Hôm nay,  

Tết Nhất

24/01/202500:09:32(Xem: 2040)

 

Ảnh minh họa_Cung Đô và bà Kiều Chinh ngày Tết
Cung Đô và bà Kiều Chinh ngày Tết

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Nhân ngày Tết Việt Nam đến, tác giả ghi lại vài tục lệ cổ truyền mà nhiều gia đình Việt vẫn còn gìn giữ nơi hải ngoại.

 

***

 

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. My đi vào tiệm tạp hóa trong đầu cứ lẩm nhẩm lời mẹ dặn “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối thì dễ rồi, nhưng còn vôi, kiếm đâu ra?

 

Những ngày lễ khác, mẹ chẳng để ý, con cháu muốn làm gì thì làm. Chỉ có Tết Nguyên Đán là mẹ nhớ. Hình như cả đời mẹ chỉ chú trọng đến tết Ta. Mẹ không muốn bỏ qua bất kỳ tục lệ nào. Mọi thứ đâu ra đấy, không có làm phiên phiến qua loa.

 

Một tuần trước ngày mồng Một phải cúng ông Táo, mẹ gọi là ông Công. My chiều theo ý mẹ, cho bà vui. My không nhớ hồi còn ở Việt Nam, cúng ông Táo cần những thứ gì. Phía Đông Bắc Mỹ không có nhiều người Việt, không có hàng mã giấy tiền vàng bạc. Nhưng chắc chắn có bán cá chép còn sống.

 

Mẹ bảo ông Công rất quan trọng cho hạnh phúc gia đình. Những nhà hoang, bước vào bạn có cảm giác lạnh tanh vì không có bếp lửa. Ngay cả lúc đi chơi xa, khi trở về nhà bạn cũng có thấy không khí lạnh lẽo. Vậy mà chỉ cần vào bếp nấu ấm nước, bạn sẽ có cảm giác ấm áp. Mẹ nói nhà nào bếp núc lạnh tanh là nhà đó vắng tiếng cười.

 

Dẫu bây giờ toàn xài bếp gas bếp điện, nhưng mỗi nhà cũng vẫn phải có ông Táo.

Ông Táo ghi nhận mọi sinh hoạt trong gia đình. Tới 23 tháng Chạp, ông cỡi cá chép bay lên thiên đình báo cáo cho Ngọc Hoàng.

Không biết báo cáo xong, Ngọc Hoàng có xử phạt hay khen thưởng gì không? My không biết, nhưng thấy mẹ rất thành tâm muốn cúng, như nhắn gửi lời cảm ơn ông giúp cho nhà cửa ấm áp, gia đình hạnh phúc.

 

Mẹ già rồi, bất cứ chuyện gì mẹ muốn, con cháu đều chiều theo ý mẹ. Ngày xưa muối bỏ bao nylon, muốn mua bao nhiêu tùy ý. Còn vôi màu hồng, nhão, người bán trét vào miếng lá chuối gập lại. My vẫn thường mua cho bà ngoại hồi còn ở Việt Nam. Về nhà mới trét vào cái hộp nhỏ xíu có nắp đậy, để vôi đừng bị khô. Hôm 23 tháng Chạp, nấu cơm chiều xong là phải lau chùi bàn bếp thật sạch để đưa ông Táo về trời.

 

My ghé chợ Tàu, mua con cá chép còn bơi trong hồ, về thả trong chậu nước và mâm trái cây. Hai đứa nhỏ đi học về, thấy có cá còn sống, bơi trong chậu, thằng lớn thích quá vỗ tay hò reo ầm ĩ, kiễng chân lên xem cá. Thằng nhỏ không nhón chân được, thò tay kéo chậu cá xuống, may quá bà thấy kịp, hét toáng lên:

 

- Ơ kìa! Thằng Nỡm.

 

Nghe bà mắng, cả hai sợ quá đứng im. Tôi cũng sợ, lôi hai thằng ra khỏi khu vực nhà bếp, dỗ dành:

 

- Lát nữa cúng xong, mẹ mang xuống cho xem.

 

Ở Mỹ seafood chỉ có cá, ghẹ, lobster mới có bán khi còn sống, còn tất cả đều đông lạnh. Gần nhà tôi có tiệm bán gà vịt còn sống. Khách chọn xong, họ mới giết, nhổ lông. Nếu muốn lấy tiết thì đưa cho họ hộp đựng. Tất cả đều dùng máy cắt cổ vặt lông trong phòng kín, chứ không có kiểu VN giết khơi khơi trước mắt mọi người, man rợ quá.

 

Tôi nhớ mãi 60 năm trước, ngày đầu tiên sau lễ cưới, mẹ đã bảo chị dâu Cả cắt cổ con gà mái tơ, làm cỗ. Lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng thấy chị dâu mặt tái mét, lớ ngớ không biết làm sao cắt cổ gà. Chị năn nỉ tôi cầm giúp hai chân và hai cánh con gà. Mẹ tôi chợt đi ngang, thấy “ngứa mắt”, nói:

 

- Không cần tới 2 người mới giết được con gà “nhoe”.

Mẹ xua hai chị em đứng ra xa, chỉ một mình, bà dùng hai chân của mình đè xuống hai chân con gà. Sau đó vặn chéo hai cánh gà vào nhau, rồi dùng cả hai chân của bà, một chân đè hai chân gà, một chân đè hai cánh gà đã bị vặn chéo. Còn lại hai tay, bà ung dung nắm cổ gà, lật phía sau, cắt cái “èo” rất gọn gàng, trước con mắt  kinh ngạc của hai chị em. Chưa hết, vừa cứa mũi dao, là phải lật úp chỗ cắt, hứng tiết vào cái tô bên dưới. Chứ cứ để ngửa, tiết phun có vòi, bắn tung tóe “hết ăn”!

 

Cuộc đời là cái “nợ đồng lần “, lúc trước tôi phải ra chợ mua cau trầu cho bà ngoại. Bây giờ mẹ thành bà ngoại, tôi lên chức mẹ, không còn rụt rè khiếp đảm khi phải cắt cổ gà nữa. Hồi còn ở VN, tôi đã cắt cổ biết bao nhiêu con gà.

 

Bởi vậy hôm lễ Thanksgiving vừa rồi, hai đứa cháu nội của bà ở tiểu bang khác qua thăm. Tôi ung dung ra chỗ bán gà sống, mua một con gà trống và một con gà Tây cho chúng xem. Tôi giấu dưới basement, ngay cả tôi cũng không hề biết mới 4:45 sáng, con gà trống gáy ò ó o, làm cả nhà thức giấc hết, mọi người ùa xuống basement, con nít kích động nhất. Ông chồng nhìn tôi lắc đầu.

 

Chiều đó tôi giết con gà Tây làm tiệc, giữ lại con gà trống. Ai dè chiều hôm mọi người đã ngồi yên vị ở bàn ăn, đúng 4:45pm con gà trống lại cất tiếng gáy ò ó o, làm cho đám con nít không chịu ngồi ăn nữa, chạy xuống basement chơi với con gà. Lúc này thằng em tôi mới biết tôi dám giết gà Tây sống tại nhà. Cậu ấy hoảng hồn cảnh cáo:

 

- Sao chị liều lĩnh vậy? Chỉ tiệm bán có giấy phép mới được giết gà. Không ai được phép giết sinh vật sống tại nhà.

 

Vì mới qua, nên tôi không hề biết. Có ông Việt Nam bực mình con raccoons chui vào garage, ổng đập nó chết tươi. Ngặt nỗi bà hàng xóm thấy, gọi cảnh sát. Thế là ổng gặp rắc rối, dù là thú hoang phá hoại, cũng không được tự giết chúng. Báo chí đăng tùm lum chuyện này. Thiệt tình luật lệ xứ Mỹ rắc rối quá. Nhớ mấy chục năm trước, ông Việt Nam đi lượm sò cũng bị bắt, tin tức rêu rao trên báo vì khứa này là quan chức xứ mình, qua Mỹ đi công cán (chứ không phải dân thường). Qua ngày hôm sau, tôi mang trả lại con gà trống, trước khi bị hàng xóm than phiền gọi cảnh sát.

 

Sống ở Mỹ thật khổ sở khi phải đốt nhang thật. Bên ngoài trời lạnh, cửa đóng kín mít, mẹ vẫn muốn đốt nhang. Ông Táo không có bàn thờ riêng, mỗi năm chỉ cúng một lần trên bàn bếp. Chứ thật ra bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà toàn xài nhang điện. Cũng có thắp một chút vào ngày giỗ, chứ mùi nhang ngột ngạt khó thở lắm.

 

Mấy hôm nay mẹ cứ nhắc “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”. My dạ dạ để con mua. Bây giờ đang lang thang trong tiệm chạp phô, kiếm đâu ra vôi. Chẳng lẽ mua mấy hộp phấn viết bảng. Đúng rồi, mua phấn viết bảng, đem giấu trong garage, rồi bỏ vô máy xay cho mịn, chắc mẹ không biết. Nhưng mà vôi nhão để ăn trầu, không phải vôi quét tường.

 

 Mẹ già quá rồi, nhớ nhớ quên quên. Nhưng My vẫn muốn chiều theo ý mẹ cho bà vui lòng. Mà sao cái cần quên thì mẹ lại nhớ. Thật nan giải, hay là cứ giả vờ quên mua, chứ đánh lừa mẹ, My áy náy quá.

 

Ngày xưa ở VN, ăn Tết đủ ba ngày. Qua xứ người bận rộn, lễ nào cũng chỉ có một ngày. Vả lại người lớn đi làm, con nít đi học cũng chỉ nghỉ theo lễ xứ người. Còn Tết Nguyên Đán rơi vào ngày thường, mọi phong tục xuất hành, hay xông đất đều bỏ qua hết. Chỉ có điều lì xì trẻ con, chúc tết ông bà thì vẫn còn giữ.

 

Mùng Một, mùng Hai, mùng Ba tôi phải đi làm nên chỉ sắp xếp trái cây trên bàn thờ, thay nước cúng. Nhưng chiều mùng Bốn phải xin về sớm làm cơm “đưa ông bà”. Có đón thì phải có đưa. Chính phong tục đón đưa ông bà, làm cho con cháu có cảm giác ông bà cha mẹ cũng cùng về ăn tết với gia đình. Đó là điều đặc biệt khác với những ngày lễ khác.

 

Ba mươi tết là ngày cuối cùng của một năm, mẹ luôn luôn nấu cơm mời ông bà về ăn tết với con cháu. Cỗ nấu thịt vịt, qua đầu năm kiêng ăn vịt sợ xui (kiêng hết tháng Giêng).

 

Cúng giao thừa, đặt mâm cúng trước cửa ra vào. Hồi xưa còn ở Việt Nam cúng ngoài sân, bây giờ qua Mỹ trời lạnh quá, cúng trong nhà, nhưng vẫn mở cánh cửa gỗ, chừa cửa Storm door bên ngoài. Mẹ nói năm mới phải mở cửa cho tài lộc vào nhà.

 

Bà ngoại tuy già, nhưng vẫn nhớ không cho quét nhà ba ngày Tết, không la rầy hai thằng cháu, không gọi chúng là “thằng nỡm.” Không những vậy bà còn luôn miệng nhắc:

 

- Tết nhất, anh em không được cãi nhau, không được giành nhau đồ chơi.

 

Một lô những cái “không”, thằng anh ghé tai tôi hỏi nhỏ:

 

- Mẹ ơi! Sao bà gọi là “tết nhất”. “Thằng nỡm” là gì hả mẹ?

 

- Con ơi! Mẹ cũng không biết. Hồi xưa bà còn gọi mẹ là “con bú dù”. Mẹ cũng không biết con bú dù, nó ra làm sao.

 

Tết sắp đến, thân chúc các bạn thân tâm an lạc, muốn gì được đó.

 

Tân niên hạnh phúc!

  

Lại Thị Mơ

 

Ý kiến bạn đọc
28/01/202503:29:07
Khách
Ông Táo là thần bếp , ông Công là thổ thần( thổ công ) hoàn toàn khác nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 234,331
Khi đến San José (Bắc Cali) theo diện H.O. vào cuối tháng 10, năm 1992, sau một thời gian ngắn, cuộc sống gia đình gồm ba người: vợ, con trai và tôi tạm ổn định. Vợ và con tôi tiếp tục đi học. Còn tôi đã xin vào làm cho hai hãng điện tử Flextronis và IBM. Công việc cuối cùng là Crossing Guard. (Hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường an toàn). Đây là công việc bán thời gian. Tôi đã làm hơn 17 năm. Sau đó, vì lớn tuổi, sức khoẻ giảm và không còn lạnh lẹ như trước, nên tôi không thể tiếp tục được nữa!
Đây không chỉ là câu chuyện nhà họ. Mà đâu đó, chúng ta sẽ thấy bóng mình trong đó. Trong những nhọc nhằn gian khổ bước đầu. Trong giọt nước mắt tủi thân, bất lực. Trong mơ ước nhỏ nhoi, bình dị của một con người - có một việc để làm, một mái nhà để trú, một cuộc đời hạnh phúc, an yên bên gia đình. Chúng ta sẽ dễ dàng có được sự gần gũi và đồng cảm với họ. Vì tất cả cùng một phận đời di dân.
“Xin được tự giới thiệu, tôi tên là N.D., là thông dịch viên cho H.V. hôm đó V. gọi báo cảnh sát Anh nhờ tìm kiếm anh H. Không hiểu sao có gì đó xui khiến, tên và chi tiết cá nhân của anh H. còn lưu giữ trong máy kindle của tôi. Điều rất kỳ lạ là bình thường tôi viết lên bảng điện tử rồi xóa đi, duy chỉ bữa đó tôi sử dụng kindle nên chi tiết về anh H. còn lưu lại. Sau khi dịch cho V., tôi thật lo lắng, bồn chồn, cầu nguyện cho anh H. được bình an, còn sống ở đâu đó, hay đã đi thoát trên mấy xe kia. Cầu mong sao tên anh không có trong danh sách 39 người! Thật bàng hoàng và đau xót khi cuối cùng thấy danh sách của cảnh sát hạt Essex, Anh, được công bố có tên anh H. Tôi không biết nói gì hơn là thành thật chia buồn cùng gia đình. Thắp giùm tôi nén nhang trên bàn thờ anh H., V. nha! Xin hãy nén đau thương mà sống!”
Biết được chùa Hương Đạo cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho việc chuẩn bị Đại lễ Tam Hợp (Đại Lễ Vesak) tại Chùa Hương Đạo, vào một ngày cuối tuần, tôi có chút thời gian rảnh nên tôi đến chùa để làm thiện nguyện. Chùa Hương Đạo nằn ở thành phố Fort Worth là ngôi chùa tôi thỉnh thoảng lui tới để làm công quả. Chùa có cảnh quan khá đẹp và sạch sẽ. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây và nhiều loại hoa khác nhau như hoa anh đào (sakura), hoa hồng, hoa râm bụt, hoa sứ, hoa cúc trắng, hoa dã quỳ...
Từ ngày về hưu, Ông Tư thong thả, nhưng buồn! Hằng tuần, vào buổi sáng thứ Bảy, sau ngày xổ số Powerball Lottery, ông thường lang thang trong khu Phước Lộc Thọ, mong tìm gặp các bạn già rủ nhau uống ly cà phê, tán gẫu sự đời, bình luận thời sự chính trị … cho qua thì giờ. Gần mười hai giờ, chia tay các bạn già, ông thả bộ vào một tiệm 7- Eleven gẩn đó mua một tấm vé số Powerball, rồi về nhà ăn trưa.
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Nhạc sĩ Cung Tiến