Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Cày

12/05/202111:04:00(Xem: 6052)

Tiểu Lục Thần Phong
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.

***

 

Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe. Trời rét căm căm, nhiệt kế chỉ số không, mặt kiếng một lớp băng trắng đục không thể nhìn thấy đường lái xe. Matt ngồi trong xe chờ cho xe ấm đủ để tan băng, vừa đợi vừa gặm hai lát bánh mì có trét món mứt dâu. Cái lạnh khiến Matt phải hít hà, cho bàn tay còn lại vào túi áo ấm. Hơi thở nóng từ trong người ra gặp khí lạnh tạo thành một luồng khói, Matt thích thú thổi thêm mấy luồng hơi nữa, con người Matt lúc nào cũng nóng hâm hấp như sốt, nên khi trời lạnh thì thích lắm, tuy nhiên lạnh đến độ âm thì sanh phiền toái như thế này. Những buổi tập thể thao xong, cả người nóng bừng bừng, bước ra ngoài trời gặp cái lạnh xông vào từng kẽ chân lông làm cho Matt khoan khoái. Matt chỉ thấy ghét cái lạnh vào những buổi sớm phải lái xe đi làm thôi.

 Đến nơi làm còn sớm, Matt cùng mấy người bạn làm chung ngồi nhâm nhi ly cà phê nhạt đợi giờ vào ca. Thằng Eddie tranh thủ ngoạm cái bánh sandwich vừa mới mua qua cửa sổ của tiệm bán thức ăn nhanh. Thằng Nakia làm hộp sữa chua, thằng mauricio ăn bịch chip, nó thắc mắc

- Năm gần hết rồi, không biết năm này hãng cho tiền thưởng bao nhiêu đây? Năm này hãng làm ăn phát đạt quá trời luôn.

Matt cười cười 

- Tao chỉ chờ nhiêu đó, mười hai tháng rồi, cổ muốn dài ra như con sếu đây!

Thằng Jay P tỏ vẻ bất mãn 

- Tụi bay công nhân chính thức mới có tiền thưởng, tao với tụi thằng Adams, Robin, David… chỉ là công nhân thời vụ, chưa năm nào hãng bố thí cho một xu.

Thằng Jay P nói đúng, Matt làm ở hãng này đã hơn mười mấy năm rồi, là người có thâm niên nhất bọn nên Matt biết nhiều “ thâm cung bí sử” của hãng. Hàng ngàn lượt người đã đến rồi đi, tụi quản lý mướn người làm ở dạng tạm thời, việc thì o ép hối thúc, quyền lợi thì luôn tìm cách giảm bớt cắt xén… ai chịu nổi thì ở lại, không chịu nổi thì đi. Mướn côngh nhân tạm thời hãng hkông phải chi trả những phúc lợi xã hội nhiều như công nhân chính thức. Công nhân tạm thời chỉ có mỗi lương cơ bản thôi,  khi có nhiều việc thì tuyển ào ạt, việc giảm bớt thì cho nghỉ và hứa hẹn:” Quý vị hãy về nhà chờ đợi,  khi cần chúng tôi sẽ gọi quý vị trở lại làm việc”, bởi thế lúc nào hãng cũng treo bảng tuyển nhân viên, lúc nào trên trang web của hãng cũng mở sẵn mục điền đơn xin việc.

 Matt làm tổ trưởng của một phân xưởng lắp ráp máy điện toán, nó chơi thân với Keith, mỗi sáng gặp nhau thì húc ngực, bắt tay, suốt ngày đùa cợt và chơi khăm nhau rất thoải mái. Matt, Keith và mọi người trong tổ vốn khác chủng tộc, đến từ các quốc gia khác nhau, nhưng mọi người rất hòa đồng và thân thiện, gần như không có cái khái niệm ngăn cách chủng tộc. Không chỉ chơi khăm với Keith mà còn chơi khăm với cả nhóm: thằng Josh, Smith, Jerry...Cả bọn giỡn như giặc, không hề có sự thủ thế đề phòng thưa kiện tội quấy rối như người ta thường thấy ở xứ này. Có lần Keith hỏi Matt

- Hãng có mấy trăm công nhân mà sao không có công đoàn? Tao vẫn nghe xứ này các hội đoàn nghề nghiệp có khắp nơi để bảo vệ quyền lợi của công nhân kia mà!

Matt cười

- Mầy cũng làm khá lâu ở đây, lẽ nào mầy không biết sao? Khôn hồn thì ngậm miệng lại, tụi trên văn phòng nó nghe được thì tụi nó có ngàn lẻ một lí do để cho mầy về nhà đuổi gà cho vợ đấy!

Keith chửi

-  Con bà nó! Tụi mình cày như trâu mà nó còn chưa hài lòng, lúc nào cũng thúc giục: nhanh lên, nhiều hơn nữa. Cuốn sổ tay phát cho công nhân chỉ toàn nói về trách nhiệm mà chẳng đề cập gì đến lương, thưởng chi cả! 

Thằng Chivas gốc Mễ Tây Cơ cười đểu

- Xứ tự do mà, mày không thích thì đi chỗ khác chơi, tụi nó đâu có ép buộc mầy phải ở lại.

Thằng Chivas vậy mà lanh, công nhân cần hãng chứ hãng đâu cần công nhân, Hãng chỉ cần dán thông báo tuyển người hôm trước, hôm sau cả ngàn đơn nộp vào. Hãng chỉ giơ tay ra một phát là vơ vào cả đống, bởi vậy người cũ làm lâu năm mà nghỉ thì hãng mừng, người mới lương lậu thấp, những phúc lợi  khác cũng chưa phải chi trả, thời buổi người nhiều việc ít là vậy.

 Thằng Joe làm giám đốc, ở xứ này thì giám đốc cũng chỉ là người làm công cho ông chủ mà thôi, lợi nhuận hay sản phẩm hkông tăng thì cũng bị đuổi xoành xoạch. Thằng Joe cao to đồ sộ như đô vật, cơ bắp cuồn cuộn, mũi khoằm mắt sâu. Nó là một thằng cổ đỏ chính hiệu, hách dịch và kỳ thị, tuy nhiên nó không dám quá lộ liễu, vì nó thừa biết việc thưa kiện rất rắc rối, thưa kiện là việc như cơm bữa của xứ này. Thằng Joe quanh năm mặt mày quạu đeo, lúc nào cũng hầm hầm, chưa bao giờ thấy nó vui vẻ hài lòng, không chê trách việc này thì cũng kiếm cớ la ó việc kia. Công nhân,đốc công, tổ trưởng… ghét nó, chửi nó sau lưng chứ chẳng ai dám nói tiếng nào. Hình như ai cũng mặc định rằng:” Nó chửi người khác chứ chẳng phải chửi mình, nó nhăn nhó ai chứ chẳng phải nhăn nhó tôi”.  Thông thường mỗi khi thằng Joe chửi, mọi người im lặng, chẳng có ai dám nói gì. Matt thầm nghĩ:” Thì ra cừu đen, cửu trắng cũng chẳng khác chi cừu vàng, cho dù ở đây là xứ sở văn minh, pháp trị chứ chẳng phải ở xứ sở độc tài toàn trị”. Ấy vậy mà có một lần công nhân đồng loạt phản đối thằng Joe trong cuộc họp, tiếng la “ Boo,boo..” và chĩa ngón giữa vào mắt nó. Thằng Joe tức khí vén tay áo thách thức

- Tụi bay đừng ỷ đông, đứa nào ngon ra bãi đậu xe chơi tay đôi với tao.

Matt thì thầm với Keith

- Thằng cổ đỏ này làm ra vẻ cowboy nhưng thực sự thì giống thằng du côn hơn.

Cái hãng MMI rộng như sân bóng cà na, bên trong bốn bức tường trắng bệch, ánh đèn huỳnh quang nhợt nhạt sáng cả ngày lẫn đêm. Matt cùng những cái đầu đen, đầu vàng, đầu quắn miệt mài quanh năm suốt tháng. Matt vốn gốc mít, tên Minh, từ khi vào quốc tịch thì đổi thành Matthew cho dễ kêu, gọi tắt là Matt. Vì công việc nên Matt phải dậy sớm, lâu ngày quầng mắt thâm, da vốn trắng và mỏng nên những gân máu xanh càng lộ rõ. Matt ngán cái hãng này lắm rồi nhưng không bỏ đi được, vì làm đã lâu, phúc lợi xã hội cũng đầy đủ, giờ mà bỏ đi tìm việc khác thì phải làm lại từ đầu, biết khi nào mới bằng cái mốc hiện tại, bởi vậy cứ đu theo. Nhiều lúc Matt nghĩ thầm:” Mình với cái hãng này giống như cặp vợ chồng quá lứa, tuy chán nhau, chẳng muốn đụng mặt nhau nhưng vẫn phải ở chung một nhà, không thể bỏ nhau vì những quyền lợi có liên quan nhau, tuy không ưa nhau nhưng phải gắn bó nhau để mà tồn tại”. Tuy có những đối xử bất công và có những ép buộc nhưng Matt không bỏ đi, cuộc sống gia đình Matt phụ thuộc nhiều vào nó, bỏ nó thì lấy tiền đâu trả hóa đơn nhà cửa, xe cộ, bảo hiểm, ăn uống và bao nhiêu thứ chi phí khác, thời buổi này tìm việc thật chẳng dễ tí nào. Ngày xưa, khi mới vào làm, Matt chỉ nghĩ là làm tạm để kiếm việc ngon lành hơn, nào ngờ thời gian lần lữa trôi qua cho đến tận bây giờ, mười mấy năm rồi. Matt vốn nóng tánh, bốc đồng ấy vậy mà không ngờ cũng nhẫn nại lắm đấy chứ! Quần quật trong hãng cả ngày vậy mà sau giờ làm còn đi phòng tập thể thao, về nhà chăm sóc vườn hoa, viết lách… đôi khi nó tự hỏi không biết năng lượng ở đâu ra mà lắm thế! Có lần sau ngày làm, trên đườmng lái xe về trong cơn mưa tầm tã, bánh xe cán phải đinh bị xì hết hơi. Matt tấp vào lề hì hục thay bánh xe, khổ nỗi có một con ốc bị tuôn không thể nào mở được, trong lúc tuyệt vọng thì cảm nhận nước mưa chảy xuống môi nghe mằn mặn, có lẽ nước mắt nó chảy theo nước mưa mà không hay biết. Matt đành ngồi chờ xe cấp cứu, trong lúc chờ đợi, có một đồng hương đi qua trông thấy bèn ra tay giúp. Anh ta có bộ đồ nghề quá xịn nên con ốc cứng đầu bị tuôn kia đượcc mở một cách dễ dàng. Matt cảm ơn rối rít từ tận thâm tâm. 

 Cuộc sống vẫn đều đều trôi qua, ngày ngày vào hãng, nhiều lúc Matt so sánh với bạn bè cũ. Tụi nó ở quê nhà giờ sung sướng quá, đứa nào cũng có nhà lầu xe hơi, sống tà tà nhàn nhã, sáng cà phê chiều nhậu mát trời ông địa, quanh năm ăn chơi đủ món. Quê cũ của mình ngày xưa khốn khó, bây giờ khá hơn rồi, ai có tiền kẻ ấy làm vua. Mình ở xứ này cày như trâu. Ở xứ mình giờ có tiền là làm vua, làm ông hoàng, ăn chơi tới bến, dịch vụ phục vụ tận giường ngủ. Người có tiền ra đường đi đến đâu cũng được ưu tiên trên trước. Còn xứ này làm gì có những trò đó, năm thì mười họa đi bar làm ly cocktail ngắm gái nhảy truồng, đi làm về tợp lon Budweiser, mở phim bậy bạ xem rồi ngủ vùi để mai lại đi cày. Matt tự nghĩ có nên đem tiền về quê đầu tư làm ăn như người ta chăng? Hoặc mở nhà hàng, tiệm cà phê hạng sang, mini hotel hoặc mua bán chi đó… Có quá nhiều người đem tiền về đầu tư làm ăn kia mà! Nghĩ tới nghĩ lui thế thôi chứ Matt không đủ can đảm thực hiện. Matt không dám đem những đông tiền mồ hôi nước mắt về bển, không thể đem tiền lao động để buôn vịt trời, đã có quá nhiều những tấm gương phải bỏ của chạy lấy người, có kẻ còn ôm đầu máu tiền mất tật mang. Tuy nhiên qua mạng xã hội, nhìn những cảnh tượng ca sĩ, kịch sĩ, thương gia… trần rần kéo về quê làm ăn, khoe thân,khoe của, nói nhảm, làm trò kệch cỡm thì tâm matt cũng có phần nôn nao. Làm người mà, ai hổng muốn phô cái “Tôi”, cái bản ngã ích kỷ của mình! Có đôi khi Matt cũng tự hỏi thầm:” Ngày xưa kéo nhau vượt biên bảo là tìm tự do, thế giờ rần rần kéo về kiếm chác thì tìm gì?”. Matt cười thầm mình ngớ ngẩn, việc thiên hạ sao lại “Ôm rơm cho nặng bụng.”

Matt chẳng biết chính trị, tà trị là gì, chuyện tân trào hay cựu trào Matt cũng chẳng rõ và cũng chẳng dính dáng gì, nhưng rõ ràng con cái của mình lớn lên ở xứ này được hưởng tự do,  hưởng một nền giáo dục tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần, có điều kiện để phát triển và thi thố những sở trường hay năng khiếu của chúng, học từ mẫu giáo đến hết trung học chẳng tốn xu nào. Bản thân Matt ở đây dẫu có cày cực khổ nhưng các quyền lợi của mình được bảo đảm, việc tiếp xúc công quyền cũng dễ dàng thoải mái. Họ làm việc minh bạch, nhiệt tình và đầy trách nhiệm. Cứ nghĩ đến cảnh mấy đứa cháu hay con của bạn Matt ở quê nhà là thấy phát ngán, mới mẫu giáo đã phải chạy trường, lo lót giáo viên, học cua, học kèm, học tư, học phụ đạo, học thêm… học mù đầu tối óc chẳng còn một phút để nghỉ ngơi hay vui chơi phát triển thể chất. Học xong ra trường phải chạy chọt lo giấy miễn tạm đi lính ( dù đang là thời bình), lo chạy việc… Việc gì cũng phải chạy, việc  nhỏ chạy nhỏ, việc lớn chạy lớn, việc không chạy thì không thông. Có vị chức sắc còn công khai thú nhận:” Việc gì cũng phải bôi trơn, phải chạy; không bội trơn thì không việc gì chạy”. Matt tự nhiên thấy xanh mặt, nếu mình ở trong hoàn cảnh ấy chắc chết! Ấy là chưa nói đến chuyện môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, thực phẩm bẩn, hóa chất tràn lan, giang hồ xã hội đen lộng hành như chỗ không người… Matt thấy đầy dẫy trên mạng xã hội, từ đó bỏ hẳn ý nghĩ về quê làm ăn, cái ý nghĩ về bển sinh sống chợt tan như làn khói của hơi thở thở ra buổi sáng mùa đông. Matt chấp nhận cày, ngày ngày cày để cuối tuần ra đồng rộng rong chơi, về núi đồi thăm thú thiên nhiên, lâu lâu làm chuyến xuống miệt biển ngâm nước muối đỡ nhớ biển quê nhà. 

 Dòng đời vẫn lặng lẽ trôi, nó như dòng sông, có những khúc quanh co khúc khủy ầm ào vì thác ghềnh, có khúc lại lững lờ lăn tăn, dù thế nào nước cũng trôi xuôi. Mình có yêu hay ghét cũng chẳng thể làm cho nước chảy ngược dòng.

 Một ngày kia khi Matt vừa vào hãng, thằng Keith gọi giật giọng

- Matt, mày biết tin gì chưa? Thằng giám đốc Joe bị đuổi cổ rồi!

 Matt thật sự không thấy vui cũng chẳng buồn. Thằng Joe thô lỗ, kỳ thị nhưng thật sự chẳng ảnh hưởng gì đến Matt. Thằng Joe còn đó hay bị đuổi cũng chẳng làm cho phúc phần của nó tốt hay tệ hơn, tuy nghĩ vậy nhưng trong lòng Matt cũng thấy một chút vui. Thằng Joe, rồi cũng phải trả giá những gì nó làm. Người Mỹ vẫn nói:” What goes around come aorund” kia mà!. Matt làm bộ thờ ơ

- Thế à?

 Thằng Keith tỏ vẻ ngạc nhiên

- Chẳng phải mày đã ghét nó sao? Chẳng phải mày đã từng chửi nó sao? Mầy chẳng nhớ bọn mình đã bao lần tức điên lên vì nó sao?

 Matt bảo

- Keith, Mầy nói đúng! Nhưng thằng Joe này đi sẽ có thằng Joe khác, có thể lịch sự hơn, có thể tử tế hơn nhưng bọn mình vẫn phải miệt mài cày bên trong bốn bức tường trắng nhợt này! Ở xứ này mà không cày là biết hậu quả ngay thôi!

 Thằng Keith thắc mắc

- Mày lý sự như những tay phản chiến, ai cũng phải cày nhưng ngày ngày không phải nhìn thấy cái bộ mặt quạu đeo đáng ghét của thằng giám đốc chẳng phải dễ chịu hơn sao?

 Matt giơ tay high give vời Keith, cả hai cùng reo “Yeah”

 Thằng Joe đi được vài tháng thì có một tay kỹ sư gốc mít được tuyển vào thế chỗ cho nó. Y tự xưng là Tony, từng làm việc và sinh sống Pensivania chuyển về. Y người nhỏ thó, mặt cũng khó đăm đăm như thằng Joe, giọng oang oang như dân miền biển. Y bảo sống ở xứ này đã  hơn ba mươi năm nhưng xem ra gốc phèn chưa gột rửa bao nhiêu. Lần đầu gặp Matt y nói

- Ở đây và hãng này ít dân mít, đỡ phiền toái, một thằng thì sống ba đứa họp lại sẽ chết chùm.

 Matt tự nhiên thấy cụt hứng, không còn muốn nói gì thêm. Rất nhiều anh chị mít nói câu này, nhưng chính những kẻ nói câu này mới là kẻ đáng ngán nhất; thực tế thì câu ấy cũng chẳng sai, cứ nhìn vào cộng đồng và những hãng xưởng nhiều dân mít thì biết ngay, mệt lắm: kèn cựa, bè phái, nịnh trên nạt dưới, xỏ xiên, cạnh khóe… Còn trong những tiệm Nails thì còn ớn chè đậu hơn, tranh giành từng vị khách, từng đồng tiền tip, chủ với thợ bằng mặt không bằng lòng, thợ với thợ chơi xấu nhau, đá xéo nhau…

 Dân mít mình lưu vong kể từ khi cuộc chiến tàn, có thể là du học trước cuộc chiến kẹt lại, hoặc là di tản, hoặc là vượt biên, cũng có thể đi qua đường bảo lãnh, kết hôn và sau này có thêm du học, đầu tư làm ăn...có lẽ từ nhiều nguồn khác nhau nên tạo nhiều mảng khác biệt, không được thống nhất như những cộng đồng Phù Tang, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Mã Lai Á, Mễ Tây Cơ, Honduras, El Sanvador  và nhiều sắc dân khác. Có lẽ các sắc dân ấy không bị ngăn cách bởi ý thức hệ, không bị mối ân oán quốc – cộng. Ngoài hai lý do này họ cũng không thấy bị chia rẽ vì: bắc – nam, cũ – mới, trước – sau… Hình như chia rẽ vốn là tính của người gốc Mít?  Ngay từ khởi thủy xa xưa, Lạc Long Quân với Âu Cơ cũng đã chống báng nhau, chia tay nhau, kẻ lện rừng người xuống biển. Suốt ngàn năm Bắc thuộc, khi giặc Tàu xâm lăng thì đoàn kết đánh giặc, đánh xong giặc thì quay lại đánh lẫn nhau. Các họ Lê – Mạc – Trịnh – Nguyễn đánh lọan xà ngầu suốt mấy trăm năm. Đàng ngoài chia cách đàng trong hai trăm năm. Rồi thời hiện đại lại lấy sông Bến Hải chia hai trong hai mươi mốt năm ròng… Quả thật dân gốc mít luôn chia rẽ, kình chống nhau. Tay kỹ sư gốc Mít trong hãng nói tuy có khó nghe nhưng lại là thật! Trong một cái thau, những con cua mắc mứu với nhau bởi những cái que của chúng, chúng vừa kẹp nhau vừa đẩy nhau ra.

 Những ngày cuối năm, hãng chia bonus. Matt cũng được phần tương đương hai tuần lương. Công nhân chính thức thì vui vẻ nhưng công nhân tạm thời thì buồn thiểu não vì họ chẳng được xu nào. Matt cũng thấy thương cho họ nhưng biết làm sao bây giờ?  Phận ai nấy lo chứ mình đâu phải là ông chủ hay triệu phú mà giúp đỡ được. Matt hỏi Keith

- Mầy làm gì với món tiền bonus?

Keit bảo

- Tao sẽ mua một cái áo khoác hiệu LV, tao thích đã lâu nhưng chưa đủ tiền và tao sẽ mua quà cho con ghệ. Còn mầy thì sao?

- Tao thì tặng một ít cho cha mẹ, trích một phần gởi về quê hương tao để giúp đỡ một vài  trườnmg hợp đói nghèo, bệnh tật.

 Những ngày tết ở xứ này buồn lắm, chả có lễ lạc, hội hè đình đám như xứ mình. Matt nằm dài trên sopha nhấm nháp ly vang đỏ và xem ti vi truyền trực tiếp cảnh bắn pháo bông ở trung tâm thành phố. Thỉnh thoảng Matt cũng tự thưởng cho mình những ly vang đỏ như thế chứ chẳng mấy khi uống rượu mạnh. Người ta bảo “ Trà tam tửu tứ”, uống rượu mà uống một mình thì sao uống được! Nếu mà uống một mình thì chỉ có những gã thất tình hay những kẻ mần thơ. Matt mặc kệ, ai nói sao thì nói, ngày cặm cụi cày, tối làm ly vang đỏ tìm chút vui để cày cho hết cuộc chơi này.

 


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, 04/2021

 

Ý kiến bạn đọc
16/05/202102:54:38
Khách
Theo thống kê cách đây hơn 6 năm về trước thì có khoảng 4.5 triệu người Việt sống ở hải ngoại.

Tờ Dân Trí hôm 31/12/19 đăng tin trong năm 2016 có 25 hồ sơ xin nhập quốc tịch VN và 12 hồ sơ xin trở lại quốc tịch VN.” Còn năm 2015 “có 15 người nhập quốc tịch VN, 14 người trở lại quốc tịch VN. Không thấy có những con số thống kê cho năm 2017 ( 0 ?) .

Tổ Chức Di Cư Quốc Tế (IOM) dựa vào tài liệu của Liên Hiệp Quốc cho biết, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có tới 2,558,678 (hơn 2.5 triệu) người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Thời gian này, chính phủ Mỹ có chương trình đoàn tụ gia đình và chương trình H.O. chấp thuận cho các quân cán chính VNCH bị Cộng Sản cầm tù (sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975) từ ba năm trở lên được cùng vợ con sang Hoa Kỳ định cư.

Tờ Người Việt hôm 3/4/2014 đăng tin :" Năm 2008, Việt Nam ban hành luật Quốc Tịch mới, trong đó Khoản 2, điều 13 liên quan đến “Việt kiều”.
Khoản 2, Ðiều 13 đại ý: “Người Việt định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (01/7/2014) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (từ 01/9/2008 đến 01/7/2014). Nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1 tháng 7, 2014.”

"Hiện có khoảng trên 4 triệu “Việt kiều” sống ngoài nước Việt Nam nhưng theo thống kê của các cơ quan đại diện cho VN ở nước ngoài thì cho đến nay chỉ có khoảng 6,000 người đăng ký giữ quốc tịch VN ".
14/05/202111:31:29
Khách
Bài viết nói lên tình trạng công nhân chính thức và không chính thức bị phân biệt đối xử rất đúng. Những công nhân tạm thời đã làm khổ và cực hơn nhưng không được hưởng quyền lợi gì của hãng cả. Công nhân Việt thì chia rẽ và đạp lên nhau mà lập công. Ớn lắm.
Cám ơn tác giả rất nhiều!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 750,211
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca. Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ. Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên. Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.
Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào.
Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Ngày đó, mỗi lần được đi coi phim đối với tôi là cả một sự kiện lớn lao. Ba má tôi hiếm khi cho chúng tôi đi xi-nê ở rạp. Một trong những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ đã được coi hồi nhỏ là cuốn phim đen trắng “Đôi Mắt Người Xưa” do cô Thanh Nga thủ vai chính. Trong lúc đó, trong cư xá sĩ quan nơi gia đình tôi cư ngụ, thỉnh thoảng có ông thiếu tá này hay ông đại uý nọ thường mượn máy chiếu phim của đơn vị về chiếu ngoài trời cho lũ trẻ trong xóm chúng tôi thưởng thức. Những cuốn phim đó không nhiều, thường là do Bộ Thông Tin & Chiêu Hồi sản xuất theo đơn đặt hàng của cục chiến tranh tâm lý thời đó. Phim thường nói về những cái ác của lính việt cộng và kêu gọi những kẻ lầm đường lạc lối đó hãy mau trở về với chánh nghĩa quốc gia. Hay có phim ca ngợi nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, cùng nỗi niềm của người vợ lính có chồng đang xông pha nơi trận mạc, chưa biết ngày nào trở về đoàn tụ với gia đình. Có vài cuốn phim đó thôi, được chiếu đi chiếu
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.
Nhóm Việt Bút “âm thịnh dương suy”. Những năm về trước, trai đẹp, độc thân, vui tính, sồn sồn ở xa chỉ có Phan Hồ. Trai già rệu rạo còn liên lạc với nhóm VB đếm trên đầu ngón tay và đều rửa tay gác kiếm. Tếu chỉ có bác Tân Ngố và bác Ma. Bác Ma và bác Chương lên đường rồi. Bác Hân nghiêm túc. Bác Thời lụm cụm. Trai đẹp, tài năng cỡ Cao Minh Hưng hiếm như gươm (có chủ) lạc giữa rừng hoa. Gần đây có Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới…
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm. Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
Sau vài buổi hội họp, cân nhắc, bàn tán qua “Zoom meeting”, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức “Đỗ Family Reunion” năm nay. Trừ những tiểu gia đình có con nhỏ chưa được chích ngừa, đại gia đình họ Đỗ sẽ lại hội ngộ, chung sống với nhau dưới cùng một mái ấm của Đỗ Gia Trang, Colfax- California suốt bốn ngày lễ Thanksgiving. Suốt mấy tuần lễ qua, chị em chúng tôi đều háo hức, nôn nóng được gặp lại nhau “in real life”.
Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh vì bà xã hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngã tư Hóc Môn thì bị chặn lại không thể đi tiếp. Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xã Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định. Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài Gòn thì gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy. Anh bạn này trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm. Anh ta dặn dò người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM. Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết Sài Gòn "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25" đã điểm
Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm