Hôm nay,  

Khoai Lang Tím

08/01/202100:00:00(Xem: 9387)
 
HINH VIET VE NUOC MY 01

Củ khoai lang tím. (hình tác giả cung cấp)

 
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài " Trái mít "  bài thứ hai " Những cây ớt anh hùng "  Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài thứ ba , mong tác giả tiếp tục gửi bài.
 
***
Tôi không thích khoai lang, nói rõ hơn chút nữa là rất ghét!  Có thể, sau 1975, đã có rất nhiều ngày tháng “khoái ăn sang” nên ớn tới óc! Và từ cái ớn đi tới cái ghét không bao xa! Nhưng dạo đó có một loại khoai lang mà tôi rất thích, đó là khoai lang tím! Thích cũng có lẻ vì ngày ấy nó không có nhiều ở chợ, không được ăn thường xuyên, và cũng có lẻ vì cái vị đặc biệt của nó: bở, bùi và không ngọt nhiều!
 
Tôi có người anh họ con ông bác ruột sau 1975 có cái rẫy trong Cam Ranh, trồng rất nhiều khoai.  Khi tới mùa đào khoai anh thường mang ra cho chúng tôi mỗi lần ít nhất là một bao cát khoai lang tím!  Mỗi lần như vậy là mấy chị em mừng thiệt là mừng, tíu tít, rửa khoai, luộc khoai, nhặng cả lên! Chao ôi, tại sao lại có loại khoai ngon đến như thế!
 
Rời xa quê nhà đã rất lâu nhưng tôi vẫn nhớ những củ khoai ngày cũ mà mình ưa thích!  Mỗi lần đi vào tiệm thực phẩm hay để ý tìm nhưng tuyệt nhiên không thấy!
 
Cách đây khoảng hơn năm, rất tình cờ tôi nhìn thấy những củ khoai lang tím nằm bên cạnh những loại khoai khác trong một tiệm bán thực phẩm gần nhà! Ôi, xa xôi ngộ cố tri! Vui gì đâu!  Mua ngay một mớ mang về, mặc dù họ bán không rẻ, $3.99/1 pound, trong khi các loại khoai khác chỉ $1.49 hoặc $1.99/1pound! Bán mắc như thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng hiện diện trên quầy hàng!  Hên thì tuần nào cũng có, không hên thì 2, 3 tuần mới có một lần!
 
Một ngày nọ, trong những đống khoai mua về tôi khám phá ra có nhiều củ với những cái mầm nhô ra!  Cắt ngang chỗ nẩy mầm mang ra vườn vùi vào đó! Tôi vốn rất thích trồng tỉa.  Mảnh vườn không có bao nhiêu đất mà đủ thứ hằm bà lằng từ cây nhỏ tới cây lớn trong đó: một giàn mướp đắng 7 cây (vô số là trái, giờ này vẫn còn lai rai), sả, cà chua, cà tím 🍆, é quế, gừng, hành tím, dưa leo, húng dũi, ngò tàu, ngò ta, và vô số ớt 🌶, “hậu duệ” của những cây ớt “anh hùng” năm ngoái (bài NHỮNG CÂY ỚT “ANH HÙNG “) của tôi! Ngoài ra còn có mấy cây mít, chuối, mãng cầu, vãi! Có người bạn hẹn mùa tới cho một cây xoài và một cây nhãn nữa!
 
Ông chồng bảo là tôi có farmer blood (máu nông dân) trong người! Ờ, mà chắc vậy, có lẻ di truyền từ cha tôi! Ngày đó còn rất nhỏ mà tôi vẫn nhớ, vừa từ Trường về tới nhà là cha tôi đã thay ngay bộ áo quần lịch sự của một ông Giáo sư (trước 1975 những người dạy bậc Trung học gọi là Giáo sư, và dạy bậc Tiểu học gọi là Giáo viên) bằng bộ quần áo của người làm vườn và vác cái cuốc đi ra khu vườn rộng sau nhà.
 
Có những buổi chiều Mẹ kêu tôi ra vườn mời Cha vô ăn cơm.  Cha bảo:

- Trời đang còn sáng và mát để Ba làm thêm chút nữa.  Mấy mẹ con ăn cơm trước đi!
 
Có nhiều khi tôi nghe Mẹ “càm ràm” (sau lưng): “Không biết cái chi ngoài vườn mà cả ngày cứ lăn lưng ngoài nớ!”
 
Tôi, đôi khi cũng “càm ràm” (trong bụng): “Ăn cơm trễ hoài!” hoặc “Sao Ba không ở trong nhà cho mát làm chi ngoài vườn cho khổ, nắng nóng muốn chết!”
 
Cha thương Mẹ thì vô cùng, và thương các con thì vô tận! Cả cuộc đời Cha dành trọn tất cả cho gia đình.  Nhưng tính Cha nghiêm nghị, mà Mẹ đối với Cha thì lúc nào cũng “tương kính như tân”, còn tôi thì dỉ nhiên là không dám “lờn mặt”, nên  những “càm ràm” đã chỉ ở sau lưng, chỉ ở trong bụng, chỉ là “gửi gió cho mây ngàn bay” chẳng bao giờ tới tai Cha và Cha tôi tiếp tục mãi mê với sở thích của mình!
 
Bây giờ thì tôi đã thật sự hiểu cái say mê của cha mình ngày đó! Cái mùi của cây cỏ, cái mùi của đất đai nó như có một cái gì đó quyến rủ mình! Tôi mê shopping, mê đi chơi xa, mê sách vở, mê âm nhạc, nhưng sau khi cộng trừ nhân chia, thời gian dành cho vườn tược hình như nhiều hơn thời gian dành cho những cái mê khác!  Cả ngày tôi chỉ thích lân la ngoài vườn.  Buổi sáng đi một vòng thích thú nhìn cây cối lớn lên từng ngày, cành mướp đắng trên giàn đã vươn dài hơn hôm qua, cây chuối nơi góc vườn mới thêm một tàu lá non, cây mãng cầu mới trồng đã nhú lên hai chiếc lá tí xíu!  Buổi chiều thơ thẩn trở lại, săm soi từ cây ớt tới cây cà, từ bụi sả sang bụi gừng, từ đám khoai lang đến giàn mướp đắng, la cà hết cây này tới cây nọ không biết chán!  Có nhiều khi chỉ là nhổ cỏ dại mà cũng say mê ngồi nhổ hằng giờ!  Và cứ như thế mỗi ngày!
 
Nhân đây cám ơn Tường Minh từ Cali, cám ơn Hà Tiên, Mê Linh từ Texas đã gửi cho Dì những hạt giống rất quí (đối với Dì): mồng tơi, đậu bắp, bầu, bí, mướp ngọt, xà lách búp, tằng ô ...., nhiều thứ lắm! Nhưng với sự tính toán thời vụ của bà dì nhà nông là Dì đây, sợ nếu không kịp thu hoạch trước mùa Đông, e mất giống thì rất uổng.  Nên chi Dì đã cất lại kỷ lưỡng đợi đầu mùa Xuân năm tới mới gieo hạt!  Chắc chắn sang năm mảnh vườn của Dì sẽ đầy các sản phẩm quê hương, chính là nhờ ở hai con!
 
Trở lại chuyện đám khoai lang. Khoảng hai tuần sau khi được vùi xuống đất, đã có những cái cọng lú lên! Và từ đó lớn nhanh như thổi, cọng lang bò tràn khắp nơi!  Không biết bao nhiêu lần được ăn những đọt lang luộc từ đám rau lang!  Một món ăn quá ngon mà tôi không hề có gần 30 năm!
 
Ăn lá xong rồi mới nghĩ tới chừng nào có củ đây ta? Chợt nhớ ngay sau 1975, trong dân gian miền Nam có câu vè:
 
“Khoai lang 9 tháng thì sùng,
Lấy chồng.....lấy thằng khùng sướng hơn!”
 
Ừ, tới 9 tháng khoai mới bị sùng!  Xem nào, mình bỏ mầm xuống đất đâu khoảng giữa tháng 5, bây giờ là cuối tháng 11, mới hơn  5 tháng thôi!  Như thế cở khoảng 1, 2 tháng nữa là đào có củ rồi?  Nghĩ vậy nhưng mà phải hỏi thêm cho chắc ăn!
 
Gọi cho Minh, thằng cháu bên Cali mà Ba nó ngày trước có rẩy trồng khoai, tới mùa hay mang ra cho mấy chị em ăn như đã kể ở trên.  Nó nói: “Dạ, lâu quá rồi con cũng không nhớ nữa!” Gọi loanh quanh hỏi thêm mấy người, cũng không ai biết!
 
Than thở với Bang, cậu em bên Cali, hắn nói: “Sao không hỏi “ông” Google?” Hay, ý kiến hay quá mà lâu nay không nghĩ tới!  Cậu em tôi thông minh đấy chứ nhỉ!
 
 Thế là ngay lập tức tôi đi hỏi “ông” Google:

-Khoai lang tím trồng bao lâu thì đào được hả “ông”?
 
 “Ông” Google phán:
 
- Khoai lang tím có thể đào sau khi trồng khoảng 3 tháng, nhưng nếu “con” muốn củ to hơn và già hơn thì đợi đến khi thấy giây khoai ngã màu vàng, hoặc cắt những giây già bỏ đi thì vào khoảng 4 tháng sau khi trồng là đào được rồi!
 
 Ui cha, khoai của mình như thế là già hơn “ông” Google bảo rồi, phải đào nhanh mới được!
 
Chiều nay với cái thùng giấy và chiếc xẻng nhỏ tôi ra vườn đào khoai. Thật là không thể diễn tả hết nỗi “rung động”! Chiếc xẻng nhỏ khua đến đâu, một củ khoai xuất hiện ở đó! Có củ bằng cườm tay, có củ bằng cái nắm tay tôi. Trong thoáng chốc đã đầy chiếc thùng giấy nhỏ! Và ơ kìa, một củ khoai không có điểm dừng! Chiếc xẻng nhỏ cứ phải tiếp tục xới, rồi xới..., và rồi cuối cùng là một củ khoai rất dài, mà tôi chưa hề từng thấy, dài cở khoảng hơn một thước!  Tôi buông xẻng chạy vào nhà lấy điện thoại ra chụp! Lần đầu tiên có khoai lang từ tay mình trồng, và cũng là lần đầu tiên nhìn thấy một củ khoai dài như thế này!

HINH VIET VE NUOC MY 02

Củ khoai lang tím. (hình tác giả cung cấp)

 
Củ khoai dài chưa từng thấy, đo đúng 50 inches (# 1m2)!
 
Củ khoai sau khi được rửa sạch sẽ!
 

Sáng nay tôi đã có một bữa “khoái ăn sang”, sản phẩm từ nơi mảnh vườn nhà!  Không biết có giàu tưởng tượng không mà tôi cảm thấy những củ khoai sáng nay như ngọt hơn, như bùi hơn, như bở hơn những củ khoai mua ở tiệm!  Những củ khoai tím ưa thích, những củ khoai nằm trong ký ức rất nhiều năm giờ hiện diện nơi đây, trong khu vườn nhỏ, trên bàn ăn sáng ở một nơi cách xa chốn cũ cả một đại dương!
 
Bên quê nhà giờ đây đã thay đổi nhiều, chắc là không còn người “khoái ăn sang” triền miên năm tháng như cái thời đói khổ của chúng tôi nữa!  Như thế, liệu người ta có còn gây giống loại khoai xuất sắc này nữa không nhỉ? Hay là nó đã mai một theo thời gian?!  Đem thắc mắc này đi hỏi, những người bạn của tôi còn ở Việt Nam bảo giống khoai lang tím vẫn còn nhưng không rẻ, 1kg khoai mắc hơn 1kg gạo!
 
Mọi sự theo thời thế mà đổi thay nhỉ! Ngày đó giá khoai rẻ, giá gạo mắc mỏ, tất cả mọi người mua khoai ăn độn với cơm để cho đầy cái bao tử! Ngày nay mọi người tiền trong túi có đủ để mua nhiều gạo mà không cần khoai để độn như cái thuở nào!  Dù sao đi nữa cũng mừng cho dân tộc tôi, đã qua rồi một thời một lát khoai cỏng hai hạt gạo! Một thời mà nhìn vào nồi cơm hằng ngày “chỉ thấy khoai thôi, chẳng thấy gì”!  Vâng, qua rồi một thời quá khốn khổ đã tưởng chừng như không qua nỗi!
 
Đoạn cuối của bài viết tôi muốn gửi một lời cám ơn đặc biệt đến người học trò cũ, em Đỗ thị Tốt.  Nghe cô giáo mê khoai lang tím mà chỗ cô ở hiếm hoi, từ California em đã âm thầm gửi qua một thùng khoai lang tím “cứu nạn cứu khổ” cô giáo! Mở thùng quà bất ngờ nhận được, tôi bồi hồi xúc động, tears in my eyes!
 
Ngày tôi đổi về trường em đang theo học, em hình như học lớp 8 hay lớp 9 tôi không nhớ rõ.  Hình ảnh cô học trò nhỏ đơn sơ với mái tóc buộc gọn gàng ra sau bằng sợi dây thun, khuôn mặt tròn phúc hậu, nước da trắng hồng, học rất giỏi và rất ngoan hiện ra trước mắt! Gần 40 năm qua rồi kể từ dạo đó, tôi chưa gặp lại em lần nào vậy mà em vẫn luôn nhớ đến cô giáo với những cú gọi, với những tin nhắn thăm hỏi ân cần. Và giờ đây là thùng quà gói ghém một tình cảm chu đáo và thấm đượm! Cám ơn em, Tốt! Đời sống của những thầy cô giáo cũ như ý nghĩa hơn, ấm áp hơn khi có được những người học trò cũ đầy ân tình như em!
 
Tháng 12/2020

Ý kiến bạn đọc
12/01/202122:55:56
Khách
Ngon đúng kiểu khoai luôn á: bùi, ngọt và thơm. Bùi cái giọng văn, ngọt cái lời viết và thơm lừng mùi cây trái.
Ăn khoai này không chỉ no lòng mà còn no ký ức. Củ khoai dài 50 inches mà tưởng chừng nối được nửa vòng trái đất, nối được nửa cuộc đời, nối cái thời ăn cơm độn đến thời ông Google.
Cảm ơn tác giả. Chúc vườn văn học của Cô có thêm nhiều hoa trái nữa.
Thành Trương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,802,218
T. Thiên Thu là cư dân Phoenix AZ, tốt nghiệp ngành Nursing tại Texas năm 1974 và làm việc cho St. Joseph’s hospital Phoenix, AZ gần 40 năm, nay đã về hưu,vui thú điền viên.
Chúng ta đang ở những ngày đầu của tháng Tư. Thời điểm này, bỗng nhắc nhớ trong tôi miền ký ức khó phai của hai mươi tám năm về trước. Ngày này, 07/4/1992, gia đình tôi đang ở New York City đúng mười ngày đầu tiên, đang ngơ ngác trước khung trời tự do rộng mở dù vẫn còn dầy đặc nỗi lo âu cho một tương lai chưa định trước. Thành phố New York là “thành phố lớn không bao giờ ngủ” (New York, the big city is not asleep), người ta hay nói vậy thật không sai chút nào.
Trần Như Nguyện, là phóng viên của một số báo Việt và đài truyền hình tại Hoa Kỳ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Houston - Texas. Tác giả từng được nhận giải đặc biệt " Viết Về Nước Mỹ " vào 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa chạy bão Harvey ". Đây là bài viết trở lại sau thời gian vắng bóng.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất
Tháng tư vùng Hoa Thịnh Đốn cỏ hoa, khí hậu tuyệt vời, cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm Vân bùi ngùi nhớ lại tháng 4 hãi hùng, đau thương cách đây 45 năm, nhớ họ hàng bà con ở quê hương VN xa xôi mà Vân không có cơ hội găp lại.Sau tháng 4 /75 nhiều gia đinh ly tán, trẻ con nheo nhóc, vợ trẻ xa chồng, mẹ già mòn mõi ngóng tin con. Nhiều người đang nhà cao cửa rộng phải đi ở nhờ ở đậu. Có người liều vượt biên, làm mồi cho cá nơi biển cả hay nạn nhân bọn cướp biển, phụ nữ bi hãm hiếp… Gia đình bạn Vân gồm 2 vợ chồng và 3 con vượt biên cùng 28 người họ hàng bị bão chìm tàu. Chỉ 8 người sống sót. Người bạn sống nhưng vợ và 3 con chìm trong lòng biển cả mênh mông. Nhắc mà đau lòng, xót xa cho cảnh chia ly tang tóc. Sau cuộc đổi đời vào tháng 4/ 1975, miền Nam trước kia sung túc lúa gạo dư thừa còn xuất cảng nước khác mà năm ấy một số dân Saigon phải ăn độn bo bo. Một hoc trò Vân cho biết sau khi cha em đi tù cải tạo ít lâu gia đình em “khoái ăn sang”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Thoạt tiên, khi đại dịch khởi phát từ Vũ Hán, người ta liền đặt cho nó ngay một cái tên cho dễ nhớ Coronavirus Wuhan. Rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ bên Tàu nên có người còn gọi là “cúm Tàu”. Tiếp theo đó, Coronavirus đã theo bước chân con người đến tàn phá ở các quốc gia: Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Phi châu... và những vùng đất xa xôi nhất mà người ta ít dịp nghe nói đến trên hành tinh. Hàng loạt các cuộc tấn công, miệt thị người gốc Á đã xảy ra nơi công cộng ở nhiều nơi trên thế giới để “trả thù dân tộc” từ khi mới bắt đầu đại dịch cho đến bây giờ; người gốc Việt không nằm ngoại lệ nên cũng bị vạ lây!!! Các nước bắt đầu ra lệnh đóng cửa biên giới để giữ an toàn cho vùng lãnh thổ của mình. Làn sóng kỳ thị lại đổ dồn về những nơi diễn ra tâm dịch, nhất là đối với những người đến từ vùng dịch. Những sinh viên, người lao động bao ngày đi du học, đi làm ở nước ngoài giờ ùn ùn kéo về Việt Nam hàng loạt!
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Nhạc sĩ Cung Tiến