Hôm nay,  

Sống Để Yêu

05/02/202000:00:00(Xem: 8778)

Hinh tac gia Nhu Y
Tác giả nhận Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.

 

Như Ý Crystal H. Vo

Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice  A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư  tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau khi trở lại họp mặt với Viết Về Nước Mỹ 2018, cô đều đặn viết lại bằng tiếng Việt và vừa nhận giải đặc biệt năm nay với bài "Kêu Khóc Bằng Tiếng Việt".

*** 


Sáng nay, Chủ nhật 10 tây tháng 11, sau khi nghe mục sư giảng đạo xong, tôi bước thẳng lên phía trên và đến gần những người giáo dân đã đứng sẳn đó như thường lệ để cầu nguyện riêng cho những ai có nhu cầu. Tôi đi đến và chọn người đàn bà ở tuổi trung niên có ngương mặt hiền hoàn để nguyện cầu cho anh chồng Dennis của tôi. Cô nở nụ cười thân thiện và hỏi chồng tôi tên gì và muốn cầu nguyện điều gì. Tôi nói tên và họ của anh. Sau đó tôi xin cô cầu nguyện cho anh có sức khỏe tốt hơn bây giờ. Chưa nói hết câu, tôi bị xúc động nghẹn ngào. Mới đầu cô nắm lấy hai  bàn tay của tôi và cầu nguyện. Sau đó cô xoa bốp cánh tay và bờ vai của tôi. Lời nguyện cầu của cô thật thành khẩn. Không hiểu sao mà nước mắt từ đâu tuôn trào không ngưng trên đôi má của tôi. Lúc đó tôi liên tưởng đến cách nay ngoài hai năm, Tôi và anh Dennis đứng tại nơi này, tay trong tay thốt lên lời thề trước Thượng Đế cùng gia đình và bằng hữu là sẽ thương yêu nhau đến ngày cuối của cuộc đời bất kể có bệnh hoạn hay nghèo khổ gì cũng sẽ mãi mãi ở bên nhau.

Anh Dennis là người tin vào Chúa Giê Xu trước tôi rất nhiều năm và anh cũng là người giới thiệu tôi đến giáo đường này. Cho dù cuộc sống hôn nhân có gặp bất kỳ khó khăn nào, anh không bao giờ nói lời bỏ cuộc. Nhưng ngược lại, tôi không tôn trọng lời hứa nên mỗi lần có chuyện không vui tôi hay đòi chia tay. Nghĩ lại tôi thật tệ! Một phần tánh tôi hơi hời hợt, nhưng một phần là do hoàn cảnh đã tạo ra.

 

Tôi còn nhớ, hồi đó tôi còn rất nhỏ. Có lần tôi thương quí một cô giáo trong lớp nhiều lắm vì cô là người đầu tiên đối sử với tôi thật tốt, nhưng không lâu sau, cô không còn dạy trong lớp nữa. Tôi thật buồn, vừa kể và khóc với chị hai. Tôi nói với chị không hiểu sao tất cả những người nào tôi thương yêu đều bỏ tôi đi trong đó có đứa em trai mà tôi yêu quí vô cùng. Tôi nói với chị hai nếu tôi  không quá yêu thương người khác thì họ sẽ không xa lìa tôi. Không ngờ lời nói năm xưa đã quyện vào tôi hồi nào không hay biết. Cách nay không bao lâu, anh Dennis trách tôi sao không thương yêu anh như anh thương yêu tôi. Tôi nói vì tôi sợ mất anh… Sáng nay trước khi đi làm xa, anh đứng đó kế bên giường tôi đang nằm, anh nói sức khỏe của anh không được tốt lắm nhiều năm tháng qua vì vậy anh nhờ tôi cầu nguyện cho anh có sức khỏe để lo cho gia đình.  Nghe đến đó tôi cảm động lắm và nghĩ đến người em trai, cũng vào một ngày mưa buồn bã, em đã xin má tôi cầu nguyện cho em hết bệnh.

 

***

 

 

Mặt trời ở bên ngoài đã lặng từ lâu. Bóng đen đã chiếm cả không gian. Bên cạnh đó những giọt mưa trên cao từ từ rơi xuống đất cộng thêm tiếng sấm sét làm tôi sợ hãi. Tôi vội vã chia tay cô bạn hàng xóm. Vừa bước ra ngõ tôi nhìn thấy ba tôi chỡ má tôi trên chiếc xe Honda về tới nhà phủ trên người chiếc áo mưa. Tôi liền chạy theo chiếc xe về đến nhà. Ba đặt em tôi trên chiếc phản, mặt mày em xanh méc và trong mắt hình như vẫn còn đẫm lệ. Em nằm đó, không cữ động, không cục cựa được. Em im lặng hồn nhiên như đang say trong giấc ngủ. Má tôi lại gần ôm em và khóc nức nở. Chị hai của tôi cũng vậy. Chị quay sang bên tôi và hét, "Em mình đã chết rồi sao mày không khóc vậy Phượng?" Tôi đứng đó như trời trồng và tim tôi như ai đó đang bóp nghẽn.

 

Lúc bấy giờ tôi mới vừa tròn 12 tuổi. Tôi chưa từng chứng kiến người thân nào qua đời. Cái chết là gì? Vì sao con người ta lại chết? Đầu óc tôi trống rỗng. Tôi không biết nghĩ hay biết tin sự thật bi đác nhất đã xảy ra cho gia đình tôi.

 

Tình cảm của tôi đối với em trai chắc có lẽ khác hẳn với anh chị em tôi. Từ nhỏ bản tánh của tôi quá trầm lặng. Tôi như một người câm, không nói không năng gì tới ai trong nhà ngoại trừ đứa em trai mà tôi có bổn phận trông nôm từ khi em mới vừa lọt lòng. Vì gia đình nghèo, con đông là thế đó, cứ đứa lớn trông coi đứa nhỏ là lẽ thường tình. Mỗi ngày tôi đút cho em ăn, lo từng miếng cơm, ly nước. Mỗi lần em chạy té, tôi ôm em vào lòng và xoa dịu vết thương bằng cách hôn nhẹ vào nó. Mỗi buổi trưa hè đám bạn nhỏ tụ tập chơi cò cò, đánh banh vui nhộn hết sức, tôi cũng nôn nao muốn chạy nhảy như các bạn nên trong lúc ru em ngủ tôi thường bảo: “Nhắm mắt lại rồi ngủ đi nhe em.” Em tôi cũng ngoan ngoãn nhắm mắt. Thế nhưng khi tôi vừa bỏ đi, em dùn dằn kêu to: “Em chưa có ngủ đâu, chị Phượng!”

 

Thế là tôi cằn nhằn vì sao em không chịu ngủ cho lẹ để cho tôi được đi chơi với các bạn hàng xóm. Giận thì nói như vậy chớ tôi thương yêu em nhiều lắm. Mỗi lần nhìn em ngủ tôi cuối xuống hôn em. Nước da của em tôi trắng như bông, gương mặt thanh tao với vành tráng rộng. Cặp mắt của em to và trong sáng. Tôi rất lấy làm hãng diện khi ẵm em đi chơi ở hàng xóm và được nhiều người khen em khôi ngô tuấn tú.

 

Bản tánh bẩm sinh của tôi ủy mị và yếu đuối. Tôi hay buồn mà không hiểu vì sao tôi buồn. Tôi hay khóc cho những người không may gặp nhiều khó khăn. Có những lúc tôi chỉ muốn nằm ở trên giường và nhìn lên trời cao vì mái nhà bị dột nát, những vì sao lấp lánh chiếu xuống qua mái nhà. Cuộc đời tôi cảm thấy buồn nhạt tối tăm trừ phi khi tôi bận rộn chăm nom em. Em tôi càng hoạt bát bao nhiêu thì tôi lại bù lì bấy nhiêu. Em đã đưa tôi ra khỏi cái thế giới cô đơn.

 

Năm em lên năm tuổi, em được đi học mẫu giáo. Về tới nhà em vui tươi kể cho tôi nào là em được quen biết nhiều bạn mới. Thấy em vui tôi cũng vui theo. Tôi còn nhớ mấy ngày đầu đi học về em vẽ trên tường bằng phấn trắng. Mẹ tôi la nhưng không ai bôi phấn cả. Họ cứ để đó như một tác phẩm độc đáo của Pablo Picasso.

 

Nhà tôi lúc bấy giờ nghèo lắm. Gia đình nhà nông lúc trúng mùa thì cơm nước đầy đủ, còn lúc thất mùa thì có nhiều đêm ngủ mà bụng lại bị đánh trống ầm ỉ. Nhiều lần ba tôi về thăm ông bà nội và được ông bà dấu cô chú để cho ba tôi mang về mấy ký gạo để nuôi cả đàn con thơ dại. Có lần tôi nhìn thấy hai người anh của mình hì hụt bứng củ khoai lan ở ngoài vườn vào giữa đêm đễ nấu ăn vì hôm đó ăn không no. Nhà cửa thiếu trước hụt sau vậy đó thế mà bệnh tình của em tôi càng ngày càng nặng. Tôi nghe nói em bị bệnh tim và nếu được ra nước ngoài bệnh tình họa may sẽ được cứu chữa. Nhà tôi nghèo thế đó lấy đâu mà có cơ hội để đưa em ra nước ngoài? Mỗi lần nhìn em bệnh nằm đó trên giường tôi đau lòng lắm. Tôi chỉ biết đến gần bên em dỗ dành và an ủi. Có những lúc em vắng nhà phải vào bệnh viện suốt mấy ngày liền. Lúc đó tôi buồn tận cùng. Tôi không còn ai làm trò hề để cho tôi cười. Tôi khóc thầm vì nhớ em và khóc thầm cho số phận hẩm hiu của em.

 

Có lần má tôi đang đứng ở trước bàn thờ van vái, em tôi lại gần bên má và nói: “Má ơi, má cầu nguyện cho con bớt bệnh đi nhe?” Nghe em nói, tôi cảm động muốn khóc. Má của tôi cũng vậy, trong mắt má như có những giọt lệ long lanh. Má nuốt nước mắt và nghẹn ngào nói: “Lúc nào mà cũng nguyện cầu cho con sớm hết bệnh.”

 

Em tôi bệnh hoạn triền miên kể từ ngày chào đời. Làm một người chị khi nhìn em đau đớn tôi cũng đau như dao cắt từng đoạn ruột. Rồi ngày giông tố đổ lên mái nhà đã dột sẳn. Em tôi nằm đó không cử động được, đôi môi tươi thắm của em nay đã biến thành màu tím. Còn cặp má hồng hào đã thay cho màu trắng bạch. Tôi thật không tin em đã nở bỏ gia đình ra đi. Em còn quá nhỏ sao lại nở ra đi vội đến thế? Tôi buồn day dứt, đau nhói cả con tim. Không một ai biết được ngày em ra đi là ngày tâm hồn tôi cũng chết theo. Tôi không màn chạy theo đám bạn vui đùa vào giờ nghỉ trưa nữa. Tôi chỉ biết buồn và khóc thầm vì nhớ em. Dường như mỗi ngày tôi đều đi ra nấm mồ của em chỉ lấp bằng một mảnh đất nhô khỏi mặt đất trước nhà. Đứng trước mộ tôi thì thầm trò chuyện với em suốt cả nhiều buổi. Tôi nhớ em không lời lẽ nào diễn tả. Vậy mà không có lấy một tấm hình của em để nhìn cho đỡ buồn đỡ nhớ. Tôi chỉ biết nhìn lên tường nhà nơi em đã vẽ ngoặc ngèo ở trên đó ngày nào để tưởng tượng ra đôi bàn tay bé bỏng của em cầm cấy phấn vẽ rồng vẽ phụng.

 

Em đi rồi tôi không còn ai vui đùa chung nữa. Tôi trở thành con bé bị bệnh trầm cảm nặng. Ngày nhớ em và mỗi buổi tối trong giấc ngủ tôi đều thấy mình dẫn em đi chơi. Tôi dẫn em tới những thảm cỏ xanh, những đồi núi nhấp nhô, những cánh đồng với những bông hoa xinh đẹp cùng nhau khoe sắc màu. Những cảnh tượng  xinh đẹp như mơ đều biến theo bóng tối và để lại cho tôi sự thật quá phủ phàn khi mỗi sáng tôi thức dậy.

