Hôm nay,  

đèn học trò…

18/09/202220:48:00(Xem: 2998)
04152022_IMG_2588
Lễ Trao Giải VVNM 2019

 

Không nhớ từ bao giờ, với tôi, đèn học trò là cột mốc thời gian vì mỗi ngày đi làm về đều lái xe ngang ngôi trường tiểu học ở gần nhà. Dĩ nhiên là chạy chậm lại dưới hai mươi dặm một giờ như quy định, và dừng hẳn khi có người cầm cái bảng “STOP” bước ra giữa đường chận xe cho học trò qua đường. Từng là hình ảnh lạ, chỉ thấy ở Mỹ khi mới đến Mỹ, nhưng theo thời gian quen mắt nên thấy bình thường. Rồi thấy thích như một niềm vui trong cuộc sống xa quê khi nhìn túm năm tụm ba những chú nhóc tan học cặp kè như thương nhau lắm nhưng chơi trò rắn mắt với nhau cũng liên tức thời. Những cô bé líu lo với nhau trên đường về nhà. Cô bé lọ lem nọ lại bắt bà ngoại hay bà nội gì đó đeo hộ cái ba lô để cô tung tăng chân sáo. Cậu nhóc Mỹ đen mập ù, nhìn cậu khó ai có thể nhịn được cười với mái tóc như kẹo bông gòn đen, gương mặt biết cười. Thế giới nhỏ hơn cây kẹo cậu ngậm trong miệng và hai tay thì bấm loạn xạ trên cái máy trò chơi điện tử say sưa. Bạn bè có hích vai cậu, cậu cũng không có phản ứng gì vì đang say kẹo và say game. Người qua đường tấp nập, xe nối đuôi nhau trên lộ, trời lạnh hay nóng, hoa hải đường đỏ rực nhà này, vàng ươm nhà nọ hoa cúc vàng hơn nắng, hay lá vàng theo gió cuốn mùa thu đi để đông về… tất cả không có trong mắt cậu, nếu có thì vạn vật phải biết tránh đường, nhường lối cho cậu đi qua cơn mê say kẹo với trò chơi điện tử.

 

Qua năm, mái tóc kẹo bông gòn của cậu xù rậm hơn, nhưng không thấy cậu ngậm cây kẹo trên miệng nữa mà thay bằng cây bút chì ngắn ngủ cỡ ngón tay cho đỡ ghiền, chắc mập quá rồi nên mẹ không cho ăn kẹo nữa, nhưng say trò chơi điên tử thì có phần công lực cao hơn năm ngoái vì bấm điệu nghệ hơn, uốn éo cơ thể phì nhiêu điệu nghệ hơn năm trước. Cô bé Mỹ đen có gương mặt quan toà của tôi năm nay không thấy nữa, cô bé nổi bật trong đám trẻ con tan trường vì sự nghiêm nghị trong từng bước chân, sự đăm chiêu suy nghĩ trên gương mặt sáng trưng, đôi mắt đẹp sau làn kính cận… tôi đoán cô bé về sau rất thích hợp với vị trí quan toà vì ngoài dáng vẻ nghiêm nghị của cô bé thì quần áo trên người cô không nhăn nhúm sau một ngày học như trẻ nhỏ, quần áo thẳng thớm như sáng đi học mới đáng nể một cô bé trời sinh ra để làm quan toà. Cô bé lớn thấy rõ sau mỗi mùa hè, và tựu trường năm nay không thấy cô bé nổi bật ấy nữa. Mong là cô đã tốt nghiệp tiểu học nên đi trường trung cấp chứ không có chuyện gì xảy ra với cô bé.

 

Năm nay, người đưa đám trẻ qua đường cũng đã thay đổi. Người mới năm nay là ông già Mỹ trắng, ông nhỏ con so với người Mỹ nhưng ông còn nhanh nhẹn lắm, đôi mắt rất lanh lợi quan sát xe cộ và quan sát cả đám trẻ để an toàn tuyệt đối cho công việc ông làm. Chợt nhớ đến bao người đưa trẻ qua đường ở cái trường học này. Rất lâu rồi là ông già Mỹ đen, chắc là thương binh nên chân ông đi cà nhắc, nhưng ông là hiện thân của hạnh phúc qua nụ cười. Ông tươi cười với lũ trẻ, với những người lái xe phải chờ đợi ông di chuyển chậm chạp vì thương tật. Ông hoàn thành công việc mỗi ngày khó khăn hơn người không bị thương tật, nhưng ông đã bù đắp lại sự chậm chạp của ông cho người qua đường bằng nụ cười mà ai cũng thấy ấm lòng, ai cũng biết ơn ông là người có tật nhưng không tàn, chắc ai ngồi trong xe mát rượi cũng nghĩ đến cái nóng ngoài trời đang làm nhễ nhãi mồ hôi một người thương tật nhưng không làm khó được người có tính thương người, yêu trẻ của ông.

 

 Sau ông là bà Mỹ trắng, già rồi đâu cần dữ tợn như bà. Bà này làm việc cũng rất nghiêm túc, chỉ là tính tình bà không được vui vẻ như ông già Mỹ đen. Bà quát những đứa trẻ không tập trung qua đường, bà vỗ đầu xe những người lái đam mê điện thoại nên lơi chân thắng, để cái xe hơi rướn lên một chút là bà đập đầu xe cái đùng, chỉ mặt người lái với sự nghiêm khắc vừa quá đáng, vừa mắc cười… Nhưng đến bà Mỹ đen sau bà thì người lái xe và học trò lại được cười kiểu khác vì bà to lớn đến mức bà đứng được trên đôi chân của bà đã là một kỳ tích. Bà không hề bước ra giữa đường để điều khiển giao thông bao giờ, chỉ đứng trong lề đường quơ quơ cái bảng STOP còn rớt lên rớt xuống, học trò lượm dùm chứ bà mà cúi xuống nhặt cái bảng thì sang năm bà mới đứng lên được. Chúng sẽ bị trễ một năm học.

 

Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”. Một mảnh văn hoá đưa trẻ qua đường trong văn hoá Mỹ đã tích tụ và làm thay đổi lối mòn tư duy người di dân đi qua trường học với phản xạ tự nhiên là nhìn đèn học trò có nhấp nháy hay không để lái xe tự nhiên hay phải giảm tốc độ.

Với ngôi trường tiểu học quen thuộc này, ngày nào chở đứa con lớn đến học lớp dự thính trước lớp một, chỉ học tới mười giờ sáng là về nên cha phải đổi việc làm để đón con về nhà rồi cha mới đi làm. Nay con đã đi dạy ở trường này trường nọ, tiểu bang này tiểu bang kia. Trong khi cha vẫn đi ngang qua ngôi trường mỗi ngày như chỉ để chờ một hôm đèn học trò thôi nhấp nháy để biết đã thêm một mùa hè xa quê, hôm đèn học trò nhấp nháy lại là thêm một mùa thu đi qua cuộc đời. Hôm thấy một người mới làm công việc duy trì văn hoá Mỹ, chỉ biết cầu nguyện cho người cũ được bình an với lòng biết ơn. Sao tựu trường năm nay bỗng rơi đâu mất những tham vọng trong lòng để nhường chỗ cho ước mơ hôm nào mới đến lượt mình cầm cái bảng STOP đứng ở ngã tư trường học này để đưa trẻ qua đường. Giấc mơ Mỹ không ngờ đơn giản khi hiểu được chữ “STOP” là dừng lại.

  

Nói vậy chứ không dễ đâu! Không biết ở đâu ra sao chứ nơi này, tôi xin cái việc lái xe buýt học trò từ khi còn trẻ đến nay vẫn không được vì một điều không được hoài với tôi là mười năm liên tục không bị giấy phạt của cảnh sát giao thông. Nhưng trung bình ở tuổi ba mươi thì mỗi năm vài cái vì tội lái xe quá tốc độ cho phép, tội vượt đèn đỏ khi gặp người cảnh sát khó tính, không chấp nhận lời cãi đèn vàng và xe tôi đã ở trong ngã tư nên tôi đi luôn, tội dừng xe không dừng hẳn trước bảng STOP… Tuổi bốn mươi bớt được tội quá tốc độ, tuổi năm mươi bớt thêm được tội dừng xe không dừng hẳn trước bảng STOP. Nhưng tuổi sáu mươi cũng không thoát được tội vượt đèn đỏ vì ăn ticket cảnh sát còn hơn thắng gấp để xe sau tông cho cái rầm, rồi gãy cổ hay vẹo cột sống? Nói tóm lại là hên-xui tùy người cảnh sát quyết định là đèn vàng hay đèn đỏ? Nhưng xui nhiều hơn hên nên lý lịch lái xe chỉ đạt được điều kiện thứ nhất trong hồ sơ xin lái xe học trò là mười năm lái xe không gây ra tai nạn nào, nhưng vẫn bị giấy phạt của cảnh sát thì vẫn bị từ chối đơn xin lái xe buýt học trò.

 

Không biết việc xin cầm cái bảng STOP để đưa học trò qua đường có khó như xin lái xe chở chúng đi học và đón chúng về nhà mỗi ngày. Rồi làm gì cho hết thời gian vì công việc chỉ có chừng một tiếng buổi sáng với một tiếng buổi chiều. Rồi làm gì cho hết thời gian với mùa hè đằng đẵng, cổng trường học nào cũng vắng tanh như chùa bà Đanh ở cái xứ biết “STOP” là dừng lại cũng chưa phải là đủ. Phải biết cầm cái bảng STOP đứng trước một trường học nào đó trong thành phố mình sống khi về già mới là đủ, là giữ gìn văn hoá bản địa. Thay vì cứ canh cánh trong lòng thêm một mùa hè xa quê, thêm một mùa thu đi qua cuộc đời…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
22/09/202201:11:25
Khách
A sentimental piece with gentle humor. Great style.
20/09/202200:46:49
Khách
Cảm ơn nhiều. Bài viết của Tác Giả Phan rất thâm thuý và hay quá chừng!
Xin chúc Tác Giả Phan và gia đình được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và bình yên nhá.
Ptkd
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,705
Dưới ánh nắng chiều chói chang, nhìn những quân nhân huấn luyện oai vệ với tác phong nghiêm chỉnh, các nam nữ tân binh mạnh mẽ, nhanh lẹ trong quân phục của người lính, ba-lô nặng trĩu trên vai đi đứng thao tác gọn gàng ngoài sân trường, các cô cậu học sinh thích thú xầm xì to nhỏ với người thân. Đi ngang cổng chính chúng tôi thấy câu phương châm của trường được ghi đậm trên cao “ We will not lie, steal, or cheat, nor tolerate among us anyone who does ” như một huấn từ của khóa sinh. Kế tiếp, chúng tôi được đưa tới sân cờ nơi có một bức tường đá đen dài gần ba thước hơi uốn cong có ghi tên các sĩ quan tử trận trong chiến tranh với dòng chữ được khắc như sau “ In Memory Of Our Fellow Graduates Who Have Fallen in Battle.” để mặc niệm!
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều, lần cuối trong đời cha được ôm chặt bé Bi vào lòng nghe con khẽ gọi hai tiếng “Cha ơi!…”
Quốc Kỳ của một quốc gia dĩ nhiên luôn luôn phải được tôn kính, yêu mến và trân trọng từ người dân của đất nước đó, bởi mỗi một đất nước vĩnh viễn chỉ có một Tổ Quốc và một Màu Cờ, nhưng bất hạnh thay lịch sử đã ghi lại biết bao nhiêu quốc gia sau cơn binh biến, hay sau những cuộc chiến tàn khốc, đất nước đã phải thay tên đổi họ, và lá quốc kỳ cũng đành ngậm ngùi thay hình đổi dáng cho phù hợp với tình trạng đất nước. Việt Nam của Thu Quỳnh cũng cùng chung số phận bi đát đau thương như thế khi cuộc chiến Nam Bắc tương tàn vừa kết thúc.
Thằng tôi lại lợi dụng mùa đông lạnh lẽo cùng với mùa đại dịch Cô Vi dai dẳng bị nằm nhà tù lỏng nên lấy sơn dầu, khung vải và cọ vẽ vung vít làm vui. Có chị bạn rất thích tranh tôi trưng lên Facebook và than ông trời bất công quá vì tài vẽ vời và viết văn vớ va vớ vẩn của tôi. Thật ra ai cũng có tài năng không ít thì nhiều mà nếu không dùng và luyện tập thì tài năng có hay chi mấy cũng bị hao mòn và mất mát. Nên tôi sáng tác hơi nhiều tranh, chất đầy trong phòng ngủ của cậu con trai đã dọn đi San Francisco làm thầy lang. Hai chúng tôi đã phải bàn nhau “xuất cảng” số lượng tranh trong nhà. Bạn bè ai biết thưởng thức nghệ thuật của mình thì cho không biếu không, khi thì trưng bán trên mạng saachiart.com và Instagram, bầy tranh bán khi mùa garage sale bắt đầu và có khi liều lĩnh dựng lều bán tại các Hội Chợ nghệ thuật địa phương để ai ngưỡng mộ tranh của mình thì khuân về nhà giùm.
Còn niềm sung sướng nào bằng khi được tiếp xúc các đàn chị đàn anh, bậc thầy cô xuất chúng. Mỗi ngày tôi được tắm gội trong biển thơ, và tưởi tẩm suối văn chương. Đọc tác phẩm nào cũng đều thấy có cái hay riêng để học hỏi, tác giả này có lối văn trong sáng, tác giả kia ý tưởng hay, tác giả nọ nội dung câu chuyện luôn hướng thiện, tác giả khác sưu tập những tài liệu bổ ích..v..v...Ngoài ra hội có nhiều trò chơi thú vị như làm thơ nối tiếp vần cuối, nạp bài về chủ đề này hay chủ đề nọ để ra sách, đóng góp câu chuyện ngắn dưới 100 chữ, hoặc mục tán gẫu đùa giỡn của 2 hội đàn bà.
Ông bà trùm Nguyện là một trong những người sáng lập ra họ đạo lẻ này. Ông bà đã bước vào lứa tuổi “bát thập cổ lai hy”, định cư ở đây từ những ngày còn chân ướt chân ráo, hoang mang lẫn vui mừng, bắt đầu cuộc sống mới, tự do trên đất nước được mệnh danh là Vùng Đất của những người Can Đảm (Land of the Braves). Ông Nguyện là một cựu hạ sĩ quan ngành truyền tin của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, vượt biển và đến Mỹ năm 1980. Bà Hồng, vợ ông, cùng 2 con vượt biển 3 năm sau đó rồi đoàn tụ với ông vào năm 1984. Nhiều người tỵ nạn Việt Nam khác cũng dần tìm về đây, họ sống yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
Thấm thoát cho đến nay, khi cộng đồng người Việt tại Nam California phát triển không ngừng, người kéo đến “đất lành chim đậu” ngày càng tăng, các chị đã là những nhân viên thâm niên kỳ cựu tại đây, rành rẽ các luật welfare, an sinh xã hội, góp phần giúp cộng đồng Mỹ và cộng đồng Việt bằng những kinh nghiệm và bằng niềm yêu thích công việc. Nghe các chị kể nhiều câu chuyện, nhiều mảnh đời đó đây mà công việc đã cho cơ hội gặp gỡ, với tất cả niềm vui và hãnh diện, tôi cảm thấy đó cũng là sự thành công trong nghề nghiệp của các chị.
Chồng bà đánh cá ngoài biển, rồi theo người ta vượt biên đi mất. Một tay bà ở lại chèo chống nuôi con. Thời gian đầu không có tin tức gì của ông ấy. Gần chục năm sau mới thấy thơ về, nói ổng đã lấy vợ khác rồi. Ổng xin lỗi bà mong bà thông cảm, vì cuộc sống nơi xứ người khó khăn và bơ vơ quá. Bà kêu thằng hai viết thơ trả lời ba, rằng “Má hiểu hoàn cảnh của ba. Má không buồn đâu. Ba đừng lo, ráng giữ gìn sức khỏe“. Khi đọc những lời đó cho con, mắt bà ráo hoảnh. Nhưng buổi tối bà ngồi nhìn ngọn đèn dầu leo lét, nước mắt ở đâu mà cứ tuôn hoài.
Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một tâm tình khác, một ước mơ to lớn hơn mang tính cách cộng đồng. Hoài bão của một người bạn mà tôi tình cờ quen biết mới đây, có dịp viếng thăm khu vườn cây trái đang hình thành và một ước mơ, muốn khơi dậy tâm tình của cộng đồng người Việt rất đáng khích lệ của anh.Truyện bắt đầu từ vài năm trước, anh liên lạc và đến khu vườn của chúng tôi mua các loại cây giống như: Mận chuông, sapoche, chuối sứ...dần dần nói đến việc mò cua, bắt ốc, câu cá trong hồ, các loại cá anh thích ăn, thỉnh thoảng bắt được các loại cá này thì tôi nhắn tin anh đến lấy.Đường Colonial là trục lộ chính của Orlando, đặc biệt của người Việt. Chúng tôi đi lại trên con đường này hầu như mỗi ngày, trông thấy tấm bảng hiệu để tên Việt Plaza, lại có tượng đức Trần Hưng Đạo thật to ở ngay lối vào. Biết là của người Việt nhưng cũng không để ý lắm. Mới đây anh đến lấy cá và biếu lại một bọc trái trứng cá. Cái xe tải anh lái có dán chữ VIET PLAZA. Hỏi ra mới biết anh chính là chủ củ
Bỗng dưng cả tuần nay, sau ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, hình như có sự thôi thúc mãnh liệt khi nhìn nước Mỹ rộn rã vui mừng chào đón ngày trọng đại. Tôi bỗng dưng cố gắng quay ngược thời gian trở về quá khứ, để ghi lại và chia sẻ về quãng đời “làm dân nước Mỹ” của tôi, với những chuyện vui buồn trên xứ sở Hoa Kỳ đầy tự do và ấm áp tình người. Chắc chắn tôi không thể nào nhớ hết, viết hết, và viết đầy đủ chỉ trong một bài viết. Vì ngoài cái thú đam mê thơ thẩn xướng họa cùng bạn bè, tôi chưa từng viết thể loại văn xuôi bao giờ. Hôm nay tự nghĩ thôi thì mình cứ... bạo gan viết thử vậy. Kính mời quý anh chị em cùng các bạn hãy vui lòng đón nhận bài viết đầu tay như một món quà tinh thần ủng hộ cho tác giả “mầm...già” nhé! Mong lắm thay!
Nhạc sĩ Cung Tiến