Hôm nay,  

Thế là hết Tết

21/02/202216:04:00(Xem: 2375)

 FB_IMG_1643215530300


Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

 

Thằng Ben vừa đi học về, chạy ào vô phòng khách thấy bà Tâm đang hạ lễ trên bàn thờ. Nó ngạc nhiên hỏi:

 

Bà không cúng nữa hả bà?

 

Ừ, hết tết rồi con ạ.

 

Bình thường trên bàn thờ chỉ có hoa & trái cây. Vào ngày giỗ & tết: Mời các cụ về ăn cơm, bà mới nấu thức ăn đặt lên bàn thờ.

 

Các cụ cũng ở nhà của các cụ chứ. Bà nội bảo thằng Ben như vậy, bởi vậy ngày cuối năm mời các cụ về ăn Tết với con cháu. Sau đó lại tiễn các cụ về.

 

Tết Việt Nam mọi thứ trở thành "ước lệ". Âu Mỹ chỉ chúc nhau khoẻ mạnh và vui vẻ ( healthy & happy). Còn VN thì ôi thôi, muốn đủ thứ, tham ơi là tham. Chúc tết mà dài như sớ Táo Quân. Cụ Tú Xương nghe thật ngứa tai.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối.

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu.

Trăm, nghìn, vạn, mớ để vào đâu?

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc.

Đồng rụng đồng rơi, nọ phải cầu?

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang.

Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng.

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm, đẻ bẩy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp người đông đúc.

Bồng bế nhau lên nó ở non.

 

Bắt chước ai ta chúc mấy lời.

Chúc cho khắp hết ở trong đời.

Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước.

Sao được cho ra cái GIỐNG NGƯỜI.

 

Cụ Tú Xương thật là tài, sao cụ đoán hay thế. Chỗ nào cũng thấy toàn ngợm, không thấy người ( chân chính) đâu cả.

 

Mấy đứa cháu của bà  Tậm chỉ biết ăn phở và chả giò. Thức ăn ngày tết hầu như nhà nào cũng giống nhà nào. Bắc nấu thịt đông, dưa chua, giò thủ, canh măng hầm giò heo.

 

Nam có thịt kho tàu, dưa giá, bì cuốn, canh khổ qua.

 

Mọi thứ trở thành "bất di bất dịch ", nhiều nhà cúng chay, nhưng vẫn làm các món cổ truyền cho con cháu ăn ngày tết.

 

Chỉ có hai cụ già lọm khọm trong nhà, con cháu vẫn phải đi làm đi học( vì tết rơi vào ngày thường). Các con bà Tâm năn nỉ hết sức: Mẹ đừng nấu ăn nữa.

 

Mua hoa quả kẹo bánh bày trên bàn thờ thì dễ, vì chợ Mỹ, Tàu, Việt đều có bán.

 

Khốn nỗi mọi thứ đã trở thành ước lệ, " đóng đinh" trong đầu, chỉ có tết mới thấy

 mứt, kẹo thèo lèo cứt chuột.

 

Cầu vừa đủ xài. Là xin đủ ăn thôi. Nhưng diễn nghĩa theo kiểu Nam kỳ( sai chính tả) thành: Cầu dừa đủ xoài .

 

Bằng bất cứ giá nào cũng mua mâm ngũ quả có 4 thứ đó. Thế là quả dừa tươi tăng giá gấp đôi, còn mãng cầu Xiêm không phải chợ nào cũng có.

 

Trái cây Mỹ vừa tươi vừa rẻ không mua. Mua cho được trái mãng cầu quắt queo, nhỏ xíu, toàn vỏ, cúng xong đem bỏ.

 

Giò thủ làm với tai, mũi, lưỡi heo. Nem chua cũng làm với da heo, thịt đông lại càng cần nhiều da. Con nít bên này không ăn da & mỡ. Bố mẹ già nhai trợn trạo cũng không ăn được nem& giò thủ.

 

Con gái bà Tâm  năn nỉ mẹ đừng làm, nhưng bà không chịu, vẫn làm các món truyền thống.

Con gái bà Tâm không dám nhắc: Con nhớ ông ngoại thích cháo, chẳng bao giờ ăn giò thủ, nem chua.

 

Thằng cháu chỉ biết ăn phở, ngây thơ hỏi: Sao bà không cúng các cụ bằng phở?

Bà Tâm xua tay: Ai lại cúng phở.

 

Bà Tâm nhớ lại lúc khó khăn, mẹ bà là dâu cả, nên ngày giỗ các cô chú cùng đến. Chỉ có 1 con gà thôi nhưng làm ra mấy món: thịt gà luộc, chân cổ cánh làm giả rựa mận bóp tiết, lòng gà xào thơm.

 

Hèn chi khi xưa chia nhau một con heo, lúc nào cũng có món giò thủ để tận dụng đầu, tai, mũi, lưỡi. Miền Bắc làm thịt đông vì trời lạnh.

 

Cả xóm chỉ chia nhau một con heo. Các bà nội trợ làm đủ thứ món: nem, tiết canh, cháo lòng, giò thủ, phá lấu... tất cả mọi thứ lấy từ con heo, chỉ có lông bỏ đi thôi.

 

Dẫu bây giờ con cháu có cuộc sống giàu sang, nhưng không thể đặt lobster, tôm chiên, heo quay lên bàn thờ.

 

Các con bà Tâm không biết làm, mà nơi đây không có chợ Việt, đành để mẹ già lúi húi làm các món truyền thống, cho bà an lòng.

 

Rốt cuộc sau khi tiễn các cụ, con cháu không chịu mang về nhà các món ăn ngày tết. Thêm cái tật " chỉ ăn 1 lửa ", mấy món cũ hâm tới hâm lui, người lớn & con nít đều không ăn.

 

Khi gia đình tụ tập ăn uống ngày thường được ăn toàn món nóng sốt: lẩu, phở...còn thức ăn ngày tết nhà nào cũng như nhà nấy, lạnh tanh.

 

Không làm sao thuyết phục được bố mẹ  sống như Âu Mỹ. Hễ có ngày nghỉ đi du lịch, cứ lúi húi lo nấu nướng, cúng kiếng. Nhiều nhà còn bắt cúng cơm đủ  3 mùng , hết tết mùng 4 mới được làm cơm tiễn.

 

Người đã khuất có về chứng giám hay không, chẳng ai biết. Nhưng người sống  mệt nhoài chuyện nấu ăn ngày tết.

 

Đi chùa tin có luân hồi. Sau khi mất 49 ngày đã đầu thai thành kiếp khác, nhưng vẫn cứ mời về.

 Trang hoàng nhà cửa bày biện hoa quả trên bàn thờ cho không khí tết cần duy trì. Nhưng nấu thức ăn để đặt lên bàn thờ, rồi mang xuống nguội lạnh, có còn cần thiết không?

 

Lúc sống thì chẳng cho ăn.

Chết cúng la liệt, làm văn tế ruồi !

 

Có lẽ dân Âu Mỹ thực tế hơn chúng ta. Vinh danh khi còn sống, mừng sinh nhật ồn ào, nhưng đám tang trang nghiêm không bi lụy. Bạn bè người thân đua nhau kể về những kỷ niệm với người đã khuất.

 

Người đã ra đi, nhưng kỷ niệm còn ở lại.

 

Bà Tâm nhớ mãi bố của bà rất hài hước. Vào đánh thức ông dậy ăn sáng, ông mở mắt nói :

Bố vẫn còn sống à !

 

Một số nhà vào ngày giỗ & tết, chỉ làm những món lúc sinh thời người đã khuất thường ăn, đây cũng là ý kiến hay ( hợp lý hơn).

 

Có ông bà cha mẹ mới có con cháu, bởi vậy mời ông bà về, phải có cỗ bàn. Bất kể tôn giáo nào cũng bày thức ăn trên bàn thờ ngày tết.

 

Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết.

 

Giỗ cha mời nhiều quá nên chủ nhà hết phần, còn ngày tết đủ loại bánh trái, chẳng ai đói.

Ngày thường nếu đói, người nghèo thấy bình thường. Nhưng vào ngày tết, là ngày thiêng liêng nhất trong năm, người nghèo sẽ cảm thấy tủi thân hơn. Vì vậy vào mùa lễ tết, người ta thường kêu gọi giúp quần áo thức ăn cho người nghèo, ở hải ngoại cũng có, chẳng cứ gì VN.

 

Ngay như cậu bé chỉ chừng 10 tuổi, trong câu truyện " Con sáo của em tôi " của nhà văn Duyên Anh, cũng đã chạnh lòng thương đứa em gái nhỏ, ngày tết chẳng có gì ăn.

 

Giết con sáo yêu quý của em, nhưng vẫn nhủ lòng mùa Xuân tới rồi, sẽ bắt cho em con sáo khác.

Trẻ nhỏ còn nghĩ vậy, huống chi các cụ già như bà Tâm.

 

Không thể để tết nhang tàn khói lạnh, mời các cụ về phải có cơm canh, phụng dưỡng như khi các cụ còn sống.

 

Bữa nay qua rằm tháng Giêng, bà Tâm không đi chùa được, nhưng vẫn sắp hương hoa đầy đủ trên bàn thờ.

Các con của bà Tâm, thở phào nhẹ nhõm.

 

Thế là hết Tết.

 

Mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Trẻ con đi học người lớn đi làm, chúng không còn phải chạy hỏi lung tung, mua cho được những thứ mẹ già muốn cho ngày Tết Việt Nam.

 

Chẳng biết vài chục năm nữa, cháu chắt toàn mắt xanh, tóc vàng kiếm đâu ra giò thủ, nem chua để cúng các cụ.

 

Tết VN thiệt là nhiêu khê.

 

Lại Thị Mơ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,459
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến