Hôm nay,  

Ngày Hè

04/09/201900:00:00(Xem: 6371)

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ  2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và vừa nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.

3 campsite 

Tại campsite trong khu cắm trại ở First Landing State Park, thành phố biển Virginia. 

Yurt 2
Gia đình người viết tại khu Yurt số 4, một dạng lều mà người Mông Cổ,

 

***

Mỗi năm cứ vào mùa hè là cả nhà chúng tôi chuẩn bị lều võng đi cắm trại ở First Landing State Park, thuộc thành phố biển Virginia.  First Landing là nơi thuyền trưởng Christopher Newport lần đầu đặt chân đến vùng đất này từ thế kỷ thứ 16.  First Landing là công viên tiểu bang Virginia với bờ biển trải dài nằm trên vịnh Chesapeake.  Công viên này rộng hơn 14 km vuông với những ngôi nhà gỗ xinh (cabins) dành cho du khách, những khu đất trại dành cho những người thích hòa mình vào thiện nhiên, và có cả những nơi có điện và nước. 

Ngoài ra, công viên First Landing còn có rất nhiều con đường mòn nhỏ (trails) với tổng số chiều lên đến 19 km.  Hằng năm chúng tôi bắt đầu mùa cắm trại vào tuần lễ của ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) và kết thúc vào dịp lễ Lao Động (Labor Day). 

Đầu tháng Năm năm nay, Levian, đứa con gái tám tuổi của chúng tôi, đến trường khoe với bạn rằng cả nhà sẽ đi cắm trại vào dịp lễ Memorial và có ý định mời bạn đi cùng.  Không biết hai đứa bé nói chuyện với nhau như thế nào cho đến hôm tôi gặp Dovis, ba của Cora, ở trường học, cậu ấy có hỏi tôi:

- Chúng tôi nghe nói tuần lễ Memorial tới gia đình cậu đi cắm trại và Cora cũng muốn đi chung?

- Vâng, chúng tôi cũng có nghe con gái nói, nhưng không biết gia đình cậu có bận việc gì vào ngày đó không?  Nếu không chúng ta có thể đi cắm trại cùng nhau để cho bọn nhỏ chơi chung.

- Vâng.  Nhưng để tôi về hỏi lại Rian coi cô ta có chương trình nghỉ lễ chưa.  Nếu chưa, chúng tôi sẽ cùng gia đình cậu đi cắm trại.  Mà cậu đi cắm trại ở đâu?

- First Landing, Virginia Beach.

Vài ngày sau, Rian, mẹ của bé Cora gọi cho tôi và nói rằng họ có thể cùng gia đình chúng tôi cắm trại ở First Landing vào thứ Sáu tuần tới.  Họ hỏi tôi cần mua thêm những gì cho ba ngày cắm trại ngoài lều và những vật dụng hàng ngày. Chúng tôi nói chuyện và lên chương trình cho những ngày cắm trại sắp đến. 

Trưa thứ Sáu trước ngày lễ Memorial, vợ chồng chúng tôi xin về sớm để đi cắm trại.  Chúng tôi chất lều, võng, bếp núc, coolers, thức ăn và mọi thứ lên xe và lái thẳng xuống Virginia Beach.  Đến First Landing State Park cũng chừng hơn năm giờ chiều, chúng tôi ghé vào văn phòng để check-in và nhận lấy giấy tờ liên quan cũng như nghe một vài điều luật khi sử dụng đất trại.  Mặc dầu chúng tôi thường xuyên đến đây và cô nhân viên nhận ra chúng tôi, nhưng trách nhiệm và bổn phận nên cô cũng phải nhắc lại những điều luật ấy trước khi trao cho chúng tôi giấy tờ sử dụng đất trại cho những ngày chúng tôi thuê đất cắm trại. 

Nhận giấy tờ xong, chúng tôi lái xe tìm đất trại số 157 (campsite).  Mảnh đất 157 khá rộng với nhiều bóng cây mát mẻ, gần đường đi ra biển và phòng vệ sinh, nên rất thuận tiện.  Chúng tôi dọn tất cả mọi thứ trên xe xuống đất rồi lục tục dựng lều, mắc võng... Sau khi xong hết mọi việc, chúng tôi kéo ra biển chơi và xem cảnh mặt trời lặn.  Khi trời vừa chụp tối, chúng tôi trở vô đất trại, đốt lửa, nấu cơm, nướng thịt và ăn tối. 

Ăn tối xong, tám người chúng tôi quay quần bên bếp lửa nướng marshmallow làm bánh S'mores (một loại bánh ăn chơi của trẻ con bên Mỹ mỗi khi đốt lửa trại.  Bánh S'mores gồm đường bột marshmallow sau khi nướng cháy vàng rồi kẹp chung với bánh qui và sôcôla ở giữa) và trò chuyện cùng nhau.  Gia đình của Cora gồm có Dovis, Rian, Cora và anh trai Luca.  Luca lại cùng tuổi với con trai chúng tôi, nên bọn trẻ chơi với nhau rất vui vẻ.  Trò chuyện đến tối, chúng tôi đi đánh răng, rửa mặt và vô lều ngủ.

Sáng thức dậy, chúng tôi ăn điểm tâm với món trứng gà ốp la, thịt bacon và bánh mì.  Ăn uống no nê, chúng tôi kéo nhau ra biển tắm và thả lưới cá.  Vịnh Chesapeake có rất nhiều cua, tôm và cá.  Rất nhiều lần chúng tôi bị cua kẹp hoặc cá rỉa vào chân.  Chừng một giờ sau, chúng tôi bắt được cả thùng cua xanh và một rổ cá tươi để ăn.  Dovis, ba của Cora người Mỹ gốc Ý.  Còn Rian, mẹ của cô bé người gốc Nam Mỹ.  Họ cũng trạc tuổi với chúng tôi và cũng thích du lịch đó đây.  Họ đã từng đi qua rất nhiều nước ở Châu Á, có cả Việt Nam, nên họ rất thích ăn các món ăn của người Việt.  Vì vậy, sau khi bắt được cua xanh và cá, chúng tôi nấu món bún cá và cua rang me đãi họ.  Ăn xong, chúng tôi kéo nhau ra biển chụp hình mặt trời lặn.  Trên đường từ biển trở về đất trại, chúng tôi nhìn thấy những người công nhân đang xây một căn lều trên những đồi cát.  Thấy vậy, tôi hỏi Dovis:

- Dovis, cậu có biết họ đang làm xây gì đó không?

- Ồ không.  Tôi không chắc.  Có lẽ là cabins hay căn lều gì đó.

Rian nghe vậy trả lời chúng tôi.  Họ đang xây những căn yurt đó.

- Yurt à?  Tôi mới vừa nghe danh từ này.  Nó đánh vần làm sao?

- Y. U. R.T. 

Nói xong Rian giải thích thêm.

- Yurt là một dạng lều mà người Mông Cổ, hoặc người Turks hay dùng.  Yurt xây vòng tròn có mái vòm được lợp bằng da thú hoặc lá cây.  Những người du mục sống trên thảo nguyên này đây mai đó, nên những căn nhà của họ dựng lên nhanh và gọn.  Gần đây các công viên ở Mỹ họ dựng lên những căn yurt để cho khách du lịch thuê thay vì những căn nhà gỗ cabin kiểu truyền thống.  Vì chi phí để dựng một căn lều kiểu này ít tốn kém và nhanh hơn cabin khá nhiều. 

Sau khi nghe Rian giải thích, tôi quay qua nói với vợ:

- Em à, mai mốt họ cất xong, mình thuê vài ngày ở thử coi sao nhé.

- Dạ, nhưng không biết khi nào họ sẽ cất xong anh hở?

- Anh nghĩ sẽ xong sớm thôi.  Họ chỉ còn đổ đá sỏi làm lối đi nữa là có thể cho thuê được.  Anh nghĩ họ sẽ cho thuê vào mùa hè này.

Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện cho tới khi về đến trại. 

Ba tháng hè trôi qua, chúng tôi vẫn thường xuyên cắm trại ở First Landing vào những dịp cuối tuần. Tuy nhiên chuyện thuê căn lều Mông Cổ để ngủ tạm vài đêm dường như quên bẵng đi sau khi chúng tôi biết được trong những căn lều này không có điện hay nước. 

 

*

Cuối tháng Tám, chúng tôi có hẹn với một người bạn thời còn đi học cùng đi cắm trại với gia đình bạn ấy cùng đi chung cho vui. 

Dù cuối tuần ấy, dù dự báo thời tiết dưới biển sẽ mưa lớn chúng tôi vẫn quyết định giữ chương trình cắm trại. 

Ngày thứ Sáu, trên đường lái xe đi cơn mưa rào theo chúng tôi từ Richmond đến Virginia Beach.  Khi đến gần đất trại, cơn mưa nặng hạt hơn. Gió mạnh rít lên từng hồi.  Vợ tôi nói:

- Anh ơi, chắc ghé vào campsite anh Nguyện chơi một chút rồi về chứ mưa kiểu này làm sao mà giăng lều được. 

- Ờ... Hay là mình thuê cabin ở chơi.  Chứ lái xe hai tiếng xuống đây giờ chẳng lẽ lại chạy trở về?

- Dạ.  Anh vô hỏi thử họ có cho mình đổi qua cabin không nhé?

Tôi để vợ và hai con ở ngoài xe và mình chạy ù vào văn phòng để check-in.  Vừa mở cửa bước vào, cô nhân viên tươi cười chào:

- Chào ông... Tôi có thể giúp gì cho ông?

- Chào cô… Tôi đã đặt trước đất trại cho hai đêm cuối tuần, nhưng mưa gió kiểu này chắc không thể dựng lều được.  Làm phiền cô xem giùm có căn cabin nào trống cho tôi đổi qua nhé.

- Xin lỗi ông.  Cabin không còn trống, nhưng chúng tôi còn một căn yurt, nếu ông thích ở.

- Vậy cũng được.

- Vâng.  Ông chờ tôi tí để tôi gọi cho nhân viên vệ sinh xem đã dọn xong chưa và đổi lại mã số cửa cho ông.

- Vâng cám ơn cô.

Vài phút sau cô nhân viên viết mã số cửa lên một mảnh giấy nhỏ đưa cho tôi và nói những điều lệ khi dùng căn yurt.  Cô nói:

- Căn yurt của ông số 4.  Cũng như đất trại, giờ trả là một giờ trưa.  Đây là mã số của cửa ra vào.  Đây là bản đồ đất trại và những điều lệ, ông nên xem lại.  Sau khi tới căn yurt, ông hãy treo tấm bảng này lên cây trụ đề yurt số 4.  Chúc ông có kỳ nghỉ vui vẻ.  Và hy vọng rằng mai nay mưa sẽ tạnh.

- Vâng, cám ơn cô.

Chúng tôi lái xe đến campsite của Nguyện nói cho Nguyện biết, trước khi dọn đồ đạc vào căn yurt.  Ở chơi và nói chuyện vài phút, chúng tôi lái xe đến lều của mình.  Cơn mưa vẫn còn rả rích, nên tôi nói với vợ và hai con là mình để tất cả đồ đạc ngoài xe, vào trong xem trước khi nào mưa tạnh rồi hãy dọn.  Sau khi bấm mã số cửa xong, chúng tôi vào bên trong.  Mùi gỗ mới vẫn còn nồng.  Vợ tôi nhìn quanh và ngạc nhiên khi thấy bên trong khá rộng, thoáng và đầy đủ bàn ghế, giường nệm.  Vợ tôi nói:

- Anh ơi ở đây có đầy đủ, mình khỏi cần bơm giường lên chi cho mệt.  Cứ để hết ngoài xe, chỉ đem mền, gối, quần áo, và thức ăn vào thôi.

- Ờ… Ở đây khá tiện nghi.

Cậu con trai lớn của tôi nhìn quanh rồi nói:

- Có hai cái giường luôn nè ba. Vậy là một mình con một cái.

Nói xong, cậu nhảy lên giường nằm thẳng tay chân, thở phì.  Thấy vậy, cô em gái cũng nhảy lên cái giường còn lại, lôi điện thoại của mẹ ra chơi.  Tôi đến bên cửa sổ, kéo màn cửa lên.  Bên ngoài trời vẫn mưa.  Xa xa tầm mắt là vịnh Chesepeake, nơi có cây cầu ba nhịp đi xuống lòng biển với ánh đèn sáng chạy dài qua tận bên kia hải đảo.  Chúng tôi ở trong căn lều chờ cho mưa nhẹ hạt.  Khi cơn mưa nhẹ bớt, tôi nói với hai con.

- Thôi hai con ra phụ ba mẹ đem đồ đạc vào rồi mình ăn tối.  

Chúng tôi dọn những vật dụng cần thiết vào lều rồi dọn cơm ra ăn.  Ăn xong thì gia đình Nguyện đến.  Chúng tôi ngồi nói chuyện một hồi với hy vọng bớt mưa gió để ra biển bắt cá.  Nhưng chờ đến gần mười giờ đêm mà mưa vẫn chưa dứt.  Gia đình Nguyện lái xe về lại lều.  Chúng tôi cũng lội bộ đến nhà vệ sinh để đánh răng rửa mặt rồi đi ngủ sớm.  Những hạt mưa cứ rơi lộp độp trên mái lều suốt cả đêm làm tôi nhớ đến lúc còn nhỏ cũng ở trong những căn chòi che mưa bằng mái tôn.  Mỗi khi mưa là nghe tiếng lộp độp và tiếng gió rít phành phạch vỗ vào những tấm bạt giống y như bây giờ chúng tôi ở trong căn lều vải kiểu Mông Cổ này...

Bảy giờ sáng cơn mưa đã tạnh, nhưng vẫn còn gió và nhiều mây.  Tôi thức dậy và cầm máy ảnh ra biển chụp phong cảnh.  Biển động, gió thổi mạnh không một bóng người.  Gió biển thổi phần phật hơi lạnh.  Gió thổi tung những hạt cát nhỏ quất vào da thịt ran rát.  Trên bãi cát, tôi thấy rất nhiều quả nho chín đỏ từng chùm treo trước hang còng.  Lâu lâu chú còng thò đầu ra tha một quả nho đem xuống hang.  Tôi ngắm chú còng một hồi rồi trở vào lều. 

Buổi sáng chúng tôi có gia đình bạn Nguyện đến cùng ăn sáng rồi kéo nhau ra biển chơi và câu cá.  Biển hôm nay sóng lớn, nên bốn đứa nhỏ chỉ chơi cát trên bờ.  Còn Nguyện và tôi lấy mồi ra câu.  Chúng tôi câu được mười bốn con cá khá lớn.  Nguyện giúp tôi làm cá để cho hai người vợ nấu bún và làm bữa trưa cho cả hai đình.  Ăn uống xong, chúng tôi lại ra biển thả lưới bắt cá, bắt cua.  Sau vài giờ chúng tôi bắt được hơn một chục cua xanh và một rổ cá ngon.  Khi trở vô, chúng tôi nhóm lửa nướng thịt, luộc cua, lấy bia ra nhâm nhi rồi ngắm biển, ngắm trời. Cảm giác thật thú vị.

Buổi sáng Chủ Nhật chúng tôi trả lều trại sớm để kéo về nhà của Nguyện, chỉ cách đất trại chừng nửa giờ đồng hồ. Đến nhà bạn, tôi đi thẳng ra con kênh phía sau.  Giờ là thủy triều đang lên, chúng tôi đem kayak ra thả lưới và chài tôm. 

Sau một hồi, chúng tôi bắt được khá nhiều tôm đất và đủ loại cá lớn nhỏ.  Còn vợ tôi và Kym, vợ của Nguyện, chèo thuyền bắt ốc, hái nho và trái sung Mỹ (Figs) đem vào nhà.  Sau đó cả hai lấy tôm vừa lưới được đem vào nhà đúc bánh xèo.  Đợi cho con nước lên đến gần ngập bờ kè, tôi nhảy ùm xuống bờ kênh để tắm.  Nước biển mát rượi... Tôi bơi qua lại như thủa còn nhỏ mỗi khi tan học về. Nhớ thời đó tôi thường ra bờ sông nhảy xuống tắm và thả lưới bắt cá đem lên chợ bán. 

Bơi một hồi mệt và đói, chúng tôi trở vô nhà ăn món bánh xèo, ốc xào, và trái cây hái phía sau vườn. Tôi chưa bao giờ được ăn món bánh xèo tôm tươi nào mà ngon, giòn, và ngọt như món bánh xèo lần này.  Mỗi con tôm nhỏ hơn ngón tay vừa mới lưới lên được cắt đầu cắt đuôi thêm tí gia vị đem đúc bánh xèo ăn với rau tươi cuốn bánh tráng thật là tuyệt vời.  Vợ chồng bạn còn cho chúng tôi uống một loại rượu sữa thơm mùi cà phê rất tuyệt. 

Ăn uống no nê, chúng tôi ngồi trên ghế xích đu ngắm cảnh trời mây và những ghe cộ qua lại trên con kênh.  Mỗi lần một chiếc ghe qua là chúng tôi nghe tiếng hát hò thật thích thú. 

Cám ơn bạn đã tạo cho tôi tìm lại tuổi thơ ở tuổi bốn mươi.

Hampton- 082519

Võ Phu

Ý kiến bạn đọc
05/09/201918:53:46
Khách
Hello Phu' ,
Cam on Phu' dda~ chia xe~ cac' ngay` cam trai that thu' vi
Anh ddang o? MN ddoc xong that muon' ddi llam' dday' !
Nho` em lien lac voi' anh qua email : hungdo012@gmail.com , anh xin hoi? them chi tiet dde? chuan` bi cho chuyen cam trai nay`vao` he` nam sau
Cam' on Phu'
Anh Hung Do
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,528,608
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.