Hôm nay,  

Tết Ta Trên Đất Khách

02/02/202210:57:00(Xem: 2170)

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21.

*
K
hông biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.

Cái Tết Nguyên Đán đầu tiên xa quê hương của tôi là Tết Canh Ngọ năm 1990. Trước đó có một sự việc hoàn toàn nằm ngoài dự tính của gia đình, đó là tôi cùng  một người chị phải chuyển đến trại tị nạn Bataan ở Philippines thay vì được bay thẳng vào Mỹ. Thế là cái Tết Nguyên Đán đầu tiên làm thân phận người tha hương của tôi được đón tại đất Phi thay vì ở Mỹ như vẫn dự đoán trước kia. Xa quê hương, xa gia đình, chỉ có hai chị em sống chung nhà với hai cô cháu của một gia đình khác đi vượt biên nên chúng tôi không hề chuẩn bị gì cho ngày Tết năm ấy. Thêm vào đó chúng tôi vẫn phải đi học cũng như làm việc như thường lệ. Buổi sáng ngày 30 Tết trên đường đi đến lớp học nhìn những căn nhà của những người có gia đình trọn vẹn sống chung trong trại bày biện các chậu hoa, trang hoàng nhà cửa, và đâu đó tiếng nhạc Xuân vọng ra từ máy cassette “Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi …”, tôi đã phải cố gắng kìm nén để không phải chảy nước mắt cho lần đầu đón Tết xa nhà.

Buổi tối hôm đó lớp AT (Assistant Teacher) của chúng tôi có tổ chức một bữa tiệc tất niên và mời các thầy cô người Phi, Mỹ cùng tham gia. Sự việc này cũng làm cho tôi khuây khỏa đi một phần nào nỗi buồn tiếc nuối Tết năm xưa.

VVNM_Thảo Lan_02022022
Hình chụp buổi tiệc tất niên Xuân Canh Ngọ năm 1990 của lớp AT chúng tôi tại trại tị nạn Bataan, Philippines.hêm chú thích



Tết Tân Mùi năm 1991 là cái Tết đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ trong cái không khí giá lạnh của mùa Đông Virginia. Đó cũng là năm đầu tôi phải vật lộn với sách vở ở giảng đường đại học bên cạnh công việc làm sau giờ học nên cũng không có thì giờ để nghĩ nhiều đến Tết. Bù lại tôi được thưởng thức các món ăn truyền thống ngày Tết do mẹ tôi làm như giò thủ, chả giò, canh măng, nồi thịt kho trứng, v.v… Dĩ nhiên có một món không thể thiếu là nồi bánh chưng to khổng lồ nấu trên bếp ga. Căn apartment nhỏ, kín như bưng chứa hơi nước sôi thoát ra từ nồi bánh đến mức bão hòa không thể nào chịu đựng thêm. Từ trần nhà hơi nước đọng lại và bắt đầu nhỏ tong tong xuống đồ đạc bên dưới. Bức tranh treo trên tường bị hơi nước làm ẩm mục tấm bìa sau lưng nên đã rách ra và rơi xuống sàn nhà, may mà kính không vỡ. Cuối cùng, mặc cho nhiệt độ bên ngoài chỉ chừng trên dưới 32°F (0 độ C), chúng tôi đã phải mở to hai cánh cửa sổ ra để giải toả bớt hơi nước trong nhà.

Năm đó anh bạn Việt Nam mới quen học cùng trường community college đã ghé lại chở tôi đi hội chợ Tết Việt Nam tổ chức vào ngày cuối tuần. Thành phố nhỏ ít dân Việt Nam nên hội chợ Tết cũng nhỏ làm trong một hội trường cũng nhỏ của một trường trung học. Tôi không hề có một ấn tượng gì đặc biệt khi tham dự hội chợ Tết lần đầu tiên ở Mỹ này. Mọi sinh hoạt chỉ quanh quẩn trong cái hội trường chật hẹp. Một vài bàn được bày ra để bán các món ăn ngày Tết cổ truyền mà hầu hết đều đang hiện diện trên bàn ăn của gia đình tôi nên đối với tôi không lấy gì làm hấp dẫn cho lắm. Thành phần tham gia ngoài ban tổ chức trong cộng đồng người Việt và các cô bác lớn tuổi tham gia quầy bán hàng, phần lớn là những thanh niên trẻ tuổi và độc thân như tôi. Thú thật đến lúc này tôi mới hối hận là đã theo chân anh bạn tới đây. Giờ này giá mà ở nhà hưởng cái Tết đầu tiên ở Mỹ sum họp với ba mẹ có cả gia đình người anh lớn từ North Carolina ghé lên chơi chắc chắn là thú vị hơn đứng loanh quanh trong hội trường chật hẹp với toàn người xa lạ như thế này. Đa số thanh niên tham gia hội chợ Tết là để dự buổi dạ vũ lúc về khuya. Lúc đó tôi chưa biết lái xe nên mọi chuyện phải lệ thuộc vào anh bạn Việt Nam là người quen duy nhất đưa mình đến mà anh bạn trẻ này lại là tay trống trong ban nhạc nên sẽ ở lại đến giờ chót. Thật may trong lúc đứng láng cháng không biết làm cách nào để về nhà ăn một bữa cơm Tết với gia đình thì gặp hai mẹ con một người bạn của vợ chồng anh tôi. Sau vài câu chúc Tết, lì xì cháu bé và chờ chị ấy tay bắt mặt mừng với những người quen biết, tôi đã ngỏ lời nhờ chị chở tôi về nhà để kịp tham dự bữa cơm ngày Tết với gia đình.

Những cái Tết sau đó cũng không khác gì cái Tết đầu tiên ở Mỹ, cũng vẫn vật lộn với bài vở mà mình phải lõm bõm lội trong mớ tiếng Anh chưa rành rọt. Cũng vẫn những món ăn ngày Tết và nồi bánh chưng mà ba mẹ tôi cố gắng bày ra để giữ không khí Tết trong gia đình. Hội chợ Tết hàng năm vẫn được cộng đồng tổ chức nhưng với tôi không khí Tết trong gia đình mới khiến tôi đỡ nhớ những cái Tết năm xưa. Dạo đó những hội chợ Tết như thế này cùng với các buổi dạ vũ mùa Noel chính là dịp để cho các thanh niên nam nữ có cơ hội làm quen với nhau. Phần tôi tuy vẫn còn độc thân nhưng tự thấy mình tương lai trước mặt vẫn còn mịt mù, vốn liếng Anh Văn ít ỏi cần phải bỏ nhiều thì giờ vào bài học hơn so với những sinh viên đồng hương vào trường ngay sau khi tốt nghiệp trung học ở Mỹ nên khi ấy tôi chỉ dám vui Xuân trong phạm vi gia đình.



Từ khi vừa định cư, ba mẹ tôi đã kiếm việc làm để không phải lệ thuộc vào con cái bên Mỹ cũng như có thể tiếp tục làm mạnh thường quân giúp đỡ cho các con cháu còn kẹt lại ở Việt Nam. Tuy đã lớn tuổi nhưng ba mẹ tôi vẫn sẵn sàng xung phong làm thêm giờ mỗi khi có dịp để kiếm thêm thu nhập cho đồng lương tối thiểu nhận được khi ấy. Mặc dù thế mỗi dịp Tết đến, ba mẹ tôi vẫn luôn lấy ngày phép nghỉ để chuẩn bị đón Tết và điều quan trọng là để giữ vững truyền thống ngày Tết trong gia đình cho con cháu, nhất là cho các cháu nhỏ sinh ra ở Mỹ biết được thế nào là ngày Tết cổ truyền của cha ông.

Trước năm 1975 tôi có đọc một bài viết ở một số báo Xuân trong đó nhân vật chính hồi tưởng về những cái Tết năm xưa của mình và nhắc nhở người con hãy xếp bài vở qua một bên để chuẩn bị cùng đón Giao Thừa với gia đình. Mặc dù rất thích bài báo đó nhưng tôi cảm thấy chi tiết này thật vô lý vì có ai vào ngày cuối năm còn có thể ngồi học bài trong không khí Tết tưng bừng như vậy. Ấy thế mà chuyện đó lại vận đúng vô tôi vào một buổi tối Giao Thừa của một năm đầu thập niên 1990. Trong khi mẹ tôi bày biện nấu nướng các món ăn ngày Tết, ba tôi dọn dẹp chưng bày bàn thờ thì tôi ngồi trong phòng mình để vật lộn với cái project sắp tới hạn nộp bài của môn điện, môn học mà tôi không hề thích. Đúng lúc đó mẹ tôi mở cửa phòng và gọi tôi ra. Câu nói của mẹ tôi chẳng khác gì câu nói của người mẹ trong bài báo năm xưa, "Thôi tạm dẹp bài vở đi con, Tết rồi mà."

Thế rồi tôi có gia đình riêng của mình. Mỗi dịp Xuân về Tết đến, vợ chồng tôi lại tiếp tục truyền thống mà ba mẹ mình vẫn làm khi xưa. Chúng tôi vẫn cố gắng bày ra các món ăn trước để cúng ông bà tổ tiên, sau để con cháu cùng thưởng thức. Chúng tôi cũng lau chùi bàn thờ sạch sẽ tươm tất, mặc dù không có bộ lư đồng để đánh bóng như khi còn ở Việt Nam. Gia đình chúng tôi cũng lên chùa lễ Phật đầu năm và dĩ nhiên không quên tục lì xì cho các con để các cháu hình dung ra được không khí ngày Tết của ba mẹ chúng ngày xưa ra sao. Có năm tôi còn chịu khó đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời trong cái lạnh cắt da của mùa Đông ở đây. Tuy vậy ở vùng hẻo lánh ít người Việt này, nếu gặp năm Tết vào cuối tuần thì còn xôm tụ một chút, chứ bình thường thì người lớn đi làm trẻ con đi học có lẽ các con tôi không thể nào hình dung được Tết có gì đặc biệt mà sao ba mẹ chúng cứ hay nhắc đến một cách hào hứng như thế. Cũng vẫn ngần ấy nội dung mà cứ lập đi lập lại hàng năm không chán. Các cháu đâu biết rằng ba mẹ lại làm công việc mà ông bà các cháu ngày xưa đã làm để cố gìn giữ lại một ít truyền thống của ngày Tết ở nơi đất khách quê người.

Mỗi độ Xuân về, người Việt Nam chúng ta cho dù ở Bắc Bán Cầu lạnh lẽo tuyết phủ hay giữa mùa hè ở Nam Bán Cầu có lẽ đều có chung một cảm nghĩ đó là song song với việc chuẩn bị đón mừng một cái Tết Nguyên Đán sắp tới thì luôn bồi hồi tưởng nhớ đến những cái Tết năm xưa. Nhưng có thật là vì phải sống cảnh tha hương nơi đất khách quê người mới khiến ta tưởng nhớ, tiếc nuối các Tết năm xưa hay còn vì lý do nào khác? Như đã đề cập ở trên về bài viết trong một số báo Xuân trước năm 1975, tác giả bài viết đã hồi tưởng lại những cái Tết xa xưa khi mình còn nhỏ. Tác giả nhớ đến những phong tục mà đã mai một như súc sắc súc sẻ, hình ảnh những phiên chợ quê, v.v... Vào thời điểm tôi đọc tờ báo Xuân đó tôi vẫn còn đang độ tuổi tận hưởng tối đa hương vị Tết của hiện tại nên tôi không hề có một mảy may suy nghĩ gì về những cái Tết trước đó chứ đừng nói gì đến luyến tiếc. Vài năm sau đó khi chúng tôi cùng những người dân Sài Gòn phải đón những cái Tết khó khăn thì hình ảnh những cái Tết sung túc đầm ấm trước kia mới bắt đầu thoáng hiện trong đầu óc. Như vậy đâu cần phải làm kiếp người tha hương mới khiến ta có cảm giác nuối tiếc những mùa Xuân trước. Phải chăng Tết trong ký ức ta vẫn luôn là những cái Tết đẹp nhất?

Biết đâu trong khi tôi đang ngồi đây hồi tưởng về những Tết xa xưa thì chỉ vài năm sau tôi lại cảm thấy luyến tiếc đến cái tết Nhâm Dần sắp đến này khi các con vẫn còn ở quanh mình như tôi đã từng nhớ nhung muốn quay trở lại thời điểm được đón những cái Tết cùng ba mẹ khi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ? Mỗi một cái Tết đến rồi lại đi đều ghi lại một dấu ấn trong ta mà có thể ngay lúc đó vì mải mê luyến tiếc quá khứ mà ta đã không để ý đến. Hy vọng rằng những gì chúng tôi đã và đang làm để theo chân ba mẹ mình ngày trước sẽ ít nhiều gieo vào ký ức các con, thế hệ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Mỹ chưa từng có dịp đặt chân lên quê hương của ba mẹ, một hình ảnh đẹp đẽ về một cái Tết cổ truyền của cha ông.

Thảo Lan

Hình chụp buổi tiệc tất niên Xuân Canh Ngọ năm 1990 của lớp AT chúng tôi tại trại tị nạn Bataan, Philippines.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Nhạc sĩ Cung Tiến