Hôm nay,  

Tiễn Vong 2022

31/12/202209:14:00(Xem: 5461)

tien vong
Hình tác giả cung cấp

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.

*
 
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong.

Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.

Đầu năm 2022, Omicron biến thể của Covid xuất hiện “mở hàng”, thiên hạ lại lao đao hoang mang, chính phủ Mỹ và Canada bắt đầu cho dân free test kits để dân kiểm tra, làm test tại nhà, chia bớt gánh nặng dồn ứ vào ngành Y Tế . Chuyện di chuyển đó đây vẫn tuân thủ nghiêm ngặt luật đeo masks, giấy chứng nhận chích vaccine, bởi vậy mới có chuyện tay vợt tennis nổi tiếng người Serbia Novak Djokovic gây đình đám cả làng thể thao khi bị Australia cấm cửa đuổi về vì dám cả gan qua đó thi đấu nhưng hổng chịu chích.

Bây giờ thì chuyện Vaccine ID đã là quá khứ lỗi thời, lệnh đeo masks đã là xa xưa, nhưng hậu quả của Covid, nỗi đau buồn của Covid mang lại dường như chưa phai mờ, thậm chí còn kéo dài, cụ thể như chuyện lạm phát gia tăng toàn cầu. Giá xăng bay như hỏa tiễn rồi mới chịu đáp xuống  nhưng mọi thứ vật giá leo thang, ngày xưa đi chợ bao nhiêu thì ngày nay phải trả gần như gấp đôi, mà lương thì tăng như rùa bò, hỏi sao hổng rầu?

Đầu tháng 2/2022 China Winter Olympic dậy sóng nước Mỹ vì một kẻ phản bội nước Mỹ, là cô nàng Tàu Zhu Yi được nuôi nấng tại Mỹ, học hành tại Mỹ và rèn luyện môn Skating tại Mỹ, đã xin bỏ quốc tịch Mỹ, lấy quốc tịch Tàu, bay về China tham dự Olympic hầu mang huy chương vàng về cho “tổ quốc” China. Nhưng “thiên bất dung gian”, cô nàng chẳng những không mang chiến thắng huy hoàng cho China như mong đợi mà còn bị dư luận của cả hai đất nước China, Mỹ và cả thế giới dèm pha nguyền rủa, cho chừa cái tật “ăn cháo đá bát” của đám ăn theo chế độ Cộng Sản.

“Vong” Olympic vừa xong là có ngay “vong ám” mới toanh, đó là “vong chiến tranh” do chàng Putin xứ Nga làm tổng đạo diễn, gây kinh hoàng không kém gì Covid, khi hùng hổ đem quân đánh chiếm , tàn phá đất nước Ukraine xinh đẹp, giết chết bao dân lành vô tội. Ôi, chuyện này đã và đang tốn biết bao giấy mực của giới truyền thông, tôi không dám nhắc lại, kẻo có người lại lên cơn uất hận, tăng huyết áp xui xẻo trong những ngày đầu năm mới thì tôi lại mang tội.

Tình hình thế giới vẫn xìu xìu ển ển thì qua mùa hè, tháng bảy bỗng bàng hoàng vì cựu thủ tướng Nhật Bản Abe bị ám sát chết khi đang đi vận động tranh cử cho... người khác. Thiệt là cái số xui tận mạng. Ông Abe ra đi để lại bao tiếc thương, thẫn thờ xót xa cho khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là người dân nước Nhật. Cuộc sống khiêm nhu, trong sạch, và khuôn mặt nhân hậu của Ông sẽ mãi mãi là tấm gương cho nhiều người yêu thương kính trọng, chớ không phải như các quan chức xứ Cộng Sản Việt Nam (mà dân “phởn động” đặt cho hỗn danh là xứ Đông Lào), hễ có quan lớn quan nhỏ “ ra đi” vì tự tử, đụng xe, té lầu là bà con âm thầm đi... nhậu ăn mừng.

“Họa vô đơn chí phúc bất trùng lai”, niềm thương nỗi nhớ cựu thủ tướng Abe vừa nguôi ngoai thì Nữ Hoàng Elizabeth II của Anh Quốc lại khăn gói theo ông Abe đi chầu ông bà vì tuổi già sức yếu. Dù chỉ là The Queen của nước Anh nhưng sự nổi tiếng của Hoàng Gia Anh thì không có gì để bàn cãi. Tự dưng tôi bỗng nhớ chút “kỷ niệm dzui” của tôi với Hoàng Gia Anh, nghe oai không quý vị?

Số là hồi đó con gái tôi mới chập chững vào lớp Một, và say mê các bộ phim Fairy Tales như các cô bé khác trên cõi đời này. Bữa đó vừa xem Cinderella xong nó chạy đến nói với tôi:

-          Mẹ ơi, con muốn cưới the Prince như trong phim.

Tôi cười:

-          The Prince trong phim không còn nữa, nhưng ngoài đời cũng có Prince đó con.

Rồi tôi lấy một tạp chí nói về Hoàng Gia Anh đang có sẵn trong nhà, chỉ cho nó thấy Prince William và Prince Harry. Nó ngắm nghía một hồi rồi giương đôi mắt ngây thơ:

-          Vậy con cưới Prince William nhe mẹ!?

Úi chu choa, con bé này có mắt tinh đời, biết chọn chàng Anh Prince khôi ngô ngoan ngoãn hiền lành, chớ không chọn chàng Em Prince có máu “quậy”. Dù sao, nó cũng cho tôi một vài phút giây mỉm cười, tưởng tượng mình là “sui gia” với ông Charles mà hiện nay đang là Vua của nước Anh cơ đấy.

Qua Tháng Chín, thiên nhiên cũng nổi cơn “người buồn trời đất có dzui bao giờ!”, đem bão tới xứ Bắc Mỹ góp phần cho “Vong” năm 2022 thêm nặng ký.  Hãng tin AFP dẫn thông tin từ các nhà cung cấp điện cho biết bão Fiona đánh sập nguồn điện của hơn 500.000 căn nhà khi đổ bộ vào miền đông Canada. Chỉ riêng tại tỉnh Novia Scotia, bão Fiona đã ào tới với sức gió tối đa 144 km/h và mưa lớn, và với sức tàn phá nặng nề, Fiona có thể là một trong những cơn bão nghiêm trọng nhất trong lịch sử Canada.

Tại Mỹ thì cơn bão Ian cũng đến viếng thăm Florida với những hậu quả mất mát không nhỏ. Tại sao kỳ này bão lại được mang tên Ian của đàn ông mà không mang tên phụ nữ như mọi khi nhỉ? Có lẽ cuối cùng người ta đã nhận ra rằng, đâu chỉ riêng phụ nữ mới có “độc quyền” đem đến cho cuộc đời này... bão tố?

Dù là bão cấp mấy, hung dữ cỡ nào thì cũng phải tàn lụi như “sau cơn mưa trời lại sáng”. Qua tháng Mười Một nước Mỹ lại nóng sốt sồn sột, bên cạnh giải trúng vé số hơn 2 tỷ, là cuộc bầu cử giữa kỳ giữa hai đảng, củng cố cán cân lực lượng dọn đường cho cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2024.

 Là cư dân Canada, nhưng ông xã tôi rất mê theo dõi tình hình politic bên xứ láng giềng, và gia đình các anh chị em của tôi định cư bên Mỹ, nên tôi cũng hòa theo cho vui. Vả lại, Mỹ là nước đứng đầu thế giới, chỉ cần Mỹ “ho hen sổ mũi” là mọi người chú ý quan tâm, nên mỗi mùa bầu cử là mỗi lần dân tình thế giới được xôn xao. Tuy nhiên, năm nay tôi rút kinh nghiệm lần bầu cử 2020, chẳng muốn dính dáng gì đến các cuộc tranh cãi của đồng hương người Việt ủng hộ giữa Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ, kẻo lại vướng vào những sự bực mình không cần thiết .

Năm đó, khi cuộc bầu cử Tổng Thống mới khởi động với các buổi campaign của các ứng cử viên, tôi có share vài hàng thông tin trên Facebook, rồi chị bạn chung nhà thờ và nhỏ em hàng xóm bên Việt Nam vào comment, bàn luận về  presidential candidates. Bỗng một anh bạn bên California nhảy vào mắng mỏ chúng tôi. Tôi rất bất ngờ vì tôi quen biết anh một thời gian khá dài. Chúng tôi nhắc anh không nên nóng nảy, anh ta tiếp tục càng lúc càng hăng máu, dù tôi vẫn nhẹ nhàng hỏi anh rằng chúng tôi có lỗi gì, các bạn của tôi không được bày tỏ suy nghĩ cá nhân của họ ư, liệu anh có thể “gây sự” với cả thế giới, những người đang theo dõi cuộc bầu cử Mỹ hay không, nhưng anh vẫn nặng lời, rồi quay ra unfriend tôi ngay và luôn. (Thật đáng mặt... đờn ông).

Từ hôm ấy, tôi chẳng còn nhớ đến anh ta. Rồi sau khi cuộc bầu cử có kết quả, anh ta nhắn messenger cho tôi, một đoạn dài cỡ gang tay, tôi vừa thấy là delete ngay, vì không quan tâm chuyện chẳng liên quan đến tôi. Thấy tôi không trả lời, anh ta lại nhắn tiếp, cũng dài y chang cái trước, tôi lại delete ngay tức khắc. Ủa, chả lẽ anh ta đang “người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm”, đã unfriend tôi trên facebook rồi mà?! Tôi không thể “em hiền như ma xơ” mãi được, đành phải đăng đàn trên facebook nhắn nhủ anh ta:

-  Thứ nhất, tôi không có thói quen đọc messenger của người lạ.

-  Thứ hai, gia đình tôi bên Mỹ cũng chia hai phe trong cuộc bầu cử này, nên tôi biết thông tin cả hai bên. Có điều, gia đình tôi vẫn vui vẻ tôn trọng sự khác biệt, vì Tổng Thống lên 4-8 năm là xuống, còn tình thân là mãi mãi. Nhưng anh không chịu hiểu điều này, mà giãy nãy lên như đỉa phải vôi, à mà không, như khỉ nếm mắm tôm mới đúng.

-  Thứ ba, tôi là công dân Canada, xem bầu cử Mỹ giống như tất cả công dân các nước khác trên hành tinh này, cảm xúc sẽ trôi qua nhanh chóng, không có gì phải lăn tăn.

- Thứ tư, hoá ra anh vẫn… nhớ tôi, còn tôi thì không!

-  Cuối cùng, nếu anh thường “núp lùm” theo dõi facebook của tôi, thì sau khi đọc bài này, anh có thể block tôi được rồi đấy, đừng để tôi... ra tay trước.
 
Bởi vậy cuộc bầu cử giữa kỳ lần này tôi xem xong để đó, vì tôi còn enjoy một sự kiện khác mà tôi gọi là “niềm vui cuối năm”, đó là giải bóng đá FIFA World Cup diễn ra tại Qatar từ ngày 20 tháng 11 đến 18 tháng 12.

Có người hỏi tôi WorldCup năm nay theo đội nào? Thú thật, từ những mùa trước, hễ tôi yêu đội nào, ủng hộ đội nào thì đội đó... thua tơi tả, thua trong đau đớn (yêu nhau như thế bằng mười... ghét nhau), nên năm nay tôi im lặng, hổng dám công khai danh tính "người yêu" vì sợ đem đến ... xui xẻo, thất bại, khổ đau cho người mình yêu.
 
Tôi nhớ, khi trận Argentina-Croatia vừa bắt đầu, người bạn nhắn tin trên phone:

- Tui nghe đồn bà "hễ ủng hộ ai thì đội đó thua", vậy trận này bà "theo" ai để tui biết mà cá độ?

Tôi giãy nảy:

- Thôi, vào semi-finals rồi, tui không theo ai bỏ ai hết á, cứ để tự nhiên, ai thắng ai thua cũng được! Nhưng ...

- Nhưng gì nữa?

- Tui có linh tính...

- Linh tính gì, nói mau!

- Từ kinh nghiệm WorldCup 2018, hễ đội Croatia không mặc Home Shirts (ô vuông đỏ/trắng) mà mặc Away Shirts (màu xanh) thì thường là bị ... thua, mà hổng phải thua ít nha.

- Nhưng họ đâu có quyền chọn màu áo, phải bốc thăm mà?

- Thì đó, nên mới gọi là ... có "điềm xui"

- Thôi cái miệng bà ăn mắm ăn muối nói linh ta linh tinh.

Và kết quả là ... y chang, đội Croatia phải ngậm ngùi xách va li về nước.
 
Đến trận chung kết giữa Argentina và France mà được dân mến mộ gọi là trận chung kết WorldCup lý tưởng, tôi cương quyết thử thời vận, phá vỡ định luật "theo đội nào đội đó thua", trong cuộc cá độ "nho nhỏ" với anh chị em trong Ca Đoàn Nhà Thờ, tôi đã chọn Pháp.

Sau khi Argentina đánh bại Pháp, giành Cup vinh quang, tôi mới vỡ lẽ đã quên mất một ... "điềm xui" của Pháp, đó là trong trận đấu vào semifinal, Pháp gặp Anh, tôi nhìn thấy Tổng Thống Pháp trên khán đài, tôi có nói với ông xã:

- Ủa, sao TT Pháp đi dự sớm vậy, sao hổng chờ trận final như kỳ WorldCup 2018 để mừng chiến thắng nhận Cup luôn ? Ai biểu ổng nổi hứng đi xem trận này chớ, coi chừng ... xui xẻo trận cuối à nghen!

Giờ thì mới thấy “linh tính điềm xui" và miệng ăn mắm ăn muối của tôi là có thật. (mà cái chàng TT đẹp trai của Pháp thiệt là quởn, việc nước hổng lo, bay qua Qatar sớm làm gì để khiến đội nhà mang “điềm xui”?)

Và thật hơn nữa, là "tôi chọn đội nào thì đội đó thua" vẫn mãi mãi là ... chân lý, không thay đổi.

Tôi thề, từ nay không bao giờ cá độ và không ủng hộ bất cứ đội nào nữa.
 
Dù sao, giữa một năm tin buồn nhiều hơn tin vui, thì sự kiện thể thao toàn cầu này như một đốm sáng cho chúng ta khuây khỏa tâm hồn, quên đi những âu lo của đời thường nhật.
 
Viết tới đây, tôi đưa ông xã đọc, ổng thắc mắc:
 
-          Sao em chỉ nói nhiều về tình hình Bắc Mỹ mà không nói tới Việt Nam?

-          Xời ơi, ăn cây nào rào cây nấy nghen anh, gia đình mình và đại gia đình mình mang ơn Mỹ và Canada đấy. Hơn nữa, cái xứ Đông Lào ấy mỗi ngày đều có tin... tức cành hông, giấy mực nào viết cho xuể? Thôi thì em đố anh nha:
 
Xứ nào tự gọi “thiên đường”
Mà dân vẫn mãi tha phương không ngừng?
Xưa thì vượt biển băng rừng
Nay đổi “chiến thuật”: thùng công -tên- nơ
Quen biết? Đi “nhờ” chuyên cơ
Trốn qua Hàn, Nhật giấc mơ đổi đời
“Con ông cháu cha” đâu rồi?
Thẻ xanh qua... Mỹ từ đời tám hoanh!!
 
-          Thì xứ Đông Lào chứ xứ nào nữa, đố vậy mà cũng đố!
-          Vậy thì còn gì để nói nữa không nà, bởi vì bao nhiêu năm nay nó vẫn như thế, chẳng có gì đổi thay.
 
Năm 2022 chắc chắn còn nhiều điều để nói, nhưng tôi tạm dừng nơi đây, để chúng ta cùng nhau hy vọng cho một năm 2023 sáng sủa tốt tươi, có nhiều tin vui cho nhân loại khắp nơi!
 
Edmonton, cuối năm 2022
KIM LOAN 

Ý kiến bạn đọc
01/01/202300:20:26
Khách
Bài viết hay lắm! Năm mới chúc gia đình tác giả nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Rất mong được đọc thêm những bài hay của Kim Loan trong năm 2023!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,684
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Mấy nay công việc trong hãng chậm quá, đơn hàng hổng có, mọi người tụm năm tụm ba nói dóc, bàn tán cả ngày. Mỗi nhóm có đề tài khác nhau. Nhóm đen tụi thằng Kieth, thằng Eddie, thằng Aaron… thì lúc nào cũng chuyện cá độ bóng chày, bóng rổ, bóng cà na, chuyện cầu thủ này chơi đẹp, cầu thủ kia xuất sắc, chuyện thằng Willi tát xướng ngôn viên trên thảm đỏ giải Oscar… Nhóm gốc mít như anh Tuấn, thằng Khôi thì toàn chuyện Việt kiều về nước ăn chơi, chuyện ông này bà nọ ăn bẩn...Nhóm thằng Andre, Jose… thì tám chuyện Mễ Tây Cơ. Nhóm đàn bà thì hổng biết nói chuyện chi nhưng chưa bao giờ thấy miệng nghỉ ngơi, kể cả lúc ăn uống, tám liên tu bất tận.
Nhạc sĩ Cung Tiến