Hôm nay,  

Đón Xuân này ... tôi nhớ Xuân xưa *

20/01/202000:00:00(Xem: 11146)

Nguyễn Diệu Anh Trinh

 

Ôi! nhớ làm sao những cái Tết ngày xưa, khi gia đình tôi còn sống ở Đà Nẵng, thành phố hiền hòa có con đường Bạch Đằng thơ mộng, êm ả nằm dọc theo bờ sông Hàn, có những hàng kiền kiền cao lớn rợp bóng mát đường Quang Trung, có những hàng phượng đỏ thắm dọc con đường Lê Lợi khi mùa hè đến, có vườn hoa Diên Hồng dập dìu nam thanh nữ tú những chiều cuối năm.

 

Tôi lớn lên tại khu phố Thuận Thành, là một xóm Phật Giáo nằm bên cạnh xóm đạo Tam Tòa, nổi tiếng với rất nhiều cô gái đẹp như Đức Mẹ. Trẻ con hai xóm học chung một ngôi trường tiểu học nằm trên con đường Trần Cao Vân, là trường Đào Duy Từ, ngày nay cũng đã đổi tên là trường Hoàng Diệu. Xóm Thuận Thành là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm thời niên thiếu của tôi. Thuở ấy, hầu như dân trong xóm đều là bà con anh em cùng dòng họ, cứ người lập nghiệp trước giúp đỡ, bảo bọc cho kẻ đến sau nên họ hàng, láng giềng gắn bó rất thân tình.

 

Miền Trung những ngày cuối năm khí hậu khá lạnh. Một hai ngày trước Tết, người lớn thì bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa, bếp núc. Nấu nướng những món ăn truyền thống để chuẩn bị đón chào năm mới. Món bánh Tét là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mọi nhà. Tôi nhớ không khí rộn ràng của những đêm cuối năm, trong khi Má tôi và mấy người bà con, hàng xóm cùng nhau ngồi gói bánh, kể chuyện xưa, bàn chuyện nay, xúm xít quanh nồi bánh tét sôi sùng sục, tiếng tí tách của bếp lửa nghe thật vui tai. Bọn trẻ chúng tôi cứ lẩn quẩn bên cạnh để được sai vặt. Đến nửa khuya, anh lớn của tôi và các bạn vừa đun củi canh chừng nồi bánh, vừa mang đàn ra đàn hát, khoảng sân trước nhà bỗng rộn ràng như một đêm lửa trại.

 

Dù không phải là dâu trưởng nhưng Má tôi rất đảm đang và phải nói là “Công, dung, ngôn, hạnh” thuộc vào mức độ tuyệt vời. Má tôi biết làm và làm rất khéo tất cả những loại bánh đặc sản Quảng Nam. Thường thường chiều cuối năm, sau khi vớt bánh tét ra và sửa soạn lại cho đẹp mắt, Má sai tôi mang đến nhà các bác, nhà bà Nội, nhà những người bà con trong họ. Mỗi phần đều có đầy đủ các loại: bánh tét, bánh tổ, bánh nổ, bánh in…kèm theo một gói trà thơm. Câu nói Má dạy tôi thuở ấy còn thuộc nằm lòng đến mãi bây giờ …”Thưa ông, bà…hoặc chú bác…nhân dịp Tết, Má con có làm một ít bánh, trước là cúng tổ tiên, sau là kính biếu ông bà, chú bác…” việc làm này thành ra một thông lệ, do đó những ngày cuối năm tôi cũng là một nhân vật bận rộn và quan trọng không kém người lớn.

 

Còn nhớ có lần, khi mang bánh vào xóm trong để biếu một bà dì. Trên đường đi có nhiều nhà đang cúng Tất Niên, một thằng nhóc nghịch ngợm đã đốt pháo ném vào người tôi. Tôi hốt hoảng vừa khóc vừa la…bỏ của chạy lấy người. Để trả lại mối thù này, sau đó mỗi khi thằng nhóc đi học phải đi ngang nhà tôi đều bị anh em tôi xua chó ra hù nó. Nhớ lại mà buồn cười quá!

