Hôm nay,  

Tết Ta Trên Đất Khách

02/02/202210:57:00(Xem: 2175)

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21.

*
K
hông biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.

Cái Tết Nguyên Đán đầu tiên xa quê hương của tôi là Tết Canh Ngọ năm 1990. Trước đó có một sự việc hoàn toàn nằm ngoài dự tính của gia đình, đó là tôi cùng  một người chị phải chuyển đến trại tị nạn Bataan ở Philippines thay vì được bay thẳng vào Mỹ. Thế là cái Tết Nguyên Đán đầu tiên làm thân phận người tha hương của tôi được đón tại đất Phi thay vì ở Mỹ như vẫn dự đoán trước kia. Xa quê hương, xa gia đình, chỉ có hai chị em sống chung nhà với hai cô cháu của một gia đình khác đi vượt biên nên chúng tôi không hề chuẩn bị gì cho ngày Tết năm ấy. Thêm vào đó chúng tôi vẫn phải đi học cũng như làm việc như thường lệ. Buổi sáng ngày 30 Tết trên đường đi đến lớp học nhìn những căn nhà của những người có gia đình trọn vẹn sống chung trong trại bày biện các chậu hoa, trang hoàng nhà cửa, và đâu đó tiếng nhạc Xuân vọng ra từ máy cassette “Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi …”, tôi đã phải cố gắng kìm nén để không phải chảy nước mắt cho lần đầu đón Tết xa nhà.

Buổi tối hôm đó lớp AT (Assistant Teacher) của chúng tôi có tổ chức một bữa tiệc tất niên và mời các thầy cô người Phi, Mỹ cùng tham gia. Sự việc này cũng làm cho tôi khuây khỏa đi một phần nào nỗi buồn tiếc nuối Tết năm xưa.

VVNM_Thảo Lan_02022022
Hình chụp buổi tiệc tất niên Xuân Canh Ngọ năm 1990 của lớp AT chúng tôi tại trại tị nạn Bataan, Philippines.hêm chú thích



Tết Tân Mùi năm 1991 là cái Tết đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ trong cái không khí giá lạnh của mùa Đông Virginia. Đó cũng là năm đầu tôi phải vật lộn với sách vở ở giảng đường đại học bên cạnh công việc làm sau giờ học nên cũng không có thì giờ để nghĩ nhiều đến Tết. Bù lại tôi được thưởng thức các món ăn truyền thống ngày Tết do mẹ tôi làm như giò thủ, chả giò, canh măng, nồi thịt kho trứng, v.v… Dĩ nhiên có một món không thể thiếu là nồi bánh chưng to khổng lồ nấu trên bếp ga. Căn apartment nhỏ, kín như bưng chứa hơi nước sôi thoát ra từ nồi bánh đến mức bão hòa không thể nào chịu đựng thêm. Từ trần nhà hơi nước đọng lại và bắt đầu nhỏ tong tong xuống đồ đạc bên dưới. Bức tranh treo trên tường bị hơi nước làm ẩm mục tấm bìa sau lưng nên đã rách ra và rơi xuống sàn nhà, may mà kính không vỡ. Cuối cùng, mặc cho nhiệt độ bên ngoài chỉ chừng trên dưới 32°F (0 độ C), chúng tôi đã phải mở to hai cánh cửa sổ ra để giải toả bớt hơi nước trong nhà.

Năm đó anh bạn Việt Nam mới quen học cùng trường community college đã ghé lại chở tôi đi hội chợ Tết Việt Nam tổ chức vào ngày cuối tuần. Thành phố nhỏ ít dân Việt Nam nên hội chợ Tết cũng nhỏ làm trong một hội trường cũng nhỏ của một trường trung học. Tôi không hề có một ấn tượng gì đặc biệt khi tham dự hội chợ Tết lần đầu tiên ở Mỹ này. Mọi sinh hoạt chỉ quanh quẩn trong cái hội trường chật hẹp. Một vài bàn được bày ra để bán các món ăn ngày Tết cổ truyền mà hầu hết đều đang hiện diện trên bàn ăn của gia đình tôi nên đối với tôi không lấy gì làm hấp dẫn cho lắm. Thành phần tham gia ngoài ban tổ chức trong cộng đồng người Việt và các cô bác lớn tuổi tham gia quầy bán hàng, phần lớn là những thanh niên trẻ tuổi và độc thân như tôi. Thú thật đến lúc này tôi mới hối hận là đã theo chân anh bạn tới đây. Giờ này giá mà ở nhà hưởng cái Tết đầu tiên ở Mỹ sum họp với ba mẹ có cả gia đình người anh lớn từ North Carolina ghé lên chơi chắc chắn là thú vị hơn đứng loanh quanh trong hội trường chật hẹp với toàn người xa lạ như thế này. Đa số thanh niên tham gia hội chợ Tết là để dự buổi dạ vũ lúc về khuya. Lúc đó tôi chưa biết lái xe nên mọi chuyện phải lệ thuộc vào anh bạn Việt Nam là người quen duy nhất đưa mình đến mà anh bạn trẻ này lại là tay trống trong ban nhạc nên sẽ ở lại đến giờ chót. Thật may trong lúc đứng láng cháng không biết làm cách nào để về nhà ăn một bữa cơm Tết với gia đình thì gặp hai mẹ con một người bạn của vợ chồng anh tôi. Sau vài câu chúc Tết, lì xì cháu bé và chờ chị ấy tay bắt mặt mừng với những người quen biết, tôi đã ngỏ lời nhờ chị chở tôi về nhà để kịp tham dự bữa cơm ngày Tết với gia đình.

Những cái Tết sau đó cũng không khác gì cái Tết đầu tiên ở Mỹ, cũng vẫn vật lộn với bài vở mà mình phải lõm bõm lội trong mớ tiếng Anh chưa rành rọt. Cũng vẫn những món ăn ngày Tết và nồi bánh chưng mà ba mẹ tôi cố gắng bày ra để giữ không khí Tết trong gia đình. Hội chợ Tết hàng năm vẫn được cộng đồng tổ chức nhưng với tôi không khí Tết trong gia đình mới khiến tôi đỡ nhớ những cái Tết năm xưa. Dạo đó những hội chợ Tết như thế này cùng với các buổi dạ vũ mùa Noel chính là dịp để cho các thanh niên nam nữ có cơ hội làm quen với nhau. Phần tôi tuy vẫn còn độc thân nhưng tự thấy mình tương lai trước mặt vẫn còn mịt mù, vốn liếng Anh Văn ít ỏi cần phải bỏ nhiều thì giờ vào bài học hơn so với những sinh viên đồng hương vào trường ngay sau khi tốt nghiệp trung học ở Mỹ nên khi ấy tôi chỉ dám vui Xuân trong phạm vi gia đình.



Từ khi vừa định cư, ba mẹ tôi đã kiếm việc làm để không phải lệ thuộc vào con cái bên Mỹ cũng như có thể tiếp tục làm mạnh thường quân giúp đỡ cho các con cháu còn kẹt lại ở Việt Nam. Tuy đã lớn tuổi nhưng ba mẹ tôi vẫn sẵn sàng xung phong làm thêm giờ mỗi khi có dịp để kiếm thêm thu nhập cho đồng lương tối thiểu nhận được khi ấy. Mặc dù thế mỗi dịp Tết đến, ba mẹ tôi vẫn luôn lấy ngày phép nghỉ để chuẩn bị đón Tết và điều quan trọng là để giữ vững truyền thống ngày Tết trong gia đình cho con cháu, nhất là cho các cháu nhỏ sinh ra ở Mỹ biết được thế nào là ngày Tết cổ truyền của cha ông.

Trước năm 1975 tôi có đọc một bài viết ở một số báo Xuân trong đó nhân vật chính hồi tưởng về những cái Tết năm xưa của mình và nhắc nhở người con hãy xếp bài vở qua một bên để chuẩn bị cùng đón Giao Thừa với gia đình. Mặc dù rất thích bài báo đó nhưng tôi cảm thấy chi tiết này thật vô lý vì có ai vào ngày cuối năm còn có thể ngồi học bài trong không khí Tết tưng bừng như vậy. Ấy thế mà chuyện đó lại vận đúng vô tôi vào một buổi tối Giao Thừa của một năm đầu thập niên 1990. Trong khi mẹ tôi bày biện nấu nướng các món ăn ngày Tết, ba tôi dọn dẹp chưng bày bàn thờ thì tôi ngồi trong phòng mình để vật lộn với cái project sắp tới hạn nộp bài của môn điện, môn học mà tôi không hề thích. Đúng lúc đó mẹ tôi mở cửa phòng và gọi tôi ra. Câu nói của mẹ tôi chẳng khác gì câu nói của người mẹ trong bài báo năm xưa, "Thôi tạm dẹp bài vở đi con, Tết rồi mà."

Thế rồi tôi có gia đình riêng của mình. Mỗi dịp Xuân về Tết đến, vợ chồng tôi lại tiếp tục truyền thống mà ba mẹ mình vẫn làm khi xưa. Chúng tôi vẫn cố gắng bày ra các món ăn trước để cúng ông bà tổ tiên, sau để con cháu cùng thưởng thức. Chúng tôi cũng lau chùi bàn thờ sạch sẽ tươm tất, mặc dù không có bộ lư đồng để đánh bóng như khi còn ở Việt Nam. Gia đình chúng tôi cũng lên chùa lễ Phật đầu năm và dĩ nhiên không quên tục lì xì cho các con để các cháu hình dung ra được không khí ngày Tết của ba mẹ chúng ngày xưa ra sao. Có năm tôi còn chịu khó đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời trong cái lạnh cắt da của mùa Đông ở đây. Tuy vậy ở vùng hẻo lánh ít người Việt này, nếu gặp năm Tết vào cuối tuần thì còn xôm tụ một chút, chứ bình thường thì người lớn đi làm trẻ con đi học có lẽ các con tôi không thể nào hình dung được Tết có gì đặc biệt mà sao ba mẹ chúng cứ hay nhắc đến một cách hào hứng như thế. Cũng vẫn ngần ấy nội dung mà cứ lập đi lập lại hàng năm không chán. Các cháu đâu biết rằng ba mẹ lại làm công việc mà ông bà các cháu ngày xưa đã làm để cố gìn giữ lại một ít truyền thống của ngày Tết ở nơi đất khách quê người.

Mỗi độ Xuân về, người Việt Nam chúng ta cho dù ở Bắc Bán Cầu lạnh lẽo tuyết phủ hay giữa mùa hè ở Nam Bán Cầu có lẽ đều có chung một cảm nghĩ đó là song song với việc chuẩn bị đón mừng một cái Tết Nguyên Đán sắp tới thì luôn bồi hồi tưởng nhớ đến những cái Tết năm xưa. Nhưng có thật là vì phải sống cảnh tha hương nơi đất khách quê người mới khiến ta tưởng nhớ, tiếc nuối các Tết năm xưa hay còn vì lý do nào khác? Như đã đề cập ở trên về bài viết trong một số báo Xuân trước năm 1975, tác giả bài viết đã hồi tưởng lại những cái Tết xa xưa khi mình còn nhỏ. Tác giả nhớ đến những phong tục mà đã mai một như súc sắc súc sẻ, hình ảnh những phiên chợ quê, v.v... Vào thời điểm tôi đọc tờ báo Xuân đó tôi vẫn còn đang độ tuổi tận hưởng tối đa hương vị Tết của hiện tại nên tôi không hề có một mảy may suy nghĩ gì về những cái Tết trước đó chứ đừng nói gì đến luyến tiếc. Vài năm sau đó khi chúng tôi cùng những người dân Sài Gòn phải đón những cái Tết khó khăn thì hình ảnh những cái Tết sung túc đầm ấm trước kia mới bắt đầu thoáng hiện trong đầu óc. Như vậy đâu cần phải làm kiếp người tha hương mới khiến ta có cảm giác nuối tiếc những mùa Xuân trước. Phải chăng Tết trong ký ức ta vẫn luôn là những cái Tết đẹp nhất?

Biết đâu trong khi tôi đang ngồi đây hồi tưởng về những Tết xa xưa thì chỉ vài năm sau tôi lại cảm thấy luyến tiếc đến cái tết Nhâm Dần sắp đến này khi các con vẫn còn ở quanh mình như tôi đã từng nhớ nhung muốn quay trở lại thời điểm được đón những cái Tết cùng ba mẹ khi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ? Mỗi một cái Tết đến rồi lại đi đều ghi lại một dấu ấn trong ta mà có thể ngay lúc đó vì mải mê luyến tiếc quá khứ mà ta đã không để ý đến. Hy vọng rằng những gì chúng tôi đã và đang làm để theo chân ba mẹ mình ngày trước sẽ ít nhiều gieo vào ký ức các con, thế hệ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Mỹ chưa từng có dịp đặt chân lên quê hương của ba mẹ, một hình ảnh đẹp đẽ về một cái Tết cổ truyền của cha ông.

Thảo Lan

Hình chụp buổi tiệc tất niên Xuân Canh Ngọ năm 1990 của lớp AT chúng tôi tại trại tị nạn Bataan, Philippines.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Bỗng dưng cả tuần nay, sau ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, hình như có sự thôi thúc mãnh liệt khi nhìn nước Mỹ rộn rã vui mừng chào đón ngày trọng đại. Tôi bỗng dưng cố gắng quay ngược thời gian trở về quá khứ, để ghi lại và chia sẻ về quãng đời “làm dân nước Mỹ” của tôi, với những chuyện vui buồn trên xứ sở Hoa Kỳ đầy tự do và ấm áp tình người. Chắc chắn tôi không thể nào nhớ hết, viết hết, và viết đầy đủ chỉ trong một bài viết. Vì ngoài cái thú đam mê thơ thẩn xướng họa cùng bạn bè, tôi chưa từng viết thể loại văn xuôi bao giờ. Hôm nay tự nghĩ thôi thì mình cứ... bạo gan viết thử vậy. Kính mời quý anh chị em cùng các bạn hãy vui lòng đón nhận bài viết đầu tay như một món quà tinh thần ủng hộ cho tác giả “mầm...già” nhé! Mong lắm thay!
Trong một ngày, căn cứ vào mặt trời, phải phân biệt ba thời điểm: sáng, trưa, chiều. Buổi sáng mặt trời chưa mọc hoặc mới lên, cá thường lên gần mặt nước. Đến khi mặt trời lên cao, ánh nắng gay gắt, cá lặn xuống sâu hơn. Đến chiều thì trở lại tình trạng ban sáng. Từ quy luật đó, người đi câu mới chỉnh lại vị trí lưỡi câu cho thích hợp. Sáng sớm hoặc chiều tối thường câu được nhiều cá hơn buổi trưa.
Thiệt tình mà nói, nếu gần mười năm về trước khi tuổi đời mấp mé 65, là tuổi chính thức được hưởng medicare và đồng thời nhận được tiền an sinh xã hội. Nếu có bạn bè nào cắc cớ hỏi: “Đã sẵn sàng về hưu chưa bà bạn?” Tôi sẽ từ tốn trả lời, “Dạ chưa bao giờ nghĩ đến.” Tôi rất thích công việc làm trong bịnh viện, săn sóc an ủi bịnh nhân và nhất là không khí dễ chịu. Đối xử như trong gia đình của những bạn đồng nghiệp, trẻ cũng như già, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau từ vật chất đến tinh thần! Làm sao tôi quên được trong tuần lễ đầu nhận việc tháng 7, năm 1975. Những ân cần chỉ bảo tận tình trong nghề điều dưỡng của các bậc đàn anh đàn chị. Dù tôi đã may mắn theo học ngành này tại Mỹ từ năm 1970 đến 1974. Rồi tốt nghiệp và về lại Việt Nam làm việc. Cho đến lúc dầu sôi lửa bỏng cuối tháng 4 năm 75, tôi đã ra đi giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Với đôi bàn tay trắng, như hàng triệu đồng bào khác đã chọn hai chữ “TỰ DO” làm lẽ sống.
Hắn đứng bên trụ điện ngã tư đường, dưới chân để một cái ba lô kiểu học trò. Khi đèn đỏ bật lên, xe dừng lại, hắn bước ra, chìa một tấm bìa cứng vào cửa kính xe - bên phía người lái - trên đó nguệch ngoạc mấy chữ: Homeless … No Job… Hungry – Need help! God Bless You! Khách qua đường, có người hạ cửa kính, cho hắn tiền, hắn nhét tiền vào túi, rồi giơ ngón tay cái lên tỏ vẻ hài lòng; có người không hạ kính, im lặng, nhìn thẳng – coi như không có hắn bên cạnh. Hắn bỏ đi và tiếp tục chìa tấm bảng vào cửa kính xe sau. Người khách hạ kính, nói gì với hắn không ai nghe rõ, nhưng không cho tiền. Hắn bỏ đi với vẻ mặt không vui…
Thời gian đi nhanh quá! Gia đình tôi đã được định cư ở Mỹ vào ngày song thập năm 1980, khi đó tôi mới có hai mươi tám tuổi, vậy mà bây giờ tuổi đời tôi đã thành thất thập cổ lai hy! Muôn vàn cảm ơn nước Mỹ, Quê Hương thứ hai đã cưu mang gia đình tôi, cho chúng tôi đời sống yên bình, an cư lạc nghiệp nơi miền đất Hoa Kỳ Tự Do Dân Chủ và được hưởng nhiều phúc lợi Y Tế tân tiến bậc nhất thế giới, hạnh phúc ấm vui tràn đầy.
Theo thống kê của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết cứ 40 giây trôi qua thì nhân loại có một người tự tử, mỗi năm có khoảng một triệu người tự kết liễu đời mình (trung bình 2.900 người/ngày)! Con số tử vong này nhiều hơn do: sốt rét, ung thư vú, chiến tranh và tội ác gộp lại, người ta còn cho biết có từ 10 - 20 triệu ca được cứu sống mỗi năm! Hiện khoảng 350 triệu người trên thế giới đang mắc chứng trầm cảm (riêng tại Việt Nam là khoảng 25%); những dòng chữ rất khẩn thiết như: “Hãy cứu lấy người trầm cảm”, "Người tự tử không chạy trốn, mà bởi họ không còn có thể chạy trốn" vẫn thấy đây đó trên các mạng xã hội! Nhưng dường như cả thế giới đã bất lực trước “Stress” và Trầm cảm!!?
Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California. Tác giả nhận giải Danh dự năm 2021.
Cách nay mấy năm, khi vợ chồng tôi đang ở Nha Trang, thì vào hôm trước lễ Giáng Sinh, chúng tôi nhận được tin Bambi mất. Vợ chồng tôi rất thương Bambi. Chúng tôi không có con, nên nuôi Bambi và xem nó như là con của mình. Nay nghe tin Bambi không còn nữa, cả hai chúng tôi đều rất đau lòng. Tôi huỷ bỏ các chương trình đi chơi và thăm viếng. Hai vợ chồng tôi nằm ở khách sạn, chờ ngày về lại Mỹ. Trong những ngày chờ đợi, tôi cố gắng dấu nỗi đau trong lòng và tìm cách làm cho vợ tôi quên chuyện Bambi. Nhưng tôi không thể làm cho vợ tôi tránh khỏi đớn đau. Làm sao tôi có thể an ủi được vợ tôi khi chính tôi cũng đau nhói trong tim. Hầu như cả ngày hai vợ chồng tôi nằm ôm nhau khóc. Rồi khóc... Lại khóc... Chúng tôi thấy thương và tội Bambi vô cùng! Năm ấy vợ chồng tôi đón Giáng Sinh bằng nước mắt.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Hai nước Canada và Mỹ có hầu hết những ngày Lễ giống nhau. Bên cạnh mùa Lễ lớn như Giáng Sinh, New Year, còn có chung nhiều ngày Lễ khác như Halloween, Mothers Day, Fathers Day, Memorial Day, Veterant (Remenberance Day)… nhưng có hai mùa Lễ khác ngày riêng biệt, đó là Thanksgiving Canada mừng vào ngày Thứ Hai tuần lễ thứ hai của Tháng Mười trong khi bên Mỹ mừng vào Thứ Năm tuần thứ tư của Tháng Mười Một, và dĩ nhiên ngày Quốc Khánh cũng không giống nhau.
Nhạc sĩ Cung Tiến