 

Mười hai tuổi. Tuổi của một con bé chưa biết lau sạch mũi, thế mà tôi bắt đầu nghĩ rất nhiều về cái sống và sự chết. Tại sao cái chết lại đến cho một mãnh đời quá ít tuổi và vẫn còn ham sống? Tôi không muốn bị chết trong hoàn cảnh thiếu thốn. Tôi không muốn như một chiếc lá cuối thu rơi rụng ở vĩ hè mà không ai biết tới. Từ đó tôi đã có ước nguyện rời khỏi chốn quê nghèo để đi đến một phương trời nào đó, nơi mà tôi có thể xây dựng lên sự nghiệp. 

 

Tôi chọn viết lách đã nhiều năm nay cũng là một cách cho tôi sống mãi khi thân xác này không còn tồn tại trên thế gian này.

 

Đó là một câu truyện thật. Khi viết ra truyện này tôi đã rơi không biết bao nhiêu giọt nước mắt. Cũng nhờ có thể chia sẻ nổi đau mất em yêu, tôi đã dần dần bớt đau lòng và không còn nhìn thấy em trong giấc mộng thường xuyên như xưa nữa. Tuy nhiên sự mất mát đó quá lớn, là một cú sốc không thể nào quên. Sau này có con nhỏ, tôi vẫn bị ám ảnh cái ra đi đột ngột của em nên tôi rất lo sợ mất con. Tôi sợ đến nổi không dám chạy xe nhanh trên xa lộ và không bao giờ bỏ các cháu cho ai trông ngoài phải đi làm và học. Nay các cháu lớn khôn rồi tôi không còn lo sợ nữa.

 

Xin đừng vội vàng phán xét bất kể một ai vì ta không thể nào hiểu rõ nguyên nhân việc làm của họ. Sự ra đi đột ngột cùa người em yêu quí đã ảnh hưởng cả cuộc đời của tôi. Chẳng hạn như xưa nay dừng như tôi không bao giờ mua hoa tươi vì hoa tươi rồi sẽ tàn, với tôi,  nó nhắc lại cái chết của người em.  Gần đây tôi mới bỏ đi được sự suy nghĩ tiêu cực đó.

 

Đầu tháng năm vừa qua, tôi đến chợ mua một chiếc bánh kem sinh nhật cho một trong những người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi muốn mua một cái gì đó thêm cho cô ấy ngoài một chiếc bánh. Phải mất một lúc khá lâu tôi mới quyết định mua hoa tươi. Tôi nghĩ rằng nó sẽ trông xinh đẹp trong văn phòng của cô.

 

Khi về lại vân phòng, tôi đã dành chút thời gian của mình để sắp xếp từng bông hoa vào một chiếc bình. Đó thực sự là một kinh nghiệm thú vị! Cô ấy yêu hoa. Tôi yêu hoa và mọi người khác cũng đều yêu hoa. Tôi đã chụp một vài bức ảnh của hoa làm lưu niệm.

 

Dần dần, tôi chấp nhận cái chết là một phần của cuộc sống. Tôi từ từ buông bỏ nỗi đau và nắm lấy tình yêu tôi có ngày hôm nay.

 

Vào ngày cuối tuần lễ Hiền Mẫu vừa qua, tôi không gặp vấn đề gì khi mua hoa tươi cho mẹ chồng của tôi nữa. Một lần nữa, tôi rất thích quá trình sắp xếp chúng vào một chiếc bình.

 

Nhiều lần anh Dennis nói với tôi anh không sợ chết vì anh tin rằng khi anh nhắm mắt ra đi, anh sẽ được Chúa rước anh lên thiên đàn. Người sùng đạo là vậy đó. Họ hiểu rõ được cuộc sống này là tạm bợ vì vậy họ sống hết mình vì tha nhân và vui lòng chào đón cõi vĩnh hằng.

 

Tôi nguyện sẽ nhìn đời khách quan hơn. Tôi sẽ tập không quá đau thương khi người thân ra đi vì có sanh phải có diệt và có đến rồi phải có đi. Ngày nào còn sống bên anh Dennis, ngày đó tôi sẽ trau tặng cả một bầu yêu thương cho anh. Tôi sẽ tập mạnh dạng sống và yêu cho hết cuộc đời còn lại.

 

Như Ý Crystal H. Vo

 

Mùa Thu 2019

Ý kiến bạn đọc
11/02/202021:16:49
Khách
Xin man phep' gia? thich cau ...... tac' gia? hoi? :
Song' : ddoi` song' luon la` be? kho? Nguoi` giau` cung~ kho? ma` li.
Yeu : chan thien my~ ( hanh phuc' - tinh` cam? )
Neu' Song' dde? yeu co' nghia~ mong moi? chan thien my~ trong ddoi` song' - neu' vi` ly' do nao` ddo' khong dduoc nhu y' ta de~ chan' nan~ ddoi` song'
Neu' Yeu dde? song' co' nghia~ du` ddoi` song' co' kho' khan , co' mat mat' ta van~ cu' yeu cho du` khong gap may & moi su khong nhu y' , ta van~ cu' vui va` yeu dde? song' mot cach tot' nhat co' the?
Tran trong
Kim Ho
10/02/202001:03:22
Khách
Thành thật xin lỗi tác giả bài viết, quý vị và các bạn.
Hồi nãy đang viết dở dang thì có điện thoại gọi từ VN, xong chuyện rồi tôi xin viết tiếp về tình thương yêu cha mẹ, anh em, họ hàng, thân hữu...v.v. (Phần trên tôi viết về tình yêu nam nữ, vợ chồng...).
Trong bài viết này tác giả đã cho biết những tư duy trước đây và bây giờ, cuối cùng là những điều đã ngộ ra được, vậy thì cứ như thế mà thực hành trong cuộc sống. Con người ta nếu có niềm tin tôn giáo thì rất tốt, ngược lại thì phải tự tin vào chính mình mà sống.
Người ta ai cũng có tình cảm, chỉ là đừng bất cập và đừng thái quá là được, tức là sống trung dung.
Có một chàng thanh niên kia buồn khổ chịu không nổi, chỉ muốn phát điên cuồng....Sau đó chàng ta gặp một vị tu sỹ, xin vị tu sỹ này cứu mình cho khỏi đau khổ. Vị tu sỹ hỏi anh ta : Con đưa cái khổ cho ta xem rồi ta sẽ cứu con. Chàng thanh niên này ú ớ, không biết cái khổ ở đâu. Chàng ta trả lời là không thể biết cái khổ nó ở nơi đâu cả. Vị tu sỹ nói với anh ta : Cái khổ của con nó nằm ở cõi vô hình, tại sao con cứ đem nhét nó vào đầu óc con rồi con kêu khổ ?!. Cũng một việc xảy ra mà đối với người này là khổ thì người khác là không, và ngược lại.
Cảm ơn tác giả đã viết về yêu mến, yêu thương và yêu thích. ĐVH
.
09/02/202023:55:33
Khách
Thưa tác giả Như Ý, quý vị và các bạn.
Đời nhà Đường, trước khi lên ngôi hoàng đế, Võ Tắc Thiên thường tự nhủ rằng : Từ xưa đến nay, tại sao hoàng đế đều là đàn ông, mình là đàn bà cũng có thể làm hoàng đế được chứ ?. Bởi vì vậy mà tìm mọi cách và tận dụng mọi cơ hội, cuối cùng bà cũng trở thành nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Khi đã là hoàng đế rồi thì bà lại tư nhủ : Các ông hoàng đế đều có rất nhiều cung phi để tận hưởng yêu đương, vậy mình là nữ hoàng đế mình cũng có quyền tuyển nhiều sủng nam để tận hưởng yêu đương như các ông ấy. Vì thế hoàng đế VTV có rất nhiều sủng nam vừa công khai vừa ngấm ngầm kín đáo. Nhưng vị nữ hoàng đế này vẫn thấy chữ "yêu" chưa được thỏa mãn, nhiều lúc vẫn thấy buồn buồn. Một lần nữ hoàng đế họp các vị phu nhân của các tướng quân lại và yêu cầu các vị phu nhân này lần lượt kể chuyện phòng the cho nữ hoàng đế nghe. Đến lượt một vị tên là Tiết phu nhân (là phu nhân của tướng công Tiết Phóng Tào), trông dáng người thì tuyệt đẹp, nhưng gương mặt bệnh hoạn yếu đuối và hơi thở khò khè. Vị phu nhân này kể là trước đây vài năm khi mới lấy Tiết tướng công thì bà rất trẻ đẹp và khỏe mạnh, nhưng cho đến nay thì gầy gò ốm yếu và hơi thở cũng khó khăn chỉ đợi chết, lý do là chồng bà ta "yêu" bà say đắm quá cho nên mới ra nông nỗi. Nữ hoàng đế hỏi tại sao không kiếm thêm thê thiếp cho chồng, bà ta trả lời rằng đã kiếm nhiều rồi nhưng chỉ thời gian ngắn là các nàng thiếp này trốn mất tăm, vài nàng còn cố ở lại thì cũng gầy gò ốm yếu đang thoi thóp như bà ta vậy. Ngày hôm sau nữ hoàng đế truyền lệnh gọi Tiết Phóng Tào vào triều gặp nữ hoàng đế để đợi lệnh. Chẳng biết tại sao mà sau khi gặp Tiết tướng công một thời gian ngắn thì vị nữ hoàng đế này càng ngày càng vui vẻ và trẻ đẹp ra, đồng thời Tiết tướng công được ban thưởng rất nhiều bổng lộc ?!. Mà lạ lùng thay, Tiết phu nhân cũng càng ngày càng vui vẻ trẻ đẹp theo tỷ lệ thuận với nữ hoàng đế VTT, nghĩa là nữ hoàng đế vui vẻ trẻ đẹp bao nhiêu thì Tiết phu nhân cũng vui vẻ trẻ đẹp bấy nhiêu ?!.
Vậy đây là sống để yêu, hay yêu để sống ?. Tùy quan điểm về nhân sinh quan của mỗi người.
Sau năm 1975, bản thân tôi khi ở tù ct có hỏi một vị bác sỹ quân y, là niên trưởng cùng ở tù, về việc sống để yêu và yêu để sống trong câu chuyện Võ Tắc Thiên hoàng đế có trong đời thật hay không thì được vị bs niên trưởng này cho biết : Chuyện yêu đương trai gái là phải có vấn đề "xác thịt" để truyền tử lưu tôn. Nếu cặp đôi nào mà may mắn có chỉ số "yêu" tương đối ngang nhau thì thường là có hạnh phúc lâu dài. Cặp đôi nào không may mà có chỉ số "yêu" chênh lệch quá cao thì phần rủi ro tan vỡ dễ xảy ra, đặc biệt là người chồng hoặc vợ cảm thấy không thỏa mãn với chữ "yêu" của người kia mà có cơ hội để "ăn phở" ngoài luồng rồi thì khi đó sẽ so sánh với "cơm nguội" ở nhà thì nguy cơ tan vỡ cũng dể xảy ra. Nhiều cặp vợ chồng vẫn sống với nhau hạnh phúc vì họ có niềm tin tôn giáo hoặc nhờ học thức và kiến thức cao, họ cũng vượt qua được những đòi hỏi về chữ "yêu" mà vợ hoặc chồng họ không đáp ứng đủ.
Đây chỉ nói về sinh lý theo khoa học, còn nhiều điều kiện khác nữa để có được hạnh phúc thực sự khi yêu nhau. Cảm ơn tác giả, quý vị và các bạn đã đọc bài viết ngắn này, có gì hay xin chỉ giáo thêm, đa tạ. ĐVH
07/02/202021:39:18
Khách
Bài viết nói lên nỗi niềm sâu kín, chất chứa biết bao tâm tình. Tuy có chút lỗi chính tả vì xa quê huơng lúc còn nhỏ, nhưng tấm tác giả lòng trải dài qua những giòng chữ, đã đưa người đọc đến những ước mơ nhỏ bé của tình yêu gia đình.
07/02/202010:11:01
Khách
Chúc Như Ý sống đúng với cảm xúc của mình, chấp nhận nghịch cảnh và yêu đời hơn nhé.
07/02/202004:46:11
Khách
Hello chị Leslie,
