Hôm nay,  

Khi Anh Chị Tháo Chạy

13/08/202000:00:00(Xem: 7058)
doan-thi
Đoàn Thị

 

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả. 

***

Anh Hai lấy vợ năm 71 có hai con, một lần đụng độ chuyện gì đó với chị Ba, anh phán :

- Đời anh từ nay chỉ có vợ con thôi, không còn dính líu với gia đình nữa.

Câu nói đó làm mọi người thẩn thờ, ba thở dài nói :

- Sinh con ai sinh được lòng !


Lan chới với không hiểu anh nói vì nóng giận hay anh nói thật lòng.

Sau đó tuy không còn giận chị Ba nhưng anh thật sự không quan tâm đến bất cứ ai trong gia đình.


Chị Ba cũng không hơn anh, lấy chồng rồi cũng xa rời gia đình, khi nào cần réo ba má và anh em giúp đỡ thì chị lên tiếng rồi thôi.


Lan một nách chồng con, chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ nhưng không vì thế mà tôi quên ba má anh chị dù trong nghi lễ hôn phối có câu :

- Từ nay người Nam, người Nữ sẽ rời bỏ cha mẹ và anh em để gắn kết với nhau trong nghèo khó, bệnh tật cũng như lúc giàu sang, hạnh phúc cho đến cuối đời.


Dựa vào nghĩa đen của câu trên thì anh chị chả có gì sai trái, riêng Lan không giống anh chị vì luôn nhớ lời má dặn, các con chỉ có ba anh em, sau này dù có gia đình riêng vẫn phải thương yêu nhau.

Thật ra Lan thương anh chị từ tấm bé, tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng, tình cảm đó là gia tài của ba má chỉ riêng Lan thừa hưởng trong ba đứa con. 


Hai mươi năm trước anh Hai cho con gái lớn du học Mỹ, con bé lập gia đình ở Seattle bảo lãnh anh chị và thằng em đoàn tụ với vợ chồng nó, lúc đó em nó đã 21 tuổi nên phải ở lại VN.

Sau này gia đình con gái anh chuyển qua Texas, anh chị bơ vơ hai mình, vợ anh yếu đuối về mọi mặt, không khéo vén, bếp núc tàm tạm lại thích ăn ngon nên anh vương vai Phù Đổng một đời phục vụ vợ con chí tử.

Con gái anh giỏi bao nhiêu thì thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu, biết sẽ đi Mỹ mà không học tiếng Anh.


Chị Ba theo chồng qua Mỹ năm 92 vài năm sau chồng chị ly dị lấy vợ mới, từ đó chị thay đổi hẳn, vì không có con nên chị giao tế rộng rãi, du lịch đó đây rong chơi với đời.

Vài cuộc tình hờ nẩy sinh, có mối trụ được tám năm rồi chia tay vì tính chị ham vui như con nít, cơm nước qua loa vui chơi là chính, vài ông tìm chị Ba để được nâng khăn sửa túi thất vọng chào thua.


Trong ba anh em, chị Ba là người kém may mắn, lương thấp tự thân sinh sống lại có tính ham vui ăn xài bạc mạng, Lan từng giấu chồng con giúp tiền chị Ba từ lúc còn ở VN cho đến sau này.


Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự, riêng Lan thường xuyên gọi qua Mỹ chia sẻ vui buồn với anh chị. 

Những lần gia đình Lan qua thăm anh chị, ngoài quà cáp cho anh chị, Lan dúi riêng vài trăm cho chị Ba, có lần chị rủ Lan mua vàng làm của. 

Từ đó mỗi lần đi Mỹ Lan mang thêm tiền mua vàng nhờ chị giữ cho Lan, chị ghi sổ đàng hoàng tổng số quy ra tiền gần mười ngàn đô, năm kia Lan biếu chị hết số vàng đó để chị chuẩn bị về hưu.


Mười mấy năm trước chị Ba làm giấy bảo lãnh cho gia đình Lan đi Mỹ vì muốn ba anh em đoàn tụ với nhau, Lan mừng nhưng cũng chả mong đợi vì thời gian đáo hạn dài đăng đẳng, chừng nào đến đó hẳn hay.

Vừa rồi Lan nhận giấy báo hồ sơ đi định cư đáo hạn, các con của Lan đã lập gia đình nên chỉ vợ chồng Lan đi Mỹ thôi, chị Ba nhờ dịch vụ di trú ở Cali lo mọi thủ tục để nộp đơn cho Lan dĩ nhiên Lan trả mọi chi phí.  

Hồ sơ của Lan vừa nộp xong chị Ba nhờ anh Hai gọi cho Lan đề nghị gia đình Lan khi đến Mỹ lên thẳng nhà anh Hai ở Seattle để anh Hai giúp lo thủ tục giấy tờ vì chị không kham nổi chuyện này. 


Anh Hai đang chờ đón quý tử từ VN đi đoàn tụ gia đình, xui xẻo BS vừa báo tin anh bị ung thư thời kỳ cuối không biết chết lúc nào, hung tin khiến anh rơi vào cơn trầm cảm.

Mai này nếu anh ra đi ai sẽ lo cho thằng con chân ướt sủng rượu bia Sàigòn sắp qua chỉ biết vài chữ tiếng Anh, vợ muôn đời dị ứng ngoại ngữ chỉ biết « To quơ », con gái của anh ở tiểu bang xa sẽ không giúp gì được má và em trai của nó. 


Anh Hai gọi về VN cho Lan tâm sự :

- Chị Ba giao cho anh lo thủ tục giấy tờ tùy thân khi hai em đến Mỹ, sẵn hai đứa lên đây thuê phòng nhà anh chị, chỉ năm trăm một tháng thôi, nếu anh mất sớm hai đứa muốn mua lại căn nhà của anh cũng được.

Anh không biết mình chết lúc nào, nhờ hai em chăm sóc hai mẹ con thằng Toàn giúp anh, mẹ con nó lơ mơ không rành tiếng lỡ quên đóng thuế hay tiền điện nước… có ngày bị đuổi khỏi nhà không chừng.

Dù sao thì em từng làm việc với công ty ngoại quốc rành tiếng Anh thay anh lo cho chị và thằng Toàn. Em tính với chồng em lo bán nhà đi rồi báo cho anh biết sau, bây giờ anh bận công việc, anh em mình sẽ nói chuyện sau.


Anh cúp điện thoại, Lan thẫn thờ, nghĩ đến lời má dặn nước mắt chực trào không ngờ mình lại lâm vào cảnh ngộ éo le thế này.

Cả tháng nay Lan thẫn thờ như người mất hồn không hiểu vì sao chị Ba tháo chạy ngại phải giúp Lan làm giấy tờ tùy thân nên đẩy Lan qua anh Hai cho rảnh nợ để rồi anh lại giao cho Lan trọng trách thay anh lo toan cho vợ con sau khi anh khuất bóng.


Lan không biết nói làm sao để anh chị hiểu khi anh chị tháo chạy, Lan rơi vào cơn hoảng loạn như ngày Sàigòn bị đổi tên mà không dám nói cho chồng biết sự thật phủ phàng.

Sao thế nhỉ, sao Lan cứ chạy theo anh chị suốt cuộc đời này mà chả bao giờ nhận ra anh chị mãi là chiếc bóng xa dần tầm tay với từ lâu lắm, từ lúc Lan còn bé.  

Đứng trước bàn thờ Ba má Lan buồn hiu, nói nhỏ:

- Ba má ơi suốt đời này con chưa bao giờ nghĩ con là đứa con duy nhất của ba má vì con luôn tin  anh Hai, chị Ba là anh em máu mủ, điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi.


Đoàn Thị, tháng Tám 2020

 

Ý kiến bạn đọc
13/08/202014:46:01
Khách
Người Tàu có câu: “anh em kiến giả nhất phận”, nói nôm na là “thân ai nấy lo”. Tôi còn nhớ có lần trong một diễn đàn mọi người bàn luận về câu thành ngữ trên. Một người bực mình nên viết: “nói như vậy thì khi chết có chó nó thèm đi đưa đám”.
Theo tôi thì anh em phải biết giới hạn giúp đỡ nhau sau khi lập gia đình. Đừng để trở thành lợi dụng nhau như: “tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng” hay “Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự”. Đã lợi dụng đến độ người ở VN phải giúp đỡ cả tiền bạc lẫn tinh thần cho người định cư tại Mỹ. Thường thì ta vẫn thấy ngược lại, người hải ngoại giúp đỡ người trong nước.
Trích: “thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu”. Tôi biết có người bảo lãnh cả gia đình em mình qua Mỹ. Thằng con trai chỉ chịu ở một thời gian là quay về VN lại. Nó ở VN sướng quá, ngày cứ tà tà ăn nhậu la cà, tối vào vũ trường nhót với mấy em. Qua Mỹ cực thật, sáng tối cứ bù đầu đi làm mờ mắt. Bố, mẹ và chị nó cứ tháng tháng chung nhau gửi về bốn trăm đô là nó sướng mê tơi rồi. Tết tới còn có bonus thêm năm trăm đô rong chơi ba ngày tết nữa. Đây là sự lợi dụng và làm người phải hiểu và biết để nâng đỡ nhau chứ không để hại nhau.
13/08/202009:46:57
Khách
Có gì đó nghèn nghẹn với ... "điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi !" Vẫn thích đọc những bài viết của chị ở đây cũng như trên bienkhoi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,679,416
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.