Hôm nay,  

Thế là hết Tết

21/02/202216:04:00(Xem: 2380)

 FB_IMG_1643215530300


Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

 

Thằng Ben vừa đi học về, chạy ào vô phòng khách thấy bà Tâm đang hạ lễ trên bàn thờ. Nó ngạc nhiên hỏi:

 

Bà không cúng nữa hả bà?

 

Ừ, hết tết rồi con ạ.

 

Bình thường trên bàn thờ chỉ có hoa & trái cây. Vào ngày giỗ & tết: Mời các cụ về ăn cơm, bà mới nấu thức ăn đặt lên bàn thờ.

 

Các cụ cũng ở nhà của các cụ chứ. Bà nội bảo thằng Ben như vậy, bởi vậy ngày cuối năm mời các cụ về ăn Tết với con cháu. Sau đó lại tiễn các cụ về.

 

Tết Việt Nam mọi thứ trở thành "ước lệ". Âu Mỹ chỉ chúc nhau khoẻ mạnh và vui vẻ ( healthy & happy). Còn VN thì ôi thôi, muốn đủ thứ, tham ơi là tham. Chúc tết mà dài như sớ Táo Quân. Cụ Tú Xương nghe thật ngứa tai.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối.

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu.

Trăm, nghìn, vạn, mớ để vào đâu?

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc.

Đồng rụng đồng rơi, nọ phải cầu?

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang.

Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng.

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm, đẻ bẩy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp người đông đúc.

Bồng bế nhau lên nó ở non.

 

Bắt chước ai ta chúc mấy lời.

Chúc cho khắp hết ở trong đời.

Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước.

Sao được cho ra cái GIỐNG NGƯỜI.

 

Cụ Tú Xương thật là tài, sao cụ đoán hay thế. Chỗ nào cũng thấy toàn ngợm, không thấy người ( chân chính) đâu cả.

 

Mấy đứa cháu của bà  Tậm chỉ biết ăn phở và chả giò. Thức ăn ngày tết hầu như nhà nào cũng giống nhà nào. Bắc nấu thịt đông, dưa chua, giò thủ, canh măng hầm giò heo.

 

Nam có thịt kho tàu, dưa giá, bì cuốn, canh khổ qua.

 

Mọi thứ trở thành "bất di bất dịch ", nhiều nhà cúng chay, nhưng vẫn làm các món cổ truyền cho con cháu ăn ngày tết.

 

Chỉ có hai cụ già lọm khọm trong nhà, con cháu vẫn phải đi làm đi học( vì tết rơi vào ngày thường). Các con bà Tâm năn nỉ hết sức: Mẹ đừng nấu ăn nữa.

 

Mua hoa quả kẹo bánh bày trên bàn thờ thì dễ, vì chợ Mỹ, Tàu, Việt đều có bán.

 

Khốn nỗi mọi thứ đã trở thành ước lệ, " đóng đinh" trong đầu, chỉ có tết mới thấy

 mứt, kẹo thèo lèo cứt chuột.

 

Cầu vừa đủ xài. Là xin đủ ăn thôi. Nhưng diễn nghĩa theo kiểu Nam kỳ( sai chính tả) thành: Cầu dừa đủ xoài .

 

Bằng bất cứ giá nào cũng mua mâm ngũ quả có 4 thứ đó. Thế là quả dừa tươi tăng giá gấp đôi, còn mãng cầu Xiêm không phải chợ nào cũng có.

 

Trái cây Mỹ vừa tươi vừa rẻ không mua. Mua cho được trái mãng cầu quắt queo, nhỏ xíu, toàn vỏ, cúng xong đem bỏ.

 

Giò thủ làm với tai, mũi, lưỡi heo. Nem chua cũng làm với da heo, thịt đông lại càng cần nhiều da. Con nít bên này không ăn da & mỡ. Bố mẹ già nhai trợn trạo cũng không ăn được nem& giò thủ.

 

Con gái bà Tâm  năn nỉ mẹ đừng làm, nhưng bà không chịu, vẫn làm các món truyền thống.

Con gái bà Tâm không dám nhắc: Con nhớ ông ngoại thích cháo, chẳng bao giờ ăn giò thủ, nem chua.

 

Thằng cháu chỉ biết ăn phở, ngây thơ hỏi: Sao bà không cúng các cụ bằng phở?

Bà Tâm xua tay: Ai lại cúng phở.

 

Bà Tâm nhớ lại lúc khó khăn, mẹ bà là dâu cả, nên ngày giỗ các cô chú cùng đến. Chỉ có 1 con gà thôi nhưng làm ra mấy món: thịt gà luộc, chân cổ cánh làm giả rựa mận bóp tiết, lòng gà xào thơm.

 

Hèn chi khi xưa chia nhau một con heo, lúc nào cũng có món giò thủ để tận dụng đầu, tai, mũi, lưỡi. Miền Bắc làm thịt đông vì trời lạnh.

 

Cả xóm chỉ chia nhau một con heo. Các bà nội trợ làm đủ thứ món: nem, tiết canh, cháo lòng, giò thủ, phá lấu... tất cả mọi thứ lấy từ con heo, chỉ có lông bỏ đi thôi.

 

Dẫu bây giờ con cháu có cuộc sống giàu sang, nhưng không thể đặt lobster, tôm chiên, heo quay lên bàn thờ.

 

Các con bà Tâm không biết làm, mà nơi đây không có chợ Việt, đành để mẹ già lúi húi làm các món truyền thống, cho bà an lòng.

 

Rốt cuộc sau khi tiễn các cụ, con cháu không chịu mang về nhà các món ăn ngày tết. Thêm cái tật " chỉ ăn 1 lửa ", mấy món cũ hâm tới hâm lui, người lớn & con nít đều không ăn.

 

Khi gia đình tụ tập ăn uống ngày thường được ăn toàn món nóng sốt: lẩu, phở...còn thức ăn ngày tết nhà nào cũng như nhà nấy, lạnh tanh.

 

Không làm sao thuyết phục được bố mẹ  sống như Âu Mỹ. Hễ có ngày nghỉ đi du lịch, cứ lúi húi lo nấu nướng, cúng kiếng. Nhiều nhà còn bắt cúng cơm đủ  3 mùng , hết tết mùng 4 mới được làm cơm tiễn.

 

Người đã khuất có về chứng giám hay không, chẳng ai biết. Nhưng người sống  mệt nhoài chuyện nấu ăn ngày tết.

 

Đi chùa tin có luân hồi. Sau khi mất 49 ngày đã đầu thai thành kiếp khác, nhưng vẫn cứ mời về.

 Trang hoàng nhà cửa bày biện hoa quả trên bàn thờ cho không khí tết cần duy trì. Nhưng nấu thức ăn để đặt lên bàn thờ, rồi mang xuống nguội lạnh, có còn cần thiết không?

 

Lúc sống thì chẳng cho ăn.

Chết cúng la liệt, làm văn tế ruồi !

 

Có lẽ dân Âu Mỹ thực tế hơn chúng ta. Vinh danh khi còn sống, mừng sinh nhật ồn ào, nhưng đám tang trang nghiêm không bi lụy. Bạn bè người thân đua nhau kể về những kỷ niệm với người đã khuất.

 

Người đã ra đi, nhưng kỷ niệm còn ở lại.

 

Bà Tâm nhớ mãi bố của bà rất hài hước. Vào đánh thức ông dậy ăn sáng, ông mở mắt nói :

Bố vẫn còn sống à !

 

Một số nhà vào ngày giỗ & tết, chỉ làm những món lúc sinh thời người đã khuất thường ăn, đây cũng là ý kiến hay ( hợp lý hơn).

 

Có ông bà cha mẹ mới có con cháu, bởi vậy mời ông bà về, phải có cỗ bàn. Bất kể tôn giáo nào cũng bày thức ăn trên bàn thờ ngày tết.

 

Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết.

 

Giỗ cha mời nhiều quá nên chủ nhà hết phần, còn ngày tết đủ loại bánh trái, chẳng ai đói.

Ngày thường nếu đói, người nghèo thấy bình thường. Nhưng vào ngày tết, là ngày thiêng liêng nhất trong năm, người nghèo sẽ cảm thấy tủi thân hơn. Vì vậy vào mùa lễ tết, người ta thường kêu gọi giúp quần áo thức ăn cho người nghèo, ở hải ngoại cũng có, chẳng cứ gì VN.

 

Ngay như cậu bé chỉ chừng 10 tuổi, trong câu truyện " Con sáo của em tôi " của nhà văn Duyên Anh, cũng đã chạnh lòng thương đứa em gái nhỏ, ngày tết chẳng có gì ăn.

 

Giết con sáo yêu quý của em, nhưng vẫn nhủ lòng mùa Xuân tới rồi, sẽ bắt cho em con sáo khác.

Trẻ nhỏ còn nghĩ vậy, huống chi các cụ già như bà Tâm.

 

Không thể để tết nhang tàn khói lạnh, mời các cụ về phải có cơm canh, phụng dưỡng như khi các cụ còn sống.

 

Bữa nay qua rằm tháng Giêng, bà Tâm không đi chùa được, nhưng vẫn sắp hương hoa đầy đủ trên bàn thờ.

Các con của bà Tâm, thở phào nhẹ nhõm.

 

Thế là hết Tết.

 

Mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Trẻ con đi học người lớn đi làm, chúng không còn phải chạy hỏi lung tung, mua cho được những thứ mẹ già muốn cho ngày Tết Việt Nam.

 

Chẳng biết vài chục năm nữa, cháu chắt toàn mắt xanh, tóc vàng kiếm đâu ra giò thủ, nem chua để cúng các cụ.

 

Tết VN thiệt là nhiêu khê.

 

