Hôm nay,  

Thuế & Nợ. Tiếng Nói Cử Tri (2)

09/09/202000:00:00(Xem: 7684)
Hồ Nguyễn
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt  2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. 

***
 
Xin được nói ngay. Tôi không phải là một chuyên viên ngành thuế, chắc chắn việc diễn giải về nó có tính chất khái quát như bao nhiêu công dân khác. Phần chi tiết và tính chính xác xin dành cho các chuyên gia ngành này (như Tố Nguyễn chẳng hạn) . 
Sống ở Hoa Kỳ ai ai cũng phải đóng thuế. Riêng tôi đi nhiều nơi, làm nhiều công việc, tất nhiên đóng nhiều loại thuế khác nhau. Nhân mùa bầu cử, tôi muốn chia sẻ với các cử tri khác về các loại thuế mà chúng ta đã đóng góp cho công qũy thế nào, chính quyền dùng nó ra sao. Một vài khía cạnh về công nợ.

Thuế liên bang:

Được gọi là thuế lợi tức hay income tax. Mỗi cái check người dân Hoa kỳ làm ra sẽ được  chủ nhân các công ty, thông qua bộ phận kế toán, trừ và gửi ngay về cơ quan IRS thuộc bộ tài chánh. Nhiều hay ít tùy vào số tiền lương nhận được và việc khai báo có bao nhiêu người phụ thuộc (dependent). Riêng các công ty sẽ căn cứ: lớn nhỏ, thể loại, lợi tức nhiều hay ít để đóng mỗi qúy, hay cuối năm.
Kết thúc một năm, các công ty có thời hạn chót để tổng kết khai thuế vào ngày 15-03, cá nhân thì 15-4. Ai còn thiếu thì đóng bù, ai dư thì chính phủ sẽ trả về.

Tổng sản lượng quốc gia của Hoa Kỳ GDP năm 2019 khoảng 21,500 ti USD. Bình quân đầu người cuả công dân xứ này khoảng 65 ngàn Usd.  Số tiền thuế liên bang thu được là 3,460 tỉ USD, khoảng 16%.

Thuế tiểu bang:
Hoa Kỳ có 50 tiểu bang. Mỗi bang có chính sách thuế khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và cách điều hành của chính quyền tiểu bang. Hầu hết các tiểu bang đều có thuế mua bán (sale tax) là nguồn thu chính, bên cạnh còn có thuế biển số lái xe và các dịch vụ kinh doanh, thương mại khác. Nói hầu hết bởi tôi biết tiểu bang Oregon không áp dụng thuế mua bán trên bất cứ mặt hàng nào. Trong khi Wa., NY., có đến +- 9% thuế sale tax trên các mặt hàng không phải thực phẩm được áp dụng.

Thuế thành phố hay quận hạt (city or county):
Tôi không biết lý do tại sao? Nhưng quận hạt thường có diện tích đất đai lớn, trong khi thành phố thì giới hạn trong các khu down town có thương mại sầm uất, nhưng về diện tích đất đai thường nhỏ hơn. Thí dụ King County ở Seattle bao gồm luôn các thành phố chung quanh như: Renton, Bellevue, White Center, Mercy Island...Hay Orange County thuộc Florida State bao gồm vài chục các thành phố, từ Orlando tới... Union Park. Nguồn thuế của các quận hạt thu được từ bất động sản, tức nhà cửa, building thương mại hay đất đai, nói chung là Real Estate.

Nếu những người chủ các bất động sản này không đóng thuế thì sao?

Thưa, không sao hết, sẽ có người khác đóng dùm. Chính phủ cần tiền để chi tiêu cho mọi việc, nên đâu có ngồi yên chịu trận. Hàng năm cơ quan quản lý nhà đất sẽ mở các cuộc đấu giá để thu tiền của các gia chủ quên hoặc chưa có khả năng đóng thuế. Lãi suất để người bỏ tiền ra đóng dùm nằm trong khoảng từ 12%-24%, ai đấu với giá lãi suất thấp hơn sẽ được trả khoản thuế thay cho chủ nhà và được hưởng tiền lời trên số tiền ấy. Lãi suất này giữ nguyên cho đến khi chủ nhà đóng thuế, nhân viên thu thuế sẽ cộng cả vốn lời, thu nhận rồi trả về cho người đóng thuế dùm này.

Sau 2 năm nếu chủ nhà vẫn không đóng thuế cho chính phủ thì người đóng thuế dùm có để điền đơn với cơ quan chức năng yêu cầu bán bất động sản này để thu hồi tiền thuế mà họ đã đóng dùm. Sau các thủ tục như: Gửi thư đến các địa chỉ, công báo trên các cơ quan truyền thông trong 3 tháng. Nếu vẫn không thấy chủ nhân trả lời, chính phủ sẽ đưa qua cơ quan Taxdeed Auction sale. Đến cơ quan này thì ai trả giá cao sẽ làm chủ bất động sản đó. Chính phủ sẽ thu hồi tiền thuế trả cho người đóng dùm, trừ lại tiền thủ tục hành chánh... Còn bao nhiêu thì trả về cho khổ chủ. 

Đó là trên nguyên tắc, thực tế ít người đóng thuế dùm phải đưa qua taxdeed sale, bởi kiếm đâu ra chỗ cho vay với lãi suất cao mà ăn chắc như vậy. Khi phải làm điều này thì thời gian thường phải từ 5 năm trở lên.

Còn một việc nho nhỏ khác mà một số đồng hương có thể vì không biết nên thường chịu thiệt thòi. Đó là xin chương trình Hometeads cho căn nhà mình đang ở. (các căn nhà đầu tư thì không được).
Khi được chấp thuận thì chủ nhà được hưởng các quyền lợi như sau:
- Giảm được khoảng 50% thuế bất động sản hàng năm.
- Trừ khi bị forceclosure bởi chủ nợ. Còn lại tất cả các trường hợp khác sẽ không bị mất nhà. Thí dụ: Một trong hai vị chủ nhà bị căn bịnh hiểm nghèo mà không có bảo hiểm, tiền nhà thương tốn hết 1 triệu, người nhà không có tiền trả. Bên bệnh viện sẽ có các luật sư làm thủ tục xiết nợ. Họ có thể lấy hết các tài sản khác, trừ căn nhà mà chủ nhân đang ở, cả hai sẽ được tiếp tục sống ở đó cho đến lúc chết.

Trở lại việc thuế.
Như vậy mỗi công dân Hoa Kỳ sẽ đóng thuế hàng năm trên: Số của cải làm ra, các sản phẩm tiêu dùng, và hầu như tất cả của cải con mắt trông thấy mà mỗi người tích lũy được. Ấy là chưa kể đến các dịch vụ như: các loại giấy phép để làm ăn kinh doanh, sử dụng các phương tiện...Mỗi thứ đều có biểu thuế riêng cho người cần dùng đến nó.

Rồi chính quyền sẽ chi tiêu thế nào?

Hãy nói về thành phố hay các quận hạt trước:

- Đầu tiên là chia cho các thành phố theo tiêu chuẩn từng nơi đã được các nhà làm luật quyết định, để trả lương nhân viên cho chính quyền các cấp trong việc điều hành và bảo vệ an ninh trật tự...
- Xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, hệ thống điện nước... chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai và tu bổ, bảo trì những cái đang có.
- Cung cấp các phương tiện cho nhu cầu dân sinh như: Trường học, các công viên, khu vui chơi giải trí.


Cũng như vậy, chính quyền tiểu bang dùng ngân sách thu được để:
- Trả lương cho các nhân viên trong bộ máy công quyền tiểu bang.
- Kết hợp với liên bang để xây dựng và bảo trì các con đường lớn, nối các tiểu bang lại với nhau mà chúng ta gọi chung là Freeway hoặc Highway.
- Chung tay với liên bang và quận hạt trong hệ thống giáo dục.
- Và điều hành, cung cấp tất các nhu cầu khác trong đời sống công dân thuộc vùng địa lý, hành chánh của tiểu bang mình.

Với chi tiêu Liên Bang thì rộng lớn hơn, ngoài lương bổng cho các nhân viên thuộc bộ máy hành chánh liên bang, còn phải chi tiêu rất nhiều thứ khác như:
- Quốc phòng để giữ nước và bảo vệ cho các quyền lợi khác của đất nước trên toàn thế giới.
- Ngoại giao.
- Một phần lớn an sinh xã hội, giúp người nghèo (welfare) trong đó có cả việc tài trợ y tế.
- Qũy hưu bổng cho người già, cựu chiến binh...
- Chia sẻ chi tiêu cho việc giáo dục, với các địa phương.
- Các nghiên cứu chính trong việc phát triển và bảo vệ quốc gia như N.A.S.A
- Các chiến lược về bang giao quốc tế.
- V.v và v.v.

Nợ:

Công nợ của chính phủ Hoa Kỳ đã có từ lâu lắm, tính đến trước năm 2000 thì không qúa 6 ngàn tỉ. Nhưng tăng vọt từ đó đến nay. Thống kê cho biết hiện nay chính phủ Hoa kỳ đang mang nợ khoảng 27 ngàn tỉ vào cuối năm 2019. Nhưng hôm nay khi ngồi viết bài này thì đài CNBC cho biết số nợ đã lên đến 33 ngàn tỉ. Phần lớn trong số nợ này được mượn từ chính người dân Hoa Kỳ, kế đến là các quốc gia có dư tiền như Tàu, Nhật...qua việc phát hành công khố phiếu. Nếu chia đều mỗi công dân Mỹ sẽ lãnh 100 ngàn Usd tiền nợ. Dĩ nhiên nợ thì phải trả  tiền lời, sẽ lên đến hàng trăm tỉ mỗi năm.
Một vài con số tính bằng tỉ USD.

Năm:             2013     2014     2015     2016      2017     2018     2019     2020
Thâm thủng:  680       485       442       585        665        779      984       2740 + 

Rồi làm sao trả? 

Nếu nói về kinh tế gia đình thì ai cũng có có thể trả lời. Chi nhiều hơn thu thì mắc nợ, nợ mà không trả thì chủ nợ sẽ xiết các tài sản mình có. Các thành phố hay tiểu bang cũng tương tự, chi nhiều hơn thu thì thiếu nợ, nợ nhiều mà không trả được thì luật pháp Hoa Kỳ cho phép khai phá sản để xù nợ. Tất nhiên khi làm điều này sẽ tổn hại đến tín dụng lâu dài của người mắc nợ. Lần sau đâu ai dám cho vay nữa. Trước đây mấy năm, bên Âu Châu cũng có một quốc gia (Hy Lạp thì phải) mắc nợ nhiều qúa, sắp dẫn đến việc khủng hoảng kinh tế, khiến chính phủ nước ấy phải thay đổi chính sách, điều tiết lại việc chi-thu và kêu gọi công dân của họ phải thắt lưng buộc bụng để cân bằng ngân sách, hầu có tiền dư ra mà trả nợ.
 
Tại Hoa Kỳ thì như trên đã nói, nguồn thu chính của liên bang là do người dân, các cơ sở kinh doanh đóng góp qua khoản thuế lợi tức. Chính phủ muốn giảm thuế cho các công ty để họ tao ra việc làm,  ngoài mục đích phát triển kinh tế, càng nhiều người có việc làm thì chính phủ càng thu được nhiều tiền thuế để bù lại. Trong thực tế mấy năm qua khi thu không đủ tiền chi tiêu cho các nhu cầu của đất nước, nợ công cứ tăng lên hoài . Ấy là không kể năm 2020 vì có thêm đại dịch mà số nợ công tăng lên kỷ lục, khoảng trên 5000 tỉ.

Hôm trước trên mạng, nhân nhắc về gói kích cầu thứ hai chủa chính phủ, tôi có đặt câu hỏi này với người bạn trẻ thì được trả lời, đại ý: Chuyện công nợ của Hoa Kỳ đã có hàng trăm năm nay rồi, chính phủ cho tiền thì mình xài, hơi đâu mà phải lo "con bò trắng răng". Có lẽ đây cũng là tâm trạng chung của đa số công dân. Nhưng tôi thì vẫn lo, bởi nợ nhiều mà không có tiền trả thì hoặc phải bán vàng, không có vàng thì bán tài nguyên, thậm chí bán cả nước như bên Việt Nam thì con cháu tôi biết chạy đi đâu mà sinh sống?

Chút chuyện thời sự.
Mới đây trên mạng xã hội luân lưu lời khen có kèm theo hình ảnh: Khi TT Trump lên chấp chánh. Ngài đã cắt bớt nhiều nhân viên trong Tòa Bạch Ốc, tiết kiêm cho ngân sách quốc gia mỗi năm cả chục triệu dollar. Rồi đem so sánh với cựu TT Lý Quang Diệu và vài nhân vật lịch sử khác trên thế giới. Tôi nghĩ vì yêu mến Ngài TT mà bà con cố phổ biến điều này. Cử tri nông dân như tôi thì suy nghĩ nông cạn như vầy:

- Người lãnh đạo quốc gia cần có tầm nhìn cao xa như chim ưng, chim phượng...Tính việc kinh bang tế thế mà người thường không thấy được. Xá chi mấy chục triệu tiền lương nhân viên so với cả trăm, ngàn tỉ nợ công tăng cao hơn so với các đời tổng thống trước.

- TT Lý Quang Diệu xuất thân không giàu. Sau nhiều năm điều hành đất nước với sự liêm chính, ông trở về mái nhà xưa, sống cuộc đời thanh bạch như cũ. Hình ảnh ấy chỉ nói lên một điều đáng ca ngợi: Khi tham chính ông không tư lợi, chỉ hết lòng vì nước, vì dân. TT Trump còn tại chức, hãy để lịch sử phán xét sau này về các việc ông đã làm được cho quốc gia dân tộc. Lúc ấy chúng ta sẽ ca ngợi hoặc phê phán cũng không muộn.

- Luật pháp là những giá trị phổ quát mà đa số công dân công nhận qua qúa trình lịch sử. Công dân bầu chọn cho các vị đại diện Lập pháp và Hành pháp. Các vị này biểu quyết với đa số đồng ý ở cả hai viện quốc hội, rồi đem qua hành pháp mà Tổng thống là đại diện phê chuẩn mới thành luật. Những giá trị ấy phải được mọi người tôn trọng và cố gắng tối đa để thi hành. Càng làm chức vị lớn càng phải cẩn trọng gìn giữ để làm gương cho công dân. Nói vậy vì hôm rồi trên mạng xã hội, một tờ báo lớn theo dõi và đăng lên thông tin TT đã nói không đúng sự thật hơn 20 ngàn lần trong hơn ba năm qua. Một facebooker ngôn rằng: Có chính trị gia nào không nói dối? Lý luận kiểu chày cối: Thấy người ta làm sai rồi mình làm sai nhiều hơn hay sao?

- Lệnh Hành pháp là những quyết định tạm thời của Tổng thống, để làm một điều cấp bách nào đó vì nhu cầu của đất nước. Vì chưa có luật cụ thể về vấn đề nay, nên chưa chắc đã mang lại lợi ích chung cho công dân? Mà chỉ là cách nhìn của Tổng thống. Tuy luật pháp cho quyền Hành pháp dùng nó tạm thời, nhưng sẽ gây tranh cãi, kiện tụng...Nếu đụng chạm đến quyền lợi của nhóm công dân khác. Chuyện kiện tụng thì ai cũng biết nó sẽ tốn nhiều công qũy quốc gia. Vì vậy cảng giảm thiểu ban lệnh Hành pháp càng tốt.

Ấy là đơn cử một vài về chuyện nước non. Xin nhắc lại, như một anh mù đi xem voi, tôi viết đôi điều về cái nhìn của mình. Mời bạn chia sẻ cách nhìn của bạn. Nhưng xin đối xử với nhau hòa nhã, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Dùng những yếu tố cụ thể để để dẫn chứng cho nhận xét của mình. Tránh cách nhìn chủ quan, phiến diện rồi chụp mũ, buộc tội...gây chuyện bất hoà, chia rẽ tình đồng hương.
Xin cám ơn bạn đọc.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
15/09/202023:08:55
Khách
bài góp ý của Cô Út rất hay.
11/09/202023:01:27
Khách
9/9/20- Nghi phạm hiếp dâm Donald Trump: Bà Jean Carroll tố cáo rằng đã bị Trump hãm hiếp trong một department store sang trọng ở Nữu Ước hồi giữa thập niên 90. Thế nhưng Trump lên tiếng tố ngược lại rằng bà đã nói láo.
Và vì thế hiện nay bà Jean Carroll đang kiện Trump để giữ lại thanh danh của bà. Bà nói bà vẫn còn giữ chiếc áo có dính tinh dịch DNA của Trump :

https://www.usatoday.com/story/news/politics/2020/09/09/justice-department-defend-trump/5755850002/
11/09/202022:56:47
Khách
Trump có chống phá thai hay không?

Trump là kẻ theo cơ hội chủ nghĩa, lúc theo đảng này, lúc xẹt qua đảng khác. Hiên giờ Trump theo đảng Cộng Hòa nên lên tiếng chống phá thai.

Chớ hồi năm 1999, Trump tuyên bố pro- choice để cho phụ nữ tự quyết định về bào thai.
Trump was long a supporter of abortion rights as a private citizen and businessman, saying in 1999 that he was "very pro choice.
https://www.usnews.com/elections/abortion-2020 address the annual Right to Life March in Washington, D.C
https://ballotpedia.org/Donald_Trump_presidential_campaign,_2016/Abortion
11/09/202016:04:51
Khách
Phần 2 Trump có thật là cộng hoà không?


Chứng cớ?

Hãy xem xét việc Trump với tư cách là tổng tư lệnh quân đội liên tục chửi lính tục tĩu và đuổi việc tất cả các tướng lãnh và đối xử tệ hại với lính, thậm chí yên lặng để Putin giết lính Mỹ. Lên tiếng yếu ớt cho có lệ cũng không dám.(Xin đọc bài tôi viết về Trump và Putin).

Hãy xem Trump xúi giục dân Mỹ trắng mang súng ủng hộ Trump và gây hỗn loạn cho các tiểu bang dân chủ. Trump chỉ là tổng thống của các tiểu bang cộng hoà ủng hộ Trump? Dân Mỹ tại các tiểu bang khác mặc dù vẫn đóng thuế cho liên bang nhưng bị Trump bỏ mặc, gây xáo trộn an ninh để trừng phạt. Đây là cách hành xử của độc tài.

Hãy nghe Trump khoe với ký giả Woodward là biết hết về chuyện nguy hiểm và dễ lây của virus COVID-19 từ tháng 2 nhưng qua tháng 3, lại nói là dân chủ dựng chuyện, tiếp tục vận động cả ngàn người bên trong nhà, không mang khẩu trang, gây ra cả ngàn ca nhiễm và chết.

Đến bây giờ Trump vẫn chế giễu, cười cợt, và khuyến khích hội họp không mang khẩu trang. Đó là hành động của một tổng thống thương dân? Hay của một tên lưu manh cố ý giết người ? Mà nên nhớ, đây là những người ủng hộ Trump. Tại sao ?

Trump chỉ lợi dụng tên Đảng CH để phục vụ cho quyền lợi cá nhân của Trump và gia đình.

Như những đứa trẻ mất day hay hà hiếp những đứa trẻ khác bằng cách đặt tên xúc phạm, Trump đặt tên khiếm nhã cho tất cả mọi người Trump không thích. Trump chửi rủa các dân biểu, TNS của Đảng CH chống Trump là RINO, viết tắt của Republicans in name only.

Suy bụng ta ra bụng người?

Trump chính là RINO đúng nghĩa. Hãy nhìn thấy sự thật và đừng để tiếp tục bị Trump lường gạt.

Một trích đoạn trong bài viết tiếng Anh, có link bên dưới.

Further demonstrating his political promiscuity, Trump turned his back on both major parties in 1989 by registering as an independent.

In 2000, he mounted his first actual run for president, as a candidate for the Reform Party. Despite an early withdrawal from the contest, he won the party's primary in California.

Trump's allegiance switched again in 2001, when he registered as a Democrat. Speaking in 2004, Trump shed some light on his rationale.

"In many cases, I probably identify more as Democrat," Trump said in an interview with CNN. "It just seems that the economy does better under the Democrats than the Republicans. Now, it shouldn't be that way. But if you go back, I mean it just seems that the economy does better under the Democrats.... But certainly we had some very good economies under Democrats, as well as Republicans. But we've had some pretty bad disasters under the Republicans."

https://www.google.com/amp/s/www.newsweek.com/trump-republican-democrats-president-661340%3famp=1
11/09/202015:48:56
Khách
Bầu cho Trump vì Trump là cộng hoà?

Có thật Trump là Cộng hòa không?

Sự thật là Trump thay Đảng như thay áo, nhảy từ Đảng Dân Chủ sang Cộng Hoà rồi nhảy ngược lại tổng cộng là 7 lần trong 30 năm. Chỗ nào có lợi thì nhảy vào kiếm chác .

1987 - Cộng hoà
1989- Độc lập (Independence)
2000- Đảng Sửa sai (Reform)
2001- Dân Chủ
2009 - Cộng hoà ( 9 năm là DC, nhảy qua vì Obama là TT. Không biết TT là Mỹ trắng thì có thay không. Vì chính sách? Hay kỳ thị?)
2011- Độc lập
2012- cộng hoà

Dù ghi danh cộng hoà, nhưng Trump đã cho tiền ủng hộ bà Kamala Harris (DC) 2 lần, 2011 và 2013, để tranh cử Bộ trưởng bộ tư pháp của tiểu bang CA. Bà này không nhận, chuyển tiền cho các hội từ thiện.

Trong 20 năm, Trump cho tiền cả 2 Đảng, CH và DC. Đảng nào lên thì cũng ...làm ăn được. Lý tưởng ? Chính sách? Không tưởng. Tiền là trên hết.

Nhưng có điều đáng ghi nhận là Trump cho tiền Đảng DC nhiều hơn Đảng CH.

Vậy Trump là DC hay CH ?

Sao giống con tắc kè. Đỗi màu nhanh như chớp. Ghi tên là CH mà tiền thì cho DC??!! Trump là con tắc kè đặc biệt, mang một lần 2,3 màu để đổi phe cho nhanh.

2016 - hăm dọa nếu không được cộng hoà để cử sẽ bỏ cộng hoà qua Độc lập. Tất cả các ứng cử viên của Đảng CH lúc đó đều đồng ý với nhau một điểm chính:Trump nói láo . Trump chỉ tranh cử cho quyền lợi riêng và không bao giờ theo đường lối của Đảng cộng hoà .

Trump chứng tỏ điều nghi ngờ này là chính xác khi Trump chửi rủa đường lối của Đảng cộng hoà và tất cả các dân biểu, nghị sĩ, tổng thống tiền nhiệm của Đảng cộng hoà trong thời gian này cho đến khi được Đảng cộng hoà để cử.

Sau khi lên tt, Trump tiếp tục chửi rủa các dân biểu, nghị sĩ nào của Đảng cộng hoà theo đường lối Đảng mà phản đối Trump, nổi tiếng nhất là TNS John McCain và Paul Ryan bị chửi mỗi ngày.

Cuối cùng, Đảng cộng hoà chỉ còn có cái tên. Đường lối là phục vụ Trump và làm vui lòng Trump.

Quyền lợi Trump là trên hết. Kế đến là quyền lợi của Đảng Trump và gia đình. Nước Mỹ và dân Mỹ đứng chót.

Trump đã từng nói trong các buổi phỏng vấn “ tôi nghĩ tôi là thuộc về Đảng dân chủ hơn vì khi nào Đảng dân chủ cầm quyền là kinh tế phát triển lên. Đảng cộng hoà không biết thúc đẩy kinh tế. ... Tôi ủng hộ Đảng dân chủ trong việc cho bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người ( người dịch: tương tự Obamacare)”

Tuy vậy, như mọi người đã biết, Trump vì kỳ thị và ghét Obama, đã thề là sẽ bỏ Obamacare khi lên tt. Suốt 4 năm, luôn luôn hứa (lèo). Nhiệm kỳ gần xong, không có gì xảy ra. Mặc dù Trump đã hăm dọa dân Mỹ (!) sẽ bỏ Obamacare khi dịch xảy ra, tạo ra bất ổn, hoang mang, hoảng loạn trong dân chúng, vừa bệnh, vừa mất việc, mất bảo hiểm y tế, lại còn lo sợ không có Obamacare trong trường hợp nhiễm bệnh. Một tổng thống thương dân có bao giờ hành động, ứng xử như thế không?

Xui xẻo cho nước Mỹ, quá ỷ y, và quá tự tin về an ninh quốc gia đã để cho ngoại bang cộng sản Putin nhúng tay thao túng, qua Trump, đã chia rẽ người dân đến mức tệ hại và đem nước Mỹ đến mức kiệt quệ .

Ngoài nước thì mất hẳn niềm tin và kính trọng của đồng minh,ngoại giao tự cô lập, quân sự bỏ ngỏ cho Nga và Trung cộng tự tung, tự tác.

Trong nước thì mất việc kỷ lục, chia rẽ chưa từng thấy trong lịch sử cận đại, dân bệnh nhiều nhất thế giới, chết như rạ, thiên tai dồn dập, mà tổng thống chỉ đi đánh golf, xúi giục bạo loạn, đem quân đội về đánh dân, tiếp tục nói láo, dựng chuyện để gây bất ổn, bỏ thùng thư để dân không được bỏ phiếu bằng thư, trừng phạt các tiểu bang dân chủ bằng cách không trợ giúp cho thiên tai và không giúp những người mất việc, lạm quyền lấy tiền thuế phát cho thất nghiệp ở các tiểu bang cộng hòa để mua phiếu, và còn rất nhiều chuyện vi hiến khác.

Đây là sự thật.

Hãy tự hỏi Trump có thật sự theo đuổi lý tưởng của Đảng cộng hoà không? Hay tệ hơn nữa, Trump thật sự có một lý tưởng quốc gia, dân tộc gì không? Hay Trump chỉ là một gian thương tiếp tục theo đuổi chuyen kiếm tiền bằng mọi giá. Lần này cái giá là tuong lai nước Mỹ và mạng sống dân Mỹ.

Chứng cớ?

Xem tiếp phần 2
11/09/202006:44:07
Khách
Nói chuyện Trump và giải Nobel.

Đây là tin năm 2018. Trump “được “ để cử giải Nobel cho 2 nam 2017 và 2018, và cả 2 lần đều là thư để cử ...giả chử ký và tên người để cử!!!

Tên của người để cử là một người trong chính phủ Thụy Điển. Ông này khi điều tra đã cho biết ông không viết lá thư đó . Lá thư truy ra, xuất xứ từ...Mỹ!

Năm 2017, hội đồng giải Nobel quyết định không thông báo chuyện giả mạo này.(Chắc lý do chính trị. Không muốn nghe thằng trùm chửi và thù vặt)

Nhưng năm 2018, họ quyết định thông báo tin này cho thế giới biết!

Lường gạt, bịp bợm nằm trong máu.
Trump không bao giờ biết nhục và hối hận. Người ta đã cho cơ hội thì nên cải tà quy chánh. Không. Vẫn tiếp tục gian lận tiếp.

Vừa có tin, Trump lại “được” đề cử năm nay, không biết ăn quen làm tiếp hay không?

Nhục nhã chưa từng thấy cho một nước Mỹ có tổng thống bịp bợm như thế.

https://www.google.com/amp/s/www.nytimes.com/2018/02/28/world/europe/nobel-peace-prize-trump-fake-nomination.amp.html
11/09/202006:14:37
Khách
Ngày mai là 9/11. Nói chuyện Trump và NY và 9/11.

Trump lấy đi 4 triệu dollars từ tiền của Quốc hội cấp để chữa cho các lính chữa lửa của NY bị bệnh từ hậu quả của 9/11.

Tiểu bang NY ứng trước tiền và mỗi năm liên bang sẽ hoàn lại. Quỹ này do quốc hội chấp thuận từ năm 2010.

Khi Trump lên tt , liên bang bắt đầu cắt tiền mỗi năm, mà không bao giờ thông báo và cho biết lý do.

Đến bây giờ, Trump cũng chưa cho biết lý do tại sao cắt tiền.

Đơn giản: NY là tiểu bang bầu cho Dân chủ. NY liên tục đòi Trump đưa nộp hồ sơ thuế. Thống đốc Cuomo, luôn nói thẳng, nói thật, vạch ra tội của Trump trước công chúng.

NY đóng thuế nhiều nhất cho liên bang. California đứng thứ nhì.

CA bị thiên tai , dân bị liên bang bỏ mặc.

NY , dân bị bệnh từ 9/11 đến COVID-19, đều bị cắt tiền, bỏ rơi. Máy thở, NY cần nhưng Trump không cho, để chở qua cho Putin.

Ai là dân Mỹ thì nghĩ thế nào?

https://www.nydailynews.com/news/politics/ny-fdny-911-health-program-treasury-20200910-s7yam67j6vhmhbdzg6ordanfdm-story.html
11/09/202003:01:13
Khách
HOMESTEAD.
Trả lời cho (Khách) Kim Van:
- Như tác giả đã viết, thuế nhà đất tùy theo county nên có nhiều khác biệt.
Như ở Orange County Ca. thì bớt thuế 50% hay cả 10% cũng không có đâu.
Chỉ được exemption tối đa là $7,000 mà thôi.
Thí dụ value nhà của bạn hiện nay là $507,000. Bạn phải đóng Property tax 1.2%.
Khi bạn file với county cái form HOMESTEAD DECLARATION, họ bớt cho bạn $7,000
thì sẽ còn đóng 1.2% số tiền $500,000 mà thôi.
Chứ không phải là họ trừ $7,000 cho số tiền thuế mình phải đóng đâu.
Tóm lại, có lợi từ $70 cho tới $120/năm mà thôi.
Tuy ít nhưng cũng đáng làm.
Đây là hiểu biết của tôi, ai rành việc này xin cho biết thêm. Xin cảm tạ.
11/09/202000:38:35
Khách
Trả lời độc giả Khách về chuyện Trump nói láo 25 lần một ngày. Đây là tin sốt dẻo. Cách đây 2 ngày, Tuesday, September 8, nói chuyện với những người ủng hộ, chỉ trong 1 tiếng đồng hồ mà Trump nói láo 10 lần. Còn 23 tiếng còn lại trong ngày, chưa tính.

Những cuộc thảo luận chỉ dành cho những người muốn sự thật. Những người nào chỉ muốn nhắm mắt, bịt tai, không muốn thấy, không muốn biết sự thật, xin miễn vào

. https://www.cnn.com/2020/09/08/politics/donald-trump-north-carolina-rally-fact-check/index.html?utm_medium=social&utm_term=image&utm_source=twCNNp&utm_content=2020-09-09T02%3A54%3A02&fbclid=IwAR2y4MRVaEj9xh8ANegak9xWwBI5GBbWmsEzquEKVhHp_HfFbnBoeW_VGoM
10/09/202021:19:31
Khách
Đề nghị của Phao Ng. là "VVNM nên tránh xa các đề tài chánh trị" cũng rất hay vì tránh được cảnh "Gia đình xung đột, anh em bạn bè xa cách chỉ vì chánh trị".
Có vài nước rất ổn định, nơi đó 99.9% người dân tránh xa các đề tài chánh trị như VN, Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, Cuba.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,020
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Nhạc sĩ Cung Tiến