Hôm nay,  

Bà Deborah

06/01/202300:00:00(Xem: 3044)
hinh-minh-hoa
Hình tác giả cung cấp

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta trên  20 năm.
 
*
 
Thấy Steven vừa bước vào, ông Ronnie từ xa chạy lại cười toe toét, bắt tay húc ngực:

- Chào buổi sáng Steven, mày khỏe chứ? Mấy nay tao khôg thấy bà Deborah đi làm.

- Chào Ronnie, tao khỏe, cảm ơn đã hỏi thăm. Bộ mầy hổng biết gì sao? Con gái bả chết tuần rồi nên bả nghỉ phép ở nhà.

Trời! Sao vậy? Tao có nghe gì đâu! Mà sao con gái bả chết vậy? Chẳng có ai nhắn tin cho tao hay.

- Con Sabina bị đột qụy, nằm viện Southern cả năm nay rồi, sống bằng ống trợ thở và trợ dưỡng. Bác sĩ nói hoàn toàn không có khả năng phục hồi vì vậy bà Deborah quyết định rút ống thở hôm tuần trước. Hôm thứ bảy vừa qua tao có đi nhà quàn viếng tang.

- Vậy mà cũng không kêu tao.

- Tao tưởng mầy biết

- Mầy có thấy ông James đi viếng tang không?

- Tất nhiên, hình như mầy nghĩ ông James có tình ý với bả phải không?

- Đâu chỉ mình tao, ông Robin, con Amanda và nhiều người nữa.

- Tao thật sự không nghĩ vậy! Tao biết rõ, họ chỉ là bạn bè thôi.

- Bạn bè gì mà tuần nào cũng ghé nhà bả, chở bả đi chợ, đi việc này việc kia, ai đâu dư hơi dữ vậy.

- Trời! mầy hiểu lầm rồi, ông James rảnh rỗi và tốt bụng. Bà Deborah cũng cởi mở, vui tánh, hổng đương gì hết ráo! Tao cam đoan với mầy đó!

- Cả hãng đồn đại hai người cặp bồ nhau, còn mầy nữa, lúc nào cũng mẹ mẹ con con ngọt xớt.
 
**

Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
 
**
Bà Deborah làm chung với Steven mười mấy năm nay. Bả kể tổ tiên bả đã ở thành Ất Lăng này đã hai trăm năm nay rồi. Hồi bà còn bé, bà nhớ nội và ngoại của bà đi hái bông gòn ở mấy điền trang quanh vùng Tara, thời ấy đã xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng vẫn bị kỳ thị và khủng bố dữ lắm. Dòng họ của bà có nhiều người bị giết chết mà pháp luật chẳng làm gì cả, những kẻ giết người cứ nhởn nhơ. Người da đen vẫn bị đối xứ tàn ác, bị đánh đâp vô cớ và họ chỉ là công dân hạng bét. Bà Deborah cho biết chồng bà chết lúc bà mới ngoài ba mươi, ấy vậy mà bà không tái giá, ở vậy nuôi con cho đến tận bấy giờ. Tướng tá bà  ngon lành, chắc nụi chứ không đẫy đà phốp pháp như những người cùng trang lứa hay những người đàn bà da đen khác. Bà cười rất tươi, nhe mấy cái răng bịt vàng, mỗi khi bả cười làm Steven nhớ đến mấy ông già Việt ở quê ngày xưa cũng thích bịt răng vàng. Bà Deborah có cặp mông diêu trông nung núc rất xếch xy bởi vậy Steven thường ghẹo và khích tướng cho bà lắc mông, phải nói là như hai quả dưa hấu giật phừng phực làm cho cả bọn cười nghặt nghẽo, cười rũ ra. Steven gọi bà là má mi. Thằng Bryan cà khịa:

-  Deborah, bà có biết thằng Steven nó cà chớn không? Má mì trong tiếng Việt của tụi nó không phải nghĩa tốt đẹp đâu!

- Vậy chứ nghĩa là gì?

- Má mì nghĩa là người đàn bà chăn dắt gái, chủ chứa, bà chủ nhà thổ…

Bà Deborah trợn mắt:

- What the hell! What the you say? I don’t care! Tao không cần biết cái nghĩa tiếng Việt của tụi nó là gì. Tao là người Mỹ, tao chỉ biết tiếng Anh. Thằng Steven là con trai kết nghĩa của tao thì nó gọi tao là má mi.

