Hôm nay,  

Kỳ Nghỉ Bình An

11/06/202100:00:00(Xem: 5494)
HINH-VIET-VE-NUOC-MY
Hình do tác giả cung cấp

  

Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

 

***

 

Tôi đã viết về kỳ nghỉ đi tu học cách đây mấy năm. Tôi thường viết nhật ký , bây giờ đọc lại bài này trong những ngày ở trong đại dịch Cúm Tàu Coronavirus, đi làm giữa một thế giới nhiều lo âu  ,bấn loạn ; khi đại dịch hoành hành các nước như hiện nay ta không mong gì hơn thâm tâm được an lành , ta cầu nguyện cho cả chính mình và thế giới. Có câu tâm bình - thế giới bình. Trong thời đại này  không phải chỉ là cuộc chiến sống còn với dịch bệnh, thiên tai  khắp nơi ở nhiều quốc gia; không đâu có thực sự bình an, mà đó còn là cuộc chiến quyết liệt giữa Thiện và Ác.
 
Mọi người đều có một quan niệm sống riêng và tôi chọn cách sống âm thầm cầu nguyện, cố gắng giữ lòng luôn đi theo hướng Chân Thiện Mỹ -Nhẫn mà tôi yêu quý .Xin cầu chúc cho thế giới sẽ hòa bình trong sự sáng suốt hướng thiện sám hối của mỗi con người ;biết đâu đấy là Cộng Nghiệp của loài người , điều quan trọng để nhìn nhận mọi sự chính là lương tâm trong sáng , công bằng không vụ lợi,hay làm lành lánh dữ -việc xấu và nhớ coi trọng đời sống Tâm linh, cầu nguyện luôn. Con người cứ tưởng mình là chủ nhân ông của thế giới vũ trụ này khi đã đạt được nhiều thành tựu vượt bực về kỹ thuật khoa học, xây dựng, phát minh nhiều tiện ích sử dụng cho đời sống như điện thoại thông minh, Internet, remote điều khien từ xa. Không đâu ,cuộc sống của con người lệ thuộc rất nhiều yếu tố như Số phận, môi trường, đất nước, và bị ảnh hưởng cả bởi những người khác trong xã hội loài người...
 
Khi con người đứng ở hai phía khác nhau sẽ không thể có một nhận thức phán xét giống nhau ví dụ như số 9 những người nầy phía nầy bảo số 9 , người đứng phia đối diện lại cãi số 6, vậy làm sao cả hai phải cùng chọn 1 hướng nào để xem xét nhìn nhận, nếu không là hướng sự thật và công minh chính trực ?
 
Hãy giữ tâm mình yên tĩnh đừng lao xao lăng xăng theo một thế giới ồn ào, xô bồ, thật giả lẫn lộn không dễ phân biệt ngoài kia .Con người xin hãy làm tròn bổn phận của mình ,sống trong lương thiện không ác tâm sẽ giúp ích biết bao cho người khác cho thế giới ,không ác tâm sẽ không ác khẩu ...Một nhà sư nói rằng một niệm xấu khởi lên cùng góp phần làm ô uế bầu khí quyển vũ trụ mỹ lệ quanh ta ; nên niệm giữ thiện ý .
Tôi đọc lại những dòng nhật ký của những ngày bình yên vô cùng giữa thiên nhiên xanh đẹp.
 
Ngày 1

Sáng đi lên Thiền viện 9.30am ,thiền Viện Bảo Chơn nầy theo phái Thiền Trúc Lâm , ở nhà ăn có hai pho tượng đồng  của hòa thượng Thích Thanh Từ rất sống động.
 
Tôi lượn vào phòng tính xếp đồ đạc vào tủ và giường ngủ trong thời gian tu học nhưng chị cùng phòng đang ngủ trưa nên tôi lui ra, đi loanh quanh chụp hình cảnh đẹp núi cây tượng đá quanh Thiền viện. Chỗ ởThiền sinh phía sau chánh điện rất sạch sẽ gọn gàng. Mấy năm trước khi đến đây dịp lễ người đông đảo lắm . Từ tượng Phật Quán Thế âm nhìn xuống là hồ nước xanh lục. Từ những bậc tam cấp chỗ tượng Thich Ca nằm có thể thấy núi New Hampshire xanh lam xa xa. Địa thế tu viện thoáng đẹp giống tu viện Kim Sơn, California. Những  cây thông xanh mát bao quanh tượng Phật Thích ca nằm.  Con đường dẫn tới Phật đài Quan Âm được lát sỏi trồng hoa tươi xinh. Bên trái là lầu Ngũ giác ngắm cảnh.
 
Tất cả đều do thầy xây dựng, công của đóng góp các Phật tử mạnh thường quân.
Lòng thật bình yên đi dạo cảnh trước khi vào khóa tu học một tuần ,bỏ lại sau lưng những lo toan đa đoan của đời sống, để được nghỉ ngơi thân thể sau một năm làm vừa rồi; cũng như cho những người già sau một đời làm việc lo lắng nhiều thứ cho gia đình ,cần tìm niềm vui thanh thản chốn tĩnh lặng an nhàn.
 
Chiều 3.45pm đọc kinh , lạy Phật. Đến giờ cơm tối xong xuôi, tôi đi dạo cảnh tiếp. Cái hồ nhỏ có con rồng hả miệng nhã nước vào khe suối. Hồ lớn bày cá cam đỏ nổi lên gần mặt hồ , màu hoa ven hồ cũng tươi thắm như màu mình cá. Chiều ễnh ương ếch nhái dế kêu trong bụi cây lớp cỏ làm tôi nhớ về Cần thơ nơi đồng ruộng. Tôi ngồi xuống dưới chân tượng Phật Quán Âm; nhìn ngược lên đồi cao nơi dãy nhà Thiền đường im ắng. Một người Mỹ trắng đang ngồi tĩnh tọa trên một hòn đá nằm trên đồi cỏ xanh ngát. Bình yên tự tại những giây phút này lắng nghe đời sống quanh mình một cách cẩn thận tin cậy ,từng tiếng động quanh mình ,tiếng côn trùng rỉ rã.
 
Ngày 2
 
Sau 1đêm  êm ả ngủ được, vai tay hơi ê sau khi bừa giúp khoảnh sân cần lát cỏ cùng các chị. 3: 55 am tự thức dậy không cần báo thức. Vệ sinh sáng xong mặc áo tràng vào Thiền đường ngồi thiền 4.30 âm. Đất tr ời  - cây cỏ -cuộc đời còn ngủ say ;chỉ những người có việc mới thức dậy giờ này cũng như người mưu sinh nghề chuẩn bị công ăn việc làm sớm. Ngồi sau khi đã lạy Phật và Thầy đã đọc những lời hô kệ thỉnh chuông.
Bài hô kệ qua giọng thầy trầm trong tiếng chuông nhỏ thanh thanh
vang vừa đủ không gian yên tĩnh sớm tinh khôi, những phút mở đầu một ngày mới
 
"Canh một nghiêm trang ngồi tịnh tu
Tinh thần tích chiếu đồng thái hư
Muôn kiếp đến nay chẳng sanh diệt
Đâu cần sanh diệt diệt gì ư?
Gẫm xem các pháp đều như huyễn
Bổn tánh tự không đâu dụng trừ
Nếu biết tâm tánh không tướng mạo 
Lặng yên chẳng động tự như như."
 
-Nam Mô Phật Bổn Sư Thích ca Mâu Ni
 
Ngoài cửa màn đen bao phủ. Không một âm thanh chỉ có ai đó ho khan vài tiếng rồi cũng im lìm. Lần đầu tiên thực tập thiền nơi đây. Cũng có hít thở đếm 1 -10 để tập trung , quan sát hơi thở nhưng đầu óc còn nghĩ ngợi các thứ lắm. Rồi có bớt vọng niệm. Sau 1 tiếng thì chuông reo xã thiền tôi  thấy thầy và  mọi người xoa tay áp lên mắt, xoa trán đầu, vuốt dọc cánh tay ,cử động vai ,xoa lưng ,duổi chân xoa dọc chân bàn chân  ...khoảng 5 phút sau thì đọc Bát nhã kinh rồi đi thiền hành 15ph. Trời đã ánh xanh le lói. Tiếng xe trên highway nhiều tiếng rồi.
 
Về nghỉ chuẩn bị ăn sáng 6.30A. Bước dọc hành lang rộng rãi đi về phía nhà ăn thấy những giọt nước từ sương đêm đọng rơi từ mái, lòng ta như ngân nga lời ca :ngoài hiên giọt sương mai thánh thót rơi...
 
Nhìn những giọt sương sớm rơi rơi trên nền xanh xa xa là những rặng cây núi rừng trùng điệp ,gần gần là các cây thông xòe tán bên  tượng Phật gương mặt thanh thản ta cảm nhận mở đầu một ngày mới nhẹ nhàng tươi sáng làm sao. Ăn sáng bánh mì chả chay nướng giòn ,salad có rasbery đu đủ chuối , chén xúp rau củ khoai tây có bỏ chút tiêu ấm bụng.
 
Tiểu thực xong niệm Phật đọc Bát nhã kinh 7am xong, giúp rửa chén .
 
7.45.sẵn sàng tụng kinh. Một chị đem lại một túi chị tự may bỏ đầy bắp hột khô vào ,rồi may kín lại khi cần hâm microwave 2 phút là ấm đắp lên chỗ đau rất dễ chịu. Chị đem chậu sen hồng người em có  được đem tặng tu viện trồng vào hồ nhiều hoa súng trắng vàng rất xinh mà từ chỗ ơ Thiền sinh, nhìn ra có thể ngắm mãn nhãn.
 
7.45am vô chánh điện , ai chưa thuộc kinh Tâm kinh và Sám hối thì có thể lấy cuốn Nghi thức sám hối ở  tủ. Tụng kinh xong có thể tự thiền hành vì hôm nay sáng đầu tiên của khóa tu nên chưa có thuyết pháp thay vào đó 9am sẽ là hướng dẫn cách ngồi thiền cho những người mới như tôi.
 
Thầy chỉ cách thiền và giảng giải tới 40 ph cách ngồi - lợi ích của tu học ,duyên lành đến đây vì ngoài đời người ta lo hối hả kiếm nhiều tiền mua sắm đồ dùng ; tìm đến những chỗ ăn chơi lấy khổ làm vui ,vd bài bạc hẹn hò ăn uống thu hưởng rồi có những phiền toái theo sau , mà mình thì tìm đến học hỏi để sống lành mạnh tâm yên tĩnh, thân vừa an ổn, biết tiết chế ham muốn...Thiền có 2 điều đáng lo là vọng tưởng va hôn trầm- ngủ gục.
 
10.45am cơm trưa bưng chén lên cầu nguyện cảm ơn công lao tác của bao người , tự hỏi mình xứng đáng thọ nhận thức ăn này. Cơm có canh khổ qua nhồi , đậu hũ chiên giòn ,rau dền được cúng dường từ Phật tử ,măng tây xào, bánh dừa đậu, đu đủ .
 
Lịch nghỉ ngơi sau cơm trưa đến 1.30p toi đi dạo lúc rảnh lang thang tới góc đôi cây tượng đá trắng hồ cá vườn hoa nhiều màu hay phụ các cô nấu ăn.  Ta như quên mình chỉ còn thiên nhiên tươi đẹp, không khí yên bình dễ chịu, mọi người dễ mến. Lịch tu vừa phải không cập rập cuốn nhanh làm Thiền sinh phải khẩn trương chạy theo mệt.
2pm Chiều ngồi thiền  45ph rồi đọc kinh và đi Thiền hành bên ngoài .
 
3.30p tụng kinh đến 4p.
4.30p dược thực ,chiều nay bún lá lốt cuốn tàu hũ non chiên ,rắc đậu phộng rang. Canh nước luộc dền nấu thêm hoành thánh.
 
Ngồi thiền tối ,Thầy hô kệ và tiếng chuông nhỏ trong chánh điện nghe ảo  diệu giây phút tìm về phút bình Tâm tự tại:
 
"Canh khuya Bát Nhã chiếu vô biên
Chẳng khởi một niệm khắp tam thiên
Muốn thấy chân như tánh bình đẳng
Dè dặt sanh tâm trước mắt liền
Lý diệu ảo huyền khôn lường được
Dụng công đuổi mắt càng nhoc mình
Nếu không một niệm mới thật tìm
Còn có tâm tìm toàn chẳng biết."
 
Ngày 3
đêm ngủ ngon hơn hôm rồi 3.55am dậy ; ngồi thiền vẫn còn nhúc nhích, vọng tưởng nghĩ ngợi nhiều thứ chưa bỏ xả. 
 
Buổi nghe Pháp thấy thích lời Thầy nên ghi lại:
 
Thầy giảng hay ,mỗi người đều có Phật đi theo cùng sống mà ta cứ đi cầu Phật Trời .  Đó là Phật tánh trong ta, đừng mặc cảm ta không thể tu vì thiếu trình độ bằng cấp bằng người, tuy nhiên chúng sanh bình đẳng. 
 
Ăn trưa xong ra ngồi gõ giữa mùi cỏ khô thầy mua rãi lên ;đất được bừa phẳng ,rắc hạt cỏ xong rãi cỏ khô lên rồi tưới nước. Ngồi đây sao mà nhớ đồng quê VN cũng gió mát trưa nắng như làng nội tôi ; ra hè hay ngồi dưới bóng tre ,bụi rơm mùi khô hanh như vầy... Những ngày nầy thực sự dễ chịu ; có những người từ tiểu bang khác lái xe 3.30p hay bay 5 tiếng sang đây nhiều năm. Được miễn phí chỗ tu hoc, cơm chay ngon tinh khiết cùng đời sống đạo hạnh đơn thuần.
 
Sau giờ cơm chiều thấy ni sư lái xe đi đổi bình gas tôi xin đi theo cho biết cảnh ơ đây. Vùng này rất thanh vắng không có cộng đồng VN . Sư cô thật tháo vát làm hầu hết các việc trong ngoài ,chạy đi mua đô cần cho thiền viện, cắt kính, đi chợ lái xe 40ph ; cô biết sử dụng các máy cưa giúp thầy khi thầy tự xây tháp cùng với Phật tử. Sư cô là người từ tiểu bang nắng ấm qua đây sống những mùa đông đầu tiên khi chưa có máy ủi tuyết rất cực ,xúc tay trượt té đau nhức sườn vì không biết các thế xúc. Cô trồng rau trái xanh mướt dưới đồi thấy cô bận tưới rau tôi hỏi để tôi tưới hoa  cho. Vòi nước phun những tia cong trong nắng chiều ;ở  góc Thiền viện hoa đủ màu trong buổi chiều êm dịu ,nắng cuối hè còn nồng nàn trước khi sang thu. Tôi có một lần đến ngắm cảnh thu vàng ở  các núi New Hamshire rồi rừng núi thu vàng đo cam xen với xanh thông đẹp tuyệt.
Trên đại hồng chung có khắc các bài kệ thi của hòa thượng Thích Thanh Từ của phái Thiền Trúc Lâm
 
"Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng
Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng"
 
 Tôi có biết thêm 1 bài hát phổ thơ của Hòa thượng Thanh Từ:
 
"Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây.
Thành công khối nước đá,
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nước,
Thương ghét hạt sương mai.
Khổ vui trong giấc mộng
Danh lợi bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt,
Còn mất nước trăng lay.
Chung cuộc cơn gió thoảng,
Viên mãn bầu trời trong.
-Thiền viện Chân Không, tháng 6-1984"
 
Đêm thiền 1 tiếng qua; đi thiền hành mấy vòng là về ,ngủ ngon sớm để mai dậy 4am.
 
Ngày thứ 4

Trăn trở chút vì đêm qua hơi oi bức chút xíu ,nhiệt độ ngày là 91 đô F
Ngủ một giấc đến 4g chị khác phòng go cửa đánh thức dậy, sẵn sàng cho thiền sớm 4.30a
 
Có trà cafe bánh mì lát nướng sẵn ơ phòng bếp. Vài tiếng chim xa xa vang tới bên cửa sổ cho mở đầu ngày bình yên.
 
Ngày tu tự do ,các tu sinh có thể làm cỏ trong vườn Thiền buổi sáng.
 
Có một thầy đã dạy đời sống muốn an lạc khỏe khoắn thì thân phải vận động còn tâm thì bất động . Tôi thấy hay : đừng dễ nóng giận theo thế gian thay đổi vô chừng . Tâm con người cần yên tĩnh bình ổn vì chân lý tâm bình là thế giới bình. Trong thời đại ngày nay những hệ tư tưởng đối nghịch ,nhiều biến động chính trị , các cuộc khủng bố ở các nước đem đến đau thương không ít cho con người. Rồi các vụ xả súng vô tội các trường học ở các tiểu bang nguyên nhân cũng vì tâm trí kẻ gây họa đã sống trong hận thù ghét bỏ ,tâm thần bất ổn. Vì vậy đã làm sự trả thù giải tỏa ức chế tiềm ẩn, ấm ức nung nấu bấy lâu vào con người ,xã hội hay gia đình quanh đó. Thật vô cùng tai hại , đáng sợ những người mang tâm tính bất mãn không bình an vậy. Thiền và tu sửa mình chính là con đường tốt để thực tập rèn luyện tâm bình ..,.sự tĩnh lặng cần thiết để điềm tĩnh Thiền tôi hiểu đơn giản là không nghĩ ngợi lang thang tâm trí chỉ tập trung hoàn toàn vào thực tại; khi ta thở ta biết rõ mình đang thở ra hít vào. Khi ta đi ta biết chân mình đang đi ,không phải  vội vã để tới một chỗ nào đó cần làm một việc gấp một người đang cần; khi làm việc gì cũng biết là mình toàn tâm chú ý làm cho xong với việc đó.

Nhận thức được lòng mình đang thầm tri ân mọi sự sau bữa cơm chiều tinh khiết ngon lành được đi dạo nơi tịnh yên ,cảnh đẹp hiền hòa .Kia là đại hồng chung đối diện với lối vào thiền đường mới xây trang nghiêm nền lót thảm trên sàn gỗ bóng. Tượng Phật Di lặc cười tươi vui chào đón con người tìm về Tâm chính mình.

Thiền cũng là một phần của Yoga (phép điều tâm trong Yoga bên cạnh điều thân điều khí)

Trong Yoga pháp luyện thân cũng có thiền luyện tâm .Có những người không thể thiền bởi quá bận rộn với đời thường lo nhiều thứ ,sợ không có thì giờ, sợ mất thì giờ ngồi yên hoặc ngồi mà tâm trí không dứt nỗi những suy tư của cuộc sống, những chuyện nhỏ to xảy ra bực mình ,bất như ý các mối liên hệ gia đình, chỗ làm...

Thầy giảng trong mọi người đa số đều có Phật tánh - chủng tử của lương thiện nhân ái; chỉ có điều vì vô minh che lấp bởi tham sân si, bởi ý thức quan niệm được giáo dục. Hạt giống chủng tử tốt tiềm tàng đó phải được ươm mầm nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, cộng đồng xã hội tốt, đủ duyên ánh sáng -dưỡng chất để nảy nở lớn lên; kết hoa thơm trái ngọt tặng đời .

Còn hạt giống mầm tốt mà không may rơi vào trong gia đình chỉ lo cần kiếm tiền ,bất chấp việc xấu ác ;hay vô trong cộng đồng xã hội chỉ hi sinh vì thánh; muốn ôm bom cảm tử giết quân thù ,vì lòng hận ghét truyền kiếp quốc gia kẻ thù ...Không kể chi sanh mạng cá nhân hay người vô tội thì ôi thôi, lòng tốt nhân ái bị tiêu diệt trong trứng ,còn đâu mà phát triển!.

Vậy thì Tâm bình thì thế giới bình thật rất cần rất quý cho xã hội loài người phải không bạn!?. Vì tâm trí quyết định hành động ,và quyết định yêu ghét để làm cho.

Cuộc đời có muôn vàn nẻo để đi , muôn ngàn nơi đáng đến hay không đáng đến để ta tới đó cho biết. Tôi thử nghiệm đi nghỉ phép ở một thiền viện đó là sự lựa chọn của chính tôi ; tôi từng biết có lời khuyên 50 tuổi trở đi hãy nghiêng về đời sống tâm linh. Hãy làm ít đi vì mọi sự đời đã gần ổn định ,chớ bon chen mơ ước nhiều nữa ;hãy bằng lòng với những gì có được; và hãy chỉ cho con cháu làm.

Ngày 5
Chiều nay lúc đang sửa soạn chỗ ngồi tọa thiền mắt tôi bất ngờ nhìn ra những chiếc lá đỏ hồng ,rực thắm nổi bật giữa nền rừng xanh ngắt phía nam thiền viện. Qua cửa sổ tôi nhìn hoài về phía những chiếc lá sớm chớm thu. Mới có cuối hè ,hôm nay là 30 tháng 8 thôi. Những chiếc lá đỏ dấu hiệu mùa thu đã sẵn sàng trở về.

Sau buổi thiền chiều tôi đi dạo tới khoảnh vườn gần vạt rừng nơi có những chiếc lá đỏ cam rất mới kia. Một cây lá đỏ nổi bật .

Vậy là cũng gần một tuần rồi được đến nơi không gian xanh êm này .Tôi nhớ lại ngày đầu đem hành lý đi theo hành lang gỗ mới để vào phòng cho Thiền sinh mắt tôi bao quát khung cảnh từ hành lang nhìn ra một view quang cảnh đẹp lắm với nhiều sắc độ xanh xanh. Sườn đồi cỏ xanh lục nhạt , rừng cây viền lục đậm trải dài , núi xa xanh lam nhạt. Trời xanh lơ.

Tôi cảm được thấy được những chiếc lá đỏ nhắc nhở mùa thu đất trời sẽ đến. Mùa thu cuộc đời cũng nhất định đến với đời người. Người ta có thể may mắn hơn nhau tiền của ,sắc đẹp, hạnh phúc gia đình ,con cái thành công ,sức khỏe .vv..nhưng không ai tránh khỏi tuổi già và cái chết. Với tuổi già con người ta có lẽ bớt kiêu hãnh, dễ chấp nhận dể tha thứ hơn ,nhẫn nhịn hơn ...tuy có khó tính một chút nhưng sẽ cần tình cảm, sự chia sẻ ổn định .

Tri ân lắm bao nhiêu công của bao người góp xây nên chốn bình yên cho người người đến ngưỡng vọng một lối sống đẹp ,thoát khỏi những khổ đau căng thẳng. Trên đất nước quê hương thứ hai này ta sống ,đi lại, hít thở tự nhiên an ổn biết bao, thật quý giá thứ tự do sung sướng của đời sống ta đang hưởng.

Tôi yêu thích không khí những ngày nghỉ tu thiền nơi đây và tự dặn mình nhớ đóng góp dưới bất cứ hình thức nào tịnh tài ,tinh thần, công quả...để nhiều nguoi khác cùng được thụ hưởng thư giãn yêu thích như mình đã được vậy. Xin cảm ơn cuộc sống và nhiều người tôi biết hay không biết ,họ đã chia sẽ dâng tặng lòng tốt, thì giờ ,tài chánh để duy trì phát triển sự tốt lành của đời sống tinh thần cho cộng đồng và xã hội .
Cuộc đời như huyễn mộng, Vô thường,còn đó mất đó tranh giành làm chi, nhẫn nhịn va lương thiện là quý hơn . Tâm thân bình an là quý nhất, không gì bằng bình an .

Nhat Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
02/07/202122:43:59
Khách
Thời gian được đến Chùa tham dự khoá tu học, tập sống đời xuất gia , đọc được lợi lạc thân tâm .Cám ơn tác giả ghi lại hình ảnh và bài biết thật nhẹ nhàng .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,473
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca. Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ. Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên. Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.
Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào.
Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Ngày đó, mỗi lần được đi coi phim đối với tôi là cả một sự kiện lớn lao. Ba má tôi hiếm khi cho chúng tôi đi xi-nê ở rạp. Một trong những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ đã được coi hồi nhỏ là cuốn phim đen trắng “Đôi Mắt Người Xưa” do cô Thanh Nga thủ vai chính. Trong lúc đó, trong cư xá sĩ quan nơi gia đình tôi cư ngụ, thỉnh thoảng có ông thiếu tá này hay ông đại uý nọ thường mượn máy chiếu phim của đơn vị về chiếu ngoài trời cho lũ trẻ trong xóm chúng tôi thưởng thức. Những cuốn phim đó không nhiều, thường là do Bộ Thông Tin & Chiêu Hồi sản xuất theo đơn đặt hàng của cục chiến tranh tâm lý thời đó. Phim thường nói về những cái ác của lính việt cộng và kêu gọi những kẻ lầm đường lạc lối đó hãy mau trở về với chánh nghĩa quốc gia. Hay có phim ca ngợi nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, cùng nỗi niềm của người vợ lính có chồng đang xông pha nơi trận mạc, chưa biết ngày nào trở về đoàn tụ với gia đình. Có vài cuốn phim đó thôi, được chiếu đi chiếu
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.
Nhóm Việt Bút “âm thịnh dương suy”. Những năm về trước, trai đẹp, độc thân, vui tính, sồn sồn ở xa chỉ có Phan Hồ. Trai già rệu rạo còn liên lạc với nhóm VB đếm trên đầu ngón tay và đều rửa tay gác kiếm. Tếu chỉ có bác Tân Ngố và bác Ma. Bác Ma và bác Chương lên đường rồi. Bác Hân nghiêm túc. Bác Thời lụm cụm. Trai đẹp, tài năng cỡ Cao Minh Hưng hiếm như gươm (có chủ) lạc giữa rừng hoa. Gần đây có Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới…
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm. Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
Sau vài buổi hội họp, cân nhắc, bàn tán qua “Zoom meeting”, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức “Đỗ Family Reunion” năm nay. Trừ những tiểu gia đình có con nhỏ chưa được chích ngừa, đại gia đình họ Đỗ sẽ lại hội ngộ, chung sống với nhau dưới cùng một mái ấm của Đỗ Gia Trang, Colfax- California suốt bốn ngày lễ Thanksgiving. Suốt mấy tuần lễ qua, chị em chúng tôi đều háo hức, nôn nóng được gặp lại nhau “in real life”.
Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh vì bà xã hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngã tư Hóc Môn thì bị chặn lại không thể đi tiếp. Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xã Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định. Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài Gòn thì gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy. Anh bạn này trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm. Anh ta dặn dò người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM. Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết Sài Gòn "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25" đã điểm
Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm
Nhạc sĩ Cung Tiến