nhắm phía mắt bên tay phải lại, hoặc bên trái thử xem, vì tôi thoáng nghĩ rằng, chỉ nhìn bằng một bên mắt, thì chắc có lẽ sẽ thấy ít đèn chăng?  Quả thật đã xảy ra đúng như vậy, khi tôi nheo nhắm một bên mắt lại, thì tôi chỉ còn thấy tất cả mọi vật, những loại đèn đường và những lằn kẻ dưới nền mặt đường như bình thường.  Như thế, trong khi chờ đợi có được cái mắt kính mới hoàn hảo hơn, tôi đã phải lái xe một thời gian ngắn, chỉ bằng một bên mắt thôi. Còn nhìn những ngoại vật gần, thì vẫn như bình thường, không có gì thay đổi.

Qua ngày hôm sau, tôi đã phải gọi văn phòng Bác Sĩ mắt kính, xin hẹn khám mắt để làm mắt kính mới.  Khi đã có cái mắt kính mới, tôi lái xe thì vẫn còn thấy dấu hiệu nhiều lằn vẽ trên mặt đường, và nhiều đèn đường, mọi vật ngoại cảnh đều nhân lên gấp đôi, y như khi tôi đeo cái kính cũ của tôi vậy.

Tôi lại phải gọi văn phòng Bác Sĩ mắt kính để xin hẹn tái khám, lần thứ hai.  Tôi đã trình bày với Bác Sĩ là cái kính mới của tôi nhìn rõ ràng hơn cái kính cũ.  Tuy vậy, nhưng tôi vẫn phải nheo nhắm một bên mắt lại, thì mắt tôi mới nhìn thấy những lằn vẽ trên nền mặt con đường và những loại đèn đường bình thường, thì mới lái xe được.

Trước ngày hẹn gặp Bác Sĩ mắt kính, lần thứ ba.  Tôi đã có cái hẹn với Bác Sĩ Ophthalmololy ở trong bệnh viện, để khám mắt định kỳ hàng năm, do bảo hiểm hãng cũ của tôi chi trả, đó là quyền lợi của tôi được hưởng lợi ích sau khi về hưu.

Nhân tiện, tôi đã trình bày rõ sự việc với Bác Sĩ Ophthalmology trước khi khám mắt cho tôi, kể về cái mắt kính cận thị mới của tôi vừa làm, nó có vấn đề, để xin Bác Sĩ giúp đỡ và cho ý kiến.

Sau khi Bác Sĩ Ophthalmology đã khám mắt định kỳ cho tôi xong, thì Bác Sĩ bảo tôi đưa cái kính Double Visions mới để ông kiểm định lại.  Ông cho biết, hiện nay mắt kính của tôi cần phải cho thêm chất Prism vào, để làm cân bằng thị giác của tôi.

Mặc dầu, Bác Sĩ Ophthalmology biết là tôi đã được Bác Sĩ mắt kính ở nơi khác khám và đo mắt rồi, nhưng Bác Sĩ vẫn quyết định tự làm hẹn và gởi tôi đến gặp một vị Bác Sĩ mắt kính ngay sau đó, ở trong bệnh viện, cùng nhóm bảo hiểm của tôi. Ông cần vị Bác Sĩ mắt kính này khám và đo mắt lại cho tôi, để lấy ý kiến thứ hai (2nd Opinions). 

Sở dĩ tôi phải đi khám Bác Sĩ mắt kính để làm kính ở nơi khác, là vì văn phòng này sẽ gởi hoá đơn tính tiền thẳng cho văn phòng bảo hiểm của tôi, như thế tiện hơn.  Nếu làm mắt kính ở tiệm bán kính trong bệnh viện thì bệnh nhân phải trả tiền làm mắt kính trước cho họ, rồi tự mình gởi hoá đơn tính tiền cho bảo hiểm của mình.  Sau đó bảo hiểm sẽ chi trả lại thẳng cho mình sau.

Ra khỏi phòng khám của vị Bác Sĩ Ophthalmology, tôi rảo bước qua cái hành lang và vài phòng khám khác là đến phòng khám bệnh của Bác Sĩ mắt kính của bệnh viện.  Vị Bác Sĩ này đã khám và đo mắt cho tôi, rồi phê vào hồ sơ của tôi là bà hoàn toàn đồng ý với sự định bệnh và phê chuẩn của Bác Sĩ Ophthalmology.  Bà Bác Sĩ đã in ra giấy cái dữ kiện về thị giác của tôi, với sự định bệnh và quyết định của Bác Sĩ Ophthalmology và bà là Bác Sĩ mắt kính.

Bà Bác Sĩ mắt kính còn bảo tôi là hãy đưa hết những bản sao hồ sơ bệnh lý này, khi trở lại gặp vị Bác Sĩ mắt kính đã khám và làm mắt kính Double Visions cho tôi.

Khi tôi đến gặp Bác Sĩ mắt kính lần thứ ba, tôi đã chậm rãi thưa chuyện với Bác Sĩ mắt kính tất cả về việc tôi đã gặp Bác Sĩ Ophthalmology, và đề cập cả những bản sao hồ sơ bệnh lý về mắt của tôi nữa.  Khi nghe đến đây, Bác Sĩ đã bảo tôi đưa cho Bác Sĩ xem, và lấy máy chụp hình bản sao, rồi trao lại cho tôi.  Tuy là đã chụp hình bản sao để lưu trữ trong hồ sơ của tôi, nhưng Bác Sĩ đã khẳng định rằng, bà không muốn dùng bản định bệnh của Bác Sĩ Ophthalmology và Bác Sĩ mắt kính ở trong bệnh viện.

Bác Sĩ mắt kính đã khám đo mắt lại cho tôi, và đã bảo tôi, có lẽ cái kính mới vừa làm là mắt kính Double Visions, có cận thị và viễn thị.  Có thể hai thứ đó đã nhập nhằng qua nhau chăng? Vì vậy, Bác sĩ đã quyết định làm lại mắt kính khác cho tôi với Single Vision, chỉ có làm một cái kính tròng mắt kính cận thị riêng cho tôi nhìn xa để mà lái xe được, và một cái kính tròng mắt viễn thị riêng khác, để xem mắt của tôi có thích ứng được không.

Chờ hai tuần sau, tôi đến lấy kính, khi đeo cái mắt kính một tròng cận thị Single Vision, tôi thật là thất vọng!  Bởi vì, khi đeo kính này để lái xe, nó không khác cái kính hai tròng Double Visions chút nào cả. 

Tôi vẫn nhìn thấy những lằn vẽ trên mặt con đường, những đèn đường, và xe cộ nhiều nhân gấp hai lần như lúc ban đầu.

Lần này thì ngại quá!  Nhưng tôi vẫn phải xin hẹn để trở lại gặp Bác Sĩ mắt kính, lần thứ ba.  Khi gặp Bác Sĩ mắt kính ở trong phòng khám, tôi lại khẩn khoản trình bày với Bác Sĩ về cái mắt kính Single Vision một tròng mắt cận thị của tôi, vẫn không có thể lái xe nhìn xa như bình thường được.  Suy nghĩ một hồi lâu, Bác Sĩ đã quyết định bảo tôi trở lại phòng mạch ngày hôm sau, để gặp vị Bác Sĩ mắt kính đồng nghiệp, cùng làm chung với Bác Sĩ ở nơi phòng mạch này.

Ngày hôm sau, tôi đã trở lại gặp vị Bác Sĩ đồng nghiệp làm chung phòng mạch với Bác Sĩ mắt kính của tôi. Cô Bác Sĩ trẻ đã khám đo mắt cho tôi thật kỹ càng, và còn hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Tôi cũng đã trình bầy, thưa với cô Bác Sĩ tất cả vấn đề lại từ đầu.  Nghe quá trình sự việc xong, cô Bác Sĩ muốn tôi đưa hồ sơ bệnh lý về mắt của tôi đã khám tại bệnh viện cho cô xem.  Cô Bác Sĩ vừa xem xong, là bấm điện thoại để nói chuyện ngay với bà Bác Sĩ mắt kính của tôi. Hai người bàn chuyện rất lâu, có lẽ đến khúc khó thuận thảo về việc quyết định, nên cô Bác Sĩ đã vừa bước nhanh ra ngoài phòng khám, và vừa bảo tôi là cứ ngồi chờ, cô sẽ trở lại.

Khoảng chừng mười lăm phút sau, cô Bác Sĩ đã trở lại phòng khám mắt, để cho tôi biết kết quả là cô Bác Sĩ đã nhất quyết làm lại cái mắt kính Double Visions cho tôi, có thêm chất Prism để làm cân bằng thị giác của tôi.

Rất vui mừng, vì sau hai tuần tôi trở lại để nhận cái mắt kính Double Visions có chất Prism, tôi đã có thể lái xe và nhìn xa bình thường như trước.

Qua kinh nghiệm về sự thay đổi thị giác và làm mắt kính của tôi.  Tôi xin chia sẻ với quý độc giả rằng, mỗi khi mình đi khám bệnh, nếu có điều gì thay đổi về sức khoẻ của mình, có những khó khăn cho Bác Sĩ định bệnh và quyết định, thì nên tìm gặp thêm Bác Sĩ khác, để có ý kiến thứ hai (2nd Opinions). Như thế, sẽ giúp cho việc định bệnh, quyết định và chữa trị được khả quan, yên tâm hơn.

 

Phạm Thị Kim Dung

Ý kiến bạn đọc
12/07/202319:07:41
Khách
Chào độc giả Anna Nguyễn,
Cám ơn Anna Nguyễn đã xem bài viết và chia sẻ , kể về phim tài liệu "Take care of Maya ". KD sẽ coi phim này cho biết ạ.
Ptkd
11/07/202302:11:21
Khách
Tôi vừa coi xong phim tài liệu " Take care of Maya " do độc giả tên Thắng giới thiệu ở trên. Coi xong thấy buồn quá! Té ra, ở đời , chỗ nào cũng có thể có bất công. Tội nghiệp cho cô bé Maya. Thân vừa mang bịnh tật, không biết ngày nào tái phát, lại mất người thân yêu nhất trên đời, công lý thì còn xa dịu vợi, cả gia đình chỉ gọi là vui gượng để sống qua ngày ... Tất cả cũng chỉ vì cái tôi quá lớn của mấy ông bà bs cộng thêm lòng dạ sắt đá, vô tâm , không có tình người của mấy ông quan tòa, làm cho cả một gia đình sống trong đau khổ triền miên. Thật không biết làm sao mà nói!
10/07/202318:23:29
Khách
Chào độc giả Nancy,
Cám ơn Nancy đã xem bài viết và góp ý.
Những lời bình này thật quý giá cho người viết bài, và cho tất cả độc giả quý mến của mục VVNM nữa.
Một lần nữa, KimDung xin chân thành cảm ơn những lời khích lệ thân thương của Nancy nhé🌷.
Ptkd
10/07/202317:24:51
Khách
Cám ơn Kim Dung đã chia sẻ tỉ mỉ kinh nghiệm, mỗi khi đi khám bệnh, nếu có vấn đề nên đi BS thứ hai, để có thêm ý kiến, việc định bệnh khả quan hơn. Rất đúng.
Chúc Kim Dung luôn mạnh khỏe để viết thêm nhé.
08/07/202301:12:17
Khách
Cám ơn độc giả Nate đã quan tâm, nên thắc mắc về phần này:
Trích: "[Có lẽ] tác giả đã [vô tình] bỏ sót một chút xíu/nhiều chi tiết trong hồ sơ bệnh lý, etc. khi viết bài này."

*KD xin trình bày, để độc giả Nate thông hiểu nhé!
Độc giả Nate ơi! Khi KD viết bài thì rất cẩn thận từng đoạn, chọn từng chữ một,
đúng và chính xác. Không bao giờ dám thiếu, hoặc dư đâu ạ. Bác Sĩ nào hỏi, cũng kể bệnh y chang như mình đã bị.

*Xin trích một đoạn trong bài viết:
"Ra khỏi phòng khám của vị Bác Sĩ Ophthalmology, tôi rảo bước qua cái hành lang và vài phòng khám khác là đến phòng khám bệnh của Bác Sĩ mắt kính của bệnh viện. Vị Bác Sĩ này đã khám và đo mắt cho tôi, rồi phê vào hồ sơ của tôi là bà hoàn toàn đồng ý với sự định bệnh và phê chuẩn của Bác Sĩ Ophthalmology. Bà Bác Sĩ đã in ra giấy cái dữ kiện về thị giác của tôi, với sự định bệnh và quyết định của Bác Sĩ Ophthalmology và bà là Bác Sĩ mắt kính.

Bà Bác Sĩ mắt kính còn bảo tôi là hãy đưa hết những bản sao hồ sơ bệnh lý này, khi trở lại gặp vị Bác Sĩ mắt kính đã khám và làm mắt kính Double Visions cho tôi."

*Và KD đã đưa tất cả hồ sơ bệnh lý của 2 vị Bác Sĩ trong bệnh viện đã in ra cho tôi rồi.
Cuối cùng thì cô Bác Sĩ đã là người khám, đo mắt lại và là người định bệnh và phê chuẩn để làm cái mắt kính Double Visions cho bệnh nhân KD lái xe được rồi mà.
Kính,

Ptkd
08/07/202300:36:58
Khách
Cám ơn độc giả Thắng đã quan tâm nên thắc mắc. KD xin copy lại 2 phần này trong bài, mời độc giả Thắng xem lại nhá!
"Suy nghĩ một hồi lâu, Bác Sĩ đã quyết định bảo tôi trở lại phòng mạch ngày hôm sau, để gặp vị Bác Sĩ mắt kính đồng nghiệp, cùng làm chung với Bác Sĩ ở nơi phòng mạch này."

Ngày hôm sau, tôi đã trở lại gặp vị Bác Sĩ đồng nghiệp làm chung phòng mạch với Bác Sĩ mắt kính của tôi. Cô Bác Sĩ trẻ đã khám đo mắt cho tôi thật kỹ càng, và còn hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Tôi cũng đã trình bầy, thưa với cô Bác Sĩ tất cả vấn đề lại từ đầu. Nghe quá trình sự việc xong, cô Bác Sĩ muốn tôi đưa hồ sơ bệnh lý về mắt của tôi đã khám tại bệnh viện cho cô xem. Cô Bác Sĩ vừa xem xong, là bấm điện thoại để nói chuyện ngay với bà Bác Sĩ mắt kính của tôi. Hai người bàn chuyện rất lâu, có lẽ đến khúc khó thuận thảo về việc quyết định, nên cô Bác Sĩ đã vừa bước nhanh ra ngoài phòng khám, và vừa bảo tôi là cứ ngồi chờ, cô sẽ trở lại.

Khoảng chừng mười lăm phút sau, cô Bác Sĩ đã trở lại phòng khám mắt, để cho tôi biết kết quả là cô Bác Sĩ đã nhất quyết làm lại cái mắt kính Double Visions cho tôi, có thêm chất Prism để làm cân bằng thị giác của tôi.

*Thưa, như vậy là vị Bác Sĩ mắt kính đầu tiên của KD đã uỷ quyền cho cô Bác Sĩ khám và đo mắt, để làm mắt kính cho bệnh nhân KD rồi mà? Và cô Bác Sĩ cũng đã gọi phone để thảo luận với bà Bác Sĩ khám mắt đầu tiên cho KD.
07/07/202306:29:17
Khách
- '...Gần đây, Netflix có chiếu phim tài liệu "Take care of Maya", cho thấy cái "tôi" của nhiều bác sĩ lớn lắm, chỉ làm thiệt hại cho bệnh nhân thôi...'

"...By law, all doctors are required to report to authorities when they suspect a child may have been abused. Child abuse pediatricians go further: They then investigate and work to confirm whether abuse has occurred..."

[Muốn tham khảo thêm xin nhấn vào "https://www.nbcnews.com/news/us-news/devastating-diagnosis-doctors-trained-spot-child-abuse-can-save-lives-n1055746"]

- 'Với keyword là "double vision" mà vị bác sĩ đầu tiên không nghĩ tới chữ "Prism correction" cho triệu chứng thông thường này thì thật là lạ.'

[Có lẽ] tác giả đã [vô tình] bỏ sót một chút xíu/nhiều chi tiết trong hồ sơ bệnh lý, etc. khi viết bài này.
06/07/202322:45:42
Khách
Đọc qua câu chuyện, thấy vị bác sĩ đầu tiên đến phút cuối cùng cũng không thấy xuất hiện để đồng ý với cô bác sĩ (có lẽ khi ra ngoài 15 phút, cô đã gọi điện thoại thảo luận với 2 bác sĩ ở bệnh viện).

Hơn nữa, vị bác sĩ đầu tiên "đã khẳng định rằng, bà không muốn dùng bản định bệnh của Bác Sĩ Ophthalmology và Bác Sĩ mắt kính ở trong bệnh viện."

Tôi nghĩ rằng BS Optometrist là tuyến đầu để chăm sóc mắt thường niên (primary care), nếu bệnh nặng hơn thì sẽ được giới thiệu tới Ophthalmology, vốn là chuyên gia specialist về mắt, ý kiến đưa ra nên được quan tâm

Gần đây, Netflix có chiếu phim tài liệu "Take care of Maya", cho thấy cái "tôi" của nhiều bác sĩ lớn lắm, chỉ làm thiệt hại cho bệnh nhân thôi.

PS: Tôi mới thỉnh BS google với câu "Can you correct double vision with glasses?", ổng bật ra ngay câu "Prism correction is used in eyeglasses for some people with diplopia, or double vision".

Với keyword là "double vision" mà vị bác sĩ đầu tiên không nghĩ tới chữ "Prism correction" cho triệu chứng thông thường này thì thật là lạ.
06/07/202306:21:05
Khách
Cám ơn tác giả đã cho biết thêm tin tức về phần chi phí. Chúc tác giả một tuần lễ vui vẻ .
05/07/202321:25:59
Khách
Chào độc giả Nguyen Tran,
Biết nói gì hơn, ngoài hai chữ "Cám Ơn".
Thank you độc giả Nguyen Tran đã đồng cảm với tác giả về bài viết này.
Thật cảm động vô cùng! Độc giả NT còn quan tâm đến phần KD phải trả copay (quá mức đã dự trù?). Dạ, xin chia sẻ để giải đáp mọi thắc mắc nhé! Về phần KD đã được Bác Sĩ Ophthalmology khám mắt định kỳ và Bác Sĩ mắt kính ở trong bệnh viện, thì phải trả số tiền rất nhỏ copay, phần chính thì bảo hiểm của công sở cũ đã mua để chi trả cho nhân viên, sau khi về hưu.
Riêng về phần chi trả cho văn phòng Bác Sĩ khám đo mắt số tiền nhỏ xíu (bởi vì bệnh nhân muốn văn phòng này đo để làm mắt kính cùng một nơi cho chính xác, họ lại có nhiều gọng kính đẹp vừa ý
để chọn lựa nữa. Đôi khi có nơi làm mắt kính mới cho bệnh nhân, họ không muốn dùng độ đo của nơi Bác Sĩ khác, vì họ muốn cho việc làm của họ luôn trôi chảy và chính xác theo đúng như ý họ muốn.
Còn về phần gọng kính và mắt kính thì, tuỳ theo bảo hiểm của bệnh nhân chi trả theo tiêu chuẩn thông thường cho kính đeo được, đến mức bao nhiêu đó thôi, phần còn lại, thì bệnh nhân phải trả. Bởi vì, tuỳ theo sự chọn lựa gọng kính giá loại nào, và mắt kính loại thường, hay loại đắt giá upgrade, thì tuỳ thuộc vào options chọn lựa của người bệnh mà phải trả phần sai biệt. Làm chọn mắt kính mới, mà Options nào cũng muốn thứ tốt hơn, nhẹ hơn, sang hơn, thì giá tiền thành tổng cộng lại, cũng đẹp lắm cơ?
Ptkd
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến