Hôm nay,  

Sống Để Yêu

05/02/202000:00:00(Xem: 7636)

Hinh tac gia Nhu Y
Tác giả nhận Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.

 

Như Ý Crystal H. Vo

Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice  A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư  tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau khi trở lại họp mặt với Viết Về Nước Mỹ 2018, cô đều đặn viết lại bằng tiếng Việt và vừa nhận giải đặc biệt năm nay với bài "Kêu Khóc Bằng Tiếng Việt".

*** 


Sáng nay, Chủ nhật 10 tây tháng 11, sau khi nghe mục sư giảng đạo xong, tôi bước thẳng lên phía trên và đến gần những người giáo dân đã đứng sẳn đó như thường lệ để cầu nguyện riêng cho những ai có nhu cầu. Tôi đi đến và chọn người đàn bà ở tuổi trung niên có ngương mặt hiền hoàn để nguyện cầu cho anh chồng Dennis của tôi. Cô nở nụ cười thân thiện và hỏi chồng tôi tên gì và muốn cầu nguyện điều gì. Tôi nói tên và họ của anh. Sau đó tôi xin cô cầu nguyện cho anh có sức khỏe tốt hơn bây giờ. Chưa nói hết câu, tôi bị xúc động nghẹn ngào. Mới đầu cô nắm lấy hai  bàn tay của tôi và cầu nguyện. Sau đó cô xoa bốp cánh tay và bờ vai của tôi. Lời nguyện cầu của cô thật thành khẩn. Không hiểu sao mà nước mắt từ đâu tuôn trào không ngưng trên đôi má của tôi. Lúc đó tôi liên tưởng đến cách nay ngoài hai năm, Tôi và anh Dennis đứng tại nơi này, tay trong tay thốt lên lời thề trước Thượng Đế cùng gia đình và bằng hữu là sẽ thương yêu nhau đến ngày cuối của cuộc đời bất kể có bệnh hoạn hay nghèo khổ gì cũng sẽ mãi mãi ở bên nhau.

Anh Dennis là người tin vào Chúa Giê Xu trước tôi rất nhiều năm và anh cũng là người giới thiệu tôi đến giáo đường này. Cho dù cuộc sống hôn nhân có gặp bất kỳ khó khăn nào, anh không bao giờ nói lời bỏ cuộc. Nhưng ngược lại, tôi không tôn trọng lời hứa nên mỗi lần có chuyện không vui tôi hay đòi chia tay. Nghĩ lại tôi thật tệ! Một phần tánh tôi hơi hời hợt, nhưng một phần là do hoàn cảnh đã tạo ra.

 

Tôi còn nhớ, hồi đó tôi còn rất nhỏ. Có lần tôi thương quí một cô giáo trong lớp nhiều lắm vì cô là người đầu tiên đối sử với tôi thật tốt, nhưng không lâu sau, cô không còn dạy trong lớp nữa. Tôi thật buồn, vừa kể và khóc với chị hai. Tôi nói với chị không hiểu sao tất cả những người nào tôi thương yêu đều bỏ tôi đi trong đó có đứa em trai mà tôi yêu quí vô cùng. Tôi nói với chị hai nếu tôi  không quá yêu thương người khác thì họ sẽ không xa lìa tôi. Không ngờ lời nói năm xưa đã quyện vào tôi hồi nào không hay biết. Cách nay không bao lâu, anh Dennis trách tôi sao không thương yêu anh như anh thương yêu tôi. Tôi nói vì tôi sợ mất anh… Sáng nay trước khi đi làm xa, anh đứng đó kế bên giường tôi đang nằm, anh nói sức khỏe của anh không được tốt lắm nhiều năm tháng qua vì vậy anh nhờ tôi cầu nguyện cho anh có sức khỏe để lo cho gia đình.  Nghe đến đó tôi cảm động lắm và nghĩ đến người em trai, cũng vào một ngày mưa buồn bã, em đã xin má tôi cầu nguyện cho em hết bệnh.

 

***

 

 

Mặt trời ở bên ngoài đã lặng từ lâu. Bóng đen đã chiếm cả không gian. Bên cạnh đó những giọt mưa trên cao từ từ rơi xuống đất cộng thêm tiếng sấm sét làm tôi sợ hãi. Tôi vội vã chia tay cô bạn hàng xóm. Vừa bước ra ngõ tôi nhìn thấy ba tôi chỡ má tôi trên chiếc xe Honda về tới nhà phủ trên người chiếc áo mưa. Tôi liền chạy theo chiếc xe về đến nhà. Ba đặt em tôi trên chiếc phản, mặt mày em xanh méc và trong mắt hình như vẫn còn đẫm lệ. Em nằm đó, không cữ động, không cục cựa được. Em im lặng hồn nhiên như đang say trong giấc ngủ. Má tôi lại gần ôm em và khóc nức nở. Chị hai của tôi cũng vậy. Chị quay sang bên tôi và hét, "Em mình đã chết rồi sao mày không khóc vậy Phượng?" Tôi đứng đó như trời trồng và tim tôi như ai đó đang bóp nghẽn.

 

Lúc bấy giờ tôi mới vừa tròn 12 tuổi. Tôi chưa từng chứng kiến người thân nào qua đời. Cái chết là gì? Vì sao con người ta lại chết? Đầu óc tôi trống rỗng. Tôi không biết nghĩ hay biết tin sự thật bi đác nhất đã xảy ra cho gia đình tôi.

 

Tình cảm của tôi đối với em trai chắc có lẽ khác hẳn với anh chị em tôi. Từ nhỏ bản tánh của tôi quá trầm lặng. Tôi như một người câm, không nói không năng gì tới ai trong nhà ngoại trừ đứa em trai mà tôi có bổn phận trông nôm từ khi em mới vừa lọt lòng. Vì gia đình nghèo, con đông là thế đó, cứ đứa lớn trông coi đứa nhỏ là lẽ thường tình. Mỗi ngày tôi đút cho em ăn, lo từng miếng cơm, ly nước. Mỗi lần em chạy té, tôi ôm em vào lòng và xoa dịu vết thương bằng cách hôn nhẹ vào nó. Mỗi buổi trưa hè đám bạn nhỏ tụ tập chơi cò cò, đánh banh vui nhộn hết sức, tôi cũng nôn nao muốn chạy nhảy như các bạn nên trong lúc ru em ngủ tôi thường bảo: “Nhắm mắt lại rồi ngủ đi nhe em.” Em tôi cũng ngoan ngoãn nhắm mắt. Thế nhưng khi tôi vừa bỏ đi, em dùn dằn kêu to: “Em chưa có ngủ đâu, chị Phượng!”

 

Thế là tôi cằn nhằn vì sao em không chịu ngủ cho lẹ để cho tôi được đi chơi với các bạn hàng xóm. Giận thì nói như vậy chớ tôi thương yêu em nhiều lắm. Mỗi lần nhìn em ngủ tôi cuối xuống hôn em. Nước da của em tôi trắng như bông, gương mặt thanh tao với vành tráng rộng. Cặp mắt của em to và trong sáng. Tôi rất lấy làm hãng diện khi ẵm em đi chơi ở hàng xóm và được nhiều người khen em khôi ngô tuấn tú.

 

Bản tánh bẩm sinh của tôi ủy mị và yếu đuối. Tôi hay buồn mà không hiểu vì sao tôi buồn. Tôi hay khóc cho những người không may gặp nhiều khó khăn. Có những lúc tôi chỉ muốn nằm ở trên giường và nhìn lên trời cao vì mái nhà bị dột nát, những vì sao lấp lánh chiếu xuống qua mái nhà. Cuộc đời tôi cảm thấy buồn nhạt tối tăm trừ phi khi tôi bận rộn chăm nom em. Em tôi càng hoạt bát bao nhiêu thì tôi lại bù lì bấy nhiêu. Em đã đưa tôi ra khỏi cái thế giới cô đơn.

 

Năm em lên năm tuổi, em được đi học mẫu giáo. Về tới nhà em vui tươi kể cho tôi nào là em được quen biết nhiều bạn mới. Thấy em vui tôi cũng vui theo. Tôi còn nhớ mấy ngày đầu đi học về em vẽ trên tường bằng phấn trắng. Mẹ tôi la nhưng không ai bôi phấn cả. Họ cứ để đó như một tác phẩm độc đáo của Pablo Picasso.

 

Nhà tôi lúc bấy giờ nghèo lắm. Gia đình nhà nông lúc trúng mùa thì cơm nước đầy đủ, còn lúc thất mùa thì có nhiều đêm ngủ mà bụng lại bị đánh trống ầm ỉ. Nhiều lần ba tôi về thăm ông bà nội và được ông bà dấu cô chú để cho ba tôi mang về mấy ký gạo để nuôi cả đàn con thơ dại. Có lần tôi nhìn thấy hai người anh của mình hì hụt bứng củ khoai lan ở ngoài vườn vào giữa đêm đễ nấu ăn vì hôm đó ăn không no. Nhà cửa thiếu trước hụt sau vậy đó thế mà bệnh tình của em tôi càng ngày càng nặng. Tôi nghe nói em bị bệnh tim và nếu được ra nước ngoài bệnh tình họa may sẽ được cứu chữa. Nhà tôi nghèo thế đó lấy đâu mà có cơ hội để đưa em ra nước ngoài? Mỗi lần nhìn em bệnh nằm đó trên giường tôi đau lòng lắm. Tôi chỉ biết đến gần bên em dỗ dành và an ủi. Có những lúc em vắng nhà phải vào bệnh viện suốt mấy ngày liền. Lúc đó tôi buồn tận cùng. Tôi không còn ai làm trò hề để cho tôi cười. Tôi khóc thầm vì nhớ em và khóc thầm cho số phận hẩm hiu của em.

 

Có lần má tôi đang đứng ở trước bàn thờ van vái, em tôi lại gần bên má và nói: “Má ơi, má cầu nguyện cho con bớt bệnh đi nhe?” Nghe em nói, tôi cảm động muốn khóc. Má của tôi cũng vậy, trong mắt má như có những giọt lệ long lanh. Má nuốt nước mắt và nghẹn ngào nói: “Lúc nào mà cũng nguyện cầu cho con sớm hết bệnh.”

 

Em tôi bệnh hoạn triền miên kể từ ngày chào đời. Làm một người chị khi nhìn em đau đớn tôi cũng đau như dao cắt từng đoạn ruột. Rồi ngày giông tố đổ lên mái nhà đã dột sẳn. Em tôi nằm đó không cử động được, đôi môi tươi thắm của em nay đã biến thành màu tím. Còn cặp má hồng hào đã thay cho màu trắng bạch. Tôi thật không tin em đã nở bỏ gia đình ra đi. Em còn quá nhỏ sao lại nở ra đi vội đến thế? Tôi buồn day dứt, đau nhói cả con tim. Không một ai biết được ngày em ra đi là ngày tâm hồn tôi cũng chết theo. Tôi không màn chạy theo đám bạn vui đùa vào giờ nghỉ trưa nữa. Tôi chỉ biết buồn và khóc thầm vì nhớ em. Dường như mỗi ngày tôi đều đi ra nấm mồ của em chỉ lấp bằng một mảnh đất nhô khỏi mặt đất trước nhà. Đứng trước mộ tôi thì thầm trò chuyện với em suốt cả nhiều buổi. Tôi nhớ em không lời lẽ nào diễn tả. Vậy mà không có lấy một tấm hình của em để nhìn cho đỡ buồn đỡ nhớ. Tôi chỉ biết nhìn lên tường nhà nơi em đã vẽ ngoặc ngèo ở trên đó ngày nào để tưởng tượng ra đôi bàn tay bé bỏng của em cầm cấy phấn vẽ rồng vẽ phụng.

 

Em đi rồi tôi không còn ai vui đùa chung nữa. Tôi trở thành con bé bị bệnh trầm cảm nặng. Ngày nhớ em và mỗi buổi tối trong giấc ngủ tôi đều thấy mình dẫn em đi chơi. Tôi dẫn em tới những thảm cỏ xanh, những đồi núi nhấp nhô, những cánh đồng với những bông hoa xinh đẹp cùng nhau khoe sắc màu. Những cảnh tượng  xinh đẹp như mơ đều biến theo bóng tối và để lại cho tôi sự thật quá phủ phàn khi mỗi sáng tôi thức dậy.

 

Mười hai tuổi. Tuổi của một con bé chưa biết lau sạch mũi, thế mà tôi bắt đầu nghĩ rất nhiều về cái sống và sự chết. Tại sao cái chết lại đến cho một mãnh đời quá ít tuổi và vẫn còn ham sống? Tôi không muốn bị chết trong hoàn cảnh thiếu thốn. Tôi không muốn như một chiếc lá cuối thu rơi rụng ở vĩ hè mà không ai biết tới. Từ đó tôi đã có ước nguyện rời khỏi chốn quê nghèo để đi đến một phương trời nào đó, nơi mà tôi có thể xây dựng lên sự nghiệp. 

 

Tôi chọn viết lách đã nhiều năm nay cũng là một cách cho tôi sống mãi khi thân xác này không còn tồn tại trên thế gian này.

 

Đó là một câu truyện thật. Khi viết ra truyện này tôi đã rơi không biết bao nhiêu giọt nước mắt. Cũng nhờ có thể chia sẻ nổi đau mất em yêu, tôi đã dần dần bớt đau lòng và không còn nhìn thấy em trong giấc mộng thường xuyên như xưa nữa. Tuy nhiên sự mất mát đó quá lớn, là một cú sốc không thể nào quên. Sau này có con nhỏ, tôi vẫn bị ám ảnh cái ra đi đột ngột của em nên tôi rất lo sợ mất con. Tôi sợ đến nổi không dám chạy xe nhanh trên xa lộ và không bao giờ bỏ các cháu cho ai trông ngoài phải đi làm và học. Nay các cháu lớn khôn rồi tôi không còn lo sợ nữa.

 

Xin đừng vội vàng phán xét bất kể một ai vì ta không thể nào hiểu rõ nguyên nhân việc làm của họ. Sự ra đi đột ngột cùa người em yêu quí đã ảnh hưởng cả cuộc đời của tôi. Chẳng hạn như xưa nay dừng như tôi không bao giờ mua hoa tươi vì hoa tươi rồi sẽ tàn, với tôi,  nó nhắc lại cái chết của người em.  Gần đây tôi mới bỏ đi được sự suy nghĩ tiêu cực đó.

 

Đầu tháng năm vừa qua, tôi đến chợ mua một chiếc bánh kem sinh nhật cho một trong những người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi muốn mua một cái gì đó thêm cho cô ấy ngoài một chiếc bánh. Phải mất một lúc khá lâu tôi mới quyết định mua hoa tươi. Tôi nghĩ rằng nó sẽ trông xinh đẹp trong văn phòng của cô.

 

Khi về lại vân phòng, tôi đã dành chút thời gian của mình để sắp xếp từng bông hoa vào một chiếc bình. Đó thực sự là một kinh nghiệm thú vị! Cô ấy yêu hoa. Tôi yêu hoa và mọi người khác cũng đều yêu hoa. Tôi đã chụp một vài bức ảnh của hoa làm lưu niệm.

 

Dần dần, tôi chấp nhận cái chết là một phần của cuộc sống. Tôi từ từ buông bỏ nỗi đau và nắm lấy tình yêu tôi có ngày hôm nay.

 

Vào ngày cuối tuần lễ Hiền Mẫu vừa qua, tôi không gặp vấn đề gì khi mua hoa tươi cho mẹ chồng của tôi nữa. Một lần nữa, tôi rất thích quá trình sắp xếp chúng vào một chiếc bình.

 

Nhiều lần anh Dennis nói với tôi anh không sợ chết vì anh tin rằng khi anh nhắm mắt ra đi, anh sẽ được Chúa rước anh lên thiên đàn. Người sùng đạo là vậy đó. Họ hiểu rõ được cuộc sống này là tạm bợ vì vậy họ sống hết mình vì tha nhân và vui lòng chào đón cõi vĩnh hằng.

 

Tôi nguyện sẽ nhìn đời khách quan hơn. Tôi sẽ tập không quá đau thương khi người thân ra đi vì có sanh phải có diệt và có đến rồi phải có đi. Ngày nào còn sống bên anh Dennis, ngày đó tôi sẽ trau tặng cả một bầu yêu thương cho anh. Tôi sẽ tập mạnh dạng sống và yêu cho hết cuộc đời còn lại.

 

Như Ý Crystal H. Vo

 

Mùa Thu 2019

Ý kiến bạn đọc
06/02/202019:47:45
Khách
Trích: “Tôi sẽ tập không quá đau thương khi người thân ra đi vì có sanh phải có diệt và có đến rồi phải có đi.”
Tác giả không nên tập nén đau thương mà hãy để đau thương tự nó tới và tự nó dần vơi. Thời gian là viên thuốc nhiệm màu để chữa đau thương.
Thời gian cũng là một nhân tố thay đổi cảm xúc của con người. Năm xưa, nhà tôi thường nén được cảm xúc mỗi khi coi những phim buồn. Ngày hôm nay, chỉ cần một chuyện nhỏ cũng có thể buồn khóc thật dễ dàng.
Nếu “có sanh phải có diệt” thì thời gian đi qua ta phải chấp nhận có thay đổi. Nên sống tự nhiên và hãy để cảm xúc tự tuôn ra chứ đừng cố tập nén nó vì sẽ có nhiều đau thương ngấm ngầm hơn.
P.S. Đề nghị tác giả đổi tựa thành “Yêu Để Sống”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,556
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nghỉ hưu sau gần 20 năm làm y tá tâm thần tại một bệnh viện tiểu bang Cali. Là cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, sau 1975 đi tù Cộng sản 6 năm. Là cựu thuyền nhân được thuyền trưởng Nam Hàn tên Jeon Je Yong cứu vớt trên biển Đông năm 1985. Ông cũng là tác giả Hồi Ký "Tấm Lòng Biển"(2007) nói về thuyền trưởng Jeon bị trừng phạt sau khi vớt thuyền nhân. Tham gia "Viết về Nước Mỹ" với bài "Nhà Mobilehome và Di Dân Việt Nam" (Giải Danh Dự 2010) Tham gia công tác thiện nguyện cho thành phố Westminster, Nam Cali, từ 1994 đến nay.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. bài viết mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Huyền Thoại-Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài đầu tiên tác giả gởi cho Việt báo "Viết về nước Mỹ". Tác giả sinh ra và lớn lên tại Saigon. Ba của cô là sĩ quan QLVNCH và phải đi "học tập cải tạo" 8 năm qua các trại từ miền Nam ra Bắc. Gia đình cô qua Mỹ vào năm 1992 theo chương trình HO.
Đây là lần đầu tiên tác giả tham gia dự thi “Viết Về Nước Mỹ”. Sinh trưởng và lớn lên ở Saigon, tác giả cùng gia đình sang Mỹ định cư theo diện HO. Là cư dân của thành phố Chapel Hill, North Carolina, tác giả làm việc cho một công ty dược phẩm & kỹ thuật sinh học ở khu Research Triangle Park tại NC.