Steven ôm chặt lấy bà Deborah:

- Má mi đừng có giận chi cho nặng bụng, má mi chứ hổng phải má mì. Thằng Bryan nó lươn lẹo thêm dấu huyền vào chữ mi đó!

Bà Deborah cười sảng khoái, ngoắc Bryan lại và giơ nắm đấm:

- Mầy cà chớn chứ hổng phải Steven cà chớn à nha!

Cả đám cười chảy nước mắt thắt cả ruột, cứ như thế suốt nhiều năm dài. Steven và mọi người làm chung, đùa giỡn chẳng khi nào ngớt. Con Sabina chết, bà Deborah còn thằng con trai William sống ở Boston, lâu lâu mới về thăm bà vào những dịp lễ tết. Đứa con gái út tên Izia thì sống ở Alabama, nó là dân les. Steven hỏi:

- Giờ con Izia gần nhất, sao bà với nó không sống chung nhà cho vui vừa tiết kiệm tiền nhà, tiền điện, nước…

- Không bao giờ, tao sống đời sống của tao, nó sống cuộc sống của nó.

- Bộ bà và nó không thương nhau? Không có tình cảm mẹ con?

- Thương chứ sao không, thương thì thương nhưng ai có đời sống riêng của người đó!

- Bà không sợ người ta cười chê hay kỳ thị hay sao mà cứ công khai con gái của bà là dân les?

- Tại sao sợ? Tự nhiên thôi! Chúa tạo ra như thế thì chúa phải có trách nhiệm, phải chấp nhận những gì chúa ban.

- Lý thuyết là vậy nhưng làm sao ngăn cản người ta kỳ thị?

- Có luật cấm kỳ thị rồi nhưng ở đời làm sao cấm tâm lý con người ta được! Tuy nhiên con gái tao như thế nào thì nó vẫn là con gái tao. Con gái tao có là dân les tao vẫn thương yêu nó, nó vẫn là công dân tốt, nó làm việc, đóng thuế đầy đủ, tuân thủ pháp luật. Nó có trách nhiệm công dân thì nó phải có quyền lợi công dân như mọi người. Nó yêu đàn ông hay yêu đàn bà là quyền riêng tư của nó. Nó có làm tình với ai trong buồng ngủ của nó thì đó là chuyện riêng tư của con người, tại sao phải kỳ thị? Tao đứng lên tranh đấu vì con gái tao và vì những người như con gái tao!

- Khi mà bà biết con Izia là dân les bà có buồn không?

- Không, hoàn toàn không! Nó vốn sanh ra như thế, nó cũng đâu có lựa chọn. Nó tự chịu trách nhiệm những gì nó làm cũng như cuộc đời nó.

Bà Deborah chẳng những không buồn mà có phần còn tự hào đứng trong nhóm gọi là:” Cộng đồng phụ huynh của con em LGBT”. Bà tham gia diễu hành, phát tờ rơi, hội họp kêu gọi bình đẳng và tranh đấu cho quyền lợi của những người như thế. Có nhiều lần Steven trêu:

- Bà cặp ôngJames phải không? Hai người cũng xứng đôi vừa lứa đấy.

- Steven, không bao giờ!

-Tại sao?

- Ông James có vợ, có gia đình của ổng. Tao không muốn làm tổn thương gia đình ổng, vả lại tao cũng không còn cảm xúc yêu đương gì sất!

- Bà góa chồng đã lâu, không yêu ông James thì lấy người khác cũng được, ông Kaseem chẳng hạn, ông ấy ly dị đã lâu và vẫn còn độc thân.

- Không, tao không cần đàn ông nữa, chồng tao trên thiên đường đang trông chừng và phù hộ tao. Tao không muốn làm ông ấy buồn. Tao sống độc thân để nuôi con mấy chục năm nay rồi, không có đàn ông cũng chẳng sao cả, bằng tuổi này rồi lấy chồng làm gì cho mệt.

Steven chỉ chọc ghẹo để tạo cớ vui cười nhưng khi nghe bà thật thà tâm sự thì thấy thương và phục bà quá. Bà không giống như những gì mà người ta thường nghĩ về đàn bà Mỹ da đen. Bà Deborah cũng như những người Mỹ khác, thường làm nghiêm đứng đắn chứ ít biết nói chơi, ít biết đùa như dân Mít mình. Bà cứ tưởng Steven nói thật nên bộc bạch cả nỗi lòng. Thật tình mà nói khó có thể thấy người đàn bà Mỹ da đen nào như thế .Bà rất giống những bà mẹ Việt, một mình nuôi con, hy sinh cả tuổi thanh xuân vì con, làm mẹ đơn thân suốt mấy chục năm dài không màng đến đàn ông, không nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình.

Bà Deborah cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại làm việc có lẽ bà là người thâm niên nhất trong hãng này, đôi khi có những sự việc bất công và vô lý đối với bà. Steven cảm thấy nổi nóng và giận thay cho bà trong khi đó thì bà lại im lặng chịu đựng, không hề kiện cáo hay thưa gởi gì. Cái sự âm thầm chấp nhận dường như di truyền từ thời ông cha của bà. Ngày xưa họ bị đàn áp, bị cai trị tàn bạo nhưng cố gắng cam chịu để sống còn, sau này thời thế thay đổi họ mới đứng dậy đấu tranh. Cái sự cam chịu của bà Deborah khiến Steven tức tối bảo bà phải lên văn phòng báo cáo để làm cho rõ sự việc ấy vậy mà bà chỉ cười trừ và bảo:

- Tao ổn mà!

Mỗi ngày gặp nhau, bà Deborah đều ôm Steven thật chặt và hỏi han như thể mẹ con ruột rà. Ông Robin  , một tay da trắng làm chung vẫn thường hay cà khịa:

- Steven, bà Deborah có phải là sugar mom của mầy?

Steven cười to:

- No sugar, Mom only!

Ông Robin vẫn cà khịa nháy mắt, đá lông nheo, hích cằm hướng về phía bà Deborah làm cho cả đám mắc dịch cười sặc sụa.

Bà Deborah cũng như những người Mỹ da đen ở cái hãng này họ rất biết cách hưởng thụ cuộc sống. Ngày thường đi làm, cuối tuần kéo ra công viên, bãi cỏ để làm BBQ, ăn uống, hát hò và nhảy múa. Họ rất khác với cư dân gốc mít mình. Dân mình làm bất kể thời gian, chỉ biết làm và đem tiền bỏ nhà băng, cái cách hưởng của dân mình cũng rất đơn điệu, chủ yếu đi mall mua sắm thế thôi! Ít khi và ít mấy ai năng nổ hoạt động hay thích sinh hoạt vì cộng đồng, vì vô vụ lợi, vì những chuyện văn hóa, thể thao của xã hội.


Có một lần bà Deborah kể chuyện xưa, bà bảo hồi bà còn nhỏ, thành Ất Lăng này không có nghề làm móng tay hay tiệm Nails, chẳng biết cái nghề này xuất hiện từ bao giờ. Giờ này đi đâu cũng thấy tiệm Nails, thậm chí có khu shopping có đến hai tiệm nail, có quãng đường hai dặm xuất hiện cả chục tiệm Nails. Bà Deborah chưa bao giờ đi làm móng, thỉnh thoảng có hội họp hay quan hôn tang tế thì bà mới đến tiệm Nails để sơn móng và chà gót chân. Bà kể với Steven lần cuối bà đến tiệm Luxury Nails và gặp phải một thanh niên trẻ chà chân cho bà, bà cảm thấy không thoải mái, trong lòng rất khó xử và thật sự không muốn người thanh niên ấy chà chân cho bà hay cho bất cứ đàn ông đàn bà nào khác, tuy nhiên bà vẫn cố gắng ngồi yên để cho anh ta làm. Bà quá tế nhị, không từ chối vì sợ người thanh niên trẻ ấy buồn lòng. Bà nói với Steven đó chỉ là một  cái nghề như bao nghề khác trên đời (just a business) nhưng anh thanh niên trẻ như thế đi chà chân cho những người khác làm cho lòng bà cảm thấy thương hại. Bà má kết nghĩa của Steven tuy không tóc nhưng không bao giờ đội tóc giả hay nối tóc như những bà Mỹ đen khác, tóc của bà quá mỏng ra tới đâu là quắn tới đó bám sát da đầu, và cứ mỗi hai tuần là bà nhuộm màu đồng, hoặc màu vàng pha đỏ… Bà Deborah là người đàn bà Mỹ da đen đặc biệt mà Steven gặp trong đời vì bà khác với tất cả những người đàn bà Mỹ da đen khác, không chơi tóc và chơi móng.  Bà Deborah nó với Steven:

- Sh...t! Tại sao làm việc khổ cực vậy mà đem tiền chi hết cho tóc và móng? Trong khi ấy có bao nhiêu việc khác cần hơn.

Bà Deborah cũng như những người khác ở đây, tin sâu ở chúa, cái gì cũng do chúa ban cho, thức ăn cũng thế dù bản thân bỏ công sức ra làm, trước mỗi bữa ăn đều chắp tay và lâm râm đọc kinh. Tuy là tin ở chúa như vậy nhưng chẳng mấy khi bà Deborah đi lễ nhà thờ, thậm chí bà còn nói:

- Tin ở đạo chứ không tin ở người có đạo

Hôm đi nhà quàn để viếng tang con gái bà, trông bà khác hẳn đi, ngày thường đi làm thì ăn mặc rất giản dị, ấy vậy mà trong lễ tang ở nhà quàn bà diện váy ngắn, tất da, giày cao gót, cổ quấn khăn choàng, vẽ mặt, kẽ mắt…. Tất cả những người đàn bà đi viếng tang cũng đều ăn mặc sang trọng và đẹp đẽ, đeo nữ trang đủ thứ… Steven đến ôm bà, nói lời chia buồn. Bà cảm ơn rồi nói:

- Như vậy tốt hơn cho con Sabina, sống đời thực vật rất khổ sở, giờ thì hết khổ rồi, Sabina sẽ gặp ba của nó ở thiên đàng.

Bà nói đầy vẻ hy vọng tin tưởng, Steven cũng cầu mong cho cô Sabina gặp ba của cô ta ở thiên đường. Nói thì nói vậy nhưng tình cảm mẹ con ở thế gian này cũng không sao thoát được cảnh đau lòng trước cảnh tử biệt sanh ly. Cũng may cái tập quán của người Mỹ không quá bi lụy và đau đớn như đám tang người Việt. Steven nhìn qua hàng ghế đầu thấy bà Deborah buồn hắt hiu và mắt hơi ngấn lệ.

Cây bạch lạp cháy lung linh ở phía trước quan tài, dòng sáp nóng chảy xuống và đọng lại như những giọt lệ cảm thông nỗi đau chia lìa vĩnh biệt của hai mẹ con bà Deborah.
 
**
 
Người chết thì đã yên mồ mả đẹp, người sống lại tiếp tục đi cày để duy trì cuộc sống này. Sau một tuần nghỉ, bà Deborah lại vô hãng gặp Steven và mọi người, mới có một tuần mà ai cũng ôm nhau cười nói mừng như đã xa nhau thật lâu. Công việc vẫn đều đều trôi qua một cách bình thường nhưng thế gian này vốn vô thường, chẳng có gì tồn tại hay giữ yên mãi được. Công ty làm ăn phát đạt quá,phải nói là bùng nổ, từ mấy mươi người phát triển lên gần ngàn người chỉ trong vòng năm năm gần đây. Công ty mua đất và xây trụ sở khác, to lớn hơn gấp nhiều lần, từ nơi cũ đến nơi mới cách nhau gần ba mươi dặm. Công ty di chuyển thì bà Deborah cũng phải đi theo. Bà chuyển từ vùng CampCreek đến CampBellton để tiện việc đi làm. Bà Deborah không mắc bệnh shopping như nhiều người đàn bà khác, bởi vậy đồ đạc cũng tương đối ít, chỉ mướn chiếc Uhaul là đủ. Ông James và thằng David giúp bà chuyển mọi thứ về căn chung cư mới. Phải nói bà Deborah là một trường hợp đặc biệt, không lái xe, không mua xe, chưa từng có xe từ nhỏ đến giờ. Bà toàn đi xe buýt hoặc đi chung với người khác, mấy năm nay thằng David chở bà đi làm và bà trả tiền xăng cho nó. Steven cứ thắc mắc hoài:

- Tại sao má mi không chịu mua xe? Có xe đi lại tự do, không phải lệ thuộc người khác!

Bà Deborah lý sự:

- Tao không biết xe cộ gì hết ráo, từ cha sanh mẹ đẻ đến giờ chưa từng lái xe, mua xe phải chăm sóc xăng nhớt, bảo hiểm… đủ thứ hết. Tao đi xe buýt vậy mà sướng, chẳng phải lo gì cả!

Steven giơ hai tay lên trời chịu thua:

- Oh, my goodness! Không sao hiểu nổi má mi, tui mà hổng có xe chắc chết mất thôi!

Bà Deborah cười toe toét nhe hàm răng bịt vàng cà khịa:

- Vì quá nhiều người như mầy mà thành Ất Lăng này ngày càng kẹt xe nghiêm trọng, ngày nào cũng kẹt. Quá nhiều người sắm xe riêng chẳng chịu đi xe buýt nên mới ra nông nỗi này.

Thật thế, ở xứ này ai cũng đi xe riêng, mỗi người một chiếc. Người khá hơn thì còn sắm xe đi chơi, xe đi làm khác nhau. Những người giàu thì có vài chiếc thậm chí có cả bộ sưu tập xe, rồi còn RS, Mobile house… Xe cộ ngày càng nhiều, lượng xe bán ra cứ tăng vọt theo thời gian trong khi ấy đường xá thì chỉ nhiêu đó, không kẹt xe mới là lạ. Ất Lăng thành được ( hay bị) xếp vào một trong mười thành phố kẹt xe kinh khủng của xứ sở Cờ Hoa. Kẹt xe và tìm chỗ đậu xe là cả một vấn đề, ngay cả sân bay quốc tế Hartsfield – Jackson cũng không đủ chỗ đậu xe cho hành khách. Trong nội thành giờ các bãi đậu xe người ta cất condo hết ráo rồi. Lượng người đổ về Ất Lăng thành càng ngày càng nhiều vì ở đây dễ sống, nhiều việc, vật giá rẻ. Những xa lộ quanh Ất Lăng thành như I.20, I 75-85, 285 ngày nào cũng kẹt, vài ngày lại xảy ra kẹt nặng. Bởi vậy lái xe trên đường thỉnh thoảng gặp những miếng decal dán ở các xe ghi:” Atlanta full, stop move in!” “ Do not move to Atlanta”…

Bà Deborah không lái xe, không mua xe kể cũng rất đặc biệt, hiếm thấy, vì ở xứ này không có xe kể như cụt chân. Dân Mít mình qua đây vài tháng là ai cũng mua xe cả. Bà Deborah sinh ra lớn lên ở đây, sống gần cả đời người mà không có xe thì thật khó tả được, không phải bà không có tiền, bà có tiền, có tích lũy nhưng vì chịu mua thế thôi! Điều này khó tưởng được, trong khi ngay cả một số homeless cũng có xe. Họ sống trong cái xe của họ và di chuyển quanh quanh trong những khu thị tứ gần. Trên đời này chuyện gì cũng có. Ở xứ sở Cờ Hoa này chuyện gì cũng có thể xảy ra, chuyện bà Deborah không lái xe, không mua xe là một chuyện có thật và đã xảy ra như thế!

Thời gian qua nhanh, mới mà đã vào mùa lễ cuối năm rồi, cũng thời gian này năm trước. Bà Deborah đưa cho Steven bốn mươi đô la mà không có lý do gì, thường thì tặng quà vào dịp sinh nhật hay Christmas, new year hay lễ gì đấy, đằng này ngày thường vì lễ vẫn còn chưa đến và cũng chẳng nói rõ lý do. Steven từ chối và hỏi lý do thì bà cũng không chịu, cuối cùng đành phải nhận và nói:

- Tui sẽ góp thêm vào để làm từ thiện nha?

- Mầy làm gì cũng được!

Thì ra bà Deborah thấy Steven và nhóm bạn Trái Tim Việt thường làm từ thiện tặng quà, cơm áo cho người nghèo và có đăng lên Fb nên bà có ý góp bốn mươi đô la. Tự nhiên Steven liên tưởng đến khái niệm:” Tam luân thể không” trong nhà Phật, nghĩa là: Không thấy mình làm bố thí, không thấy có vật bố thí, không thấy có người nhận bố thí, tuy có khập khiễng nhưng Steven có ý so sánh vậy. Bà Deborah đâu biết gì Phật pháp, càng không biết cái lý thuyết ấy nhưng rõ ràng bà đã làm được việc ấy. Việc này khác xa với một số người trong chúng ta, khi cúng dường hay bố thí thường đòi hỏi tên mình phải được khắc vào vật chi đó hay được ghi nhớ, được nêu danh… Má mi kết nghĩa của Steven quả thật dễ thương làm sao!

Thành Ất Lăng đang vào mùa lễ cuối năm, đèn mắc hoa giăng rực rỡ khắp nơi, phố phường rộn ràng tấp nập và đường xá cũng kẹt xe quá chừng luôn. Mùa lễ cuối năm của xứ Cờ Hoa giống hệt tháng chạp tết của xứ mình. Người người tất bật mua sắm quần áo, đồ đạc, quà cáp, ngày thường đã shopping rồi, mùa lễ thì lại shopping gấp bội lần. Cả xã hội náo nhiệt như một tổ ong, lại quần quật túi bụi như một cỗ máy đang chạy hết công suất. Ai thế nào thì hổng biết, riêng bà Deborah thì hòan toàn vô sự, ngày thường đi làm, cuối tuần dắt con chó nhỏ puppy ra công viên đi dạo, mặc cho thiên hạ ngoài kia tất bật rộn ràng.
 
Tiểu Lục Thần Phong
(Ất Lăng thành, 12/22)

Ý kiến bạn đọc
21/02/202314:01:37
Khách
Tiểu Lục Thần Phong viết hay . Your story has substance, much better than some other shallow vapid stories. Keep up the good work 👍
I was in Atlanta on a work assignment many years ago. Back then, Atlanta had only 2 subway lines: North-South and East-West. I stayed in Buckhead, just at the outskirts of Atlanta. The northernmost subway station was right at the city limits, about 20-minute walk from my apartment. Blacks avoided going through some all-white neighborhoods after sundown because they could be threatened. In those years, racism in Atlanta at was so thick you can cut it with a knife. It was even worse outside of Atlanta.
08/01/202313:56:12
Khách
Trong văn phạm Việt cũng như Mỹ, "Chúa", " Phật" đều phải viết hoa:
Thí dụ: Trời, Phật, Chúa, Ðức Thánh Trần, Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẹ Âu Cơ, Kinh Kim Cang, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Coran, Kinh Cựu Ước..
08/01/202302:02:12
Khách
"tin sâu ở chúa, cái gì cũng do chúa ban cho . Tuy là tin ở chúa như vậy nhưng chẳng mấy khi bà Deborah đi lễ "- TLPT.
Gã TLTP nghĩ sao nhỉ khi có người viết như dưới đây ? :
"tin sâu ở phật, cái gì cũng do phật ban cho. Tuy là tin ở phật như vậy nhưng chẳng mấy khi bà Deborah đi lễ chùa "
06/01/202317:47:18
Khách
Bà Deb ko muốn có xe cũng có lý, đi xe buýt khỏi phải lo chi nhiều, tiền xăng, bảo hiểm bảo trì đủ thứ tiền. Ngày nay xe buýt đã có app rồi, muốn đi thì xem trước giờ xe tới thì ko phải ngồi chờ xe lâu. Hơn nữa giờ này đi buýt vẫn còn free
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,262
Loài chó là một tạo vật tuyệt vời Thượng Đế đã ban cho con người, nó có một đức tính mà tự cổ chí kim, ai cũng nhận ra là sự trung thành tuyệt đối. Câu chuyện con chó Hachiko ở Nhật Bản đã làm rung động biết bao con tim trên thế giới. Trong 9 năm liền, ngày nào nó cũng đến nhà ga xe lửa nằm chờ chủ nó đi làm về, nhưng ông đã không bao giờ trở về nhà vì cơn đau tim đột ngột, ông chết tại sở làm. Ngày nào cũng vậy, dù mưa rơi, tuyết đổ, hay nắng hè oi bức, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi chủ cho đến khi nó gục chết vì kiệt sức ở sân ga. Người Nhật đã tạc tượng con chó Hachiko như là biểu tượng của sự trung thành.
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nhạc sĩ Cung Tiến