Hôm nay,  

đèn học trò…

18/09/202220:48:00(Xem: 3001)
04152022_IMG_2588
Lễ Trao Giải VVNM 2019

 

Không nhớ từ bao giờ, với tôi, đèn học trò là cột mốc thời gian vì mỗi ngày đi làm về đều lái xe ngang ngôi trường tiểu học ở gần nhà. Dĩ nhiên là chạy chậm lại dưới hai mươi dặm một giờ như quy định, và dừng hẳn khi có người cầm cái bảng “STOP” bước ra giữa đường chận xe cho học trò qua đường. Từng là hình ảnh lạ, chỉ thấy ở Mỹ khi mới đến Mỹ, nhưng theo thời gian quen mắt nên thấy bình thường. Rồi thấy thích như một niềm vui trong cuộc sống xa quê khi nhìn túm năm tụm ba những chú nhóc tan học cặp kè như thương nhau lắm nhưng chơi trò rắn mắt với nhau cũng liên tức thời. Những cô bé líu lo với nhau trên đường về nhà. Cô bé lọ lem nọ lại bắt bà ngoại hay bà nội gì đó đeo hộ cái ba lô để cô tung tăng chân sáo. Cậu nhóc Mỹ đen mập ù, nhìn cậu khó ai có thể nhịn được cười với mái tóc như kẹo bông gòn đen, gương mặt biết cười. Thế giới nhỏ hơn cây kẹo cậu ngậm trong miệng và hai tay thì bấm loạn xạ trên cái máy trò chơi điện tử say sưa. Bạn bè có hích vai cậu, cậu cũng không có phản ứng gì vì đang say kẹo và say game. Người qua đường tấp nập, xe nối đuôi nhau trên lộ, trời lạnh hay nóng, hoa hải đường đỏ rực nhà này, vàng ươm nhà nọ hoa cúc vàng hơn nắng, hay lá vàng theo gió cuốn mùa thu đi để đông về… tất cả không có trong mắt cậu, nếu có thì vạn vật phải biết tránh đường, nhường lối cho cậu đi qua cơn mê say kẹo với trò chơi điện tử.

 

Qua năm, mái tóc kẹo bông gòn của cậu xù rậm hơn, nhưng không thấy cậu ngậm cây kẹo trên miệng nữa mà thay bằng cây bút chì ngắn ngủ cỡ ngón tay cho đỡ ghiền, chắc mập quá rồi nên mẹ không cho ăn kẹo nữa, nhưng say trò chơi điên tử thì có phần công lực cao hơn năm ngoái vì bấm điệu nghệ hơn, uốn éo cơ thể phì nhiêu điệu nghệ hơn năm trước. Cô bé Mỹ đen có gương mặt quan toà của tôi năm nay không thấy nữa, cô bé nổi bật trong đám trẻ con tan trường vì sự nghiêm nghị trong từng bước chân, sự đăm chiêu suy nghĩ trên gương mặt sáng trưng, đôi mắt đẹp sau làn kính cận… tôi đoán cô bé về sau rất thích hợp với vị trí quan toà vì ngoài dáng vẻ nghiêm nghị của cô bé thì quần áo trên người cô không nhăn nhúm sau một ngày học như trẻ nhỏ, quần áo thẳng thớm như sáng đi học mới đáng nể một cô bé trời sinh ra để làm quan toà. Cô bé lớn thấy rõ sau mỗi mùa hè, và tựu trường năm nay không thấy cô bé nổi bật ấy nữa. Mong là cô đã tốt nghiệp tiểu học nên đi trường trung cấp chứ không có chuyện gì xảy ra với cô bé.

 

Năm nay, người đưa đám trẻ qua đường cũng đã thay đổi. Người mới năm nay là ông già Mỹ trắng, ông nhỏ con so với người Mỹ nhưng ông còn nhanh nhẹn lắm, đôi mắt rất lanh lợi quan sát xe cộ và quan sát cả đám trẻ để an toàn tuyệt đối cho công việc ông làm. Chợt nhớ đến bao người đưa trẻ qua đường ở cái trường học này. Rất lâu rồi là ông già Mỹ đen, chắc là thương binh nên chân ông đi cà nhắc, nhưng ông là hiện thân của hạnh phúc qua nụ cười. Ông tươi cười với lũ trẻ, với những người lái xe phải chờ đợi ông di chuyển chậm chạp vì thương tật. Ông hoàn thành công việc mỗi ngày khó khăn hơn người không bị thương tật, nhưng ông đã bù đắp lại sự chậm chạp của ông cho người qua đường bằng nụ cười mà ai cũng thấy ấm lòng, ai cũng biết ơn ông là người có tật nhưng không tàn, chắc ai ngồi trong xe mát rượi cũng nghĩ đến cái nóng ngoài trời đang làm nhễ nhãi mồ hôi một người thương tật nhưng không làm khó được người có tính thương người, yêu trẻ của ông.

 

 Sau ông là bà Mỹ trắng, già rồi đâu cần dữ tợn như bà. Bà này làm việc cũng rất nghiêm túc, chỉ là tính tình bà không được vui vẻ như ông già Mỹ đen. Bà quát những đứa trẻ không tập trung qua đường, bà vỗ đầu xe những người lái đam mê điện thoại nên lơi chân thắng, để cái xe hơi rướn lên một chút là bà đập đầu xe cái đùng, chỉ mặt người lái với sự nghiêm khắc vừa quá đáng, vừa mắc cười… Nhưng đến bà Mỹ đen sau bà thì người lái xe và học trò lại được cười kiểu khác vì bà to lớn đến mức bà đứng được trên đôi chân của bà đã là một kỳ tích. Bà không hề bước ra giữa đường để điều khiển giao thông bao giờ, chỉ đứng trong lề đường quơ quơ cái bảng STOP còn rớt lên rớt xuống, học trò lượm dùm chứ bà mà cúi xuống nhặt cái bảng thì sang năm bà mới đứng lên được. Chúng sẽ bị trễ một năm học.

 

Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”. Một mảnh văn hoá đưa trẻ qua đường trong văn hoá Mỹ đã tích tụ và làm thay đổi lối mòn tư duy người di dân đi qua trường học với phản xạ tự nhiên là nhìn đèn học trò có nhấp nháy hay không để lái xe tự nhiên hay phải giảm tốc độ.

Với ngôi trường tiểu học quen thuộc này, ngày nào chở đứa con lớn đến học lớp dự thính trước lớp một, chỉ học tới mười giờ sáng là về nên cha phải đổi việc làm để đón con về nhà rồi cha mới đi làm. Nay con đã đi dạy ở trường này trường nọ, tiểu bang này tiểu bang kia. Trong khi cha vẫn đi ngang qua ngôi trường mỗi ngày như chỉ để chờ một hôm đèn học trò thôi nhấp nháy để biết đã thêm một mùa hè xa quê, hôm đèn học trò nhấp nháy lại là thêm một mùa thu đi qua cuộc đời. Hôm thấy một người mới làm công việc duy trì văn hoá Mỹ, chỉ biết cầu nguyện cho người cũ được bình an với lòng biết ơn. Sao tựu trường năm nay bỗng rơi đâu mất những tham vọng trong lòng để nhường chỗ cho ước mơ hôm nào mới đến lượt mình cầm cái bảng STOP đứng ở ngã tư trường học này để đưa trẻ qua đường. Giấc mơ Mỹ không ngờ đơn giản khi hiểu được chữ “STOP” là dừng lại.

  

Nói vậy chứ không dễ đâu! Không biết ở đâu ra sao chứ nơi này, tôi xin cái việc lái xe buýt học trò từ khi còn trẻ đến nay vẫn không được vì một điều không được hoài với tôi là mười năm liên tục không bị giấy phạt của cảnh sát giao thông. Nhưng trung bình ở tuổi ba mươi thì mỗi năm vài cái vì tội lái xe quá tốc độ cho phép, tội vượt đèn đỏ khi gặp người cảnh sát khó tính, không chấp nhận lời cãi đèn vàng và xe tôi đã ở trong ngã tư nên tôi đi luôn, tội dừng xe không dừng hẳn trước bảng STOP… Tuổi bốn mươi bớt được tội quá tốc độ, tuổi năm mươi bớt thêm được tội dừng xe không dừng hẳn trước bảng STOP. Nhưng tuổi sáu mươi cũng không thoát được tội vượt đèn đỏ vì ăn ticket cảnh sát còn hơn thắng gấp để xe sau tông cho cái rầm, rồi gãy cổ hay vẹo cột sống? Nói tóm lại là hên-xui tùy người cảnh sát quyết định là đèn vàng hay đèn đỏ? Nhưng xui nhiều hơn hên nên lý lịch lái xe chỉ đạt được điều kiện thứ nhất trong hồ sơ xin lái xe học trò là mười năm lái xe không gây ra tai nạn nào, nhưng vẫn bị giấy phạt của cảnh sát thì vẫn bị từ chối đơn xin lái xe buýt học trò.

 

Không biết việc xin cầm cái bảng STOP để đưa học trò qua đường có khó như xin lái xe chở chúng đi học và đón chúng về nhà mỗi ngày. Rồi làm gì cho hết thời gian vì công việc chỉ có chừng một tiếng buổi sáng với một tiếng buổi chiều. Rồi làm gì cho hết thời gian với mùa hè đằng đẵng, cổng trường học nào cũng vắng tanh như chùa bà Đanh ở cái xứ biết “STOP” là dừng lại cũng chưa phải là đủ. Phải biết cầm cái bảng STOP đứng trước một trường học nào đó trong thành phố mình sống khi về già mới là đủ, là giữ gìn văn hoá bản địa. Thay vì cứ canh cánh trong lòng thêm một mùa hè xa quê, thêm một mùa thu đi qua cuộc đời…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
22/09/202201:11:25
Khách
A sentimental piece with gentle humor. Great style.
20/09/202200:46:49
Khách
Cảm ơn nhiều. Bài viết của Tác Giả Phan rất thâm thuý và hay quá chừng!
Xin chúc Tác Giả Phan và gia đình được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và bình yên nhá.
Ptkd
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,788
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Nhạc sĩ Cung Tiến