Hôm nay,  

Nhìn Lại Mình Sống Ở Mỹ

17/04/200200:00:00(Xem: 156650)
Người viết: Nguyễn Thu Mỹ
Bài tham dự số: 2-515-vb40410
Tác giả Nguyễn Thu Mỹ tự sơ lược tiểu sử của ông như sau: Sinh tại Sai-Gòn. Nghề nghiệp trước 4-75: Thư ký. Đoàn tụ gia đình: 1992. Cư ngụ: San Jose, California. Nghề nghiệp hiện tại: Làm công. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Nguyễn Thu Mỹ sẽ còn tiếp tục viết.


Trong đời, lần đầu tiên Huyện mới bước chân tới một trường đại học rộng lớn quá sức tưởng tượng, đất bằng chiếm hữu trên 20 blocks đường, đó là trường San Jose Communiy City College, thành phố San Jose, tiểu bang California.
Ở Việt Nam tại Sai Gòn, có trường đại học khoa học khuôn viên nằm trên một khu đất lớn trải qua mấy đại lộ, nhưng so với trường đại học ở Mỹ thì diện tích chẳng thấm vào đâu. Nếu sắp gần nhau tưởng tượng như hình ảnh một bà mẹ bồng con.
Nhìn thấy vậy so sánh vậy chớ trong lòng Huyện luôn có lòng tự tin, học ở một trường nhỏ bé nhưng chương trình đại hoc ở nước mình chắc gì các sinh viên American giỏi hơn. Cậu thanh niên Viêt nam bừng dậy tinh thần và lòng tự ái dân tộc "Uy vũ bất năng khuất". Nhưng thật không ngờ, kết quả placement test về trình độ Anh ngữ Huyện bị xếp vào lớp gần chót. Như vậy 6 năm học Anh Văn ở các trường học Việt Nam coi như bỏ đi hay sao" Các thầy cô Việt dạy học trò gò từng đứa, uốn lưỡi, xì hơi thế nào mà tụi Mỹ nó nói nó nghe, mình nói mình nghe.
Vậy mà lúc ở quê nhà anh em sinh viên ra quán kem nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ lại hiểu nhau được, từng khiến cho người đẹp bưng kem ao ước và khen nức nở “Phải chi em nói tiếng Mỹ giỏi như các anh thì chúng em làm giàu luôn.”
Nhớ tới lời cô gái Huyện mắc cở thầm. Nếu hồi đó vô sở Mỹ làm thông ngôn chắc chắn là mệt mỏi lắm, không phải mỏi miệng mà lại mỏi tay mỏi chân vì phải ra dấu khi đối thoại để hổ trợ lời phát biểu.
Thật vậy, qua Mỹ, nhập học một quarter Huyện xét thấy mình dốt, nói tiếng Mỹ không sai văn phạm nhưng "bể" cách phát âm.
Học để nghe và nói được tiếng Mỹ "bớt" múa tay múa chân đã là việc khó. Hoc nghề lại càng khó hơn. Xứ người ta văn minh ngoài xã hội rất nhiều ngành, nhiều nghề, nên lựa chọn cho mình một nghề không phải dễ. Phải chọn nghề nào học xong có job làm, bằng không dù có bằng cấp cao mà nghề không được thời buổi ưu dụng thì văn bằng chỉ để treo làm kiểng. Trường hợp của Huyện, học lấy chứng chỉ Electronic technician viết gần 100 đơn xin vô hảng chỉ nhận được lời cám ơn "waiting list". Nghe lời bạn vay tiền đóng học phí xong nghề làm móng tay cũng không tiệm nail nào mướn.
Thờùi điểm tốt, người Việt vê thăm quê hương càng ngày càng nhiều nên kiếm trường Mỹ học về ngành du lịch, professional. Học xong nghe ngóng tình hình bên ngoài, dư luận sôi nổi, bà con mình tẩy chay việc về Việt Nam, lý do "đi và về Viêt Nam thì không còn ý nghĩa tỵ nạn chính trị". Sau đó, học bán bảo hiểm, bán nhà cửa, làm cỏ, thợ sửa nhà, chỗ nào làm được nhiều lắm 6 tháng cũng bị cho nghỉ việc. Nghề Huyện làm được lâu dài nhất trong thời gian vừa đi làm vừa đi học chỉ là nghề... bồi bàn. Sau 3 năm đào luyện trong nghề nghiệp, Huyện trở thành một nhân viên đa dụng. Bưng tô phở nóng hổi không phỏng tay. Rửa chén dĩa đầy mỡ. Pha cà phê 2, 3 trăm ly mỗi ngày thơm phức. Đâm tỏi, lột vỏ củ hành mỗi buổi 4, 5 thúng, giựt giãi quán quân "lột nhiều và mau". Không biết nên cười hay nên tủi, qua thời gian làm nghề bồi bàn Huyện bị lậm thói quen ông chủ dạy "cười vui với khách". Về nhà ngồi một mình thinh khổng thinh không chàng lại cười duyên một mình với bức tường.
Ông bà nói bốn chữ "an cư lạc nghiệp" để dạy con cháu muốn cho cuộc đời vui tươi làm người phải có nhà ở, đồng thời có công ăn việc làm. Huyện nhìn lại mình nghề nghiệp long chong. Không có chỗ ở nhất định. 5 năm đầu ở Mỹ dọn chỗ ở 28 lần. 5 năm sau thêm 12 lần nữa đổi nhà mướn. Lúc thì ở nhà bạn bè share phòng cho rẻ tiền. Khi ở apartment ngủ salon. Bạn bè hùn hạp mướn cho đở tốn kém tiền nhà nhưng khổ nỗi "cha chung chết không ai khóc", các ông thất nghiệp không đi xin việc cứ đè đầu Huyện mượn tiền dài hạn, thân hữu cũng đành chia tay. Việc làm nay có mai không, có khi không tiền phải ngủ đỡ hành lang nhà để xe. Có cơ hội mướn được phòng riêng, ở 5, 7 tháng chủ bán nhà, hoặc lên giá cao lại phải dọn đi. Rất nhiều lần mướn được chổ ở tốt thì lại xui xẻo bị đuổi sở, khi bắt được job mới, chỗ làm xa quá lại phải xách vali dọn về gia cư mới cho gần.
Ở Mỹ, "English" gắn bó với "Job". "job" liên hệ tới "car". Nhắc tới xe cộ Huyện rất đau lòng. Nghèo cũng vì xe, bịnh cũng vì xe. Số con rệp, gặp ông thầy dạy lái xe làm nghề điện tử bị laid off, chuyển qua nghề driving intructor bất đắc dĩ. Có lẽ ông ta chán đời. Một


ngày dạy mười ngày nghỉ. Ngoài đường xe cộ chạy như mắc cửi, ông thầy khó tánh cứ giục "nhấn ga, đi mậy" Huyện run sợ, thiếu tự tin, tay lái còn non nớt không dám nhấp ga thì bị ông già mắng "nhát như thỏ đế thì biết bao giờ mới thi được bằng". Ông còn than thân trách phận "Chời ơi! Gặp ngày lũ tháng hạn tội gặp một học trò dở tệ chưa từng thấy như ông nầy". 6 tháng ròng rã luyện tập lấy được bằng lái xe, mượn trước tiền của chủ mua một chiếc xe hơi Mỹ làm chân đi làm, và có thì giờ rảnh bỏ thêm job báo.
"Báo", thật là báo hại. Xe cũ có khác nào ông già bệnh ho hen, mỗi chuyến báo 1,000 tờ, trọng tải nặng nề, ông già quải trên vai sức nặng overload bị té nhào. Xe hư, tiền công thợ quá mắc, thế là Huyện mất toi 850 đô mua xe, Huyện nghẹn ngào, chết sống chết dở.
Làm người có lúc hèn cũng có lúc sang. Thời may, năm thứ 13 ở Mỹ, Huyện xin được vào làm một hảng điện tử, lương khá hậu hỹ nghĩa là mỗi tháng dư tiền bỏ vào ngân hàng saving kiếm lời. Mua 401 K để hưởng già. Ngoài ra, đủng đỉnh chút tiền dư bỏ vào stock, ngân sách vọt lên từng ngày. Đô-la thật là dễ kiếm. Tiền đẻ ra tiền.
Một người bạn làm nghề Real estate dạy khôn Huyện nên mua một Townhouse, 4 units, một căn ở, 3 căn cho mướn, rất lợi thuế. Ông ta giảng nghĩa huyên thiên về sự khôn khéo ở đời "khôn sống mốùng chết", nói chung, trăm thứ lợi nếu mình đầu tư vào địa ốc. Ông ta bỏ bài toán tính hơn thiệt, thuê nhà một phòng giá thời buổi nầy trả từ 800 đến 1000, tậu một Townhouse vừa ở vừa cho mướn lợi chăm qua xớt lại chỉ đóng thêm 2200, cuối năm khai thế "lấy về". Bây giờ chịu cày một chút, 30 năm sau, căn nhà "già nua" thuộc về mình sở hữu ở số tuổi ngoài 70, đi đâu mà kiếm đươc. Huyện khen bạn mình khôn ngoan, người Việt mình lanh lợi. Thằng Mỹ coi vậy mà…..khờ! Không biết kiếm ăn!
Việt kiều, có "house" có "job" kể như thành công qua xứ Mỹ.
Trong giai đoạn thịnh vượng, Huyện thụ hưởng tiện nghi ở Mỹ như một ông hoàng nho nhỏ. Hết việc ở sở tối đi làm về đủng đỉnh coi TV, tinh thần thoải mái đọc báo, nằm dài ra trên sô-pha đánh một giấc ngon lành. Chiều cuối tuần, Huyện gọi phôn mời bạn bè tới để ít nhất thấy được sự giàu sang của Huyện, không bột mà gột nên hồ. Vịn cớ ở Mỹ không bà con nên buồn, có tiền "phải" biết xài, hoan hỷ mời bè bạn tụ họp cho vui, bia uống vài ba táp, Hennesy từ 4 tới 5 chai. Ngày tiết canh, bê thui; ngày lẫu Thái, barbecue Đại Hàn. Thế mới đúng với lời đồn "Hiệp Chủng Quôc là thiên đàng của thế giới thụ hưởng. Tuần nầy tụ ba tụ bảy kéo bài già vách tìm số may ở con bài 21. Tuần sau đổi cách giải trí mở karoke ngảy nhót tưng bừng. Trăm thứ đề tài trình ra bình luận.
Thời sự bàn bạc nóng bỏng và ăn khách trong đám thanh niên xưa nay vẫn là "hồng nhan". Người khen gái Việt ở Mỹ thơm phức, người ví dỏm tán dương gái ở Việt Nam là thứ rượu "nguyên chất". Gia đình người Mỹ ở kế bên rất vui vẻ và hoan nghênh lối party của người Viêt, thỉnh thoảng Huyện mời vợ chồng anh ta qua nhà đãi thịt giả cầy. Hắn mê nước mắm nêm và khoái nói tiếng Viêt "tu..i rớ..t thít ngù Viết Nam, ngù Viết Nam rớt chịu chơ".
Bất ngờ, một tai nạn thảm khốc xảy ra trên đất Mỹ.
Một ngày xấu xa và đen tối trong lịch sử nước Mỹ.
Đó là ngày 11 tháng 9 năm 2001, hai tòa nhà kỳ quan thế giới World Trade Center bị xụp đổ bởi terrorist, đám Hồi giáo quá khích gây nên. Sự thiệt hại không nhất thời mà lại triền miên như ghẻ lở.
Từ ngày điêu tàn đó, các hảng xưởng lần lượt gảy đổ hoặc co rút lại, hiện tượng bankcrubcy mọc nấm ở toàn đất Mỹ gây khó khăn trong sinh hoạt quần chúng, xã hội, nhân công bị sa thải dây chuyền ngày càng đông. Huyện lo âu cho hoàn cảnh mình, lớn thuyền lớn sóng, nhưng chạy trời không khỏi nắng, một bửa thứ sáu cuối tuần Huyện nhận giấy laid off.
Bạn bè thất nghiệp dài hạn, họ không còn tinh thần tới nhà Huyện "nhậu" như trước đây. Huyện ở nhà một mình có nhiều thì giờ để kiểm kê tài sản, tiền nhà băng không còn đồng nào vì đã đầu tư vào địa ốc hết rồi. Vốn liếng chơi stock rút cạn. Năm tháng nay chạy đôn chạy đáo để có tiền đóng cho nhà băng, nếu không họ kéo nhà tịch thu.
Huyện có thói quen có việc gì nặn óc suy nghỉ anh ta thường đi qua đi lại trong phòng ngủ và nhìn xuống đất. Nhưng lần nầy, tối nay, Huyện lại vay mặt vào vách khi đi ngang qua nhìn kiếng treo tường, chàng bắt gặp mình trong kiếng sau 15 năm sống ở Mỹ.
Đó là một người đàn ông đầu hói, mắt lõm sâu, hai má thóp tối om nổi bật bờ lũy lưỡng quyền cao như hai mô đất của con kinh mới đào, nhìn lâu không hình dung được đó là một bóng người".
Nguyễn Thu Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,908
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.