Hôm nay,  

Chuyện Phim Buồn

12/02/202000:00:00(Xem: 7988)

Trần Ngọc Ánh
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.

***

Cứ gần giáp năm thì trong bụng buồn buồn, nhất là nửa đêm ngủ hổng được mà nghe gió rít từng cơn càng não nuột, những ngày lễ lạc chộn rộn như vầy tôi thường nằm nhà loay hoay với nỗi buồn không tên của mình, coi phim hay đọc sách để quên buồn.Tình cờ thấy bộ phim với tựa đề “Hamburger Hill” do Mỹ sản xuất năm 1987 của đạo diễn John Irvin liên quan tới chiến tranh Việt Nam, tôi tò mò bấm vào coi, phim ngắn thôi nhưng đã làm tôi nín thở theo dõi cuộc chiến đấu quyết liệt của quân đội Mỹ, trong một trận đánh trên ngọn đồi 937 gần biên giới Việt Lào năm1969. Thời chiến tranh tôi còn vô tâm quá với lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới, nhưng sau khi tàn cuộc chiến thấy có nhiều điều trái tai gai mắt trong chế độ mới, khiến tôi quan tâm đến xã hội, sự dấn thân có lẽ bắt đầu từ giai đoạn cả nước ăn khoai sắn thay cơm, rồi miền Nam của tôi trãi qua bao biến động dưới bàn tay phù thủy tàn độc của cái gọi là XHCN, trả giá cho việc ăn cơm quốc gia mà không chịu thờ ma CS là những năm tháng tù đày, tôi không phàn nàn về cuộc chơi “nhất chín nhì bù” của mình, coi như một tai nạn xảy đến cho gia đình mà kết cuộc khá bi thảm, một người chết hai người bị thương nặng...
Sau này tôi lại chú ý đến những câu chuyện thời sự hơn là coi phim bộ như thói thường của mấy người già mới qua Mỹ, nên sách vở, phim ảnh hay bất cứ cái gì liên quan tới Việt Nam thì tôi ghé mắt vào, như phim tài liệu Việt Nam Việt Nam của Charlton Heston với những thước phim có giá trị trung thực về cuộc thảm sát ở Huế năm 68 , dĩ nhiên là nó khác với cách nhìn thiên kiến của phim The VietNam War của Ken Burns và Lynn Novick nghiêng về chiến công của phe CS và phong trào phản chiến ở Mỹ bùng nổ trong giai đoạn đó, mà không ghi nhận sự chiến đấu anh dũng để bảo vệ miền Nam của quân đội VNCH, bộ phim đã gây nhiều tranh cải và tôi không muốn nhắc lại.
Nhưng thời may có ông đạo diễn Fred Koster, (người đã làm phim Ride The Thunder )thấy bộ phim The VietNam War không công bằng nên ông và một nhóm thân hữu nhất định làm bộ phim The VietNam War though our eyer để trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại danh dự cho người lính VNCH bởi họ đã chiến đấu vì chính nghĩa của miền Nam VN, bộ phim đang được thực hiện và hy vọng chúng ta sẽ được xem trong thời gian gần đây.
Tôi tin vào phim ảnh dựa trên những tình tiết có thật nói lên sự tàn khốc của chiến tranh đẫm máu, nhưng bên cạnh đó còn có bàn tay phù thủy của đạo diễn để dẫn dắt khán giả theo cái nhìn khác mà họ muốn, nhưng với phim ảnh của các nước XHCN thì không tin nổi vì sự giả tạo và tuyên truyền trơ trẻn lố bịch, xạo hết chỗ nói là vậy.
Xem những bộ phim liên quan tới chiến tranh VN, nhìn chung những gương mặt người lính Mỹ thời đó còn rất trẻ như hầu hết các chiến binh trong quân đội của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, dù cuộc chiến đấu dưới bất cứ danh nghĩa nào thì cũng đồng nghĩa với sự hy sinh tuổi trẻ của mình vào nơi lửa đạn chết chóc. Hơn 58.000 lính Mỹ đã chết tại ViệtNam. Tôi tin người Mỹ tham gia chiến đấu vì một thế giới tự do, tôi xúc động mỗi lần nghĩ tới họ và kinh tởm khi nghe phía Cộng Sản gọi họ là “đế quốc Mỹ xâm lược”, khi sự thật lúc CS cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, giang sơn lãnh thổ thời đó vẫn còn nguyên vẹn nhưng sau 45 năm cầm quyền thì bọn chúng đã bầm nát đất nước và ngày nay lại âm mưu dâng quê cha đất tổ cho kẻ thù Trung Cộng. Thật đau đớn và căm hận biết bao nhiêu.


Bộ phim làm tôi bần thần nhớ về quá khứ, về những câu chuyện đáng buồn đã qua, về những mất mát không thể nào nguôi ngoai trong ký ức một thời tang tóc. Cuộc chiến đã qua đi lâu rồi nhưng mùi khói súng vẫn khen khét ngập ngụa trong cuộc sống mỗi ngày mà người dân ViệtNam đang phải chịu đựng trong sự phẩn uất, mùi tanh tưởi của bạo quyền trấn áp những kẻ bất đồng chính kiến, mùi tiền và mùi máu của tập đoàn tham nhũng ăn trên xác của đồng loại khốn khổ.Chủ nghĩa Cộng Sản là đại họa của dân tộc, thế giới đã quá mệt mỏi với tên đồ tể gian ác này, các cường quốc đã và đang cố gắng để tiêu diệt nó, nhưng tiếc thay đất nước mình lại dung chứa cái thứ rác rưởi bốc mùi này suốt mấy chục năm qua, sự cam chịu nhẫn nhục cho đến khi nào đây?
Chúng tôi, những người tị nạn CS đang sống yên ấm ở xứ người, được hưởng sự Tự Do và bình đẳng như người dân bản xứ nhưng từ trong sâu thẳm của trái tim mình vẫn luôn hướng về quê Mẹ với bao xót xa uất nghẹn, vết thương của người thua cuộc vẫn còn đau âm ỉ trong lòng mỗi khi nhớ về ngày tang tóc của đất nước.
Có lần tôi dự một buổi hội ngộ của cựu tù nhân trại Vĩnh Phú, xúc động bồi hồi khi nghe các anh nhắc lại những năm tháng kinh hoàng, gian khổ đói lạnh bệnh tật trong nhà giam lớn nhất trên núi rừng Việt Bắc, chuyện những người vợ người mẹ chịu thương chịu khó vượt suối băng đèo lặn lội thăm nuôi chồng con ròng rã mỏi mòn năm này qua năm khác, để rồi có một ngày nghe tin anh ấy mãi mãi không về..Còn nỗi đau nào kinh khủng hơn thế nữa? Giọng anh bạn tôi như nghẹn lại khi nhắc về toa tàu đầy phân bò tanh hôi mà họ đã nhốt các anh trong đó khi chuyển trại từ Nam ra Bắc “ Tụi nó coi chúng tôi như súc vật..”và có rất nhiều cái chết thương tâm của những con người bị đối xử không khác gì một con vật trong cái nơi mà CS gọi là trại cải tạo, mai mỉa thay.
Năm hết Tết đến, chạnh lòng gợi nhớ đến khăn sô cho Huế trong thảm sát Mậu Thân mấy mươi năm trước, lại nhói đau khi nghe tin tức bên nhà với khăn tang trắng làng Đồng Tâm Hà Nội, với cảnh màn trời chiếu đất của dân oan Thủ Thiêm, Lộc Hưng Sài gòn.
Đất nước có còn nơi nào bình yên dưới bàn tay quỷ đỏ?
Mấy ngày Tết, khắp nơi trên thế giới, chỗ nào có đông dân Việt thì họ túm tụm lại tổ chức lễ hội rình rang cho đở nhớ quê hương, cũng chợ búa tấp nập, cũng bánh chưng xanh, xâu pháo đỏ, với hoa mai hoa đào rộn ràng màu sắc, nhà nào còn giữ lại phong tục VN thì chuẩn bị hương đăng trà quả đón Giao Thừa, tưởng như nàng Xuân đang đứng trước cổng nhà cho ấm lòng người xa xứ, mặc dù nước Mỹ đang là mùa đông lạnh lẽo tuyết rơi.
Thật ra mấy ngày này cũng muốn được an nhiên như chàng lãng tử
“Rũ áo phong sương trên gác trọ,
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang”
Nhưng sao bụng dạ cứ bồn chồn, Xuân này con không về Bên nhà ăn Tết vui gì nỗi Má ơi. nếu có lời khấn nguyện thành tâm trong đêm trừ tịch thì con chỉ cầu cho Việt Nam sớm thoát khỏi chế độ Cộng Sản tàn ác để dân mình an lạc, Tự Do,đất nước được sống trong hòa bình thịnh vượng.

Trần Ngọc Ánh

Ý kiến bạn đọc
15/02/202006:46:53
Khách
Cám ơn cô Phạm Thị KimDung - một trong những người thường viết bài và góp ý cự phách trong mục Viết Về Nước Mỹ - đã đọc và đồng ý với những góp ý của Văn Trần .

Chúc cô Phạm Thị KimDung nhiều vui vẻ vào những ngày cuối tuần.
14/02/202019:16:42
Khách
Cảm ơn Tác Giả Trần Ngọc Ánh đã nói dùm cho chúng tôi những điều trăn trở đau lòng này.
Trích: (Chúng tôi, những người tị nạn CS đang sống yên ấm ở xứ người, được hưởng sự Tự Do và bình đẳng như người dân bản xứ nhưng từ trong sâu thẳm của trái tim mình vẫn luôn hướng về quê Mẹ với bao xót xa uất nghẹn, vết thương của người thua cuộc vẫn còn đau âm ỉ trong lòng mỗi khi nhớ về ngày tang tóc của đất nước). Vâng, miền Nam Việt Nam chúng ta bị ép vào cái thế thua cuộc?
*Nhân đây, KD xin cảm ơn những sự chia sẻ của anh độc giả Văn Trần. Tôi rất thích đọc những lời góp ý thật tỷ mỷ và hữu ích của anh trong những bài viết mục VVNM, về lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Ptkd
14/02/202018:41:11
Khách
“sự tàn khốc của chiến tranh đẫm máu….các anh nhắc lại những năm tháng kinh hoàng, gian khổ đói lạnh bệnh tật trong nhà giam …” - Trích .

Lê phi Ô - tiểu đoàn trưởng tiểu-đoàn 344/ĐP - thuật lại: " Vợ trung-sĩ Hảo vốn là cô đỡ đẻ trở thành y tá của tiểu-đoàn, hai tay chị đầy máu, một thương binh cánh tay trái chưa đứt lìa hẳn đã bốc mùi thối phải cắt bỏ, không còn thuốc tê, với lưỡi dao cạo râu , chị cố lấy bình tỉnh cắt bỏ cánh tay, anh thương binh cắn răng chịu với hai hàng nước mắt chảy liên tục vì quá đau đớn .

Trong cuốn“Tôi Phải Sống”, về trại tù “ cải tạo “ Thanh Cẩm , linh mục Nguyễn Hữu Lễ thuật lại rằng linh mục Hùng bị cưa chân bằng lưỡi cưa sắt và cưa sống không gây mê và gây tê, nguyên do ban đầu chỉ vì một mụn nhọt trên bàn chân mà không được công an trại cho chữa trị , rồi về sau vết thương trở thành mạch lươn, ăn ruồng trong xương ống quyển.

Trong bài viết Tôi Bị Sạn Thận , tác giả Chu Tất Tiến thuật lại : “ người bạn tôi vốn là võ sư , trần truồng nằm trên cái bàn dài của bệnh xá K-30 ở trại tù “cải tạo “ Suối Máu, chân tay bị ghì xuống bởi bốn người tù khác để một anh tù bác sĩ thọc cái kẹp sắt vào trong dương vật móc mấy cục sạn ra, máu me lênh láng! Mỗi lần cái kẹp được thọc vào ống, anh võ sư lại cong nguời lên, muốn bật cả tám cánh tay khỏe mạnh ra, rống lên như "sư tử hống" vang khắp trại…”.

v…v…
14/02/202018:32:19
Khách
"...cuộc chiến đấu quyết liệt của quân đội Mỹ, trong một trận đánh trên ngọn đồi 937 gần biên giới Việt Lào năm 1969"- Trích.

Cường độ của các trận chiến giữa lính Mỹ thuộc các sư đoàn bộ binh và thủy quân lục chiến với cộng sản vào thời điểm khi đó thật ra chẳng thấm tháp vào đâu so với các trận chiến sau 1971, vì khi đó cộng sản chưa được trang bị các vũ khí hiện đại như các loại pháo cối 130, D74, lựu pháo 155, 122, 100, 105, cối 160, 120, hoả tiễn BM14, A12, H12, DKB , xe tăng T54, đại pháo 130 ly, hoả tiễn địa không Sam 2, HT chống tăng có điều khiển AT3, HT tầm nhiệt chống máy bay SA7, đại bác PK57v...v...như khi chúng mở Chiến Dịch Xuân- Hè 1972 ( Mùa Hè Đỏ Lửa ) và về sau :

Ký giả Joseph Alson của báo Los Angeles Times đã viết: “ So với trận Khe Sanh năm 1968, An Lộc còn ghê gớm hơn nhiều, ngay như thiếu tướng Hollingsworth, cố vấn trưởng Quân Đoàn III, một vị cố vấn quân sự nổi tiếng gan dạ như thế mà vẫn chưa dám đặt chân xuống An Lộc. Không như Khe Sanh hồi đó, ngày nào cũng có vài vị khách đến thăm “." Cường độ pháo kích tại Khe Sanh còn quá nhẹ so với An Lộc. Khi lực lượng phòng thủ ở Khe Sanh năm 1968 là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ thì chúng ta đau khổ gọi nơi đây là " Địa Ngục Khe Sanh". Nhưng khi chúng ta biết đang có một cuộc tử thủ tại An Lộc còn ghê gớm hơn cả Khe Sanh, thì chúng ta lại thờ ơ, lãnh đạm, nói đến với một giọng điệu kẻ cả. Giả sử như quân đội Hoa Kỳ đang tử thủ tại đây, chắc cả nước Mỹ khóc nức nở chứ không phải thờ ơ lãnh đạm như đối với những chiến sĩ của Việt Nam Cộng Hoà đang chiến đấu tại An Lộc bây giờ". ( “Cơn Bão Lửa “ - Nữ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên ) .

Vào tháng 8 năm 1974, cộng sản huy động các sư đoàn 304, sư đoàn 324B ,trung đoàn 31 thuộc Sư Ðoàn 2, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng-Ðà,1 trung đoàn pháo binh và 1 trung đoàn chiến xa tấn công vào Thường Đức ( Quảng Nam) - trong gần ba tháng kịch chiến , sư đoàn nhảy dù của ta đã gần như xóa sổ ba trung đoàn 24, 29, 66 của chúng , 2000 bộ đội chết và 5,000 bị thương. Bên ta gần 500 chết và 2,000 bị thương.

v…v…
14/02/202018:28:45
Khách
Nếu Mỹ đã không toa rập với bọn tướng lãnh xôi thịt Sài gòn lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm thì làm gì có chuyện hơn 58000 lính Mỹ tử trận ở Việt nam :

Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, vào giữa năm 1965 khi gần 200000 lính Mỹ đến VN, đã nói:: “Chúng ta đang trả giá cho tội ác đã loại bỏ Tổng Thống Diệm”. Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết rằng : “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết " , “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…” . William E. Colby - lãnh đạo CIA tại Việt Nam -: "Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có khả năng chính trị để đánh bại Cộng sản chứ không phải các tướng lãnh đã giết ông ta ". Trong phiên họp của Kennedy với các cố vấn ngày 26 tháng 08 năm 1963, tổng giám đốc CIA McCone phát biểu : "Tổng thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam “.Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mike Mansfield : Nếu ông Diệm từ chức hay bị lật đổ, Hồ chí Minh có thể đi bộ vào và chiếm Việt nam không có khó khăn nào . Nhà báo Úc Wilfred Burchett kể rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chào đón cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm như một “món quà”, “Người Mỹ đã làm chuyện mà chúng tôi đã không thể nào làm được trong chín năm trời, đó là loại bỏ Diệm.” v…v…

Tổng thống Ngô Đình Diệm yêu cầu người Mỹ chĩ cần gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt nam " Tôi có đề nghị với phó tổng thống Lyndon Jobnson là cần tăng viện trợ kinh tế và quân sự để miền Nam Việt Nam hùng mạnh hơn. Hơn nữa, người lính Việt Nam được trang bị đơn giản và ít tổn phí, tiền chi phí cho một quân nhân Mỹ có thể dùng cho 5 quân nhân Việt Nam hay nhiều hơn, vả lại ngoài sự tổn phí, diệu vợi trong sự chuyển quân sang Việt Nam, sinh mạng của người lính Hoa Kỳ sẽ làm cho dư luận và dân chúng Mỹ lo lắng, phiền muộn thêm”
[ Nguồn: Hoàng Lạc và Hà Mai Việt: "Nam Việt Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới".
14/02/202018:06:54
Khách
"nghe tin tức bên nhà với khăn tang trắng làng Đồng Tâm Hà Nội, với cảnh màn trời chiếu đất của dân oan Thủ Thiêm, Lộc Hưng Sài gòn ".Trích .

Nếu lúc trước người dân đã không mắc mưu của bọn cộng sản nằm vùng xúi giục mà điên rồ nổi loạn chống chính phủ Ngô Đình Diệm thì bây giờ làm gì Đảng Cướp Sạch Việt Nam (ĐCSVN) có cơ hội hoành hoành cướp nhà, cướp đất của dân lành ?!

Lợi tức trung bình của người dân thời gian 1960 -1962 : Trung cộng: 92,76,70 . Bắc Việt: 73,74, 54 . Nam Hàn:155, 92,104 . Nam Việt nam: 333, 204,154 ...
14/02/202011:00:58
Khách
Mỗi năm xét lại lòng mình, chứng kiến lòng người, nghe đất trời trăn trở, nhìn dòng đời trôi đi. Bonjour tristesse.
Cám ơn tác giả nhắc nhở những người còn để tâm hồn lang thang chưa có điểm dừng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,671,213
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
T. Thiên Thu là cư dân Phoenix AZ, tốt nghiệp ngành Nursing tại Texas năm 1974 và làm việc cho St. Joseph’s hospital Phoenix, AZ gần 40 năm, nay đã về hưu,vui thú điền viên.
Chúng ta đang ở những ngày đầu của tháng Tư. Thời điểm này, bỗng nhắc nhớ trong tôi miền ký ức khó phai của hai mươi tám năm về trước. Ngày này, 07/4/1992, gia đình tôi đang ở New York City đúng mười ngày đầu tiên, đang ngơ ngác trước khung trời tự do rộng mở dù vẫn còn dầy đặc nỗi lo âu cho một tương lai chưa định trước. Thành phố New York là “thành phố lớn không bao giờ ngủ” (New York, the big city is not asleep), người ta hay nói vậy thật không sai chút nào.
Trần Như Nguyện, là phóng viên của một số báo Việt và đài truyền hình tại Hoa Kỳ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Houston - Texas. Tác giả từng được nhận giải đặc biệt " Viết Về Nước Mỹ " vào 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa chạy bão Harvey ". Đây là bài viết trở lại sau thời gian vắng bóng.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất
Tháng tư vùng Hoa Thịnh Đốn cỏ hoa, khí hậu tuyệt vời, cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm Vân bùi ngùi nhớ lại tháng 4 hãi hùng, đau thương cách đây 45 năm, nhớ họ hàng bà con ở quê hương VN xa xôi mà Vân không có cơ hội găp lại.Sau tháng 4 /75 nhiều gia đinh ly tán, trẻ con nheo nhóc, vợ trẻ xa chồng, mẹ già mòn mõi ngóng tin con. Nhiều người đang nhà cao cửa rộng phải đi ở nhờ ở đậu. Có người liều vượt biên, làm mồi cho cá nơi biển cả hay nạn nhân bọn cướp biển, phụ nữ bi hãm hiếp… Gia đình bạn Vân gồm 2 vợ chồng và 3 con vượt biên cùng 28 người họ hàng bị bão chìm tàu. Chỉ 8 người sống sót. Người bạn sống nhưng vợ và 3 con chìm trong lòng biển cả mênh mông. Nhắc mà đau lòng, xót xa cho cảnh chia ly tang tóc. Sau cuộc đổi đời vào tháng 4/ 1975, miền Nam trước kia sung túc lúa gạo dư thừa còn xuất cảng nước khác mà năm ấy một số dân Saigon phải ăn độn bo bo. Một hoc trò Vân cho biết sau khi cha em đi tù cải tạo ít lâu gia đình em “khoái ăn sang”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Thoạt tiên, khi đại dịch khởi phát từ Vũ Hán, người ta liền đặt cho nó ngay một cái tên cho dễ nhớ Coronavirus Wuhan. Rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ bên Tàu nên có người còn gọi là “cúm Tàu”. Tiếp theo đó, Coronavirus đã theo bước chân con người đến tàn phá ở các quốc gia: Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Phi châu... và những vùng đất xa xôi nhất mà người ta ít dịp nghe nói đến trên hành tinh. Hàng loạt các cuộc tấn công, miệt thị người gốc Á đã xảy ra nơi công cộng ở nhiều nơi trên thế giới để “trả thù dân tộc” từ khi mới bắt đầu đại dịch cho đến bây giờ; người gốc Việt không nằm ngoại lệ nên cũng bị vạ lây!!! Các nước bắt đầu ra lệnh đóng cửa biên giới để giữ an toàn cho vùng lãnh thổ của mình. Làn sóng kỳ thị lại đổ dồn về những nơi diễn ra tâm dịch, nhất là đối với những người đến từ vùng dịch. Những sinh viên, người lao động bao ngày đi du học, đi làm ở nước ngoài giờ ùn ùn kéo về Việt Nam hàng loạt!