 

Sau năm 1975, vận nước đổi thay, gia đình tôi không còn sum họp như xưa. Tết đến chẳng còn cái háo hức mong chờ mà trở thành nỗi lo cơm áo nợ nần, canh cánh bên lòng. Cứ mỗi mùa Xuân đến là của chìm, của nổi trong nhà cũng lần lượt ra đi. Nếu không có cái loa phóng thanh của phường treo đầu xóm cứ phát ra những bài hát, ra rả ”Mùa xuân này về trên quê ta ... khắp đất trời biển rộng bao la ... " hay "Mùa xuân đến rồi bản làng ơi ...” thì chắc chắn tôi cũng không hề biết là Tết đang về, Xuân đang đến.

 

Những ngày cận Tết thuở này, Má tôi thường cho đứa em trai đạp xe đạp, vượt đoạn đường hơn bảy chục cây số, từ Đà Nẵng về tận Đại Hồng, Đại Lộc là quê ngoại để xin bà ngoại ít quà Tết. Các dì của tôi, chị em ruột của má không có ai ở trong hoàn cảnh có chồng đang ở trong trại tù cải tạo như má tôi. Họ đều là những cán bộ hay công nhân viên nhà nước. Tết đến, ít ra cũng có được vài cân thịt mỡ, vài lạng đường…dăm ba cái hộp quẹt, kem đánh răng…gọi là “tiêu chuẩn cho cán bộ, công nhân viên” do đó, bà Ngoại đặc biệt ưu đãi cho gia đình chúng tôi. Năm nào ngoại cũng để dành cho vài buồng chuối, vài trái đu đủ non hái ngoài vườn, có năm mùa màng khá giả thì bà ngoại còn cho vài lon nếp hương, mấy cặp đường bát vàng. Ôi, cái tình của bà ngoại đối với bầy cháu tuy đơn giản mà sao thấm thía ngọt ngào đến thế! Hết rồi những ngày cuối năm tôi được thi hành nhiệm vụ mang bánh đi biếu, hết rồi những đêm giao thừa ngồi canh chừng nồi bánh tét, hết rồi những náo nức thơ dại mong chờ ngày đầu xuân. Với anh em chúng tôi, Tết chỉ còn trong ký ức, trong kỷ niệm. Giao thừa của những năm sau đó cũng không khác gì tiền đồ tương lai của chúng tôi, tối tăm như đêm ba mươi của chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của cụ Ngô Tất Tố.

 

Tôi lớn lên một chút, đến tuổi hẹn hò thì mê chợ hoa nhiều hơn pháo Tết. Cũng như các bạn cùng thời, những mùa xuân tuổi mười bảy mười tám của chúng tôi không được thắm tươi, rực rỡ. Có những năm, ngày Tết ra phố thì thấy toàn một loại vải may áo. Người già, em bé, nam cũng như nữ cùng một loại vải hoa giống nhau, loại vải bán phân phối từ cửa hàng mậu dịch quốc doanh, tiêu chuẩn cả năm một lần. Do đó, Tết đến, chỉ có chợ hoa là nơi mang sắc thái xuân hơn nhờ những chậu  hoa hoa đủ loại, đủ màu sắc. Hương từ hoa và sắc của hoa ở các khu chợ hoa cuối năm thật lôi cuốn khiến hồn người phơi phới, tạm quên đi những thiếu thốn nhọc nhằn của một năm đã qua.

Thời kỳ “đổi mới” sau năm 1980, gia đình tôi đành phải dọn ra khỏi xóm Thuận Thành trong nước mắt vì căn nhà chúng tôi đang sống bị chính quyền CS tịch thu. Chúng tôi buộc phải dọn đến một xóm lao động gần Ngã ba Cai Lang tức là ngay trường tiểu học Nguyễn Duy Hiệu bây giờ. Hàng xóm mới bây giờ không còn là bà con trong họ nữa, chẳng ai biết gốc gác của gia đình tôi. Tết đến, Má tôi có thêm một nghề mới là “gói bánh tét thuê”. Ông bà ta có câu “bụng đói, đầu gối phải bò”. Một đàn con nheo nhóc đã khiến má tôi phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Với tài hoa sẵn có, má tôi nhanh chóng kiếm được nhiều mối gói bánh vào những ngày cuối năm, phục vụ cho những gia đình buôn bán khá giả trong xóm. Thế là hết nhà này sang nhà khác, má tôi làm việc hầu như suốt ngày đêm, mong sao kiếm được chút thù lao hay được thưởng vài đòn bánh mang về cho con ăn Tết. Em gái út của tôi năm đó chừng chín tuổi, luôn luôn được má cho đi theo để phụ má lau lá chuối hay giúp cột bánh tét. Nhìn đôi mắt của em tròn xoe, vẻ thích thú hiện rõ khi được nhâm nhi những miếng nhân đậu xanh còn thừa, tôi thật đã ứa nước mắt. Biết đâu trong đầu óc non nớt của em, Tết được đi theo má làm thuê là một vinh dự như tôi thuở xưa nhận công việc mang bánh đi biếu  

   Điều kỳ lạ là khi nhớ, hầu như những kỷ niệm về Tết trong tôi với niềm vui, nỗi hân hoan chỉ thoáng qua rất nhanh. Những câu chuyện buồn đầu năm thì cứ ở lại trong đầu khiến lòng buồn dai dẳng. Những cái Tết đón năm mới không có ba tôi ở nhà, mấy mẹ con sau khi tập trung hết vốn liếng cho đợt thăm nuôi cuối năm thì mẹ con đành phải đón xuân trong thiếu thốn trăm bề. Cuối năm không có tiền để mua một chậu cúc về chưng cầu tài cầu lộc, mấy chị em đành phải vớ đại chùm hoa vạn thọ loại vàng đậm, vàng lợt về cúng Tết. Quà Tết dọn cho khách đến nhà là mấy loại bánh đủ loại, làm từ bột mì do nhà nước bán tiêu chuẩn cuối năm hoặc sang hơn là me chua, cóc xanh tự dầm … Mãi đến những năm tôi có đứa con đầu thì hình như tôi không còn đón Tết nữa, bận rộn cho việc buôn bán, ngày Tết trôi qua hồi nào không biết cũng như tuổi thanh xuân của tôi cũng tàn dần theo năm tháng. Bận bịu và chật vật quá chẳng còn thời gian để nhớ, để mong ước hay ngậm ngùi nuối tiếc. Đó là chưa kể có nhiều năm nợ nần chồng chất, Tết đến chẳng có chút hân hoan mà thay vào đó là nỗi lo âu phải thanh toán nợ nần nếu không thì lãi mẹ sinh lãi con … chắc trả cả đời cũng không hết. Gánh nặng ngày Tết càng khiến đầu óc căng thẳng, mai vàng, câu đối đỏ, bánh chưng xanh … chợt trở thành huyền thoại, hương hoa ngày Tết và cảm giác nô nức trong đêm giao thừa như lùi dần vào quá khứ.

 

***

  

Tháng bảy dương lịch năm 1994 tôi rời quê hương, sáu tháng sau, chúng tôi đón cái Tết Việt Nam đầu tiên ở ngoài nước Việt Nam. Từ phương xa, đêm giao thừa, mấy cha con xúm xít bên cái điện thoại để gọi về quê nhà thăm hỏi và chúc Tết. Ban đêm bên này là ban ngày bên kia, thời đó ở Việt Nam chưa có điện thoại từng nhà phổ biến như bây giờ nên nếu muốn nói chuyện với nhau trước đó phải gọi để hẹn ngày giờ đàng hoàng. Một nửa gia đình tôi còn lại bên kia qua nhà một người quen, cũng xúm xít lại để nghe. Nghe được gì đâu, bên này chưa nói đã khóc, bên kia chưa nghe gì đã thút thít. Cuối tháng tôi phải trả tiền cái hóa đơn điện thoại gấp mười lần bình thường.

 

   Sáng mồng một Tết tha hương đầu tiên, tôi thay áo quần đi làm. Ra trước sân, nhìn qua hiên nhà ông Mỹ đen hàng xóm thấy một cành đào hé nở mấy nụ hồng hồng bé tí, vài ba cái chồi xanh mởn cũng bé tí. Tôi mừng rỡ còn hơn gặp lại cố nhân.Tôi rón rén chui rào bước qua, kêu nhỏ em chụp cho mấy tấm hình, may là chủ nhà không biết. Tấm hình có hương vị ngày Tết đầu tiên của tôi ở nước ngoài sau đó hí hửng được theo đường bưu điện về tận quê nhà. Sau này tôi mới biết, loại hoa đào đó là “đặc sản” của thành phố  tôi đang sống, đến tháng ba tháng tư thì nở rộ ngợp trời. 

 

   Tôi nhớ năm 1995 cũng là năm đầu tiên cấm đốt pháo vào dịp Tết Nguyên Đán bên Việt Nam. Chúng tôi gọi về dĩ nhiên chẳng nghe được tiếng pháo ngày xuân nên dường như không cảm nhận được cái rộn ràng của ngày Tết. Bên này, ngày đầu năm người lớn tuổi thường đến Chùa cầu phước hay đến Nhà Thờ cầu nguyện, bọn trẻ thì tham gia những Hội Xuân do cộng đồng người Việt tổ chức. Thuở ấy tôi chưa đủ già để phải bận bịu cho việc cúng bái và thật tình cũng không còn trẻ để vui chơi. Tết đến, ngày đầu năm cũng như ngày cuối năm, công việc làm ăn là quan trọng nhất. Dạo đó, đêm giao thừa, tôi cũng làm cho xong nhiệm vụ sắp bánh mứt để ba tôi cúng kiến sau đó vào giường nằm trăn trở, tưởng tượng về những cái Tết đã qua trong đời, nhớ tiếng pháo của những đêm giao thừa trong dĩ vãng, nhớ mùa hương trầm ngào ngạt đêm ba mươi, nhớ cả cảnh chợ hoa thắm tươi, rộn ràng ngày khai mạc và tàn tạ buổi chợ tan …

 

***

           

     Năm tháng qua đi thật nhanh, những cái Tết tha hương cũng qua thật nhanh, thật lặng lẽ. Những năm sau này người Việt Nam về tiểu bang này định cư càng đông đúc, do đó Tết của cộng đồng người Việt có sinh hoạt rộn ràng hơn. Chợ Tết bày bán đủ các loại bánh mứt, hoa quả, phong bì lì xì … và đặc biệt là mùa xuân rộn ràng nở hoa trong những CD, những DVD nhạc xuân và các chương trình ca nhạc đón năm mới, các buổi họp mặt tất niên của các hội đoàn, thi hoa hậu, thi giọng ca vàng … Nhưng càng về sau hình như Tết đến tôi không còn trăn trở nhiều nữa, có lẽ tôi đã quá quen với không khí Tết ở đây nên tôi chỉ nhớ …

 

Vạn vật thay đổi không ngừng, bao nhiêu mùa xuân đã đi qua trong đời. Càng lớn tuổi tôi càng hiểu thế nào là hai chữ “vô thường” nên tôi đã coi chuyện thăng trầm trong đời người là tất yếu. Chúng ta trầm luân rồi lại thăng hoa, thăng hoa không đúng cách rồi lại trầm luân. Cứ biển xanh hóa thành ruộng dâu, Đông tàn thì Xuân đến. Tuy nhiên, thay đổi của vạn vật bên ngoài chẳng thể nào ảnh hưởng đến sợi dây tình cảm thiêng liêng ràng buộc người người trong gia đình.

 

… Chiều cuối năm, tôi lái xe trên đường từ công ty về nhà, nghe má gọi:

 

- Con đi làm về nhớ ghé má lấy bánh tét về cúng Tết nghen!

 

Giọng má ấm áp, nhỏ nhẹ trên điện thoại làm tôi ấm lòng.

 

Nhiều người từng nói “Ở Mỹ, đón xuân sao tẻ nhạt, vô ý nghĩa quá”, với tôi lắng nghe một bản nhạc xuân xưa, ghé về nhà mẹ để nhận món quà tết, nhìn thấy ba má cùng sửa soạn những món ăn dân tộc trong cái lạnh buốt nơi xứ người, hai chiếc bóng hạnh phúc bên nhau trong những ngày xế chiều, tôi như thấy cả mùa xuân đang ở quanh đây.

 

Giọng cô ca sĩ trong CD vang lên:

 

            Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa *

            Hẹn gặp nhau khi pháo giao thừa

            Em đứng chờ tôi trước song thưa

            Tôi đi qua đầu ngõ

            Hỏi nhau thầm xuân đã về chưa?

                                          

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Norcross - GA

 

*Lời bài hát Đón xuân này, nhớ xuân xưa của nhạc sĩ Châu Kỳ

 

Ý kiến bạn đọc
24/01/202003:19:58
Khách
Về kinh tế Việt nam trong thời kỳ 75-86 , trong cuốn Đèn Cù , tác giả Trần Đĩnh ( ở Việt nam ) thuật lại rằng: Nguyễn Văn Linh từng nhận xét về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là "lãnh đạo gì mà làm ăn như cái 'con c..'." ( Văn Trần: Nguyễn văn Linh là tỗng bí thư CS sau Lê Duẫn)

Kinh tế Việt nam 1975- 86, theo giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ ( ở VN) : “là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài , công thương nghiệp đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó “.Theo BBC- 3/23/19: Sau năm 1975 đã áp đặt hệ thống kinh tế cộng sản . Công nghiệp bị quốc hữu hóa, các trang trại tư nhân bị thay thế bằng hợp tác xã tập thể và quy hoạch tập trung dưới quyền của chính phủ. Thực tế là thiếu lương thực triền miên. Trong vòng một thập kỷ, một quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá lại phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế ". Theo trang mạng http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/sub5_9g/entry-3470.html , trong giai đoan đó , lạm phát lên đến mức 700 phần trăm.

Rốt cuộc đến năm 1986, Cộng sản phải Đổi Mới cho tư nhân tự do kinh doanh, rước các nước Tư Bản – luôn cả ” đế quốc sừng sỏ, sen đầm quốc tế Mỹ- vào đầu tư để cứu đói. Nhục nhã !
24/01/202002:15:06
Khách
Cám ơn độc giả Đinh Văn Hòa đã đọc những góp ý của tôi. Sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình hình miền Nam rối bời, các nội các nối tiếp nhau sụp đổ:

Trong loạt phim tài liệu The Vietnam War- do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện chiếu trên PBS năm ngoái - có phỏng vấn một nhân vật Cộng sản về cuộc đảo chánh tháng 11 năm 63, hẳn trả lời:" Khi Diệm bị lật đổ, chúng tôi quá mừng, chúng tôi nghĩ chúng tôi sắp sửa giải phóng được đất nước rồi. Chúng tôi bắt đầu tấn công địch ngày và đêm ".

Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết rằng: “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng ".

Vào ngày 1.2.1966, tổng thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay than phiền rằng :" Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyễn rủa để hạ sát ông Diệm. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

***Trong vòng hai năm mà có đến 5 Chính phủ cầm quyền:

•Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ (4-11-1963 – 30-1-1964);
•Chính phủ Nguyễn Khánh (8-2-1964 – 20-10-1964);
•Chính phủ Trần Văn Hương (31-10-1964 – 27-1-1965);
•Chính phủ Phan Huy Quát (16-2-1965 – 12-6-1965);
•Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (19-6-1965).

Và chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng từ tháng 11-1963 đến tháng 7-1965, cũng thay đổi 5 lần; trung bình mỗi vị giữ chức vụ này khoảng bốn tháng.
24/01/202001:56:17
Khách
Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết rằng : “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết ".

William E. Colby - lãnh đạo CIA tại Việt Nam -: "Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có khả năng chính trị để đánh bại Cộng sản chứ không phải các tướng lãnh đã giết ông ta ".

Trong phiên họp của Kennedy với các cố vấn ngày 26 tháng 08 năm 1963, tổng giám đốc CIA McCone phát biểu : "Tổng thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam “.
23/01/202016:51:15
Khách
Mùa xuân và cái tết đầy đủ ý nghĩa, hạnh phúc nhất trong đời tôi là mùa xuân và cái tết1954 ở thành phố mộng mơ DaLat (lúc đó tôi 8 tuổi). Tôi luôn luôn viết chữ DaLat nguyên thủy như vậy vì khi theo cha mẹ "tập kết" vào miền Nam tự do, gia đình tôi theo cha tôi đóng lính ở DaLat (Dalat có nghĩa là dòng suối Lat, tức là Thác Cam Ly, nhà tôi ở gần ngay đó). Mùa xuân và cái tết không còn đủ ý nghĩa của tôi là mùa xuân 1963 !?. Trong ký ức của tôi thì chỉ có 9 mùa xuân ở Dalat mộng mơ là hạnh phúc sung sướng và đầy đủ ý nghĩa nhất mà thôi (đây là ký ức chủ quan của tôi, cho đến bây giờ sau mấy chục năm, mùa xuân và tết nó cứ thiếu một chút gì đó ?!).
Có hơn một chục chữ minh (gốc Hán Việt), Chữ minh có nghĩa là "sáng suốt" nếu viết chữ nhật nguyệt (mặt trời mặt trăng) đứng cạnh nhau. Chữ minh có nghĩa là "tối tăm" khi có chữ miên (mái nhà) nằm ở phía trên chữ nhật nguyệt. Bắc Minh và Nam Minh này không biết là dùng chữ "minh" nào đây, khi có công đưa đất nước Việt vào vị trí này ở thời đại này !?.
Có gần hai chục chữ ngộ. Chữ ngộ có nghĩa là "hiểu rõ, hiểu hết, chân lý, chân như, chân tướng..., nếu sửa đi vài nét thì chữ ngộ có nghĩa là "sai lầm" !!!?. Miền Nam ta ngày ấy... Huhu !!!?.
Thập niên 1950 tàn quân của TGT tháo chạy ra đảo Đài Loan và cố thủ cho đến ngày nay. Lý do một nước TH đã thống nhất rồi (có hàng mấy triệu quân) mà tháo chạy sau mấy chục năm đánh nhau với ĐCS do Mao lãnh đạo, Mao ban đầu chỉ có một trung đội quân du kích mà đánh thắng TGT là tại ở đâu ?. Lý do thua là tại mấy "ông tướng Đào Cốc Lục Tiên" đấy. Đào Cốc Lục Tiên (TNGH) là 6 anh em họ Đào, khi dùng võ công kết hợp thì vô địch giang hồ, nhưng mấy ông ngố này thường hay cãi nhau chí chóe cho nên bị người khác xỏ mũi dễ dàng. Mấy ông tướng của TGT không đoàn kết mà chỉ mưu lợi riêng tư cho nên bị MTĐ đánh bại là lẽ đương nhiên.
Chuyện TGT thua MTĐ lại tái diễn ở miền Nam ta đấy, ôi đau đớn thay !. Miền Nam ta ngày ấy ... đảo chính, chỉnh lý, chỉnh chỉnh lý...diễn đi diễn lại đến mấy lần như thế, thì còn đánh đấm với cs gì nữa !?.
Yêu nước là đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên bản thân, gia đình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo ...v.v. Vậy những ai yêu nước Việt Nam thì quý vị và các bạn đã thấy rõ rồi. Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng !.
Cảm ơn tác giả bài viết chủ đã gợi lại ký ức "tết" và mùa xuân từ xa xưa cho đến nay của tôi. Cảm ơn độc giả Van Tran đã nói giúp tôi những điều mà tôi muốn nói. ĐVH cẩn bút.
23/01/202005:26:24
Khách
"Từ phương xa, đêm giao thừa, mấy cha con xúm xít bên cái điện thoại để gọi về quê nhà thăm hỏi và chúc Tết...Nghe được gì đâu, bên này chưa nói đã khóc, bên kia chưa nghe gì đã thút thí ". Trích.

Việt nam cũng vì hai kẻ tên Minh ở hai miền đất nước mà người dân khốn khổ : Kẻ tên Minh ở ngoài Bắc là Hồ chí Minh phục vụ cho tham vọng cộng sản hóa vùng Đông Nam Á của bọn đế quốc Trung- Xô. Kẻ tên Minh ở trong Nam là Dương văn Minh toa rập với Mỹ lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, sau rốt dâng miền Nam cho cộng sản.

Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…”
Trong cuốn The Lost Mandate of Heaven , giáo sư sử học Tiến sĩ Geoffrey Shaw kết luận rằng sai lầm của Kennedy nhúng tay vào việc lật đổ Ngô Đình Diệm đã làm mất đi cơ hội duy nhất có thể chiến thắng được Cộng Sản tại Việt Nam .
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mike Mansfield : Nếu ông Diệm từ chức hay bị lật đổ, Hồ chí Minh có thể đi bộ vào và chiếm Việt nam không có khó khăn nào .
Trong cuốn ” Year of Renewal”, cựu ngoại trưởng Kissinger viết rằng nếu Kennedy chịu nghe lời Ngô Đình Diệm thì Hoa Kỳ đã không thiệt hại trên 58 ngàn quân nhân , đã không cuốn cờ một cách nhục nhã chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ, và rằng thì Miền Nam Việt Nam sẽ còn tồn tại cho đến khi khối Cộng sản Đông Âu tan rã và Nga Sô sụp đổ, và biết đâu, Việt Nam đã được thống nhất trong tinh thần quốc gia và dân tộc, như Đức quốc.
Nhà báo Úc Wilfred Burchett kể rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chào đón cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm như một “món quà”. “Người Mỹ đã làm chuyện mà chúng tôi đã không thể nào làm được trong chín năm trời, đó là loại bỏ Diệm.”
22/01/202013:40:34
Khách
Tôi cũng là người Đà Nẵng, đọc bài của chị mà như thấy lại cả một thời niên thiếu lớn lên sau 1975. Thật ra, những gì chị viết về thực tế xã hội khoảng thập niên 80 có nhiều cháu sau này đọc sẽ không tin rằng đó là sự thật. Cám ơn chị đã ghi lại một giai đoạn lịch sử đen tối. Mến chúc chị an vui và cám ơn VB đã chọn bài này trong dịp Xuân về. Hay, súc tích, nhẹ nhàng và cảm động lắm.
22/01/202002:03:05
Khách
" Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa,
mời xuân đến với tôi, giờ còn nặng hai vai,
thân tha hương hồ hải, hỏi xuân có gì vui,
..."
(" Tôi Chưa Có Mùa Xuân"- Châu Kỳ )

Rồi tháng Tư 1975 " hòa bình" ập đến, thế nhưng tiếp nối là cả một thời kỳ dài đẳng đẵng đen tối của đất nước, người dân trải qua những năm tháng đầy bi thương, nghèo khó và chết chóc.Ôi, những tình cảnh thê lương này làm sao có thể phai mờ trong tâm trí của những người dân miền Nam !
21/01/202014:47:38
Khách
Bai viet doc that nhe nhang nhung ma cung ngam ngui. Chuc tac gia mot nam moi binh an hanh phuc ben gia dinh va cha me.
20/01/202015:03:29
Khách
Cám ơn tác giả có bài viết vừa hòai niệm những mùa xuân đã qua đi trước và sau 1975 cùng với cảm nhận đón xuân hiện tại. Rất hay, nhẹ nhàng tình cảm. Mến chúc chị an vui và cống hiến thêm nhiều bài viết hay .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,115,220
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến