Hôm nay,  

Chim Sẻ Sẽ Buồn

29/03/202000:00:00(Xem: 38567)
Hỏi Ai _ Minh họa Đinh Trường Chinh
Chiều Buồn - Đinh Trường Chinh 


Nguyễn Trung Tây

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes.

 

***
 

Khi được hỏi về những hiểm họa có khả năng đe dọa tới đời sống nhân loại, nhà vật lý siêu đẳng Stephen Hawking nhắc tới bốn điều: thứ nhất, một cuộc chiến tranh hạt nhân bất ngờ; thứ nhì, vi khuẩn biến đổi gen; thứ ba, trái đất ấm dần; và thứ tư, những hiểm họa khác mà con người vẫn chưa biết. Lời tiên đoán của ông ngày hôm nay đang trở thành một hiện thực. Từ khi xuất hiện trên trái đất, vi khuẩn Vũ Hán họ Corona chủng mới tiếp tục đánh gục lần lượt từng quốc gia. Trung Cộng trước tiên, rồi Hàn Quốc, rồi Iran, Ý, và Âu Châu, tiếp nối là Úc và Hoa Kỳ. Mới nhất, Ấn Độ với hơn 1 tỷ người cũng đã phong tỏa. Đến ngày hôm nay, cả thế giới đều chưa kiếm ra vũ khí để chặn đứng vó ngựa bách chiến bách thắng của đoàn vi khuẩn Vũ Hán. Bởi thế, vi khuẩn Corona chủng mới đi tới đâu, nơi đó không còn bóng người.
 
Một điều khiến cả thế giới kinh ngạc ngỡ ngàng là con người (vẫn tự coi mình là một chủng siêu đẳng) bị một chủng vi khuẩn siêu nhỏ hạ đo ván. Tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của con người “hữu hình” giờ này bị một loại vi khuẩn “vô hình” đảo lộn. Cả thế giới căng thẳng, hoang mang và sợ hãi. Những con số thống kê về người nhiễm khuẩn và kẻ mất mạng bởi kẻ thù của nhân loại tiếp tục tăng vọt… Bây giờ không chỉ còn là Vũ Hán của Trung Cộng hoặc Daegu của Hàn Quốc nữa, mà là cả thế giới năm châu bị đại dịch cúm Corona!
 
Dịch Vũ Hán lan nhanh cũng bởi nhiều lý do. Một trong những lý do đó liên quan tới thời gian ủ bệnh. Vi khuẩn ủ bệnh thông thường trong vòng từ 2 tới 3 tuần lễ. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, vi khuẩn tiếp tục nhân lên, rồi nhanh chóng lây lan sang những người chung quanh. Điểm đặc biệt trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn im lìm đến nỗi người bị nhiễm cũng không biết mình đã bị dính khuẩn. Họ có thể vẫn không sốt, không ho, không đau rát cổ… Họ vẫn tươi cười sinh hoạt bình thường với người thân trong gia đình. Bởi thế vi khuẩn có dịp lây lan sang bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ và ông bà của U60 lại tà tà đi thăm viếng hàng xóm, uống ly càfe ở quán đầu xóm, ăn tô Phở ở quán đầu hẻm. Thế là nguyên cả một xóm nhiễm vi khuẩn. Xóm này đi thăm xóm kia, hóa ra cả làng, cả tổng, rồi cả nước. Cho nên không lạ chi, nước Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc, Philippines, Ấn Độ và gần như cả thế giới đều đồng loạt đóng cửa biên giới và đóng cửa nhà.
 
Giữa những bản tin đặc nghẹt trên trang mạng về cúm Vũ Hán, xuất hiện đó đây hai ba bản tin về hiện tượng ở Ý, chim rủ nhau bay về tấp nập trên những con kênh đào bình thường đặc nghẹt thuyền du khách; hoặc bầu trời thủ đô Manila thường ngày đen đặc khí thải giờ này xanh ngăn ngắt bởi lệnh phong tỏa. Một trong những lời bình luận về bầu trời xanh của thủ đô Manila từ ngày lệnh phong tỏa có hiệu lực là một câu hỏi lý thú và bất ngờ, “Vậy thì ai mới là vi khuẩn?”
 
Từ những ngày vi khuẩn Vũ Hán khai chiến rồi liên tục chiến thắng, đường phố và sông ngòi của thế giới tiếp tục vắng hẳn bóng người. Cũng bởi nhân loại (tạm thời) ở ẩn, thật là bất ngờ, trái đất có dịp hồi sinh!
 
Khi con người trú ẩn trong nhà, nhà máy đóng cửa, xe hơi xe máy xếp xó. Hiện tượng này dẫn tới hệ quả bầu trời không còn bị ô nhiễm nữa. Hết khói nhà máy và khói xăng, trái đất giảm dần hiện tượng nhà kiếng hâm nóng bầu khí quyển. Nhiệt độ không tăng, tuyết hai cực đông cứng, vi khuẩn (?) tiếp tục ngủ say dưới những tảng băng dầy.
 
Bởi con người đóng cửa sinh hoạt dưới mái gia đình, rừng xanh không bị san bằng, cây rừng không bị chặt bỏ. Hiện tượng này dẫn tới ít nhất hai hệ quả có mối liên hệ với nhau; thứ nhất, lá phổi của trái đất không còn bị tàn phá nữa; thứ hai, thú rừng từ từ được trả lại môi trường sống quen thuộc. Dơi, rắn và tê tê quay lại đời sống thường nhật!
 
Bởi con người vắng bóng, thú vật, chim chóc và cá mú không còn bị săn bắn vô tội vạ nữa. Dơi bay tự do trên bầu trời, tha hồ ăn muỗi! Rắn tiếp tục bò trườn tìm kiếm chuột chù. Cá bơi nhởn nhơ không còn sợ phải nuối trôi vào bụng chất độc hóa học thải ra từ những nhà máy!
 
Còn nhiều điều nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra tới Mẹ Đất, nếu con người tiếp tục ở ẩn trong nhà.
 
Lịch sử Do Thái ghi lại câu chuyện tháp Babel nghĩ lại cũng khá lý thú. Theo như sách Sáng Thế Ký (STK), sau trận lụt đại hồng thủy, con người hăm hở xây dựng ngọn tháp cao đến tận trời làm một tượng đài kỷ niệm. Hơn nữa, nhờ tháp Babel, con người “sẽ không bị tản lạc khắp nơi trên mặt đất nữa” (STK 11:4). Nhưng Thiên Chúa can thiệp, Ngài khiến con người mở miệng nói ngôn ngữ khác nhau… Việc xây tháp Babel thế là dở dang (STK 11:8).
 
Hiện tượng đại dịch cúm Vũ Hán gợi nhớ lại câu chuyện tháp Babel. Trước khi đại dịch bùng phát, con người tiếp tục xây dựng những ngọn tháp Babel bằng cách phá hủy môi trường sinh thái của trái đất. Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy tất cả những sinh vật của trái đất bị đẩy gạt sang bên lề cuộc sống chỉ để phục vụ cho nhu cầu của riêng chủng người. Bất ngờ từ những ngày tháng 11 năm 2019, vi khuẩn Corona xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Cộng. Thật nhanh, vi khuẩn Vũ Hán đảo ngược thế cờ. Chủng người liên tục bị đẩy gạt sang bên lề xã hội bởi chủng Corona.
 
Nếu con người tiếp tục bị chủng Vũ Hán đánh gục, sau cùng biến mất (trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra), tất cả những sinh vật còn lại sẽ thở phào nhẹ nhõm bởi mùa phục sinh đã tới với trái đất. Khi đó, chắc chim sẻ sẽ buồn, bởi không còn chủng người nữa, chủng chim sẻ không còn thóc gạo để mổ tanh tách trên sân gạch!
 
Khi mùa hồi sinh tới, chủng người sẽ có nhiều vấn đề để phân tích và mổ xẻ. Một trong những vấn đề đó là mối tương quan giữa con người và trái đất. Nói một cách ngắn gọn, con người rồi sẽ phải tự hỏi một câu hỏi thật thà, “Trái đất gồm có những ai?” Câu trả lời cho câu hỏi này có phải là: “Trái đất bao gồm tất cả mọi sinh vật: con người, thú vật, chim trời, cá mú và thực vật.” Hay câu trả lời chỉ đơn thuần là: “Duy nhất một chủng người.” Chủng vi khuẩn Vũ Hán rõ ràng có một câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn cho riêng mình!

 

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
06/04/202015:19:56
Khách
Bài viết thâm thúy, triết lý chính xác.
30/03/202002:48:18
Khách
>Nếu con người tiếp tục bị chủng Vũ Hán đánh gục, sau cùng biến mất (trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra)
May be true within 7 years, if Covid-19 can not do the job, then .... Người hại không chết, Trời hại mới chết! Sống làm sao mà để Trời hại thì lúc ấy có tài giỏi đến mấy cũng bằng không.
"When men have no mercy to animals then Allah has no mercy to men."(Koran). Human have many choice to eat, but they eat/kill all animals on Earth for food, for fun. for ...
When God saved Noah and his family from destruction, God treated the animals in a similar manner:
Genesis 2:18-20, “And the LORD God said, It is not good that the man should be alone; I will make him the help meet for him. And out of the ground the LORD God formed every beast of the field, and every fowl of the air; and brought them unto Adam
The bible says "Thou shall not kill" (including animals and men). This is the repeating lesson from the past since Noah's time, to Lemuria, to Atlantis to .... Now the time for people to pay back their karma. Sow what you reap. What the slaughter houses for animals is as like hell as now for humans all over the world with Wuhan pandemic. Heaven is judging.
29/03/202011:35:22
Khách
Bài viết ngắn nhưng xúc tích những ý tưởng thật thâm thúy, phản ảnh kiến thức sâu rộng của tác giả lồng trong tâm hồn vị tha của người tu hành đã đưa độc giả phải tự suy nghĩ nhiều về chủng con người của chúng ta đối mặt với những chủng khác trong thiên nhiên qua đại dịch Tàu cộng.
Quá hay, rất tuyệt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,747
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Hồi ba tháng trước, ống nước nhà tắm bị bể, nước chảy ào ào, ướt hết sàn nhà. Cũng may, sau khi tôi liên lạc với hãng bảo hiểm nhà cửa, chờ đợi, gây gỗ với họ qua điện thoại, họ mới chịu bồi thường nguyên cái sàn.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến