Hôm nay,  

Ôi, Khôn Ba Năm!

19/03/202116:55:00(Xem: 7620)

   

Trương Tấn Thành
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.

***

 

        Câu “ Khôn ba năm, dại một giờ “đối với trường hợp mới xãy ra cho tôi thật quả là không sai chút nào.

            Sáng hôm Mười Sáu tây, khi tôi mở cái máy thu lời nhắn thì nghe ngay một giọng đàn ông:

  “Bạn có dùng thẻ mua trên Amazon món hàng là $340 đô, nếu bạn không gọi Nhóm Trợ Giúp của chúng tôi số 1-866- ...thì chúng tôi sẽ tính tiền bạn và gởi món hàng tới nhà.” Tôi chưng hửng! Tôi đâm lo là kiểu này mình phải làm ra lẽ không thì mất oan hơn ba trăm bạc.  Tôi gọi ngay số 1-866 - … đó thì có người nói tôi gọi số 213 608 9798 để có nhân viên điều chỉnh. 
 

        Tôi liền gọi ngay số đó thì có một giọng đàn ông trẻ  trả lời.  Hắn nói tên là Kevin làm việc trong nhóm tên là “Team Viewer” phuc vụ cho khách hàng, nghe ra thì nhận ra giọng nói của hắn không phát âm đúng tiếng Mỹ, hình như người dân Phi châu thì phải.  Tôi cho đây là nhân viên của Amazon nên bắt đầu mở cái laptop của mình lên để hắn hướng dẫn điều chỉnh. 

   Tôi hỏi tên Kevin này hắn đang ở đâu thì hắn nói đang ở Los Angeles.  Hắn dẫn tôi từ từ qua những bước trên laptop khi tới phần đánh tiền bồi hoàn cho tôi, hắn dặn tôi kỷ là phải theo và làm cho thật chính xác lời hắn hướng dẫn... Một lúc sau... Bổng hắn kêu lên:

 - Thôi chết rồi!!!  Ông đã đánh nhầm số tiền bồi hoàn rồi!  Ông đánh thành số tiền là hơn tám ngàn.  Thôi chết tôi rồi.  Tôi sẽ bị mất job.  Ông biết là tôi còn có vợ và con phải lo nữa.  Thôi chết tôi rồi. Xin ông giúp tôi sửa lại số tiền này... Giọng hắn nghe thật là thãm thiết làm tôi thấy xót cả dạ:

   -  Tôi phải làm gì để giúp anh đây???

-  Ông mua thẻ Gift cards, nhớ là thẻ của  tiệm Target hay ở Best Buy cũng được, rồi đọc số thẻ cho tôi là được.  Mỗi thẻ ông mua là năm trăm đô nhe. Nhớ mở phone lên để tôi liên lạc với ông thường xuyên nhe.  Tôi tin ông và khi xong ông sẽ được thưởng chín chục đồng!

     Tôi lật đật chạy ra xe đến ngân hàng rút tiền ra để đi mua thẻ(!!!) Hình như ngày đó tôi đã bị bỏ buà mê. Tôi chạy từ chợ nay qua chợ khác, từ Target tới Best Buy mua thẻ rồi đọc số cho hắn.  Tới chiều tối còn thiếu năm trăm, hắn nói ngày mai tôi gọi hắn để tiếp.  

   Sáng hôm sau, vợ tôi check trong iphone thì ngân hàng cho thấy trương mục của hai tôi bị mất cả hơn tám ngàn rồi!!!  Vợ tôi xanh mặt, run cả chân tay.  Tôi thì chưa tin nên gọi vào ngân hàng để hỏi thì quả là đúng như vậy!!! Bây giờ tôi mới tái mặt.   Tôi không tin và không hiểu sao mình lại làm như vậy.

  Vợ tôi mếu máo:

        -  Tiền mình dành dụm không dám xài giờ mất hết rồi. Anh làm cái gì lạ vậy.  Thôi chết rồi anh ơi!!!

   Tôi gọi lại số phone hắn cho tôi thì gặp hắn trả lời là hắn sẽ gọi lại vì đang họp.  Hai tiếng sau tôi gọi lại thì hắn nói ngày mai mới được.  Vợ tôi nói: “ Thôi rồi. Anh bị nó lừà rồi. Phải báo cảnh sát ngay đi.”  Tôi liền bốc phone gọi ty cảnh sát thanh phố và được cho biết là lên website để làm tờ tường trình , lấy số hồ sơ rồi báo lại để cảnh sát điều tra. Tôi làm rheo nhưng rất ít hy vọng vì theo như tôi được biết thì quận này tới nay đã có hơn trăm ngàn vụ ngừơi bị lưà đảo , con số quá đông cho cảnh sát làm việc điều tra. Vợ tôi nói:

          - Sao anh không nhờ Hùng, em họ của vợ tôi, đến để giúp xem sao.  Nó hiểu biết nhiều lắm.

Tôi liền bốc phone gọi Hùng ngay.  Một lúc sau Hùng hỏi sự việc và nói tôi đem ra các biên nhận mua thẻ xem có cái nào đám lừa đảo chưa kịp mua hay không.  Hình như có hai cái thẻ của Best Buy vẫn còn chưa đụng tới.  Hùng liền chở tôi tới ngay tiệm Best Buy để vặn lại.  Người phục vụ khách hàng ở Best Buy một hồi kiểm trên maý thì lắc đầu nói:

               - Thẻ mới bị xài rồi!

     Hùng nói thử lại chợ Target xem sao.

 Hai tôi chạy đến chợ Target gặp người phục vụ khách hàng sau khi biết sự việc cho chúng tôi số phone của Tổng Đài Target để gọi.  

       Khi về nhà, chúng tôi lấy tất cả thẻ đã mua và Hùng gọi vào Tống Đài để trình bày sự vịệc xin giúp.  Nhân viên ở Tổng Đài sau khi kiểm từng thẻ nói là không giúp gì được vì thẻ đã bị đem mua hàng hết rồi. Thế là hết hy vọng.  Lúc đó đã tối nên chúng tôi để Hùng về nhà.



  Mấy ngày kế là cả một khổ hình cho tôi và một thãm trạng cho vợ tôi.  Tối chúng tôi nằm trằn trọc ngủ không thể nào được.  Sự hối hận cắn rứt tôi.  Sự bực tức và đau buồn vì sự mất mát không do mình gây ra làm vợ tôi sa sút tinh thần.  Trong khi tôi rút tiền ở trương mục của riêng  mình ra thì vì đây là trương mục đứng chung của hai vợ chồng tôi nên tiền rút lại lấy sang cả trương mục của vợ tôi!!!  Đây không khác gì trường hợp “ tình ngay mà lý lại gian” của tôi.

      Tôi không biết làm gì hơn là cầu xin Bề Trên cho tôi giữ vững được tinh thần, đừng bị quẩn trí mà không tìm ra được lối thoát.  Vợ tôi phiền trách: “Mất tiền như vậy mà anh cứ tỉnh bơ ra,” mà không biết là tôi đang bị căng thẳng vô cùng.  Để nâng đở tinh thần của bà xả, tôi nhờ mấy đứa em gái thân gọi nói chuyện với nhà tôi với lời an ủi là “ Của đi thay cho người”,  Tán tài hơn tán mạng,” để làm nguôi đi cơn rầu buồn chút nào hay chút ấy.  Lại có đứa còn đầy triết lý hơn khi cho là ‘ anh ơi, mình nên cảm ơn kẻ đã đem lại nổi đau khổ cho mình vì nó làm giãm bớt được cái Nghiệp của mình đó.’  Đứa em gái còn khuyên tôi tự nhủ mình với câu: “ Tao cảm ơn mi đã lấy đi cái Nghiệp của tao.” Tôi lặp đi lặp lạI câu này nhiều lần , trong nhiều ngày, và quả thật thấy mình bớt óan giận kẻ gian.  

   Tôi thấy như vậy vẫn chưa thực tế, nên nghỉ đến cách kêu gọi sự giúp đở của Hội Tương Trợ Haha’i mà tôi là thành viên bằng cách giúp tôi tổ chức cho một buổi bán đấu giá những vật dụng tôi có trong nhà.  Bà Hội Trưởng trả lời sự trở ngại là thời buổi bịnh đại dịch này tụ tập đông như vậy rất trở ngại, không thực hiện được. Tuy vậy bà cũng nhiệt tâm đứng ra triệu tập nhóm thành viên địa phương tại nhà bà để trình bày sự việc xem mọi người có cách nào để giúp chúng tôi.

    Buổi nhóm họp hôm  đó có hơn tám người đã có lòng quan tâm đến dự và tiếp xúc với tôi qua phone. Sau khi mọi người giới thiệu, tôi được yêu cầu trình bày sự việc xãy ra như thế nào.  Qua phone, tôi trình bày lại đầu đuôi sự việc và mọi người đều sửng sờ vì mưu ma chước quỷ của kẻ gian.

      Hai ngày sau , ông Dan, chồng bà Hội Trưởng đến tận nhà trao cho tôi một phong bì nói trong đó có cái check ‘giúp khẩn cấp’ cho chúng tôi của hội viên.  Hai ngày kế, tôi nhận được một phong thư gởi qua bưu điện của bà Melissa , y tá hồi hưu, và chồng là ông Rich, thầy dạy nhạc hồi hưu, hai người là hội viên, gởi tôi tấm check năm trăm đô với tấm thiệp với những lời chân tình và thân ái: 

           Trang và Thanh thân,

    Chúng tôi gởi đến hai bạn niềm thông cảm về vụ hai bạn bị lừa bịp.  Hai bạn là người tốt bụng và nghĩ rằng ai cũng tốt và lương thiện như mình.

                Gởi hai bạn nhiều thương mến,

                       Melissa và Rích

  Hy vọng cái check này sẻ giúp hai bạn bớt được phần nào căng thẳng. Rất mến.


       Thật là một niềm an ũi vô cùng lớn lao cho chúng tôi trong tình cảnh khốn khó này.  Xin chân thành cảm ơn tất cả người đã giúp đở chúng tôi trong cảnh khổ này.            


...   Qua kinh nghiệm tệ hại này của cá nhân mình, xin được có lời cùng các bạn hãy đừng để rơi và bẩy xập của bọn lưà đảo tinh ma. Chúng là một tổ chức có tính cách quốc tế, nghiên cứu kỷ các mánh khoé lưà đảo, các khiá cạnh tâm lý , nhất là nhắm vào người lớn tuổi.   Xin bạn đừng bao giờ trả lời điện thoại hay những lời nhắn có để lại số phone như: 1.888… hay 1.866… gì đó.  Khi bạn trả lời là bạn đã bị đưa vào bẩy rồi đó.  Các cơ quan chánh phủ như IRS, Sở Xã Hội, các cơ quan công quyền... không bao giờ để lại lời nhắn mà họ chỉ gởi thư từ để thông báo việc cần thôi.  Đừng để bọn chúng đánh vào tâm lý thương hại hay thông cảm chúng để làm theo lời yêu cầu của bọn chúng.  Nói tóm lại, luôn đặt dấu hỏi và óc nghi ngờ , đừng sợ hải và cương quyết cúp phone ngay!  Nên báo cho cảnh sát và ra ngân hàng khoá trương mục mình lại.

   Và xin nhớ đừng quên tìm đến người quen, thân để an ủi và yểm trợ mình trong lúc khó khăn đó. 

   Cho nên mới biết, đúng là: “Không có cái dại nào giống cái dại nào”  và “khôn ba năm, dại chỉ trong một giờ”, chính là trường hợp của tôi đó thưa các bạn.                     


Ý kiến bạn đọc
02/04/202114:25:31
Khách
https://youtu.be/VrKW58MS12g
Watch "Glitterbomb Trap Catches Phone Scammer (who gets arrested)" on YouTube
30/03/202115:04:32
Khách
Sở dĩ những kẻ lừa bịp thành công là vì chúng đánh vào 2 tâm lý sợ bị mất tiền và lòng tham của con người. Đầu tiên chúng sẽ nói nếu không làm gấp thì sẽ mất một số tiền lớn 200, 300 đô, Sau đó chúng sẽ tặng 100, 200 đô tiền thưởng. Nhiều người Mỹ cũng bị chúng lừa
25/03/202115:55:00
Khách
Trời đất ơi, mấy cái chiêu lừa này xưa như trái đất mà ngây thơ quá vậy? Tiền đã vào trương mục của mình đâu mà đi thối lại? Mà có bồi hoàn thì ra ngân hàng để xác nhận rồi trả chính người gửi chứ tin mấy đứa phone vớ vẩn làm gì? Có chiêu nữa là chúng gọi đến nói computer mình bị hư làm ảnh hưởng tổng đài internet rồi chúng nói sẽ hướng dẫn mình sửa qua điện thoại nhưng thật ra là sẽ gài virus vào máy mình nữa đó! Thường là giọng người Ấn độ. Tui bị tụi nó gọi hoài nhưng tui chửi tụi nó là: "Cha mẹ mày phải xấu hổ vì mày. Kiếm nghề khác làm đi, đừng lừa gạt!! "Cứ hét hết cỡ cho tụi nó điếc tai là nó sẽ chừa mặt không gọi mình nữa, hihi...!!
25/03/202101:12:08
Khách
Cảm thông với tác giả đã bị lừa một số tiền . Ngạc nhiên là tầm vóc như vậy, Master of Education, mà hội nhập xã hội Mỹ còn tiểu học . Trường hợp nầy không dại mà đúng hơn là ignorant, không biết . Mua Amazon mà không vừa ý thì trả lại và được hoàn tiền . Nếu bị kẻ gian cắp dùng thẻ tín dụng thì chỉ thông báo nhà băng bị cấp thẻ tín dụng và sau khi xác nhận thẻ bị cắp thì mình không phải trả . Hướng dẫn điều chỉnh gì . Ai mua qua Amazon thì trước hết phải lập 1 trương mục . Xong khi mua gì thì vào trường mục và chọn hàng muốn mua . Mua xong thì đăng ký chi tuết thẻ tín dụng , Amazon thường lưu giữ chi tiết thẻ tín dụng để lần sau trả tiền nhanh hơn . Tuy nhiên muốn an toàn thì mình xóa chi tiết thẻ tín dụng . Ai mà vào trương mục Amazon mình mua hàng thì người đó phải dùng thẻ tín dụng của ho . Tóm lại người viết không viết rõ "nhân viên của Amazon nên bắt đầu mở cái laptop của mình lên để hắn hướng dẫn điều chỉnh. " Mở laptop rồi vào đâu, làm gì . Tóm lại viết đọc cho vui chứ không đề xuất 1 phương phòng chống trường hợp nầy . Ý kiến tác giả bớt viết về nước Mỹ mà dành thì giò nhiều hơn cách ứng xử các trường hợp lường gạt .
24/03/202122:59:41
Khách
Bài viết giúp cho những người khác biết để cẩn thận đề phòng loại người xấu sống bằng lừa đảo l
Cảm ơn người viết chia sẻ sự thật đả xảy ra cho mình.
20/03/202118:26:51
Khách
Con xin chia buồn cùng vợ chồng chú. Số tiền thật lớn và còn là tiền dành dụm của vợ chồng chú nữa. Nếu không làm gì hơn được nữa để lấy lại tiền thì thôi chú cũng đừng trách mình nữa vì có lẽ bọn chúng đã lập kế hoạch giăng bẫy và bỏ bùa mê rồi. Con cũng đã bị lừa mất hết $500 trên online. Sao ngày nay scam và lừa đảo nhiều quá.
20/03/202114:29:53
Khách
Cám ơn tác giả rất nhiều. Với giọng văn lôi cuốn, đã dẫn dắt chúng tôi nhận rõ ra sự lừa bịp và cuối cùng là cách đối phó khi gặp trường hợp bị lừa gạt như tác giả. Mong mọi điều tốt lành sẽ đến trong hiện tại và tương lai bạn và gia đình. Thân mến
20/03/202104:30:45
Khách
Xin chia buồn và chúc anh, chị quên đi nổi lo mất của để vui sống trở lại.
Tôi nhớ có một lần nọ nhận một cú điện thoại rất khuya. Bên đầu kia tay đó nói hắn là nhân viên ngân hàng và hắn nói thẻ tín dụng của tôi đã bị đánh cắp và được dùng để mua rất nhiều món đắt giá. Cuối cùng, hắn đòi tới nhà tôi để giải quyết sự việc dù đã quá khuya.
Tôi nói đã báo cảnh sát và họ cũng đang có mặt ở đây để cùng làm việc. Vậy rồi hắn cắt điện thoại và cũng chẳng thấy xuất hiện.

Một lần khác, tôi nhận được một email tay này tự nhận là một luật sư từ Nigeria. Hắn tìm ra được một tài khoãn vô thừa nhận và một số tiền kếch xù với rất nhiều số không đi theo. Hắn đề nghị tôi giúp hắn đem số tiền ra để rồi chia với nhau. Tôi cần đưa hắn số trương mục ngân hàng đễ bắt đầu làm ăn.

Một trường hợp khác, tôi nhận đươc điện thoại nói tôi sẽ bị bỏ tù vì gian lận thuế. Tay này bảo tôi phải gọi lại số điện thoại xxx-xxxx nếu không sẽ gặp rắc rối

Một dịp khác, tôi nhận điện thoại với lời hăm dọa tù tội nếu muốn êm xuôi phãi gọi số xxx-xxx-xxxx. Tôi google để thấy đó là số điện thoại của Tối Cao Pháp Viện và ngay đầu trang web họ để lời cảnh cáo về trò lừa bịp dùng số điện thoại của TCPV.

Trong mọi trường hợp, nên bình tĩnh và dùng google để kiểm soát trước khi hành động
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 701,110
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Một tiếng động ngắn, gọn, của một vật gì nặng vừa rơi xuống nước, vang giữa không gian biển trời lúc ấy.Thời khắc ấy, tất cả đều im lặng trên chiếc ghe đầy người, đang trôi lênh đênh giữa biển Đông, chỉ còn tiếng sóng biển gờn gợn đập nhẹ vào mạn ghe. Một buổi sáng mai trên biển, biển rất êm, biển rất thanh bình, thế mà đã xảy ra một cuộc thủy táng trên biển. “Nam Mô A Di Đà Phật! Thương cho chị, cầu xin cho chị sớm được về nơi cỏi Phật!”Tiếng ai đó phá tan bầu không khí đang đặt sệt mùi chết chóc, lẩn ai oán, vừa đưa tiển một người xuống lòng biển. Hiền nằm đó trong phòng lái, nghe hết, nhưng không dám mở mắt ra, phải một lúc lâu sau, nàng mới dám hé mắt nhìn ra mặt biển, thế mà nàng vẩn nhìn thấy thân xác của một cô gái đang trôi dập dềnh cạnh chiếc ghe.
Tôi cũng không ngoại lệ, lớn tuổi rồi nên cũng đã buông bỏ được nhiều hỉ nộ ái ố cuộc đời, có cái mình tự buông, có chuyện thì trí nhớ như đám mây mù bảng lảng, lúc nhớ lúc quên. Nhưng rồi có vài mảnh đời trong quá khứ, chợt hiện lên mồn một như mới xảy vào hôm qua. Thôi thì ghi lại một lần để khép lại một trang đời chơi vơi buồn bã. Những quyết định xé lòng người khi phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, xa hết người thân yêu không mong một lần gặp lại. Đau lòng lắm chứ nhưng quê hương đã không cho mình một nơi chốn dung thân. Một lần đi là một lần vĩnh biệt!
Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Hai năm sau, một người đàn bà Việt Nam, trạc tuổi trên sáu mươi và đứa con gái khoảng tuổi đôi mươi dọn vào căn nhà cuối xóm. Họ giữ nếp sống âm thầm và khép kín. Nhưng sự gặp gỡ thường ngày và cái tình đồng hương trên đất khách quê người đã đem lại sự cởi mở, thân tình… Chúng tôi được biết: Đứa con gái sang đây học y tá, cha mẹ còn ở trong nước, nhưng họ mua căn nhà này để cho con gái có nơi ăn ở, tiếp tục việc học hành. Còn người đàn bà nêu trên là cô ruột đứa con gái. Trước năm 1975, bà là giáo sư dạy việt văn ở trường Trung học Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Sau năm 1975, người chồng bị đưa vào “trại tập trung cải taọ”, còn bà “mất dạy”. Cuộc đổi đời dâu bể đem đến cho bà biết bao đau khổ - không thể tả hết bằng lời. Bảy năm sau chồng bà trở về, cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng cơ cực…Phong trào vượt biên, vượt biển bùng phát. Đây là cơ hội cho vợ chồng thoát cảnh lầm than. Chồng bà vốn Sĩ quan Hải quân đã từng làm Hạm trưởng, nên có rất nhiều “mối lái” đến khẩn khoản yêu cầu ông lái thuyề
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.