Hôm nay,  

Đôi Đũa Lệch

09/05/202315:12:00(Xem: 4418)

 

05092023 Deena Dinh Lại Thị Mơ
Tác giả nhận Giải Đặc Biệt từ VVNM năm thứ 18.

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả nhân mùa lễ Mother’s Day.


*

 

Người ta thường dùng "đôi đũa lệch", để nói về cặp vợ chồng có bề ngoài so le, chồng cao nghều vợ lùn tịt, hay ngược lại: Như đôi đũa lệch, so sao cho vừa.

Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch.

 

Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.

 

Cuộc hôn nhân của cả hai đều là lần thứ nhất, nên gia đình tôi không có cảnh con anh, con tôi và con chúng ta.

 

Làm thế nào mà trong thâm tâm người này vẫn ngưỡng mộ người kia về một điều gì đó, nhưng bên ngoài lại cứ "ủng ẳng" nhau về cá tính (nhỏ nhặt) của mỗi người. Đất chẳng chịu trời, trời cũng chẳng chịu đất.

 

Cá tính là bản chất.

Non sông dễ đổi, bản chất khó dời.

 

Anh em chúng tôi gọi "đôi đũa lệch", vì cả bố lẫn mẹ khi giao tiếp với xã hội bên ngoài, đều hãnh diện về nhau. Nhưng ở nhà cả hai càm ràm nhau cả ngày, về những chuyện vặt vãnh. Tuy nhiên, chưa bao giờ bố mẹ tôi quát tháo ầm ĩ làm huyên náo xóm giềng.

 

Cả một thiên tình sử cho chúng tôi noi theo.

 

Bố mẹ gặp nhau khi cả hai cùng làm trong một doanh trại quân đội của Mỹ.

Bố là chàng Thiếu Uý truyền tin, còn mẹ dân Âu Châu chính gốc, được tuyển vào làm ở tổng đài điện thoại vì nói tiếng Anh lưu loát.

 

Vẻ đẹp trai của bố làm cho cô điện thoại viên ngất ngây, lại thêm tài ăn nói khỏi chê: ngọt ngào dịu dàng, nên bố đã "cưa đổ" mẹ dễ dàng. Bố khoe đang học năm chót Y Khoa, thì bị trưng tập vào lính, nhưng bố vẫn ấp ủ ước mơ của mình từ những ngày còn thơ dại. Bố nói hoài về giấc mộng y khoa.

 

Mẹ đã nhận lời cầu hôn của bố không do dự, khi chỉ đi chơi với nhau có 3 tháng.

Sau khi giải ngũ bố trở lại trường Y, nhờ sự khích lệ của mẹ. Thật ra nhờ sự hy sinh của mẹ thì đúng hơn.Trong thâm tâm bố mừng vô hạn, bố cứ gọi: Đây là một nghĩa cử, mỗi khi khoe với các con về mẹ.

 

Mẹ chẳng màng chuyện bố khen, mà cứ ca cẩm chuyện bố  "phóng đại" học năm cuối y khoa, để quyến rũ mẹ, thực ra bố chỉ mới bắt đầu lớp Dự Bị Y Khoa.


Mẹ "kết tội" bố nói láo. Mặc cho bao lần bố phân bua: "Đàn ông mà, nói phóng đại cũng là chuyện bình thường."


Ông thiếu uý quèn, không có gì đặc sắc để quyến rũ một cô gái xinh như mẹ, giữa một lô chàng trai trong doanh trại. Bố khoe để "làm le" thế thôi, chứ tính bố rất đàng hoàng, không có "mèo chuột " lăng nhăng.

 

Để giúp bố toại nguyện ước mơ từ thuở nhỏ, mẹ đã phải hy sinh rất nhiều. Ngoài chuyện nuôi nấng con thơ, buổi tối mẹ còn đan thuê áo len để kiếm thêm tiền chợ. Mỗi ngày sau khi thả đứa lớn vào lớp, bỏ đứa nhỏ ở nhà trẻ, mẹ tất tả đi làm, giờ tan sở cùng lúc chúng tôi tan học.

Lo quán xuyến mọi việc chu toàn cho bố yên tâm đi học, vì nhiều thứ bề bộn quá, mẹ không thể lo chu đáo cho ông bà ngoại và các em ở quê nhà.

 

Khi mới quen, bố biết gia đình ông bà ngoại rất khó khăn, bằng chứng là đã để cô con gái lớn đi làm xa nhà, quá xa, mãi tận xứ Mỹ. Mẹ cũng thật bản lãnh dám nhận việc chỉ vì tiền lương được trả cao hơn việc làm trong nước.

 

Suốt những năm bố đi học , mẹ phải đi làm 2 việc, mới đủ tiền để trang trải mọi chi phí cho cuộc sống của hai người, trong đó tiền học của bố nhiều hơn cả, nên mẹ không thể  giúp gia đình mình nữa. Bố cảm thấy mình có lỗi với ông bà ngoại, và rất áy náy chuyện mẹ phải gánh vác mọi việc thay cho người chủ gia đình là bố.

 

Bố lén mẹ dạy kèm tư gia, và dùng tên mẹ, tiếp tục gởi tiền để người nhận là ông bà ngoại không ngại ngùng.

 

Cho đến khi biết chuyện, mẹ sững sờ nghẹn ngào "Chúa ơi! Con nợ chồng con một cuộc đời".

Không chịu nổi cảnh mẹ quá vất vả để lo toan cho gia đình, bố đòi bỏ học. Mẹ khóc bù lu bù loa, mẹ muốn bố đạt ước nguyện học Y giúp đời, chứ chẳng phải mẹ hám danh Bà Bác Sĩ.

Khi tôi có đủ trí khôn để hiểu mọi chuyện, cũng là lúc thời khoá biểu của bố dày đặc, chẳng thấy lúc nào bố có ngày nghỉ. Nhiều khi về tới nhà, bố không kịp thay quần áo, nằm lăn trên giường, ngủ li bì.

 

Mẹ gọn gàng ngăn nắp, có đôi chút lãng mạn, thích trang trí nhà cửa và trồng hoa để có hoa tươi cắm mỗi ngày. Nhưng bố không có thời giờ để thưởng thức những gì mẹ chăm chút. Bố có bao giờ rảnh rỗi để lo cho riêng mình, lúc nào cũng tất bật ra vào nhà thương. Bàn tay của bố để cứu người, chứ không phải để vuốt tóc mẹ hay ôm ấp các con.

 

Bố lo cho "tha nhân" , quên cả "thân nhân"  là chúng tôi và "tình nhân" là mẹ.

Bố là bác sĩ giải phẫu có  đôi bàn tay "phù thủy ", cứ dành làm choàng cho đồng nghiệp, vì không chịu nổi những vết sẹo ngoằn ngoèo xấu xí của các bác sĩ vụng về. Bố cười "triết lý":

- Sẹo là nỗi buồn, nếu không giấu được, cũng không nên phơi bày ra trước mắt mọi người.

 

Khi chúng tôi học ở xa, mẹ cảm thấy cô đơn nên bắt đầu tìm nguồn vui riêng cho mình. Đã có vài người đàn ông đưa mẹ đi khiêu vũ nghe nhạc. Mẹ nói với chúng tôi, tất cả chỉ là bạn thuần tuý, mẹ chỉ yêu bố thôi.

 

Nếu không ra ngoài, mẹ và các bạn đàn ca hát xướng ở phòng khách, bố chẳng bao giờ tham dự.

 

Có lần mẹ giới thiệu với bố một ông nhà văn nổi tiếng, với những lời trầm trồ thán phục. Bố chỉ ừ hử chứ không chú ý lắm.

 

Thế giới của bố chỉ có ê te và bông băng, chẳng có trăng sao mờ ảo. Còn mẹ tấm tắc "văn là người", khi nói về sự lịch lãm của bác văn sĩ.

 

Thỉnh thoảng mẹ cũng làm thơ, vẽ tranh. Nhưng chẳng bao giờ bố để mắt đến, đừng nói chi khen tặng.

 

Cuối cùng bố cũng nghỉ hưu, và bắt đầu để ý tới những gì mẹ thích. Một bữa kia bố mang kéo làm vườn, định tỉa những cành của khóm hoa hồng mẹ trồng dọc lối đi cho gọn lại, nhưng mẹ xẵng giọng không chịu, bảo để ngày mai, viện cớ bác nhà văn sắp ghé chơi.

 

À ! Thì ra thế.

 

Bố trả lời mẹ bằng cơn thịnh nộ, vung kéo, cắt loạn sạ tứ tung, tan nát hết những bụi hoa hồng. Bỏ mọi thứ ngổn ngang, bố đi thẳng vào phòng đóng ập cửa lại, bỏ mặc mẹ gục khóc nức nở trên ghế sô pha ở phòng khách.

 

Tôi là người mở cổng, khi nghe tiếng chuông reng, để nói lời xin lỗi khách.

 

Kể từ hôm ấy, mẹ không mời bạn bè tới nhà nữa. Bố đã nghỉ việc, nhưng cũng không thích giao du với nhiều người bên ngoài.

 

Đó là lần duy nhất, bố hành xử hung hăng như một tên côn đồ, và mẹ cũng biết tại sao.

Bố ghen vì mẹ có bạn trai.

 

Cho tới một hôm, khi dọn dẹp phòng làm việc của bố, tôi nhặt được quyển sổ nhỏ ghi thật nhiều câu triết lý về cuộc sống lứa đôi.

 

Thế nào là tình yêu vĩnh cửu. Ngay cả những triết gia cũng không thể giải bày được nguyên lý của tình yêu.

Em là cuộc đời, là lẽ sống, là nguồn động lực đưa anh đến thành công. Thiên thần bé nhỏ của anh ơi! Em đã nhường cho anh đôi cánh, để anh bay bổng lên không trung ngập tràn ánh sáng.

 

Vậy mà ai cũng tưởng con người bố khô khan, chỉ biết miệt mài trong công việc.

 

Mang ơn mẹ suốt đời, bố nói mãi điều này với bất cứ ai mỗi khi có thể, lúc thì trang nghiêm với các con, khi thì hài hước với bạn bè, gọi mẹ là thiên thần ban "phép lành" cho bố có đôi bàn tay "phù thủy" cứu giúp người thương tật.

 

Khi mẹ bắt đầu có dấu hiệu lãng trí, bố chăm mẹ như chăm đứa con nhỏ dại. Chải tóc, tắm rửa, nấu những món ăn mẹ thích. Đây là thời gian hạnh phúc nhất, vì mẹ đã quên mọi giận hờn.

Mỗi tối sau bữa cơm chiều, ngồi xem TV, mẹ nũng nịu nằm xoải dài trên ghế sô pha, gối đầu trong lòng bố.

 

Mẹ giờ như trẻ con, bố phải dỗ dành đút ăn mỗi ngày.

 

Mỗi lần đưa các cháu ghé nhà, chúng mở tròn mắt ngạc nhiên khi thấy ông lau tay, mặc yếm cho bà, y như khi tôi cho chúng ăn.

 

Bà là em bé hả ông?

 

Bố cười ha hả:

Bà là "thiên thần" mắc đoạ, Chúa sai xuống giúp ông đó các cháu ơi.

Bố cười mà lệ hoen khoé mắt.

 

Những năm cuối đời, khi mẹ mất rồi. Bố mới thổ lộ tình yêu bố dành cho mẹ là vĩnh cửu.

Điều lo sợ nhất của bố là mất mẹ.

 

Cũng may mẹ vẫn còn ở bên bố cho tới cuối đời. Săn sóc mẹ, như một lời tạ tội, là niềm vui để bố thanh thản lúc tuổi già.

 

Tình yêu của bố mẹ là thiên tình sử cho chúng tôi noi theo.

 

 Mẹ vẫn khuyên các con: Yêu nhau vì tình, sống với nhau vì nghĩa.

 

Cãi nhau nhưng vẫn sống với nhau cho đến cuối đời.

 

Lòng cảm kính ngưỡng mộ lẫn nhau là lớp keo dính kết hôn nhân.

 

Bố yêu mẹ vì sự hy sinh vô bờ bến, giúp chồng toại nguyện ước vọng. Lo cho đàn con ăn học nên người.

 

Mẹ yêu bố vì tấm lòng tận tụy, cặm cụi đêm ngày lo cho tha nhân, chẳng phải vì mong cầu danh vọng.

Mẹ ơi! Chúng con muôn đời mang ơn mẹ. Mẹ đã hy sinh vì chồng vì con, để cống hiến cho đời một Bác Sĩ lỗi lạc tài ba. Để gia đình mình không bị chia năm xẻ bảy.

Thành công của bố và các con, là sự âm thầm hy sinh của mẹ.

 

Hẳn mẹ đang mỉm cười nơi chín suối.

Con gái của mẹ.

 

Lại thị Mơ.

 

Ý kiến bạn đọc
29/06/202421:40:17
Khách
Bài chi Mơ viết hay quá ! ❣️🫀❣️❣️❣️❣️
10/05/202311:51:09
Khách
Và theo người đọc biết [thì] hiện nay Bác Sĩ Phạm mai Sĩ [Si Pham]---bác sĩ giải phẫu [chuyên vá/thay tim/phổi] của Mayo Clinic tại Jacksonville, Florida---cũng có đôi bàn tay "phù thủy" [có lẽ] vì ông đã từng kéo dài tuổi thọ cho cựu Thống Đốc Pennsylvania [Robert Casey Sr.] và người sáng lập [John Bogle] ra đại công ty tài chính The Vanguard Group với số tiền đầu tư lên tới vài nghìn tỷ mỹ kim [7.2 trillion USD].
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,794
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến