Hôm nay,  

Tình Nghĩa

09/01/202311:20:00(Xem: 2903)

 

Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”.

 

*

T. THIÊN THU

Đẩy nhẹ cánh cửa trước nhà bước ra sân, mùi hoa lài hoà quyện với mùi hương của đất sau cơn mưa trời mùa Thu tối qua đã đem đến trong tôi một cảm giác thật dễ chịu lâng lâng. Công viên trước nhà lúc 7 giờ sáng cuối tuần cũng có lác đác vài người chơi Frisbee golf. Đó la môn thể thao ném đĩa nhựa vào những giỏ sắt. Quy luật giống y như chơi đánh golf thường. Tôi bước sau lưng một cặp vợ chồng người Mỹ hàng xóm thân thiện dễ thương đang dẫn chó đi bộ. Hai ông bà cũng đã về hưu và vừa trở lại Phoenix sau khi chạy trốn cái nắng khắc nghiệt mùa hè của xứ ấm tình nồng Arizona. Họ lái xe đến Coronado hay San Diego nơi ông bà có townhouse để tận hưởng khí hậu mát mẻ của xứ Cali. Tôi cũng thích Cali như bạn mình nhưng có điều đi chơi một tuần nghỉ hè ở đó, là cũng đủ để thấy đời lên hương. Rồi lại trở về với cuộc sống yên bình tĩnh lặng. Một ngày như mọi ngày mà tôi hằng trân quý.

 

Vừa đi bộ, vừa suy nghĩ nát óc, vì tuần qua tôi đã đối diện với hai chữ TÌNH NGHĨA trong 4 trạng huống.  Đó là 4 tình cảnh của những người bạn thân quen. Có người thì hỏi ý kiến, và có bạn thì chỉ tâm sự. Cần người biết lắng nghe để mong vơi bớt đi những nỗi buồn đau chất ngất trong tim, hay chỉ để chia xẻ niềm hạnh phúc miên man cuối đời.

 

“TÌNH” theo tự điển là niềm cảm xúc thật sâu đậm từ đáy tim, dành riêng cho người mình yêu dấu, và cũng khó để diễn tả thật sự tình yêu là gì? Trong tình yêu đôi lứa, thi sĩ Xuân Diệu đã thả lòng mình trong bài thơ Vì Sao:

 

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều,

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhẹ,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.

 

Và có ai yêu nhạc vàng xưa mà không biết đến bài hát TÌNH của nhạc sĩ Văn Phụng:

 

Tình đẹp tựa mùa Thu vàng,

Tình mình nhiều mộng ước mênh mang.

Tình là một chuyện huy hoàng,

Tình là mình thành nhớ hoang mang.

 

Chỉ một lần gặp gỡ, một ánh mắt, và một nụ cười mà đã thấy lòng bâng khuâng, nhớ nhớ thương thương. Chuyện tình yêu thì thiên hình vạn trạng. Biết bao thi sĩ hay nhạc sĩ từ xưa đến nay đã để lại những tác phẩm để đời hay những bài tình ca muôn thuở. Nhớ lại trong năm 1970, mấy ai không cầm được nước mắt khi xem phim LOVE STORY của Erich Segal với tài tử Ali MacGraw và Ryan O’ Neal với câu nói để đời "LOVE means never having to say you’re sorry." Yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói hối tiếc.

 

Sau tình đầu đam mê và si dại, như nhạc sĩ Trúc Hồ từng than thở: "Đang có em chiều nay mà đã nhớ em ngày mai." Tình vợ chồng của hai người cùng nắm tay đi về một hướng. Có đôi lúc tưởng chừng trăm năm bền chặt nhưng đến răng long đầu bạc rồi má cũng chia lìa tan vỡ! Không ít những đôi vợ chồng đi đến cuối cuộc đời và cho dù sóng gió gian nan, gập ghềnh, hay ba chìm bẩy nổi chín lênh đênh nhưng vẫn đối xử với nhau "Tương kính như tân."

 

Đi đâu cho thiếp đi cùng,

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

 

Ngoài tình yêu đôi lứa, kể sao cho hết tình mẹ cha thiêng liêng, Hy sinh cả đời mình cho con cái. Lo từ miếng cơm manh áo đến lúc con đứng vững trên đường đời, bằng đôi chân cứng cáp của mình.

 

Tình bạn, tình đồng đội cao quí, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nâng đỡ nhau những lúc sa cơ thất thế. Mấy ai quên chuyện tình bạn, tri kỷ sâu đậm ngày xưa của Bá Nha Tử Kỳ.

 

Tình non sông, tình quê hương để thấy mình lưu luyến, bâng khuâng nhớ về nơi quê cha đất tổ. Dù bây giờ vật đổi sao dời và không như ngày xưa, mình đã được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của người thân, thở hít không khí tự do, và đầy nhân quyền nhân ái.

 

Tình thầy trò đáng trân trọng ngày xưa. Mối quan hệ thiêng liêng của người mang hết tâm huyết để rèn luyện trái tim, khối óc cho học trò, và mong sao các em trở thành người tốt đóng góp cho xã hội. Bù lại là sự biết ơn sâu sắc của trò đối với thầy cô, đã bỏ công lao dạy dỗ cho đám trẻ “Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò.”

 

Chữ “TÌNH” luôn đi đôi, gắn liền với chữ “NGHĨA”, như sợi tơ quấn quít đưa ta vào vòng khổ lụy hay bến bờ hạnh phúc.

 

“NGHĨA” là trách nhiệm, là ân tình, và là sự trung thành dành cho người thân kẻ mến. Làm sao cho tròn nhiệm vụ với người đã từng yêu mến mình, và hy sinh và giúp đỡ mình không điều kiện.

 

Tôi vẫn thường bị bạn bè, anh chị em trong gia đình mắng yêu hay mắng thật cũng không biết, là tôi hay làm chuyện lãng xẹt bao đồng, lo lắng đến mất ngủ nhiều đêm vì những chuyện bên ngoài không liên quan đến mình. Tôi chống chế phản bác: “Bạn bè có cần đến mình vì tin tưởng sự chân thành, khách quan, không thiên vị, và không hùa theo đám đông. Nên họ mới tâm sự, tìm đến mình giúp đỡ, và tìm giải pháp thích hợp với hoàn cảnh của họ. Trong vấn đề y tế trước khi một cuộc giải phẫu quan trọng. Bịnh nhân thường thăm hỏi second opinion, ý kiến thứ hai từ bác sĩ khác. Tôi cũng không phải là bà Tùng Long ngày xưa hay giúp giải đáp hay gở rối tơ lòng cho bạn bè hay người thân. Tôi chỉ tìm kiếm phương cách giải quyết ổn thỏa đôi bên để mang lại niềm vui hạnh phúc nhỏ nhoi, mà mọi người đều mong đợi.”

 

# 1 TÌNH THIÊN THU

 

Tôi quen biết nàng trước 1975, nàng từng là một trong những người đẹp của một trường nữ trung học nổi tiếng ở Saigon. Nàng có khuôn mặt thật khả ái, và thanh tú với làn da trắng mịn màng như búp bê bằng porcelain thường được nâng niu chưng trong tủ kính. Đôi môi hình trái tim màu hổng đào, giọng nói nhẹ nhàng như gió thoảng, và tính tình thì dịu dàng khoan thai.  Nhất là đôi mắt to đen lay láy nhưng đượm nỗi buồn sâu thẳm. Tôi và các cô bạn nhỏ khác thường trầm trồ khen nàng "Tặng phẩm tuyệt vời của Thượng Đế."

 

Sau cả chục năm xa nhau, bất ngờ gặp lại nàng trong buổi tiệc ở tiểu bang nàng sinh sống sau biến cố 75. Nàng vẫn còn nét đẹp dịu dàng thanh khiết. Chúng tôi tay bắt mặt mừng. Nàng mời tôi về nhà để có cơ hội hàn huyên tâm sự nhiều hơn. Ngôi nhà sơn màu xám nho nhỏ của nàng thật ấm cúng với những bụi hoa Hồng trắng và đỏ trồng trước sân nhà.

 

Nàng kể, năm đầu của ngưỡng cửa đại học khi đến nhà cô bạn thân cùng lớp. Nơi đó nàng đã gặp chàng, anh cả của cô bạn. Buổi đầu gặp gỡ làm trái tim chưa một lần yêu ai, đã rung động và thổn thức. Những buổi tan trường về, chàng và nàng đi dạo phố dưới mưa. Tay trong tay, chàng kể cho nàng nghe những ngày tháng dài du học ở Mỹ. Những mẫu chuyện vui buồn xứ người mà chàng đã trải qua. Về lại Việt Nam, chàng phục vụ trong ngành thông tin báo chí, đã một lần dang dở, và tưởng rằng trái tim ngủ yên cho đến khi gặp nàng. Chàng thường tặng nàng đoá hoa Hồng màu trắng và đỏ xen lẫn nhau, chàng nói:

 

“Hoa Hồng trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngây thơ, và sự chân thành của Em. Em biết không? Trong truyền thuyết Hy Lạp khi nữ thần tình yêu Aphrodite bước ra từ những bọt biển trắng xóa của đại dương mênh mông. Những bọt biển đó rơi xuống thành những nụ hoa hồng trắng tuyệt vời và hương thơm rất là ngào ngạt. Hoa Hồng đỏ là tình yêu thắm thiết, nồng nàn, và đam mê của anh dành cho em. Nó sẽ không bao giờ thay đổi.”

 

Hạnh phúc với tình yêu đầu đời tường như vô tận. Nhưng cho đến ngày mẹ nàng, người mà nàng yêu quí nhất trong đời vuốt tóc nàng và ngậm ngùi khẽ nói:

“Mẹ chỉ còn một mình con, trước khi cha con tử trận trong mùa Hè đỏ lửa 1972, cha mẹ hằng ao ước con gái mẹ có tương lai, sự nghiệp, sống vững vàng, và tự lập với đôi tay mình. Mẹ muốn con dành thời gian chú tâm vào việc học hành và để sớm tốt nghiệp đại học. Mẹ không cấm con yêu. Nhưng vấn đề quan trọng là khác biệt tôn giáo. Người ta đã một lần ly dị. Còn con thì còn trẻ và non dại quá. Chính điều này liệu có thích hợp với hoàn cảnh làm vợ trong tương lai không? Con biết rằng ngoài tình yêu sâu đậm dành cho cha con và con gái yêu dấu của mẹ, mẹ không còn gì cho mẹ hết. Mẹ tôn trọng ý kiến và hạnh phúc của con và để con toàn quyền quyết định cho tương lai của mình.”

Nàng ôm chầm mẹ, trong tiếng khóc nghẹn ngào: “Con xin lỗi mẹ, đã làm cho mẹ buồn và con hứa sẽ quên và chia tay với người ấy.”

 

Rồi tháng tư đen tối 1975 ụp đến. Nàng theo gia đình bên cậu tỵ nạn và được bảo lãnh sang Mỹ. Mẹ nàng ở lại lo cho ông ngoại già yếu bịnh hoạn. Sau 6 năm vừa học vừa làm lụng vất vả, nàng đã nắm chặt trong tay mảnh bằng thạc sĩ từ một trường đại học nổi tiếng. Nàng đã làm giấy bảo lãnh cho mẹ đoàn tụ. Tưởng rằng mẹ con sẽ được trùng phùng sống trong hạnh phúc. Nhưng khi được tin mẹ qua đời, nàng thấy bầu trời bỗng dưng sụp đổ. Kể từ đó, nàng tìm niềm vui trong công việc làm như mỗi ngày tập thiền trước khi ngủ, cuối tuần thì tình nguyện giúp đỡ người già, tham gia vào những công việc từ thiện, và dạy tiếng Việt cho trẻ nhỏ.

 

Tôi hỏi nàng, sau cuộc đổ vỡ tình yêu đầu đời đó, nàng có đi thêm bước nữa không? Nàng trả lời: “Cũng có vài người muốn đi tới, muốn đi xa hơn tình bạn nhưng trái tim mình đã hết rung động. Chắc mình không bao giờ quên được người ấy.”

 

Tôi thấy thương cho bạn mình quá đỗi, hồng nhan đa truân. Cuộc đời quá bạc bẽo, tình đầu đã mất, và tình mẹ cũng không còn. Ngẫm nghĩ lại thấy cuộc đời sao có nhiều cái vô lý. Biết bao chuyện tình tan vỡ vì môn đăng hộ đối, khác tín ngưỡng, hay tuổi tác không hợp.

 

Nhìn vào đôi mắt buồn vời vợi của nàng, tôi hỏi nàng có còn mong ước gì nữa không và tôi có thể giúp gì cho nàng trong lúc này? Nàng trả lời: “Mười năm về trước, minh vô tình mở Email cũ nhận được tin nhắn của chàng Chúc mừng Sinh Nhật và dòng chữ: Bao năm qua anh đã cố tìm kiếm em. Anh đang ở phi trường nơi em ở.  Cho anh được gặp em một lần. Anh vẫn nhớ và yêu em mãi!”

 

Tôi hỏi nàng có đi gặp chàng không?

Hai ngày sau sinh Nhật, nàng mới đọc tin nhắn. Chắc chàng mòn mỏi đợi chờ nơi phi trường và hoài mong bóng hình không bao giờ đến. Nàng khóc và đã xóa tin nhắn vì lời hứa với mẹ vẫn còn khắc ghi trong tim.

“Nếu ngày nào đó, có tiếng gõ cửa, biết rằng người ấy đang đứng bên kia cánh cửa, nàng có đưa tay mở cửa hay không? “

Nàng thở dài và không trả lời. Mắt nàng long lanh ngấn lệ. Tôi cũng không hỏi tiếp, đưa tay bấm nhẹ vào màn hình YouTube để nghe tình khúc NHƯ NGỌN BUỒN RƠI của nhạc sĩ Từ Công Phụng, mà cả tôi và nàng đều yêu thích:

Trên từng cơn lốc xoay đời, thuyền tình đã đắm trong vòng tay u mê. Dù ta có đi trên nghìn thu đắng cay.

Trên từng nỗi khốn cùng, nhưng tình đôi ta biết bao giờ nguôi?

#2 NGHĨA MẸ

 

Tôi nhận được cú điện thoại của cô em gái nhỏ cùng xóm, vừa định cư ở Mỹ được hơn nửa năm. Cô vừa khóc vừa nghẹn ngào nói:

“Em xin chị cho em ý kiến. Đầu óc em rối bời như mớ bòng bong. Em sang Mỹ với diện đoàn tụ con trai em bảo lãnh. Em bán nhà Việt Nam đem tiền sang đây. Tiền em đưa con và con dâu em giữ. Em biết đời sống ở Mỹ khó khăn, nên em có hỏi con trai em và vợ nó, có muốn em giúp gì không?”

Con trai em trả lời: “Mẹ cứ nghỉ cho khỏe, từ từ rồi con sẽ ghi danh cho mẹ học tiếng Anh. Đi đến hội người Việt Nam cuối tuần để gặp gỡ và hàn huyên tâm sự cho đỡ buồn.”

Con dâu nói, không cần giúp, vì đứa cháu nội đã lên 7 đi học ở trường có xe đưa rước.

Em nghe vậy cũng mừng. Cả ngày dọn dẹp nhà cửa và vườn tược. Nhưng em không nấu ăn vì khẩu vị của con cháu rất khác. Có lần nấu thì bị chê mặn ngọt không đúng. Cháu nội đi học về là chơi game, không nói chuyện nhiều với bà, tuy cháu cũng biết tiếng Việt chút ít. Cháu trai tuy ít nói nhưng cũng hiền lành lễ phép, em thương cháu lắm. Tối qua vì cửa phòng con em mở, em tình cờ nghe được con dâu em nói với chồng nó:

“Có bà ấy ở trong nhà nên riêng tư không còn nữa. Anh tính sao thì tính, hoặc mẹ anh hoặc mẹ con tôi, anh tự chọn.”

Con trai em nói, "Mẹ thương chúng mình và cháu nội lắm. Vả lại, mẹ đã lo cho anh từ miếng cơm manh áo.  Mẹ đâu muốn đi Mỹ. Anh về Việt Nam thấy mẹ một mình đơn thân nên nài nỉ mẹ sang đây, để vui cùng con cháu."

Con dâu em trả lời, "Anh cố tình không hiểu. Đi làm về là tôi muốn hưởng không khí gia đình riêng tư và không muốn ai dòm ngó."

Em như từ cung trăng rớt xuống. Em không muốn con trai và con dâu mất hạnh phúc vì em. Em cũng không có bà con thân thiết gì ở đây. Em rất thương con và cháu em lắm. Chị giúp em tìm cách nào để vẹn toàn êm đẹp đôi bên. Tuy chị em mình không cùng chung máu huyết, nhưng em tin tưởng ý kiến của chị, em cám ơn chị thật nhiều. Tôi suy nghĩ đắn đo, rồi cuối cùng gọi cho cô em nhỏ đưa ra vài giải pháp, nhưng quyền quyết định là của cô.

“Chị biết em thương con và cháu rất nhiều. Ở xứ Mỹ, phần đông cha mẹ ít khi ở chung với con cái. Nhưng xứ Mỹ này, luôn luôn tạo cơ hội cho ai muốn có công ăn việc làm để nuôi sống bản thân mình. Em còn trẻ vừa tròn 60. Vì không rành tiếng Anh, em có thể tìm việc làm ở chợ, hàng quán, hay tiệm ăn của người Việt… Em có thể hỏi con em đưa lại số tiền bán nhà Việt Nam và dùng tiền đó em có thể share phòng gần chỗ làm cho tiện việc đi lại. Em cũng có thể tìm việc giữ em bé cho gia đình trẻ tuổi hay chăm sóc người già. Họ cũng có thể có phòng cho em ở lại. Trong tương lai, chị khuyên em nên học lái xe. Có trường Việt dạy cho người lớn tuổi và không cần biết nhiều tiếng Anh. Nói chung lại, mình cứ từ từ, bước chậm nhưng bước chắc. Sau này nếu muốn, em cũng có thể học ngành Nail để có thu nhập khá hơn. Cánh cửa này đóng sẽ có cánh cửa khác mở. Chị tin tưởng cuộc sống em sẽ ổn định không chóng thì chầy. Có cần gì thì nhớ gọi cho chị biết.”

Sáng nay cô em đã gọi điện thoại cám ơn, báo tin mừng, đã tìm được việc làm của một gia đình nha sĩ. Công việc nhẹ nhàng chỉ trông coi và nói chuyện chơi với bà cụ 87 tuổi vẫn còn minh mẫn, đi lại được tuy rất chậm vì đôi chân yếu. Có phòng ở lại rộng rãi. Bà cụ rất hiền và hai vợ chồng nha sĩ rất tử tế. Cô nói, con trai cô rất buồn khi xa mẹ.  Cậu ấy đã chuyển hết số tiền bán nhà cũa cô ở Việt Nam vào chương mục ở ngân hàng cho cô. Và hứa cuối tuần sẽ đưa mẹ đi ăn và về thăm cháu nội.

 

Thôi thì mọi việc đã ổn định đôi bề. Tôi mừng cho cô em nhỏ hàng xóm ngày xưa. Mong cho em được bình an và hạnh phúc vui vẻ nơi xứ người.

 

#3 TÌNH ĐẦU TÌNH CUỐI

 

Cuối tuần qua, khi đi Costco chợt nghe có người réo gọi tên mình. Tôi quay lại thì gặp một cô nàng bé bé xinh xinh, có tên của loài ngọc trai óng ánh. Tôi có dịp đi dự đám cưới của cô em này cũng gần mười năm. Chú rể kỷ sư điện tử và cô dâu là kỷ thuật viên làm cùng hãng. Rồi đôi trẻ yêu nhau và cưới nhau sau sau một năm tìm hiểu. Trông họ rất xứng đôi vừa lứa và hạnh phúc tràn đầy. Cô dâu xinh đẹp nói với chúng tôi, "Đây là mối tình đầu của hai đứa.  Hứa hẹn nguyện thề với nhau và sẽ đi chung một đường cho đến cuối đời. Giống như mọi lời chúc của quan khách cho cô dâu chú rể, trăm năm hạnh phúc."

 

Vài ba năm sau đó, có người bạn báo tin cho hay hai cô cậu đã chia tay nhau, tôi cũng hơi ngạc nhiên và tiếc nuối cho sự tan vỡ mau chóng này. Sau khi gặp ở Costco, cô em gái xin số điện thoại và nói sẽ gọi tôi chiều nay để tâm sự lâu hơn. Chiều hôm đó, cô em nhỏ gọi nói chuyện thật lâu.

 

“Sau gần ba năm chung sống, anh ấy đột nhiên muốn ly dị với lý do là hai đứa không hợp nhau trong nhiều quan điểm và cách sống. Em rất đau khổ và cố cứu vãn hạnh phúc gia đình. Nhưng anh ấy đã tuyên bố thẳng thừng, đã có người khác và nhất định chia tay. Em sinh ra ở Mỹ nhưng em cũng hiểu: giữ người ở lại, chẳng giữ được người muốn ra đi.

 

Em ngày ngày vẫn vui với công việc của mình vì thời gian là liều thuốc mầu nhiệm, giúp em nhìn về phía trước, và không ngoái lại những đoạn đường chông gai gập ghềnh trong quá khứ.

 

Bỗng một ngày sau khi ngủ dậy, đầu em đau nhức như búa bổ và mắt phải của em chợt mờ đi. Em vội vàng đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Sau khi nội soi, chụp mạch huỳnh quang và cắt lớp võng mạc (CT Scan) bác sĩ chẩn đoán em bị Macular Degeneration (Bệnh thoái hoá hoàng điểm) Nếu không chữa trị có thể đưa đến mất thị lực vĩnh viễn. Chị nghĩ coi, còn gì xấu hơn trên đời này sẽ tiếp tục xảy ra cho em nữa?

 

Nhưng em không ngừng ở đó, thất vọng thì có nhưng tuyệt vọng thì không. Em tiếp tục chữa trị, bằng những mũi thuốc tiêm thẳng vào mắt, bằng thuốc uống như lời khuyên của bác sĩ để tránh tổn thương thêm cho thị lực. Em tin tưởng vào Chúa sẽ giúp em vượt bao khó khăn. Em vẫn có thể tự lái xe đi làm vì mắt trái tuy không hoàn toàn 20/20, nhưng với mắt kính đặc biệt cũng giúp em nhìn rõ hơn. Nhưng điều tuyệt diệu đã xảy ra và thay đổi cuộc đời em trong đêm Giáng Sinh nhiệm màu của 5 năm về trước. Đêm đó sau lễ nửa đêm, em bước xuống bậc thềm trước sân nhà thờ, bước thấp bước cao em chợt ngã, và đâu đó có một bàn tay ấm nồng vực em dậy.

 

Cô có sao không? Anh đưa em ra đến chỗ đậu xe và lái theo em về nhà. Chờ em bình an vào nhà rồi mới đi về. Từ hôm đó chúng em quen nhau. Anh săn sóc từng ly từng tý. Đưa em đi bác sĩ và dặn dò mỗi ngày em đã uống thuốc chưa? Anh thường mang đàn guitar đến nhà và rồi chúng em cùng nghêu ngao hát những bài tình ca mà cả hai cùng ưa thích. Em vào bếp nấu ăn và anh rửa chén dọn dẹp. Sự chân thành trong tình yêu anh dành cho em, đã mở cửa trái tim em thêm một lần nữa. Sau 2 năm tìm hiểu nhau tuy thời gian có ngắn ngủi, nhưng nếp sống giản dị và tư tưởng mộc mạc, đã đưa chúng em về chung mái nhà ấm cúng, trong sự chúc phúc của gia đình đôi bên. NOEL này kỷ niệm 5 năm gặp nhau, xin được mời anh chị đến nhà chung vui với chúng em nhé.

 

Tôi cám ơn em đã nghĩ đến tôi và hứa sẽ có mặt trong đêm vui hạnh phúc này. Có những chuyện tình tưởng như trăm năm, nhưng đâu ngờ tan tác một sớm một chiều. Tôi chúc em may mắn trong cuộc tình cuối này, em đã không cố tìm, nhưng tình cờ bắt gặp hạnh phúc trong đêm Giáng Sinh năm nào.

 

#4 NGHĨA PHU THÊ

 

Ông bạn thân cùng binh chủng với chàng nhà tôi, thường gọi nhau để kể chuyện bay bổng như những phi vụ vào sinh ra tử ngày xưa. Tuần rồi, ông buồn bã báo tin. Bà vợ tay ấp, vai kề gần mấy chục năm, vừa bị stroke (Tai biến mạch máu não) cả tháng nay.  Bị liệt nửa người bên phải và ăn uống khó khăn. Sau thời gian chữa trị ở bịnh viện và trung tâm Rehab, cơ sở phục hồi chức năng, nay bà đã được đưa về nhà cho gia đình chăm sóc.

 

Ông kể con cái ở xa, hai vợ chồng già sống chết có nhau. Ông đã học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa, mặc áo quần cho vợ, và đấy xe lăn đưa vợ đi vòng vòng trong xóm. Ngoài lúc đưa bà đi tập vật lý trị liệu, ông vịn cái walker cho bà bước đi. Những lần chải tóc cho bà, ông không quên xịt nhẹ dầu thơm mà ông đã mua tặng bà hôm Sinh Nhật. Ông thấy thương bà nhiều hơn. Trước khi về hưu, ngoài công việc bận rộn ở sở, về đến nhà lo cơm nước cho chồng, dạy dỗ con cái, và thu xếp công việc trong nhà ngoài cửa. Bà chưa hề thở than hay đua đòi may sắm. Bà hiền lành, giản dị và chân thật. Lúc nào bà cũng lạc quan, giúp đỡ gia đình còn kẹt ở Việt Nam và chung tay đóng góp trong những chương trình từ thiện.

 

Bà thường nói với ông: "Chúng mình may mắn sang được bến bờ tự do. Tuy phải làm lại từ đầu nhưng giữa anh và em, mình có đến bốn bàn tay, hai khối óc.  Đừng ngồi đó than thở rằng mình không có ngày mai hay tương lai đen tối. Ông thường trêu bà, "Sao người đẹp của tôi lúc nào cũng lạc quan, năng động, bộ không biết buồn là gì sao?" Bà trả lời, "Nỗi buồn nó hay lây, dại gì em nói cho anh nghe, để anh phải bận lòng suy nghĩ."  Ông tiếp, "Em không biết đã là vợ chồng phải cùng nhau chia ngọt sẻ bùi? Bà cười và từ tốn đáp lại, "Chia ngọt thì em xin chia, còn đắng cay thì em giữ lại, để làm niềm riêng dấu kín."

 

Tôi quí và khâm phục ông bạn của chàng. Với những tháng năm dài kinh nghiệm săn sóc bịnh nhân, tôi an ủi ông:

 

“Với kỹỷ thuật tân tiến ngày nay, qua thuốc men, vật lý trị liệu, thức ăn dinh dưỡng, và sự chăm sóc theo dõi quá trình điều trị của bác sĩ. Hy vọng chị nhà sẽ sớm bình phục.  Chỉ cần sự động viên tinh thần và tình yêu thương tuyệt vời của anh dành cho chị, thì ngày phục hồi sức khỏe cũng không xa. Cố gắng giữ gìn sức khỏe nhe anh.  Vì chị cần anh rất nhiều trong lúc này. Nếu anh chị có cần giúp đỡ điều gì, đừng ngại ngần gọi cho chúng tôi. Chúng tôi lúc nào cũng quí mến anh chị và mong chị sớm tai qua nạn khỏi.”

 

Cuộc điện đàm đã chấm dứt, nhưng dư âm của sự yêu thương nồng nàn, tình chồng nghĩa vợ vẫn còn vương vấn trong tôi.

 

Tình đầu luôn đam mê, nóng bỏng, và không hề toan tính. Nhưng tình cuối, còn ở cạnh bên, và săn sóc nhau lúc ốm đau. Cùng dìu bước qua đau thương, khó khăn, và gập ghềnh đầy thử thách. Đó là mối tình đáng trân trọng và tuyệt vời nhất.

 

 

T Thiên thu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,156
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả tưởng niệm 30 tháng Tư.
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Nhạc sĩ Cung Tiến