Mình thi hoa hậu cách nay hơn 15 năm rồi đó chị. Mau quá! Em có viết một bài với tựa đê` Hoa Hậu Can Đảm trên mục VVNM này. Nếu có Facebook, chị tìm em qua tên Mỹ này nhé: Crystal H. Vo.
07/02/202004:33:04
Khách
Em cám ơn ý kiến của chị Kim Dung và cũng xin chia sẻ nỗi mất mát lớn nhất của chị.
07/02/202004:13:57
Khách
Cám ơn anh Lê Như Đức với ý hay. NY sẽ không đè nén cảm xúc của mình nữa... Có lần cô bạn đồng nghiệp trách NY sao lại lạnh cảm vì không có cảm xúc buồn nào khi những người bạn đồng nghiệp dọn đi nơi khác... NY đã bị mất quân bình từ lâu và nay sẽ để cảm giác của mình tự nhiên tuôn trào.
NY không hiểu Yêu Để Sống hay Sống Để Yêu nó khác như thế nào. Nhờ anh giải thích và cũng nhờ quí Baó sửa lại đề tài...
06/02/202023:27:02
Khách
Chuc mung tác giả được Giải Thưởng VVNM!
Như Ý ơi. Nhớ chi khong? Chi la Leslie Phuong Nguyen. Minh quen nhau vao dip thi hoa hau phu nhan o Rosemead năm nào nè. Doc bài viết này, và nho co hinh cua em kem theo, nen chi moi nhận ra em. Chi rat vui. Bài em viết hay, và chân thành lam! Chi cũng dong y voi ban doc, Lê Như Đức đổi tựa bài thành “Yêu Để Sống” cung như "ăn Để Sống, chu khong phai Sống Để ăn" vậy.
Em coi lại lời Đức Phật dạy, “Có sanh phải có diệt” thi no se giup em đương đầu voi nhung thay đổi trong cuoc song de dang hon.
Góp y voi em vài lổi nho: Thiên đàng (khong phai thiên đàn); dùng dằng (khong phai dùn dằn), yếu tố (nhân tố); v. v.
Chuc em nhieu suc khoe, hanh phuc. Mong duoc doc nhung bai viết sắp tới cua em.
Men nhieu!
06/02/202020:34:28
Khách
Như Ý thân mến ơi! Cám ơn bài viết của em đã chia sẻ những điều hữu ích nhé.
Có phải em có ý muốn chia sẻ với mọi người là không nên buồn đau quá, khi gia mình có người thân yêu ra đi...mất tiêu luôn? Lòng đang buồn nhưng phải nén nó xuống, để gắng gượng trổi dậy, vì còn con cái và những người thân yêu, cùng những việc cần thiết chung quanh, rất còn cần có ta? Nếu để thân người ta cứ níu giữ niềm đau thương dài lâu, thì lúc nào đó, nó sẽ đổ xuống như cây gỗ mục đó thôi?? Chị KD cũng đã một lần, tưởng chừng như thân mình đã đổ ngã tự lúc nào rồi, khi được tin người cha trân quý của mình ra đi biền biệt, không về nữa... Cho đến bây giờ chị KD cũng đã cố gắng phải tự vực nhấc mình lên từ từ, lâu rồi đó, Như Ý ạ.
*Cám ơn Lê Như Đức đã xin đổi tựa đề của bài là "Yêu Để Sống"
Nói cho thật lòng nha, một nửa tôi thích những lời của Như Ý chia sẻ với mọi người.
Nhưng còn lại phân nửa kia, tôi cũng hoàn toàn đồng ý với lời khuyên thật tình của Lê Như Đức.
Tôi hiểu rằng, nếu cứ cố đè nén sự đau thương trong lòng mình xuống nhiều quá! Có lúc nó sẽ tức nước vỡ bờ, cũng sẽ khổ nặng hơn? Vui hay Buồn gì thì cũng ráng mà quân bình nó thì hay và lợi hơn. Phải Không Cơ Quý Bạn Của Tôi Ơi??
Ptkd
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,812
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
T. Thiên Thu là cư dân Phoenix AZ, tốt nghiệp ngành Nursing tại Texas năm 1974 và làm việc cho St. Joseph’s hospital Phoenix, AZ gần 40 năm, nay đã về hưu,vui thú điền viên.
Chúng ta đang ở những ngày đầu của tháng Tư. Thời điểm này, bỗng nhắc nhớ trong tôi miền ký ức khó phai của hai mươi tám năm về trước. Ngày này, 07/4/1992, gia đình tôi đang ở New York City đúng mười ngày đầu tiên, đang ngơ ngác trước khung trời tự do rộng mở dù vẫn còn dầy đặc nỗi lo âu cho một tương lai chưa định trước. Thành phố New York là “thành phố lớn không bao giờ ngủ” (New York, the big city is not asleep), người ta hay nói vậy thật không sai chút nào.
Trần Như Nguyện, là phóng viên của một số báo Việt và đài truyền hình tại Hoa Kỳ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Houston - Texas. Tác giả từng được nhận giải đặc biệt " Viết Về Nước Mỹ " vào 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa chạy bão Harvey ". Đây là bài viết trở lại sau thời gian vắng bóng.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất
Tháng tư vùng Hoa Thịnh Đốn cỏ hoa, khí hậu tuyệt vời, cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm Vân bùi ngùi nhớ lại tháng 4 hãi hùng, đau thương cách đây 45 năm, nhớ họ hàng bà con ở quê hương VN xa xôi mà Vân không có cơ hội găp lại.Sau tháng 4 /75 nhiều gia đinh ly tán, trẻ con nheo nhóc, vợ trẻ xa chồng, mẹ già mòn mõi ngóng tin con. Nhiều người đang nhà cao cửa rộng phải đi ở nhờ ở đậu. Có người liều vượt biên, làm mồi cho cá nơi biển cả hay nạn nhân bọn cướp biển, phụ nữ bi hãm hiếp… Gia đình bạn Vân gồm 2 vợ chồng và 3 con vượt biên cùng 28 người họ hàng bị bão chìm tàu. Chỉ 8 người sống sót. Người bạn sống nhưng vợ và 3 con chìm trong lòng biển cả mênh mông. Nhắc mà đau lòng, xót xa cho cảnh chia ly tang tóc. Sau cuộc đổi đời vào tháng 4/ 1975, miền Nam trước kia sung túc lúa gạo dư thừa còn xuất cảng nước khác mà năm ấy một số dân Saigon phải ăn độn bo bo. Một hoc trò Vân cho biết sau khi cha em đi tù cải tạo ít lâu gia đình em “khoái ăn sang”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Thoạt tiên, khi đại dịch khởi phát từ Vũ Hán, người ta liền đặt cho nó ngay một cái tên cho dễ nhớ Coronavirus Wuhan. Rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ bên Tàu nên có người còn gọi là “cúm Tàu”. Tiếp theo đó, Coronavirus đã theo bước chân con người đến tàn phá ở các quốc gia: Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Phi châu... và những vùng đất xa xôi nhất mà người ta ít dịp nghe nói đến trên hành tinh. Hàng loạt các cuộc tấn công, miệt thị người gốc Á đã xảy ra nơi công cộng ở nhiều nơi trên thế giới để “trả thù dân tộc” từ khi mới bắt đầu đại dịch cho đến bây giờ; người gốc Việt không nằm ngoại lệ nên cũng bị vạ lây!!! Các nước bắt đầu ra lệnh đóng cửa biên giới để giữ an toàn cho vùng lãnh thổ của mình. Làn sóng kỳ thị lại đổ dồn về những nơi diễn ra tâm dịch, nhất là đối với những người đến từ vùng dịch. Những sinh viên, người lao động bao ngày đi du học, đi làm ở nước ngoài giờ ùn ùn kéo về Việt Nam hàng loạt!
Nhạc sĩ Cung Tiến