Hôm nay,  

Thăm Viếng Houston, Texas

15/01/202100:00:00(Xem: 8393)
HINH VIET VE NUOC MY
Hình ảnh do cựu nữ sinh Bạch Tuyết cung cấp

 

Ngoc Hạnh

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

****

 

Hôm nay trời trong, nắng đẹp, không âm u như mọi hôm. Mùa Thu mát mẻ dịu dàng. Một số lá vàng còn sót trên cành từ từ rơi theo từng cơn gió nhẹ. Đám cúc nhiều màu: vàng, tím trước sân đang nở rộ. Vài con sóc nhanh nhẹn chạy qua lại rồi leo lên cây, con trước con sau như đùa  nhau. Sân sau họ hàng nhà nai, ba con lớn hai con nhỏ thong thả, nhơn nhơ ăn cỏ non. Hai con nai nhỏ này thật mau lớn. Tháng trước chúng còn lẽo đẽo theo gần mẹ, nay đi cách khoảng xa xa. Chúng rất dạn, chẳng hề sợ hãi khi thấy bóng người. Có lẻ chúng biết chủ nhà chẳng làm hại chúng được dù chúng làm tiêu mấy bụi rau, mấy khóm hoa của chủ nhân. Tôi thầm nghĩ nếu ở VN chúng sẽ thành món ăn cho bợm nhậu từ lâu, có đâu mà đi lại thảnh thơi như thế. Tôi nhớ có lần ông nhà văn hỏi người bạn làm việc ở quận trong buổi tiệc: nai ở xóm tôi phá quá không trồng gì được. Chúng ăn sạch rau quả. Bắn nó được không anh? Người bạn chậm rãi trả lời: “được chứ nhưng anh chuẩn bị tiền đóng phạt, cũng khá nặng đó “Tôi thầm nghĩ Hoa kỳ loài vật được bảo vệ, thú nhà như như chó, mèo đươc chủ cưng, đau đi thú y trả tiền có khi còn mắc hơn người đi khám bên định kỳ.

 Còn đang nghĩ loanh quanh điên thoại reo. Em Quý, Chủ tich hôi Ái Hữu Cựu hoc sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon ở Houston gọi tôi với những lời chúc tốt đẹp. Em cho biết hôm nay là ngày “Hiến Chuơng Nhà Giáo” và cũng sắp đến ngày lễ TẠ ƠN nên gọi chúc mừng các thầy cô giáo. Em đã gởi điện thư hôm qua nhưng không thấy tôi trả lời nên hôm nay gọi hỏi thăm, ân cần nhắc nhở tôi giữ gìn sức khỏe.Theo em người cao niên dễ bị bệnh và nay còn có dich Covid hay lây.Tôi cũng nhờ Quý chuyển lời thăm đến các cựu giáo chức và cựu hoc sinh Nguyễn Trãi Houston.

 Tôi rất vui với lời thăm hỏi, chúc lành của học trò cũ và nhớ lại bao kỹ niệm vui buồn khi dạy học, lúc sinh hoạt với các em.Tôi đã có dip thăm các em ở Houston và ghi lại cuộc gặp gỡ.

Cách đây đã lâu tôi đến Houston thăm bà con và các em hoc sinh cũ vào buổi chiều nắng nhạt.Các cựu hoc sinh Nguyễn Trãi nhiều em hơn 30 năm, từ ngày rời xa quê hương đến nay tôi chưa gặp lại. Ngày xưa vào năm 1975, có em gặp khó khăn khi cha anh rời gia đình đi đến núi rừng xa xôi, học tập nếp sống mới. Nay đời sống ổn định, nơi quê người các em tìm cách liên lạc với các thầy cô giáo cũ, điện thư thăm hỏi, mời mọc ân cần. Nhiều em đã mua được nhà, xe tử tế, có con ngoan, còn gởi tiền về quê giúp bạn bè hay học trò nghèo hiếu học.
 