Lại Thị Mơ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,732
"Nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây.". Ai xa quê cũng có những lúc trong đời “ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…” Thơ Hồ Dzếnh đong đầy phiêu lãng của những người sống xa nhà đều có cảm nhận, cảm xúc quay về bất chợt trên đường cô lý, nếu không về được bằng thân xác để gặp lại người thân, xóm làng thì ít nhất trong một hoàn cảnh, một thời khắc nào đó trên đường phiêu bạt, tâm tư cô đơn, tâm hồn cô lữ của người đi bỗng hướng trọn về nơi từ đó ra đi dù thân xác đang ở nghìn trùng xa… nhớ chiều tây bắc năm nào, cảm giác nhớ nhà chợt đến bất ngờ như nắng như mưa, làm gì được hơn là châm điếu thuốc, nhìn nơi dừng chân qua làn khói mơ hồ, nhìn bản làng của người dân tộc ẩn hiện trong mây, đẹp hơn cả những bức tranh thiên nhiên đã từng được thấy. Trong bạt ngàn của núi rừng trùng điệp, trong mây ngàn vô tận bay… nhắm đôi mắt lại chạy trốn mệt mỏi lại thấy cả gia đình người dân tộc đang quây quần bên bếp lửa,
Sau hai năm không tụ tập ăn mừng lễ Tạ ơn vì Covid, năm nay đại gia đình tôi hẹn nhau ăn vào trưa thứ năm. Do không biết nấu nướng, tôi quyết định ra tiệm Marie Callender mua hai cái bánh pie để mang đến chung vui với gia đình. Tối thứ tư tôi gọi điện thoại, họ cho biết tiệm mở cửa lúc 8:00 sáng thứ năm. Dự đoán sẽ có nhiều người mua đồ ăn nơi đây, tôi thức dậy sớm và ra đến tiệm Marie Callenders vào lúc 7:50. Tưởng đến trước giờ mở cửa sẽ không phải xếp hàng nhưng tôi đã lầm. Nhìn cái hàng dài như bất tận, tôi hơi thất vọng. Tôi ước chừng có khoảng một trăm người trong hàng. Tôi vội vã đậu xe và nhanh chân đi vào xếp hàng.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão“. Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại.* Sau đây là câu chuyện cảm động, với lời giới thiệu của chính tác giả: “Tôi đã viết truyện này một lần, với nhiều hư cấu. Nhưng đôi khi, muốn lòng bình yên, phải biết nhìn thẳng vào sự thật, để chấp nhận nỗi đau mà tập tễnh bước qua…”
Binh chủng Biệt động quân với những trận lẫy lừng: Khe Sanh, Hạ Lào… cũng là những vết son thời chiến. Đó chính là lý do sau 1975 nhà cầm quyền đưa biết bao thế hệ cha anh vào ngục tù cọng sản. Chú Quy là một trong những tù nhân từ trại Kỳ Sơn chuyển về Tiên Lãnh. Năm 1978 chú Quy cùng với Trung tá Nguyễn Văn Bình đã vượt trại tù. Gần hai tuần len lỏi trong rừng sâu. Cuộc đào tẩu không thoát. Trung Tá Nguyễn Văn Bình bị bắn tại chỗ. Chú Quy bị bắt trói, cùm hai chân vào cổng trại, đánh đập tra khảo cho chết; nhưng chú không chết.
Lễ Tạ Ơn năm nay, 2021, đã qua cả mấy tuần rồi, nhưng nghĩ lại, trước và trong ngày 25 tháng 11, mình chưa tạ ơn đủ với bao nhiêu người đã giúp đỡ, hỗ trợ mình vượt qua nhiều khó khăn, hoạn nạn trong suốt 30 năm sống trên đất Mỹ, từ 1991, năm đầu tiên dự Lể Tạ Ơn theo truyền thống Mỹ. Con số chẵn 30, nhắc tới con số chẵn 400 kể từ khi những người Pilgrims cử hành Lễ Tạ Ơn đầu tiên vào tháng 11 năm 1621 tại thị trấn Plymouth, tiểu bang Massachusetts. Tôi thường tự hỏi cuộc vượt biển của 102 “thuyền nhân” trên con tàu Mayflower ngày 16 tháng 09 năm 1620 từ cảng Plymouth miền Nam nước Anh đến châu Mỹ có những điểm gì giống nhau và khác biệt so với những cuộc vượt biển của hơn bảy trăm ngàn người Việt Nam sau năm 1975 hay không?
Tôi thường dặn mình phải cố gắng sống chậm lại và quan sát kỹ hơn những diễn tiến xunh quanh. Có những lúc chúng ta sống nhanh quá, hàng ngày cứ chạy đua với thời gian, với trách nhiệm, với deadlines hạn chót… Không kịp để ý những cái đẹp, những cái hay, những tốt lành mà chúng ta đã may mắn được nhận mỗi giây phút để chúng ta sống với thái độ vui vẻ hơn, biết ơn hơn và hạnh phúc hơn. Mọi thứ đều theo quy luật của vũ trụ. Khi chúng ta gieo hạt lành thì sẽ nhận trái ngọt. Chúng ta ra sao thì sẽ hấp dẫn những vật thể tương tự.
Tôi là con gái Cần Thơ gạo trắng nước trong, tuổi thơ tôi tràn đầy hạnh phúc bên cha mẹ, hai đứa em, cùng bạn bè. Những chiều hè, bến Ninh Kiều lộng gió đón bước chân chúng tôi dạo bước, chơi đùa; đại lộ Hòa Bình những ngày Lễ Tết tưng bừng nam thanh nữ tú dập dìu, và con đường Võ Văn Tần có ngôi nhà bé nhỏ xinh xắn của gia đình tôi.
“Đấy, chim khôn tiếng hót cũng khác. Cứ nhớ tới cái gã đàn ông nói cười hô hố hôm trước, tôi thật sự ngại cho bà ấy bị lừa. Cái loại người chưa nói đã cười là phường đểu giả. Còn đàn bà đã già, chồng chết rồi thì ở vậy, tằng tịu làm gì cho con cháu nó cười. Tôi đây hay nói nhưng tính thương người, tôi có ghét bà ấy đâu mà sao bà ấy không trò chuyện với tôi. Con mọt sách… con mọt sách… con mọt…”
Những tuần sắp đến lễ Vu Lan, cuối ngày làm việc, tôi thu xếp đến một tu viện trong xóm phụ việc. Tu viện còn trong giai đoạn xây cất nên rất nhiều việc cần làm. Hầu như mỗi ngày, tùy thời khóa biểu của từng người, luôn có nhiều các anh chị Phật tử đến làm việc công quả. Hôm nào đến được sớm khi trời còn sáng thì tôi phụ việc bên ngoài. Tôi thường chỉ đi vòng quanh sân lượm rác hoặc dọn những đồ vật linh tinh cuối ngày cần thu gọn. Hôm nào đến trễ khi trời đã tối, tôi sẽ phụ việc trong bếp. Hôm nay, khi vào nhà bếp thì thấy đã có nhiều các chị Phật tử đang nhặt rau, trộn bột, nấu nướng...
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến