Hôm nay,  

Thăm Viếng Quebec, Boston, Nữu Ước

31/12/201914:29:00(Xem: 8041)

Ngọc Hạnh
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

****

  

Hôm nay là  ngày thứ 4 trong chuyến viếng thăm Bắc Mỹ và Canada. Chúng tôi rời khách sạn Gouverneur sau khi điểm tâm. Theo chương trình chúng tôi sẽ thăm viếng Cathedral- Basilica of Notre- Dame de Quebec, nhà thờ cổ  nhất Quebec, thăm khách sạn Chateau Fontenac tráng lệ xinh đep kiểu cách như lâu đài, nằm bên bờ sông St Lawrence, Parliament Building ở uptown và The Place Royale , nhưng trời mưa và gió lạnh nên một số quý vị từ chối đi bộ viếng cảnh. Mưa không lớn nhưng liên tục. Phần lớn các vị mặc áo mưa đi viếng các nơi gần gần  xe bus đậu. Tôi chết nhát, thấy lá run rẩy, cành nhỏ nghiêng ngả uốn lượn theo gió là chịu thua, ở lại trên xe vì nếu bị ướt mưa cảm lạnh những ngày còn lại sẽ hết vui. Sau khi du khách trở về xe, người nào cũng bảo thành phố đẹp thì có đẹp nhưng lạnh quá vì gió. A large green field

Description automatically generated

 Theo hướng dẫn viên Quebec là thành phố cổ, diện tích rộng gấp 3 nước Pháp, 80% dân chúng nói tiếng Pháp, chừng 10%  thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Những nơi tôi đi qua chỉ thấy nhà lầu , không thấy cao ốc nhìn mỏi cổ như Toronto. Quebec có 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân ngắn, ấm và thường có mưa M

Mùa hè không nóng nực, nhiệt độ khoảng 75- 77 độ F, chẳng mấy khi nóng trên 80 độ. Mùa thu đẹp nhất trong năm, khí hậu mát mẻ quyến rũ du khách các nơi, lá từ xanh đổi thành màu vàng, cam, đỏ… trước khi khô héo lìa cành. Mùa đông, người cao tuổi chán nhất vì lạnh lẽo nhưng người trẻ yêu thích. Họ đươc đi trượt tuyết, môn thể thao yêu chuộng nơi xứ lạnh tình nồng. Thường trời lạnh và tuyết rơi từ tháng 11 đến giữa tháng 4. Có khi có tuyết vào tháng 10. Cô bạn ở Quebec vừa gởi email than: ”Mới giữa tháng mười trời có tuyết. Lác đác ngoài sân hoa tuyết rơi…” Không biết cô bạn có hù dọa tôi không mà bảo Quebec mùa đông có năm tuyết dày cả mét?A group of people walking in front of a castle

Description automatically generated

 Sau đó xe bus qua biên giới hướng về Boston, Hoa kỳ. Mọi người lại xuống xe trình passport nơi trạm kiểm soát. Quãng đường từ Quebec đến Boston dài, đồi núi chập chùng nhưng hai bên đường lá đổi màu rất đẹp nhìn không chán, khi hơi ửng vàng, khi vàng cam, hồng hay đỏ… Cảnh thiên nhiên sao mà quyến rũ…  

Lúc đến Boston trời vừa tối. Hôm ấy cả đoàn được thưởng thức tôm hùm Boston do hãng du lịch đài thọ. Có lẽ đường dài trời lạnh và đói nên ai cũng thấy ngon miệng. Mọi người qua đêm ở khách sạn Sheraton, Boston.

Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) 

 Từ Montreal đến Quebec rồi Boston, xe bus đã lăn bánh 553 dặm. Theo hướng dẫn viên, Boston thành phố cổ có nhiều trường đại học nổi tiếng  gồm đại học công, tư thục, đại học Cộng Đồng , có 4 đại học Y khoa, 19 đại Học Luật… Tôi không biết có đúng không. Những nơi xe chay ngang qua tôi thấy phố lầu kiên cố, gạch đỏ chắc chắn cao vài chục tầng, không thấy cao ốc nhìn mỏi cổ như Nữu Ước hay Texas trừ phía gần bờ sông.A close up of a tree

Description automatically generated

Đại học Havard:

Hướng dẫn viên đưa đi viếng đại học Harward nơi có 8 vi Tổng Thống Hoa Kỳ là cựu sinh viên của trường. Tôi chỉ nhớ có 2 vị cựu Tổng Thống và 1 Phó Tổng Thống: Cựu TT George Bush, Barack Obama, bà Michelle Obama, Cựu Phó Tổng Thống Al Gore. Ông Bill Gates cũng từng là sinh viên trường Harward.

Đại học Harward là đại học tư thục, thành lập năm 1636, đặt theo tên ông John Harward, người tặng  cho trường rất nhiều tiền. Trường nổi tiếng Hoa Kỳ và thế giới , gồm 11 phân khoa: Luật, Y, Nha,… kể cả  Phân khoa Thần Học, hơn 2000 giảng viên cho tất cả phân khoa, khoảng 6000 sinh viên hậu đại học . Đại học Harward tuyển chọn khó khăn, chưa tới 10% được nhận trong số ghi danh.

Nhìn bên ngoài trường có vẻ cố kính, kiến trúc lối xưa nhưng bên trong bài trí hiên đại, theo lối mới, sáng sủa, vui mắt. Trường rộng mênh mông, tôi thấy có sinh viên di chuyển bằng xe đạp. Nhóm chúng tôi chỉ đến phòng giải khát có thức ăn nhẹ, bánh ngọt, bên ngoài nhà nguyện và thư viện. Có những kiến trúc khác xa xa trong  khuôn viên trường. Tượng ông John Harward trên bục đá cao. Thư viện cũng do nhà hảo tâm tặng. Đại học Harward được các nhà hảo tâm tặng nhiều tiền nhất trong các đại học Hoa Kỳ.A group of people standing in front of a building

Description automatically generated

 Sau đó xe đưa mọi người đi ngang qua đại học MIT (Massachusetts Instutute of Technology), một trong 10 đại học nổi tiếng thế giới, có 81 người được giải Nobel từng là sinh viên trường. Trên đường đi đến bến tàu (Boston Harbor) tôi thấy thư viện Boston, trường Âm nhạc ( Music School), nhà thờ xưa to và đẹp. Có nhiều tàu lớn nhỏ, tàu buồm,… đậu dưới bến. Dọc theo con đường xuống tàu có nhà hàng bán thức ăn…  bày trí cây cảnh xinh xắn vui mắt. Chúng tôi đi du thuyền trên sông ( Charles River?) khoảng 90 phút. Trên tàu có bán bán ngọt, nước giải khát, hot dog,… bàn ghế cho khách ngồi thoải mái. Trời đẹp, nước xanh xanh, phần lớn khách ra phía trước hay sau đuôi tàu nhìn phong cảnh, cao ốc cao thấp hai bên bờ sông. Trên sông có nhiều tàu nhỏ đi lại nhộn nhịp. A large body of water with a city in the background

Description automatically generated

Quincy Market:

Chúng tôi dùng cơm trưa ở Quincy Market. Khách đông quá, may mà nhóm chúng tôi được ngồi gần nhau. Chợ này có lầu, rất lớn, bán thượng vàng hạ cám: nữ trang, quần áo, quà lưu niệm,hàng điện tử,… từ mắc đến rẻ. Dãy lầu bên hông  chợ là nhà hàng ăn uống, các tiệm bán tơ lụa hay quần áo may sẵn, tranh ảnh,… trong tiệm và bày ra lề đường chật cả lối đi. Chợ có nhiều lối vào: cửa Đông , cửa Bắc,… Phía trước chợ rộng rãi như quảng trường. Đàn chim bồ câu dạn dĩ bay lên đáp xuống dù có đông người. Nơi đây nghệ sĩ đường phố đánh đàn, vẽ tranh,…

 Xe bus đưa chúng  tôi về Nữu Ước sau khi ăn trưa.A group of people walking in front of a building

Description automatically generatedA person standing in front of a building

Description automatically generated

Từ Boston đến New York cách nhau 216 dặm.  Dọc đường xe chạy, lá xanh đã thay màu thành vàng, cam, đỏ, hồng,… bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Chúng tôi ăn tối ở tiệm ăn khá lớn và là buổi ăn tối cuối cùng của nhóm vì chiều ngày mai chúng tôi sẽ chia tay. Tối ấy chúng tôi ngụ  khách sạn Sheraton, Nữu Ước tiện nghi và rộng rãi.A person standing on a sidewalk

Description automatically generated

New York:
Hôm nay là ngày  cuối cuộc hành trình thăm viếng Bắc Mỹ và Canada. Sau khi thăm viếng New York chúng tôi sẽ trở về Falls Church, Virginia với đường dài 240 dặm. Lẽ ra chúng tôi rời khách sạn khoảng 8 giờ nhưng 1 bánh xe bus có vấn đề phải thay  bánh xe khác nên lên đường muộn hơn dự định. Du khách đi loanh quanh khách sạn ngắm cây cảnh hoa cỏ trong lúc chờ đợi. Theo chương trình đến New York xe ngừng cho du khách đi bộ thăm viếng Time Square, Rockefeller Center, Ground Zero và đi tàu trên sông Hudson.

Lên đường muộn nên đến Nữu Ước vào giờ ăn trưa. Mọi người tự túc nhưng phải đến điểm hẹn đúng giờ để cùng đi đến bến tàu. Hướng dẫn viên mua vé tàu cho mọi người. Đến Nữu Ước chỉ có một số người trong nhóm ăn trưa cùng 1 tiệm, quý vị khác tản mác nơi đâu nhưng đến giờ hẹn ai cũng có mặt. Nhiều nhóm du khách khác sắp hàng nơi bến tàu trước chúng tôi.

Nhớ lúc còn học Trung Học giáo sư cho biết Nữu Ước là thành phố đa chủng tộc, đa văn hóa , trung tâm tài chánh, nổi tiếng nơi chốn xa hoa giàu có nhưng cũng là nơi có nhiều người nghèo, vô gia cư,… Năm 2011 khi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới Nữu Ước bị cháy trong số  gần 3000 người chết có 90 quốc tịch khác nhau. Theo báo chí thời trang, văn nghệ, tài chánh Nữu Ước qua mặt các tiểu bang khác ở Hoa Kỳ. Tôi đi Nữu Ước mấy lần, có qua phố Tàu (China Town) nhưng không thấy người vô gia cư, không biết họ ở đâu . Đường phố Nữu Ước kẹt xe liên tục nhất là vào giờ cao điểm. Cao ốc san sát nhau nhìn mỏi cổ, mút mắt. Hai cao ốc Trung Tâm Thương Mại Thế Giới trước khi khủng bố phá hoại cao 110 tầng. 

Tượng Nữ Thần Tự Do:A large body of water with a city in the background

Description automatically generatedA group of people posing for a photo in front of a building

Description automatically generatedA picture containing sky, outdoor, building, large

Description automatically generated

Cả nhóm chúng tôi  theo hướng dẫn viên xuống tàu  chay dọc theo dòng sông Hudson. Từ tàu  nhìn lên hai bên bờ thấy toàn cao ốc cao nghều nghệu. Gần bến cảng có 3 cây cầu đẹp bắc ngang qua sông Hudson. Tàu chạy chừng 10 phút thấy tượng Nữ Thần Tự Do, biểu tượng Nữu Ước  nhưng không ghé vào. Nếu ghé đảo khách phải sắp hàng chờ đợi khi lên đảo cũng như lúc trở xuống tàu về đất liền. Lên đảo đi vòng vòng phía ngoài, vào nơi bán quà lưu niệm, xem museum,… Muốn  xem bên trong tượng phải mua vé trước online . Muốn lên đến vương miện của tượng phải lấy hẹn từ mấy tháng, mùa hè có thể đến 6 tháng trước vì giới hạn số người thăm viếng. Từ trên tàu tôi thấy thiên hạ đứng lố nhố đứng chờ đông đúc trên đảo.

 Tuợng Nữ Thần Tự Do ở đảo Liberty, phía nam đảo Ellis do dân chúng Pháp tặng Hoa Kỳ, khai trương 28/10/1886, được trùng tu 3 lần vào các năm 1938, 1984-1986, 2011-2012. Tượng cao 46 mét từ chân đến ngọn đuốc và  92m từ nền đất chân tượng đến ngọn đuốc. Vương miện tượng có 7 nhánh, tay phải cầm ngọn đuốc đưa cao. Từ tàu nhìn lên thấy chung quanh đảo toàn là nước, bên trái và bên phải đảo có cầu tàu cho khách lên xuống.

Khi trở lại xe bus mọi người đồng ý ở lại trên xe, không xuống xe đi bộ thăm các nơi vì không đủ thì giờ. Xe bus sẽ đưa du khách chạy ngang qua các đia điểm trong chương trình.  Chúng tôi cũng không có thì giờ thăm Ground Zero, trước kia là Tháp Đôi (World Trade Center) bị không tặc cho máy bay lao thẳng vào, lửa bốc cháy tan hoang, làm gần 3000 người chết trong 2 cao ốc. Xe cho đi ngang qua:A group of people walking on a city street

Description automatically generated

Time Square: Đông  nghẹt khách bộ hành , người đi lại như kiến, đủ mọi thành phần, tuổi tác. Nơi đây ngày cũng như đêm lúc nào đông người, đèn sáng trưng. Các bảng quảng cáo màu sắc tươi sáng  từ dưới thấp tầng 1 đến trên cao nhìn phải ngửa cổ,... Họ ca hát, nhảy múa, trình diễn văn nghệ,… Rất may chúng tôi không rời xe đi bộ nếu không sẽ mất nhiều thì giờ người tránh người. Nhiều bảng  quảng cáo vui mắt to tướng trên tường. Hàng năm vào mùa lễ Tạ Ơn đoàn diễn hành Macy đi qua Time Square. Khoảng đường này luôn bị kẹt xe nên xe bus nhich nhích từ chút. Mỗi năm có khoảng 50 triệu du khách thăm viếng nơi này…A group of people in a store

Description automatically generated

Rockefeller Center:  khu thương mại lớn, rộng 24 mẫu thuộc gia đình tỷ phú Rockefeller, là địa điểm mua sắm hàng hóa đắt tiền, nhiều cửa hàng sang trọng. Mùa đông thiên hạ đi New York xem cây Giáng sinh ở Rockefeller Center, to và trang hoàng đẹp nhất Nữu Ước. Mùa xuân, mùa hè có triển lãm hoa .Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật, đài truyền hình cũng  trong khu vực này. Tiệm y phục Michael Koor, tiệm Loft lớn bằng hai ở Virginia, tiệm ăn nhanh Mc Donald, nhà thuốc Walgreen cũng to và rộng gần gấp đôi nơi khác,… Xe cũng chạy ngang qua nhà thờ to và đẹp, khu Broadway sáng trưng với hình quảng cáo, các tiệm buôn, tiệm ăn,…

Khi xe bus về đến Maryland và Falls Church, Virginia thành phố đã lên đèn, mọi người chia tay và hẹn ngày gặp lại. Tóm lại trong chuyến đi 6 ngày, chúng tôi đã xem thác Niagara và ngắm tổng quát các nơi tiêu biểu như thành phố Toronto, Montreal, Quebec và Nữu Ước. Chúng tôi  đi du thuyền trên các con sông Niagara, St. Lawrence (Ngàn đảo), sông Charles (Boston) và sông Hudson (Nữu Ước).

Tuy chuyến đi ngắn ngày nhưng tôi biết thêm  sự văn minh tiến bộ xứ người, các kiến trúc xưa trên 100 tuổi vẫn tồn tại vững chắc, sự hùng vĩ và cảnh đẹp thiên nhiên, tình cảm thân thương quý anh chị em. Cầu mong quý vị trên xe bus, người Việt Nam trong nước và hải ngoại đều được khỏe mạnh, an vui hạnh phúc, trẻ em đến trường, người già có nơi nương tựa, có người chăm sóc, được ấm no như dân chúng xứ  Cờ Hoa.                                              

Ngọc Hạnh

Ghi Chú: Tài liệu: mạng lưới và hướng dẫn viên, hình ảnh: Phạm xuân Thái




 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,528,233
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.