Trước khi đi em Quý điện thư, nhắc nhở tôi thời tiết Texas vẫn còn nóng nực, nên mang y phục nhẹ. May mắn là những ngày tôi ở Houston khí hậu ôn hòa, trong nhà luôn mát mẻ, đi xe thì có máy lạnh, và chúng tôi chỉ ra đường khi ánh nắng đã nhẹ nhàng dịu mát. Theo tôi khí hậu Houston còn mát mẻ hơn nhiều nơi khác. Có lẻ một phần do lòng tôi tràn đầy nìềm vui khi gặp lại những người thân yêu, gia đình, hoc sinh, bạn bè, đồng nghiệp cũ. Tôi thật cảm động khi biết có em lái xe cả tiếng, bỏ buổi chiều tốt đẹp với gia đình, đến thăm cô giáo của ngày tháng xa xưa. Có vài em ở Dallas xa xôi không đến Houston đươc thì gọi điện thăm hỏi chỉ vì tôi là cô giáo trường cũ các em. Thật quý hóa thay tình cảm các học sinh Việt Nam thời trước…
 
Tôi vui mừng gặp lại bạn cũ, cô Hồng, giáo sư hội họa xinh đẹp ngày xưa nay đã chuyễn sang nghề khác, thày Soái dạy Lý Hóa khỏe mạnh thư thái hưởng nhàn khi các con đã có sự nghiệp vững vàng … Bạn bè thân quen, các em cựu học sinh khác củng sắp xếp thì giờ đến thăm cô giáo đã rời trường hơn 30 năm. Mọi người vui vẻ chuyện trò, nhắc lại thời kỳ sống quê nhà khi cùng làm việc chung dưới mái trường, lúc các em còn  là những hoc sinh vô tư.
 
Tôi muốn nói dù bao nhiêu năm tháng cư ngụ ở hải ngoại, các em vẫn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình nghĩa thầy trò như người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa, dù có em tóc đã đổi màu vì thời gian năm tháng. Tinh thần tôn sư trong đạo hiếm quý và quan niệm “dạy một ngày, mãi mãi là thầy cô” của các em cựu học sinh Nguyễn Trãi thật làm tôi ngưỡng mộ.
 
Chúng tôi dự buổi cơm thân mật tại tư gia một cựu nữ sinh, em Ly Nguyễn, có đàn hát do các nam sinh và nàng dâu Nguyễn Trãi phụ trách. Dù là đàn hát “tài tử“ nhưng hấp dẫn chẳng kém chi nghệ sĩ chuyên nghiệp,  phu nhân anh Thach Bình và em Oanh hát. Ngoài ra các em còn đưa chúng tôi đi viếng các thắng cảnh Houston. Em Tuyết, Qúy, Loan, Thủy, Hồng …các chàng rễ Nguyễn Trãi cũng rất chu đáo, ân cần. Các em còn định cho đi thăm viếng nhiều cảnh đẹp khác nữa nhưng không còn thì giờ, đã đến ngày chúng tôi trở về Virginia.

Thành Phố Houston:
 
Được biết thành phố Houston lớn thứ 4 nước Mỹ, có nhiều thắng cảnh như viện Bảo tàng Nghệ Thuật, rộng gần 100.000 mét vuông chứa nhiều tac phẫm nổi tiếng từ nhiều thế kỷ, thương xá rộng rãi chứa cả nhà hàng ăn uống, hí viện, khách sạn. Ngoài ra còn sở thú, hồ nuôi cá rộng có nhiều loài cá lạ, Space Center tối tân hiện đại, hấp dẫn du khách. Các chùa Việt Nam, chùa Tàu, chùa Ân độ ngoài là nơi chốn thờ phượng tôn nghiêm còn là công trình kiên trúc đặc biệt, không chùa nào giống chùa nào, chứa đựng các tác phẩm điêu khắc công phu ..
Chúng tôi cũng thăm viếng thị xã Houston trong buổi chiều, thấy các cao ốc san sát nhau, cao vòi vọi, nhìn mút mắt, che cả ánh sáng thiên nhiên. Đến đấy tôi có cảm tưởng như đang đi trong khu phố Manhattan với những cao ốc chọc trời ở Nửu Ước. Đường phố thị xã chi chít, vệ đường nhiều cây to bóng mát . Nhà thờ ở thị xã Houston uy nghi, rộng rãi. Gần đấy có bồn nước với những vòi phun nước lên cao và rơi trở lại hồ, liên tục, trắng xóa..
 
Xe chạy một vòng qua những biệt thự tráng lệ, rộng lớn của các nhân vật trong chinh quyền hay các thương kỹ nghệ gia. Hàng rào sắt đen sì, vườn cây cảnh bao quanh ngôi các nhà xinh đẹp. Lối đi trãi sỏi trắng phau phau dành cho xe chạy uốn lượn theo các bồn hoa từ ngoài đường vào đến nhà trông thật bắt mắt. Giá các nhà này nghe nói cả triệu bạc, giống như nhà các minh tinh màn bạc ở vùng Beverly Hills, Hollywood ở California.
 
Các nhà khác gần thi trấn nhà cũng xinh xắn rộng rãi giá khoảng 500.000- 700.000 mỹ kim. Nhưng căn nhà ấy nếu tọa lạc ở Virginia sẽ mắc hơn gấp đôi hay gấp rưởi. Các con đường vùng này rợp bóng mát do hàng cây to hai bên vệ đường cành lá giao nhau như cái cổng dài ngoằn hình bán nguyệt, che bớt ánh nắng mặt trời, rất nên thơ làm tôi liên tưởng đến những con đường thơ mộng trong phim “Cuốn theo chiều gió“ xa xưa, có nhiều hàng cây tương tự. Trận bão vài năm trước đã làm gảy ngã một số lớn cây cành nhưng không làm giảm đi sự yên tĩnh, thoải mái và xinh xắn của con đường.
 
Từ thi xã đến khu chơ Việt Nam lái xe độ 25-30 phút. Có nhiều chợ Viêt Nam ở Houston như chơ Hong Kong là một. Nơi này rộng rãi, bán nhiều mặt hàng, từ tơ lụa, quần áo may sẵn đến đồ dùng điện tử, điện thoại di đông, tranh ành, băng nhạc, cửa hàng chuyễn tiền về nước… Các khu phố khác cũng có nhiều tiệm Việt Nam như các tiệm bán nữ trang chiếu lấp lánh trong tủ kính, hấp dẫn dưới ánh đèn, tiệm ăn, tiệm bán thực phẩm khang trang, bán giò chả, bò khô, ruốc... Các thức ăn thường được cho vào bao nylon bọc kin trông thật sạch sẽ, hấp dẫn. Văn phòng địa ốc, phòng mạch bác sĩ, nha sĩ  tiệm thuốc tây rãi rác trong khu phố…Tiệm bánh cuốn Thanh trì, tiệm bánh mì thịt bao giờ cũng đông khách. Tiêm bánh mì Lee’s Sandwiches ngoài bánh mì thịt còn bán cà phê, thức ăn nhẹ, sữa đậu nành…rộng rãi, thoáng mát, có bàn ghế cho khách ngồi giải lao và dùng máy vi tinh. Nhà hàng có 4,5 máy computer cho khách sử dụng.
 
Đương xá Houston thật tốt, rộng rãi và nhiều cầu vượt ngoằn ngoèo lên xuống như mê cung, chẳng khác chi Hong kong, chỉ khác là người ở Mỹ lái xe tử tế hơn, không phóng như bay như các tài xế Hong kong. Nhà ở ven đô Houston xinh xắn, giá cả phải chăng. Với 300.000 mỹ kim bạn có thể mua căn nhà 3 phòng, chung quanh trồng cây cảnh xanh tươi, có nhà xe chứa được 2 xe.
 
Tôi đến Houston như người ”cởi ngựa xem hoa“, không đủ thi giờ thăm viếng hết các bạn bè hay phong cảnh hữu tinh, vườn cây, ao cá nhưng tôi rất vui vì tình cảm ngọt ngào của thân hữu, và các em cưu  học sinh. Tôi xin cám ơn tất cả các đồng nghiệp, các cựu học sinh, gia đinh 4 chi em họ Nguyễn, Quy, Loan, anh chị Thăng, Toàn, Nga, Bình và các bạn dâu rễ gia đình Nguyễn Trãi
Trong dịp thăm Houston, thành phố có nhiêu đồng bào Việt Nam cư ngụ đông đúc thứ 2 nước Mỹ, tôi cũng biết thêm các sinh hoạt của cộng đồng như những lớp dạy chữ Việt. Các anh chi em giáo viên tình nguyện đã thay nhau dạy tiếng Việt cho con em từ Mẫu giáo đến lớp 10 ở trường Việt Ngữ Hùng Vương và tính đến nay đã hơn 20 năm. Ngoài dạy viết và đọc, trương còn dạy Sử ký, Địa dư nước Việt và Đức dục. Các em nhỏ học thêm văn nghệ múa hát… Cuối năm học vào lễ mãn khóa có Đặc san, Bích báo do các thầy cô giáo thân hữu phụ trách..

Ngoài ra còn có chương trình thiện nguyện của các hôi đoàn, các người trẻ tuổi như anh chi Thường, Đính.. Các vị tương trợ, giúp đở nhau khi cần thiết, thiên tai, bảo lụt, đau ốm, neo đơn ..

Thành phố rộng rãi Houston không còn oi bức với tôi nữa và tôi có cảm tưởng nơi này xinh đep, nên thơ, mát mẻ như trời Dalat ở quê nhà do tình cảm thân thương của mọi người… Đất lành chim đậu, nếu không có tình người ấm áp, có thể đồng bào Việt Nam đã không chọn nơi đất rộng người thưa, khí hậu nóng nực làm quê hương thứ hai cho mình và gia đình.. 
 

Ý kiến bạn đọc
19/01/202102:22:12
Khách
Đi dọc theo đại lộ Bellaire, thấy có nhiều con đường được đặt tên theo các vị sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết khi miền Nam rơi vào tay quân Cộng sản xâm lược: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long, và Ngụy Văn Thà , nữa là Quốc Hận 30 Tháng Tư , Chiến Sĩ Vô Danh,Sài gòn, Tự Do.

Theo Google, thành phố Houston đã gửi giúp các thương phế binh và quả phụ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa gần nửa triệu mỹ kim năm 2017, $297,00 năm 2016, $253,000 năm 2015...

Houston tuyệt vời !
18/01/202100:29:19
Khách
Houston có nhiều tiệm ăn ngon của người Việt. Mỗi khi có dịp ghé Houston, buổi sáng tôi thường tới la cà ở đại lộ Bellaire. Nào là tiệm bánh cuốn Thiên Thanh tuyệt vời, ngay gần đó có tiệm bánh mì Nguyễn Ngọ French Cafe ăn rất vừa miệng, tiệm chè xôi Đức Phương Thạch Chè - lúc nào cũng có khách , Don Cafe & Sandwich - bánh mì và cà phê đều ngon , tiệm Phở Điện , v.v...

Nhà vệ sinh trong các tiệm ăn người Việt đều sạch sẽ, nhất là ở Don Cafe & Sandwich.

Cách đây khoảng ba năm, cách khu Bellaire khoảng năm dặm, có tiệm ăn Nhật tên Tokyo One tiếp đãi rất lịch sự, lại thêm món cua, thịt cừu, v.v... ăn thả dàn, giá chỉ khoảng $30- $35. Nhưng đã đóng cửa.
17/01/202100:13:49
Khách
Cho em hỏi thăm: Hội cựu học sinh Nguyễn Trãi chỉ dành cho những học sinh trước 75 thôi hay cho cả học sinh sau 75?
Em cảm ơn nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,802,047
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Khi được hỏi về những hiểm họa có khả năng đe dọa tới đời sống nhân loại, nhà vật lý siêu đẳng Stephen Hawking nhắc tới bốn điều: thứ nhất, một cuộc chiến tranh hạt nhân bất ngờ; thứ nhì, vi khuẩn biến đổi gen; thứ ba, trái đất ấm dần; và thứ tư, những hiểm họa khác mà con người vẫn chưa biết. Lời tiên đoán của ông ngày hôm nay đang trở thành một hiện thực. Từ khi xuất hiện trên trái đất, vi khuẩn Vũ Hán họ Corona chủng mới tiếp tục đánh gục lần lượt từng quốc gia. Trung Cộng trước tiên, rồi Hàn Quốc, rồi Iran, Ý, và Âu Châu, tiếp nối là Úc và Hoa Kỳ. Mới nhất, Ấn Độ với hơn 1 tỷ người cũng đã phong tỏa. Đến ngày hôm nay, cả thế giới đều chưa kiếm ra vũ khí để chặn đứng vó ngựa bách chiến bách thắng của đoàn vi khuẩn Vũ Hán. Bởi thế, vi khuẩn Corona chủng mới đi tới đâu, nơi đó không còn bóng người.
Cả tuần ở ẩn, sáng trưa chiều tối, anh và em, hai người không xa lạ 24 giờ trên 24 bốn mắt nhìn nhau quen quen mấy mươi năm nay, bỗng tự giam hãm ta với mình cận kề đến đuối sức. Ngày hai buổi cơm hai đứa coi TV quanh quẩn dịch bệnh Tàu cộng, thế sự đó đây toàn cầu mang màu tử khí từ vi khuẩn cô vy 19, Tàu tuyên bố hết bệnh, thế giới bước vào dịch bệnh dãy dụa tức tưởi.
Tôi có anh bạn học cũ thời trung học, lớp đệ nhất C ở trường Võ tánh, Nhatrang, tên Dũng, rất thân. Đậu tú tài 2 năm 1963, Dũng vào làm ngành cảnh sát, lên chức đại úy trưởng ty ở Nhatrang mấy năm thì VC vào năm 75, phải đi tù cải tạo 10 năm. Tôi tuy cũng nhập ngũ nhưng gốc giáo chức, nên chỉ ở tù một năm , sau đó về nhà nai lưng làm đủ thứ nghề lao động tay chân sinh sống qua ngày.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Đặng Hà Nội tên thật là Đặng Thống Nhất đã từng dậy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Thú tiêu khiển của tác giả là viết truyện, hội họa và du lịch trong khi về hưu.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. bài viết mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Khi còn đi học, trong trường tôi có lưu truyền mấy câu thơ về hoàn cảnh lịch sử sang trang của nước nhà sau năm 1975. Mấy câu thơ do một thằng phản động nào đó đã sáng tác, nhưng tôi lại nhớ mãi đến bây giờ những lời thơ như lời nguyền ấy, “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta/ từ trong hang đá chui ra/ vươn vai một cái… lại chui ngay vào.” Thuở còn đi học thì lấy đó làm vui với ngụ ý chế giễu những người trong rừng ra nhưng họ tự hào họ là đỉnh cao trí tuệ, vì thế họ cai trị miền nam chiếm được từ có cơm ăn trong chiến tranh trở thành đói khát sau hoà bình. Bỗng chiều nay nhớ lại thời ngồi nghe mấy ông thầy ngoài trường Sư phạm Hà nội vào Sài gòn giảng dạy về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có bốn ngàn năm lịch sử, nhưng chỉ có bác Hồ vĩ đại là người duy nhất đã lãnh đạo dân tộc tiến tới thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước, giảnh lại được độc lập tự do hạnh phúc cho đất nước và dân tộc ta…
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Nhạc sĩ Cung Tiến