Hôm nay,  

Ăn Mày Trên Xứ Mỹ

27/07/202213:46:00(Xem: 3991)

Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt.
Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986. Tác giả có viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa.
Sau đây là bài tham dự VVNM mới nhất của ông.


*

Hắn đứng bên trụ điện ngã tư đường, dưới chân để một cái ba lô kiểu học trò. Khi đèn đỏ bật lên, xe dừng lại, hắn bước ra, chìa một tấm bìa cứng vào cửa kính xe - bên phía người lái - trên đó nguệch ngoạc mấy chữ: Homeless … No Job… Hungry – Need help! God Bless You! Khách qua đường, có người hạ cửa kính, cho hắn tiền, hắn nhét tiền vào túi, rồi giơ ngón tay cái lên tỏ vẻ hài lòng; có người không hạ kính, im lặng, nhìn thẳng – coi như không có hắn bên cạnh. Hắn bỏ đi và tiếp tục chìa tấm bảng vào cửa kính xe sau. Người khách hạ kính, nói gì với hắn không ai nghe rõ, nhưng không cho tiền. Hắn bỏ đi với vẻ mặt không vui… Cứ thế hắn chìa tấm bảng đó được bốn, năm lần thì đèn xanh bật lên. Xe chạy! Hắn thong thả trở về trụ điện móc trong ba lô chai nước lọc hay lon Coca, có khi là lon bia - uống ực…rồi đốt điếu thuốc lá phì phèo, ung dung nhìn dòng xe cộ nối đuôi nhau… Chờ đèn đỏ bật lên, hắn lại rời trụ điện (đôi khi trên môi còn gắn điếu thuốc lá) tay cầm tấm bảng chìa vào cửa kính như những chiếc xe trước. Không ai đếm cả ngày, hắn tới lui cái trụ điện bao nhiêu lần, nhưng những người để ý theo dõi và biết chuyện, đã nói: “Một ngày hắn kiếm được trên một trăm đô la tiền tươi, không phải khai thuế.” Thế là lòng nhân đạo của khách thập phương rơi vào túi hắn hơn hẳn tiền lương của một người làm tám giờ trong các tiệm Seven Eleven hay Mc Donald.

Trên đây là hình ảnh thường thấy hiện nay ở vùng phụ cận Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Cách nay mấy mươi năm, khi đến định cư ở vùng này, tôi chỉ nghe tiếng “ăn mày” từ các bà mẹ Việt Nam mắng con: “Mày không lo học hành, lớn lên chỉ có nước đi ăn mày” chứ chưa thấy hình ảnh người “ăn mày Mỹ” như thế nào. Bây giờ, lái xe một đoạn đường là thấy một người đứng cạnh cột đèn chờ đèn đỏ bật lên là bước ra chìa bảng xin tiền. Trông điệu bộ những anh “ăn mày xứ Mỹ” không giống hình ảnh những người ăn mày xứ khác. Tôi cố tìm một chữ để “gán” cho họ, nhưng chưa có từ ngữ nào thích hợp.

Ở quê tôi, chỉ có những kẻ già cả, ốm yếu, tật nguyền, tàn phế, không còn khả năng kiếm sống - họ đói khát, ăn mặc rách rưới, thân thể còm cõi trông rất tang thương… Họ lây lất đó đây cầu xin bá tánh rủ lòng thương xót cho họ miếng ăn độ nhật. Người ta gọi: đó là kẻ ăn mày.

Ở Mỹ ít thấy người già đi ăn mày - vì trên 65 tuổi, họ đã có tiền hưu trí hoăc hưởng tiền trợ cấp xã hội (welfare); cũng ít thấy những kẻ tật nguyền, tàn phế lê lết đó đây xin tiền vì họ nhận được tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSDI hay SSI). Khoản trợ cấp này đủ để họ nuôi sống bản thân. Người già không nơi nương tựa thì vào viện dưỡng lão; kẻ tật nguyền có các cơ sở xã hội chăm sóc.   

Nhưng bây giờ, trên xứ Mỹ xuất hiện ăn mày theo phong cách khác thường. Đó là một hiện tượng lạ. Những người ăn mày này đa số vào độ tuổi trung niên hay trẻ hơn – trông họ còn khỏe mạnh, và mỗi người trông ra một vẻ: có anh đẹp trai, tóc dài, trông rất nghệ sĩ; có kẻ xâm tay chân, mình mẩy, mặt mày trông rất cô hồn; cũng có người đượm một nét buồn cô đơn như kẻ thất tình. Và trông cái cách người cho, kẻ nhận cũng rất lạ kỳ - người cho không có cái xót thương thông thường, người nhận không có cái vẻ khúm núm mang ơn. Hai bên xem như chuyện nước chảy qua cầu – không ơn nghĩa, dài dòng…

Trông những người “ăn mày Mỹ” tôi liên tưởng đến các Cái Bang trong truyện võ hiệp Kim Dung. Không biết Bang chủ Hồng Thất Công, Hoàng Dung và các trưởng lão Cái Bang 8 túi trong Anh Hùng Xạ Điêu có gây nên nguồn cảm hứng cho một số người Mỹ “lang bạt kỳ hồ” hay không mà số người đứng xin tiền ở các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ mỗi ngày một nhiều?

Có người phát biểu: “Biết đâu một mai có vài tay hảo hán trong đám “Cái Bang” này trở thành chính khách và sẽ tung hoành trong sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ? Đến nay chưa thấy có bang bệ gì cụ thể. Họ còn làm ăn riêng lẻ và chỉ mang “một túi” thôi. Nhưng nó biến hóa “thiên hình vạn trạng” làm trớ trêu tấm lòng từ thiện.

Một chuyện mới nghe tưởng là nói chơi, nhưng mà có thật: Một buổi sáng đẹp trời, khách qua đường trông thấy một anh mặt mày rũ rượi chìa tấm bảng “will work for beer – craving a beer”. Ý anh ta muốn nói: “đang thèm ly bia - xin ít tiền lẻ uống lon bia”. Khách qua đường có kẻ bĩu môi, trề miệng… nhưng có người mỉn cười móc túi cho tiền. Hôm đó, hắn kiếm được nhiều tiền gấp bội so với những ngày hắn chìa tấm bảng “Hungry – Need help!”

Anh ăn mày Mỹ xin tiền uống bia cũng na ná như chuyện anh ăn mày xứ Giao Chỉ ngày xưa đòi ăn xôi gấc. Dân tôi ghét cái “chảnh” của anh ăn mày Giao Chỉ, nhưng dân Mỹ lại ưa “cái lạ”, cái “hóm hỉnh” của anh ăn mày Mỹ. Vậy là hắn kiếm được tiền!

Không ai hiểu được hắn - hắn có toan tính hay bất chợt tìm ra “cái lạ” để moi tiền?

Ở Mỹ, từ những nhà khoa học, trí thức cho đến anh ăn mày phải  tìm ra “cái lạ”, “cái mới” mới kiếm được tiền. Có những điều mới lạ tạo nên văn minh, tiến bộ, nhưng có những cái làm cho xã hội bại hoại - sự tinh ranh, dối trá làm cho lòng người hoài nghi đưa đến hiện tượng khủng hoảng niềm tin. Nhân đạo bị xói mòn! Lòng trắc ẩn đôi khi xơ cứng! Đó là một trong những nét đặc trưng của nếp sống văn minh vật chất Hoa kỳ.

Trước đây, có một thời gian, thường xảy ra nạn xin hay mượn tiền “đổ xăng hay chế nhớt xe”. Chuyện này nhiều người đã gặp, bây giờ “xưa rồi”- không còn ăn khách! Nhưng kể lại cho vui câu chuyện:  Một hôm, tôi vừa đậu xe trước chợ Walmart, một anh thanh niên người Việt, ăn mặc khá bảnh bao, tiến đến, lễ phép nói: “Thưa bác, cháu chạy xe qua đây, xe khô nhớt, không chạy được nữa – cháu lại bỏ quên cái ví ở nhà - nhờ bác giúp cho ít tiền mua bình nhớt, hôm nào gặp lại cháu xin hoàn trả tiền cho bác. Bà vợ tôi móc ví đưa cho hắn mười đồng, còn hỏi: “bao nhiêu đó đủ không?” Hắn cảm ơn, rồi vội vã bước đi. Một tuần sau, ở một bãi đậu xe khác, tôi thấy hắn xăm xăm đi tới, tưởng hắn đến trả tiền. Hôm ấy trời lạnh, tôi mặc áo ấm, đội mũ che tai, nên hắn không nhận ra. Đến gần, hắn soạn lại bổn cũ, nhưng lời lẽ tha thiết hơn… Tôi biết thằng “xạo” nên hỏi “đểu”: “Cháu chạy loại xe gì mà phải thay nhớt hằng tuần vậy?” Bấy giờ, hắn nhận ra tôi, bỏ đi một mạch, không một lời chào từ giã. Bà vợ tôi ngồi bên, nguýt dài theo hắn, lẩm bẩm: “cái đồ mắc dịch!”

Hắn đi rồi, tôi nghĩ đến sự đời lắm cái trớ trêu! Nó mà ở Việt Nam thì bị “điệu” ngay về đồn công an, gán cho cái tội “lừa đảo”; còn mấy tên ăn mày sẽ bị “hốt” lên xe cây, chụp cho cái mũ “bôi bác chế độ” – Thế là, cả đám được đưa vào “vùng đất mới” gặm “nhân sâm” (khoai mì) .

 Ở một xứ áp dụng “luật rừng”, giải quyết vấn đề rất đơn giản, dễ dàng;  còn xứ Mỹ có cả “rừng luật” – tìm trong Hiến pháp Hoa Kỳ không có điều khoản nào “cấm ăn mày”. Nên ăn mày có cơ phát triển và trở thành vấn nạn xã hội.

Tôi nhớ lại một buổi chiều Giáng sinh, cách nay đã hơn mười năm. Hôm ấy, tuyết rơi thật dữ, phủ dày trên nửa thước, tuyết vẫn còn rơi! Bên ngoài trời lạnh dưới 0 độ F. Lẽ ra, tôi đóng cửa tiệm về nhà sớm để tránh nguy hiểm lúc lái xe. Nhưng hôm ấy lễ Giáng sinh, nhiều khách cẩn bộ quần áo giặt ủi tươm tất, nên tôi nán lại chờ. Lúc đó, một người đàn bà da đen, độ tuổi dưới ba mươi, bế một đứa bé có vẻ sơ sinh, phủ một chiếc khăn lông sơ sài, ngoẹo đầu trên vai nàng. Nàng nói với giọng thiết tha và nét mặt thật buồn. Tôi không hiểu hết những lời tha thiết. Nhưng biết nàng đang cần ít tiền mua sữa cho con và nàng có bữa ăn đêm nay. Chúa ơi! Sao lại có những mảnh đời đáng thương thế này? Trong khi mọi nhà đang sum họp, tiệc tùng tưng bừng, hoa đăng rực rỡ chuẩn bị đón mừng Chúa giáng sinh, thì có mẹ con một người đói khát lang thang trong tuyết giá để tìm miếng ăn trong đêm nay?

Lòng tôi thấy nghẹn! Tôi cho nàng 50 đô la.

Nàng cảm ơn rồi bước ra cửa. Bên ngoài tuyết vẫn tiếp tục rơi… Lòng trắc ẩn trong tôi trổi dậy, tôi vội vã bước theo nàng hỏi vội: “Bây giờ cô đi về đâu?” - “Tôi về nhà trọ gần đây.” – “Tuyết rơi lớn thế này, cô đi bộ thật là bất tiện – hay cô chờ tôi một lát, tôi đóng cửa tiệm, tôi lái xe đưa cô về.”

Người đàn bà từ chối, nói: “Cảm ơn ông! Chỉ còn một đoạn đường ngắn, tôi đi được.”

Hình ảnh người đàn bà và đứa trẻ thơ ám ảnh trong tôi một thời gian. Nhưng rồi công việc làm ăn bận rộn, với lại hằng ngày có kẻ vào tiệm, nói lời tha thiết, xin tiền làm cho lòng trắc ẩn giảm bớt cường độ. Chuyện thương tâm Giáng sinh năm trước nhạt dần trong trí nhớ.

Nhưng Mùa Giáng sinh năm sau, người đàn bà ấy lại xuất hiện – cũng với đứa trẻ thơ ngủ thiếp trên vai – cũng những lời cầu xin tha thiết – cũng vẻ mặt hắt hiu buồn thảm, và nàng cũng chỉ xin ít tiền mua sữa cho con và nàng có bữa ăn đêm nay.

Trực giác báo cho tôi biết: “coi chừng bị lừa”. Bỗng dưng tôi có thái độ lạnh lùng, hỏi nàng: “Cô có thêm đứa con thứ hai?” Nàng cúi mặt không trả lời. Tôi hỏi tiếp: “Từ sáng đến giờ, cô vào bao nhiêu tiệm và kiếm được bao nhiêu tiền?” Nàng ngước mặt, đôi mắt long lên, giận dữ, trả lời: “Ông không cho thì thôi, chớ có tò mò xâm phạm đời tư của tôi.”

Nàng lạnh lùng bước ra khỏi tiệm. Tôi chưng hửng! Bất giác tôi chắp tay khấn nguyện: “Lạy Chúa! Xin ban cho nhân loại tấm lòng lương thiện…”

LÊ ĐỨC LUẬN

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
01/08/202220:01:17
Khách
Hien nay cong viec ddang thieu' nguoi` tuy nhien khong phai? ai cung~ xin dduoc viec nhung~ nguoi` tre? xin an co' the/la nguoi` pham loi~ hinh` su , bi ddi tu` co' tien`an' hang? khong muon' ddanh phai? ddi xin
Cho du` the' nao` , mhung~ nguoi` xin an khong co' loi~ van~ con` tot hon nhung~ ke? trom cap' cuop' giat va`tham nhung~
30/07/202216:03:18
Khách
Trong lúc các tiệm ăn, nhà hàng, siêu thị, tiệm buôn, công ty vận tải, đang kiếm nguời không đuợc phải cho thêm tiền thuởng mà một số nguời trẻ khoẻ mạnh không chịu đi làm việc đóng góp cho xã hội lại đứng ngoài đuờng ăn xin làm cho kinh tế chậm lại vì thiếu nhân công. Ai có việc cần thợ sửa chữa trong nhà phải chờ cả tuần thợ mới đến, hay vào nhà hàng ăn chờ dài cổ mới đuợc ăn mới thấy cái khổ thiếu nguời chịu làm việc cho toàn nuớc Mỹ. Lỗi tại chánh phủ Mỹ năm 2020 cho trợ cấp thất nghiệp thêm $600/tháng cao hơn luơng nguời đi làm, lòng từ thiện của dân Mỹ cho nguời an xin tiền cao hơn luơng nguời đi làm. Một số nguời giả tàn tật ngồi xe lăn ở góc đuờng nhưng về nhà thì khoẻ mạnh đi chơi thể thao. Ai muốn giúp đỡ thì nên giúp nguời già, tàn tật vì họ không đi làm đuợc, còn giúp nguời trẻ thì chỉ làm kinh tế thiếu nhân công sản xuất.
28/07/202217:43:50
Khách
Vô số dân trên thế giới đổ về Mỹ cho nên các hiện tượng này củng không lạ. Như dân Nga ưa chạy qua Mỹ và dân gốc Hoa nữa còn hơn là dân Việt. So với 2.2 triệu gốc Việt ở Mỹ, thì có 3.13 triệu dân gốc Nga trong đó chỉ còn có 900,000 còn nói được tiếng Nga, và 2.5 triệu người gốc Hoa, dân Nam Mỹ, Mexico, ... thì vô số
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến