Hôm nay,  

Trang Nhật Ký Của Một Sinh Viên Già Tỵ Nạn

07/04/202000:00:00(Xem: 5269)


Dương Chi

Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.


***


Ngày.....Tháng....Năm....


     “Trời ơi! Tôi trễ chuyến buýt rồi!” Tôi than khi nhìn thấy chiếc buýt cho người hành khách cuối cùng bước lên, rồi từ từ rời trạm. Sợ trễ giờ học, tôi cố gắng chạy theo. Chiếc túi chứa đầy sách mang nặng trên lưng làm tôi trợt chân. Ngã nằm xoài trên vỉa hè. Nhưng tôi cố gắng lồm cồm ngồi dậy, đứng lên, chạy tiếp. Hình như bác tài thấy tôi chạy theo xe và trợt chân ngã trên vỉa hè. Chắc hẳn bác cảm thấy tội nghiệp cho tôi. Nên đến ngã tư đèn đỏ, bác ngưng xe lại và mở cửa cho tôi lên.

     Ngồi trên xe, lúc đó tôi mới cảm thấy thấm mệt, đầu gối đau nhức, tứ chi rã rời. Tôi liền hít thật sâu như cố làm cơn đau giảm bớt, sau đó mở cặp tìm chai dầu để thoa sức lên chỗ bị trầy. Có một vật rơi xuống sàn, tôi cúi xuống lượm lên xem. Đó là thơ của Phòng Tài chánh thuộc trường Đại học Denver cảnh cáo tôi đã không học đủ mười hai tín chỉ trong quý học vừa qua. Lá thơ gợi nhớ bầu không khí nặng nề của buổi sáng được ông Kelly mời lên văn phòng. Ông buộc tôi phải trình bày lý do tại sao tôi đã không tuân thủ quy định dành cho mỗi sinh viên để nhận được học bổng trợ giúp của nhà trường và của liên bang.  Lời nói của ông Kelly vẫn còn nghe văng vẳng bên tai: “Tôi rất có cảm tình với anh, nhưng mong anh nhớ cho: tình ra tình, việc ra việc.”

     Tôi lại nhớ tới lớp Anh văn do cô Barbara phụ trách. Là một giáo sư rất khó tánh.  Lúc cô giảng bài, hai hàm răng cô khít rịt như thể cô lo sợ ruồi nhặng bay vào mồm. Rất ít sinh viên được cô chấm điểm Ưu. Ngòi viết của cô sắc bén tựa lưỡi kiếm của anh chàng Conan, trong phim Conan the Barbarian, chặt rất ngọt xuống những câu trả lời sai trong bài thi trắc nghiệm. Nên sinh viên đã gắn cho cô cái biệt danh là nữ Barbarian. Một người lúc nào cũng mang mặc cảm tự tôn. Lúc nào cũng tỏ ra ta đây thuộc thành phần ưu tú trong xã hội, có kiến thức sâu rộng và uyên bác hơn người. 

      Cũng theo nhận xét của sinh viên, những người đàn bà không chồng không con, ở lứa tuổi ngoài ba mươi, như cô Barbara đều có khó tánh như vậy.

      Nhưng không phải vì vậy mà họ không ưa thích học với cô. Số sinh viên trong lớp cô đông lắm. Trong đó có tôi.

      Lúc ghi danh chọn lớp Anh văn của cô, bạn Võ có khuyên:

     “Anh chớ nên chọn lớp Anh văn của cô Barbara vì cô rất khó lắm. Làm sao anh có thể qua cầu? Bị đánh rớt là cái chắc.”

     “Tôi không còn lựa chọn, bạn ạ. Các lớp khác đều hết chỗ. Không học với cô, tôi không nhận được học bổng của trường.”

    “Quả thật đây là một điều không may cho bạn! Làm sao bạn có thể qua được cái cầu Anh văn? Bạn không còn cách nào khác hơn là đóng chặt cửa phòng mà cắm đầu học?  Đó là lời khuyên chân thành của tôi.”

     “Cám ơn bạn đã có lời khuyên.”


      Hết khóa học, quả đúng như dự đoán của Võ, tôi không qua được cái cầu Anh văn. Bạn Võ nói không ngoa. Mặc dù tôi đã dành rất nhiều thời gian học cho môn Anh văn.  Thế mà vẫn rớt. Nên đành phải học lại khóa sau.

      Mỗi khi nhớ lại lớp Anh văn tôi vẫn còn thấy sợ. Vì tới bây giờ, tôi vẫn còn nói tiếng Anh theo giọng Pháp. Làm người nghe không hiểu, cứ luôn miệng nói: “What...” và “What...”. Khiến tôi mỏi tay ra dấu. Ngoài ra, tôi vẫn còn lẫn lộn cách đọc những chữ G và J khi spelling hai chữ cái này. 

      Một điều tôi sợ nhất là bạn bè chọn tôi làm cái đích để cười nhạo. “Một tên sinh viên già học hành tiếng Anh tiếng U như thế đấy! May may lắm thì mới vớ được em Mỹ mập tù lù, thân hình như cái lu làm bạn. Chứ sức mấy mà vớ được em đầm Mỹ xinh đẹp như hoa như mộng.”  Nghe thật sổ mình. Nhưng không dám trâng tráo trả lời: “Có nệm mút nằm còn hơn không.” Như dăm ba anh không chịu đến trường học ESL, đang hành nghề Lawn’s doctor ở thành phố Denver. 

  

     Mặc dù rớt môn Anh văn, tôi vẫn cảm thấy nhờ cố gắng học bài, đọc thêm sách nên vào khóa học mới tôi đã tương đối lấy “nốt” nghe giảng dễ dàng hơn khóa trước đây rất nhiều.  Nhưng khi nghĩ đến mười hai tín chỉ đã chọn trong quý học này, sáu tín chỉ về môn Thị trường và Kế toán đều là những tín chỉ hóc búa, khó nuốt nên không thể không lo lo. Tôi định đổi ý: Chọn Bơi lội thay thế môn Kế toán. Nhưng học như  vậy biết chừng nào mới ra trường?     

      Thình lình chiếc xe buýt ngưng lại, luồng tư tưởng của tôi bị cắt đứt ngang. Nhìn ra ngoài cửa kiếng xe, tôi thấy khuôn viên trường Đại học hiện ra trước mặt.


    

      Cặp kính cận tôi đeo bị vỡ trong lúc tôi trợt chân ngã xuống đường. Nên khi vào lớp  Kế Toán của giáo sư Mc Cabe, tôi phải rời chỗ ngồi quen thuộc, từ hàng ghế phía sau lên hàng ghế gần phía trước, để được gần bảng, để đọc chữ dễ hơn. 

      Tôi lại cảm thấy ngài ngại khi ngồi phía trước. Như có cảm tưởng đã dành chỗ ngồi tốt của những sinh viên trẻ. Và nghĩ họ là những người cần nhìn rõ bảng, nghe rõ bài giảng và cần sự giúp đỡ của giáo sư nhiều hơn tôi.  Ngồi phía trước, tôi tưởng tượng có rất nhiều cặp mắt nhìn vào phía sau ót, tạo cho tôi cái cảm giác lành lạnh nơi đó. Nên thường đưa tay kéo cổ áo cao lên. Ngoài ra, không đeo kính cận, tôi phải nheo mắt lại để đọc chữ viết trên bảng cho thấy rõ hơn. Việc này cũng tạo cho tôi thêm cái cảm giác đã làm một điều gì lố bịch khó coi.

     Tất cả những cảm giác đó làm tôi phút chốc nhìn vào đồng hồ đeo tay. Và ước mong lớp học mau hết giờ nhưng lớp học dường như cứ kéo dài đến vô tận.


      Khi tan lớp, tôi đi lại Trung tâm dạy kèm. Cô Janet, người sinh viên dạy kèm môn Anh văn, đang có ý trông chờ tôi lại học. Vừa thấy tôi, cô nói:

     “Không đeo kính, trông anh lạ quá. Có phải anh đang dùng contact lens không?”

     “Contact lens mắc lắm, tôi đâu có dư dả tiền bạc để mua. Sáng nay tôi lỡ làm vỡ cặp kính cận. Nên đang nghĩ đến việc xin tiền Phòng Tài chánh mua kính mới?”

     “Tôi không tin Phòng Tài Chánh giúp anh tiền mua kính mới đâu.”

      Tôi bắt gặp cái nhìn thương hại của cô Janet khi cô quay mặt chỗ khác. Tôi đâm ra chạnh lòng nghĩ đến hoàn cảnh của một sinh viên tỵ nạn nghèo, thiếu thốn về mọi mặt khi đặt chân tới đất Mỹ lánh nạn Cộng sản.      

      Hết giờ học thêm với cô Janet, tôi đi cà lết tới lớp của giáo sư Randy.

 

     Trong bộ vét ba mảnh, Tiến sĩ Randy đứng trên bục gỗ, trong một lớp học rất đông sinh viên, giảng về vấn đề Nghiên cứu Thị trường. Giáo sư ăn nói thao thao bất tuyệt, trông không khác một nhà hùng biện: “Việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi chúng ta áp dụng bốn giai đoạn của phương pháp khoa học.  Định nghĩa vấn đề là việc làm quan trọng hàng đầu và cũng là việc làm khó khăn đối với những chuyên viên nghiên cứu vì nó đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ và thời gian khảo sát. Thông thường nó chiếm bán thời gian dành cho một dự án…” Giọng nói của Tiến sĩ rất lôi cuốn, thu hút toàn thể sinh viên chăm chú nghe. Mặc dù, giáo sư giảng rất hay, tôi vẫn không sao theo dõi bài giảng đầy đủ được.

      Thức khuya gạo bài và sáng nay trợt chân ngã một vố quá đau nên toàn thân tôi vẫn còn ê ẩm. Khiến tôi cảm thấy buồn ngủ. Tôi đưa tay dụi mắt nhiều lần. Như để xua đuổi con ngủ. Nhưng cơ hồ con ngủ cứ lì lợm không chịu đi. Khiến mắt cứ muốn xụp xuống. Cơ hồ vô phương chống trả. Làm sao tôi có thể ngủ gật trong giờ giảng của Tiến sĩ Randy? 

      Mấy lần toan tính đi vào phòng vệ sinh rửa mặt cho tỉnh.  Nhưng lại sợ mất bài.  Tôi chợt nhớ tới chai dầu mang trong cặp, liền lén lấy thoa một ít lên mắt. Mắt tôi đau xốn lên. Đau hơn cả những khi bị ong chích. Nhưng khi nghĩ tới trường hợp ngủ gục trong lớp mà bị ai đó bắt gặp và lan truyền tin này ra, tôi sẽ khốn khổ hơn gấp nhiều lần. Vì những tiếng xì xầm, những lời chê bai của những kẻ xấu mồm xấu miệng. Tạo thành một chuỗi “gossip” đè lên người sinh viên tỵ nạn già.  Và những ý nghĩ đó sẽ ám ảnh tôi suốt cuộc đời sinh viên. Thế nên tôi đành gắng gượng chịu đựng sự đau đớn đến khi tan lớp.

      Hết giờ dạy của Tiến sĩ Randy, tôi liền nhanh chân lết khỏi lớp, lết vội vào phòng vệ sinh rửa mặt. Tôi nhìn tôi trong tấm kính trên tường:  Tôi thấy mắt tôi đỏ ngầu, gương mặt sầu thảm.

      Phải chăng đó là kết quả màn khởi đầu của cuộc thử thách gay go của một sinh viên Việt Nam vừa đặt chân tới đất Mỹ?

     Sau khi rời phòng vệ sinh, tôi vẫn miên man suy nghĩ tiếp về những khó khăn mà tôi phải cố gắng vượt qua để đạt tới sự vinh quang trong ngày tốt nghiệp ra trường. Không để cho các sắc dân tỵ nạn khác chế nhạo chê cười. Đám dân Việt Nam tị nạn dốt nát chỉ biết sống bám vào welfare và foodstamp của nhà cầm quyền Mỹ.


      Ngoài trời bắt đầu đổ mưa. Tôi nhanh chân lết vào Câu lạc bộ sinh viên để trú mưa. Để nghỉ mệt. Để cho đôi chân bớt đau. Để quên đi những sự việc không may xảy đến tôi trong sáng nay và những ngày vừa qua...Và ăn gói chip cho đỡ đói. 

     Vừa hết mưa, tôi đứng dậy, rời Câu lạc bộ để đến Thư viện đọc sách. Đi ngang qua dẫy lớp học phía Tây của trường, tôi gặp Vũ đang trò chuyện cùng một số bạn sinh viên Việt Nam học cùng lớp. Vũ chận tôi lại và nói:

     “Chúng tôi dự định tổ chức một buổi dạ vũ vào cuối tuần này, rất mong anh  đến tham dự cho vui.”

     “Không bận gì, tôi sẽ tham dự, cám ơn bạn.”

     Tôi tiếp tục vừa đi vừa nghĩ: 


     Làm sao mình có thể vừa học vừa chơi như đám sinh viên trẻ? Mình là một sinh viên già. Mình phải cố gắng học ngày đêm để mau chóng ra trường, kiếm việc làm giúp đỡ cho chính bản thân, sau đó giúp đỡ những người thân yêu đang sống trong cảnh nghèo đói ở quê nhà.


      Đi gần tới Thư viện, tôi vô tình chứng kiến cảnh anh sinh viên khiếm thị trợt chân vấp vào bực thềm.  Toàn thân chao đảo và ngã nằm lăn xuống đất còn ướt sũng nước mưa. Quần áo lấm lem. Chân tay dính đất. Trong tôi liền nảy sanh ý tưởng so sánh: Tôi với anh chàng sinh viên khiếm thị. Sự so sánh làm tôi chạnh lòng cảm thương cho anh. Và cảm thương cho cả tôi.

      Chính tôi cũng đang đi trên con đường đầy cam go khổ cực trước mặt. Chẳng khác chi đoạn đường chiến binh trong quân trường Thủ Đức xưa kia. Có khác chăng là không có những bãi mìn, những tiếng súng bắn chíu chíu trên đầu, không có cảnh ôm súng trường bò ngửa kiểu cá lốc dưới những hàng dây kẽm gai...

      Ngoài ra, con đường học vấn tôi đã chọn và đang đi cũng trơn trớt không thua gì con đường trơn trợt của hè phố tôi vấp ngã sáng nay. 

      

      Bước vào Thư viện tôi tìm một góc thật yên tĩnh để học. Tôi cố gắng chăm chú đọc những gì giáo sư Tiến sĩ Randy dạy trong lớp, trong cuốn sách giáo khoa về môn Thị trường.  Hình ảnh buổi dạ vũ do Vũ cùng nhóm sinh viên trẻ tổ chức cứ chập chờn trong đầu. Kế đến là hình ảnh anh sinh viên khiếm thị nằm ngã lăn trên đất. Khiến tôi không còn đủ tâm trí để tập trung vào việc đọc những hàng chữ nhỏ li ti trong sách.

      Tôi ngẩng đầu, hít thở thật sâu, cố làm những hình ảnh đó tan biến đi. Vừa lúc đó, tôi nhìn thấy một cặp sinh viên ngồi phía trước tôi: Sách của họ được mở rộng trước mặt. Nhưng họ đưa mắt âu yếm nhìn nhau nhiều hơn nhìn vào sách. 

      Sợ bị bắt gặp nhìn lén, tôi đứng dậy đi vào phòng vệ sinh rửa mặt. Nước mát làm tôi tỉnh táo, làm những suy nghĩ viễn vong cùng những buồn phiền vô cớ tan biến đi. Tôi chợt thấy trên tường có những giòng chữ viết nguệch ngoạch như sau:


             Tụi bay bẻ gãy cây bút chì

             Lại còn chôm chĩa cây bút mực

             Không hổ danh thi sĩ cầu xí

             Ta thề quyết trở lại đề thi.  

     

       Những hàng chữ “cua bò” trên tường làm tôi nghĩ tới tánh tình các em học sinh hay sinh viên. Không phải chỉ ở Việt Nam họ mới “quậy” mà ngay cả ở Mỹ họ cũng quậy phá không kém. Câu nói của người xưa “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”  lại chợt đến với tôi và gợi nhớ tánh nghịch ngợm của cô học sinh học với tôi thời đi dạy thêm ở trường Hoàng Nguyên, trên đường Võ Tánh Saigon. 

     “Hồi đó, ngoài trường Trung học Nguyễn An Ninh, mỗi tuần tôi còn dạy thêm vài giờ Pháp văn ở trường tư thục Hoàng Nguyên. Trong lớp có một em học trò, vừa đi làm vừa đi học, nhà ở trên đường Phan Đình Phùng, Gia Định. Bên hông chợ Bà Chiểu. Em biết nhà tôi nằm trên đường Bạch Đằng cũng thuộc tỉnh Gia Định, lúc đi về phải đi ngang chợ Bà Chiểu. Nên em thường xin quá giang xe tôi về tới chợ Bà Chiểu. Và yêu cầu tôi bỏ em xuống trước nhà thuốc Tây đầu đường Phan Đình Phùng, rồi em đi bộ về nhà. Còn tôi tiếp tục lái chiếc xe Vespa chạy thẳng tới ngã tư đèn xanh, rồi rẽ vào đường Bạch Đằng, hướng phía Hàng Xanh.

      Cô học trò còn kể, cô rất thân với cô Bông, con bà Mười. Cô còn quen cả anh Tâm, anh cô Bông, hiện đang dạy ở Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức.

      Bà Mười có mở lớp dạy cắt may tại nhà, cũng trên đường Phan Đình Phùng. Bà thường hay tổ chức các chuyến du ngoạn Vũng Tàu, Long Hải, núi Bửu Long ở Biên Hòa... các chuyến viếng thăm núi Sam ở Châu Đốc, khu Thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh. Cho các bạn hàng trong chợ Bà Chiểu. 

     Đã là bạn cô Bông, cô cũng được xem như là bạn của vợ tôi. Vì cô Bông chơi rất thân với vợ tôi. Thường hay ra chợ, ghé sập hàng Mỹ phẩm vợ tôi bán để mua son phấn. Mua ở cửa hàng vợ tôi thì không sợ mua lầm hàng giả hàng dỏm.

     Và một khi đã coi cô học trò như một trong những người quen biết trong chợ Bà Chiểu. Như các cô Hiền, cô Hường, cô Thành, cô Bé... Tôi sẵn sàng giúp đỡ. Chở cô học trò ngồi đằng sau xe đâu có mất mát gì. Giúp người là chuyện nên làm. Vả lại có cô học trò quen biết nói chuyện huyên thiên với ông “thầy tài xế”, cho dù đường xa mấy ông “thầy tài xế” cũng không còn cảm giác mệt mỏi. 

       Mỗi lần chở cô về tới chợ Bà Chiểu và thả xuống ở đầu đường Phan Đình Phùng, trước nhà thuốc Tây, cô thường nói:  

     “Em nhất định hôn thầy để trả công. Em không quên ơn thầy đâu.”

      Tôi lật đật cản:

      “Thầy giúp em là thầy giúp. Đằng nào khi đi dạy về, thầy cũng chạy xe ngang qua đây. Có gì mà ơn với nghĩa.”

       Tôi cứ nghĩ cô học trò này nói chơi nói dỡn. Làm sao cô hôn tôi được? Vì tôi đâu có xuống xe đưa mặt cho cô hôn. Dù cho đó là nụ hôn gió. Gió cũng không đưa nụ hôn tới tôi. Vì vừa bỏ cô học trò xuống, tôi liền phóng xe đi. Phóng lẹ hơn cả gió. 

       Nhưng khi về đến nhà, thay bộ đồ đi dạy ra, tôi mới nhận thấy nét môi son cô em hôn lên áo sơ mi trắng. Dấu môi hôn đỏ chót. Thật rõ nét. Thật đẹp.” 


       Nhớ lại vết môi son lưu trên áo năm xưa, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tánh đùa dai, tánh nghịch ngợm của học trò. Không phải chỉ có học trò trai mới quậy phá mà cả học trò gái cũng quậy phá không kém. Và tôi muốn bày tỏ suy nghỉ của tôi về nhận xét của người xưa. Câu nói của người xưa quả thật quá đúng. Không sai một ly ông cụ.

      Và theo thời gian, tôi cứ ngỡ rằng tánh đùa dai dễ thương của cô học trò vừa đi làm vừa đi học năm xưa đã mờ phai. Và biến mất. Như vết hôn son cô để lại trên áo. Không lưu lại vết tích gì sau khi giặt sạch.  

       Nhưng tôi không ngờ, dấu môi son đỏ in trên áo sơ mi trắng ngày xưa đó, nay đã trở thành một kỷ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời đi dạy. Để bây giờ nhớ lại câu chuyện tinh nghịch của cô học trò, vết son môi trên áo đã dấy lên trong tôi một niềm vui nho nhỏ. Như vừa đủ để tạo cái cảm giác thoải mái dễ chịu khi quay lại chỗ ngồi trong thư viện MSC. Đọc sách tiếp. Đọc miết đến khi loa phóng thanh của Thư viện thông báo giờ “đóng cửa”. Lúc đó, tôi mới vội thu xếp sách vở bỏ vào cặp để ra về. Với sự luyến tiếc thời gian đã qua rất mau.

     

     Về tới nhà, tôi khui súp hộp và ăn với bánh lạt. Ăn xong lấy ly hứng nước vòi uống. Rồi vội vã đi tắm. Sau đó lên giường ngủ. 

     Tôi cố gắng nhắm mắt ngủ để quên đi một ngày dài đã nặng nề trôi qua. Nhưng không sao ngủ được, cứ trằn trọc lăn qua lăn lại trên giường. Một hồi lâu sau, tôi mới chợp mắt được. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi lại thấy hiện ra những khuôn mặt của các vị thầy khả kính: thầy Randy, thầy Mc Cabe… đang hăng say giảng bài. 

      Tôi đưa tay dụi mắt để kiểm soát tôi đang mơ hay tỉnh. Rồi vói tay bật ngọn đèn ở đầu giường, đọc sách. Tôi đọc miết đến khi mỏi mắt buông sách ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

      Cuốn sách dầy cộm nằm bên cạnh trông tựa người tình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,666,870
Mỗi ngày nghe tin tức tìm hiểu về bệnh Covid_19, cho đến hôm nay tổng số bị bệnh là 2,132,321 người và tổng số qua đời là 116,862 người, (theo cdc.gov). Con số thật khủng khiếp cho nước Mỹ. Sau mấy tháng ban lịnh quarantine (cách ly), đầu tháng 6, thống đốc tiểu bang Cali cho mở cửa các hãng xưởng, bussinesss, tuy nhiên vẫn còn dè dặt một số như tiệm tóc, Nail, cá nhân cũng như doanh nghiệp còn vẫn theo cách chỉ dẫn của cán bộ Y Tế và thống đốc vẫn phải đề phòng cẩn thận là giữ khoảng cách khi giao tiếp, mang khẩu trang, đeo bao tay cũng như luôn rửa tay.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo