Hôm nay,  

Huế – Dallas

05/06/201900:00:00(Xem: 7468)
Tác giả: Minh Karlsson
Bài số  5706-20-31513-vb4060519

Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.

***

Chị tôi và gia đình đến Mỹ theo diện HO tháng 11 năm 1993, định cư ở Dallas, Texas từ đó đến nay.

Mùa hè năm 1994 tôi từ Canada bay xuống thăm chị. Nhìn thấy chị sau 14 năm xa cách, tôi ngỡ ngàng hụt hẫng. Nước mắt tôi ứa ra, tôi muốn kêu lên "Chị ơi, sao ra nông nỗi này?".

*

Ngày xửa ngày xưa, trong thành phố Huế thâm nghiêm, có một căn nhà cổ kính nằm ven sông giữa một vườn cây xanh lá. Bảy anh chị em chúng tôi sống hạnh phúc ở đó trong tình thương yêu bảo bọc của Mẹ và Bà Nội.

Mẹ tôi, ôi mẹ tôi! Bà xinh đẹp, tươi tắn, tiếng cười dòn dã, là linh hồn của gia đinh tôi. Người như vậy mà mất quá sớm để lại bao đau thương khôn nguôi cho chị em chúng tôi.

Xứ Huế thường chịu nhiều tai ương: bão lụt, chiến tranh, biến cố chính trị... Nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn có những năm tháng tuổi thơ thật êm đềm trong vòng tay của mẹ và bà nội, vẫn có những giấc ngủ yên lành "bảy giờ đêm nằm mơ thấy tiên.." trong tiếng đại bác xa xa, rất xa.

Tuổi thơ của chúng tôi không có TV, không có những trò chơi video nên phải tự sáng chế những trò giải trí. Anh Quang tôi là hướng đạo nên biết nhiều trò chơi. Anh là thủ lãnh của bọn trẻ con trong xóm khoảng chừng 15 đứa.

Những đêm trăng nếu không nghe bà nội kể chuyện cổ tích thì chúng tôi chơi giật cờ, đạp mạng xì lon.

Buổi chiều đi học về chúng tôi chơi tìm kho tàng. Thỉnh thoảng anh Quang tổ chức văn nghệ tạp lục vào ngày Chủ Nhật. Sân khấu là tấm phản ở nhà ngang của gia đình tôi. “Màn nhung” là tấm mền cũ màu xám có mấy lỗ thủng, được treo lên sợi giây thép thường dùng để phơi áo quần trong nhà lúc trời mưa.

Mặc dù chúng tôi đều là "nghệ sĩ trình diễn" trong show của anh nhưng anh vẫn bắt chúng tôi mua vé vào cửa. Vé đồng hạng, 2 tấm hình Tạc Giăng đu dây trong rừng màu sắc lòe lọet hay 5 sợi dây cao su (elastic band). Không phải anh bóc lột chúng tôi. Anh dùng những "thu nhập" này để làm giải thưởng cho những trò chơi khác.

Cô bạn hàng xóm tên Bê, 6 tuổi, thường là người mở màn trước nhất. Mùa hè ở Huế nóng lắm, nên Bê  ở trần, mặc quần phồng ngắn trên đầu gối. Bê lon ton chạy lên sân khấu thỏ thẻ "Bê xin hát bài Đón Ba Về”.

Bê chỉ thuộc một bài hát và luôn luôn hát bài đó. Lần nào chúng tôi cũng vỗ tay rần rần, la hét vang rân để cổ võ. Bê sung sướng một tay vẫy chào khán giả, một tay quẹt nước mũi lau vào quần. Những đêm văn nghệ “Huế By Night” đó vẫn còn đậm nét trong kho tàng kỷ niệm tuổi thơ ở Huế.

Tôi thương tất cả các anh chị nhưng Châu lớn hơn tôi có hai tuổi nên tôi thân với chị nhất trong đám bảy anh chị em.

Năm lên 7 tuổi, học lớp tư (lớp hai bây giờ) ở trường tiểu học Lê Lợi, Huế, chị đã được một cậu bé cùng lớp "phải lòng". Chị tôi xinh đẹp như một con búp bê. Cậu bé cùng lớp tên Tuân, nhà có tiệm bán xe đạp trên đường Lê Lợi, góc Trần Cao Vân.

Mổi buổi sáng đợi chị tôi cùng các anh chị lớn đi học ngang nhà là cu cậu ôm sách vở phóng ra lẽo đẽo đi theo chị đến trường. Cu cậu cua gái lộ liễu quá nên mọi người đều biết. Mấy anh chị và các bạn trêu chị về chuyện này làm chị mắc cỡ khóc với mạ tôi. Mạ lên trường nói chuyện với cô giáo. Không biết cô nói gì với cu cậu và bố mẹ cậu nhưng từ đó cậu chỉ đứng nhìn chị tôi đi qua rồi một lúc sau mới ôm cặp đi theo xa xa…

Tội nghiệp, mới bây lớn đã thất tình. Cậu mếu máo méc với mấy đưá bạn, "Con Châu bỏ tau rồi !"

Càng lớn, chị tôi càng thêm xinh đẹp.
Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm.
Em đến đây như đến tự thiên đường.*

Mắt bồ câu đen láy, da trắng, môi hồng, tóc mượt. Chị dịu dàng yểu điệu chứ không leo trèo nghịch ngợm rắn mắt như tôi. Chị là công chúa, tôi là tomboy, là garçon manqué.

Yêu nàng bao nhiêu người làm thơ.* Rất nhiều chàng trồng cây si chị tôi. Chị hiền lành ngây thơ như một con nai. Đôi khi chị khờ khạo nghe theo lời dụ dỗ của một anh nào đó đi chơi thơ thẩn trên đường Hàng Đoát sau buổi học. Tôi tò tò đi theo để làm garde de corp tự nguyện không công cho chị.

Tôi, một con ranh con, nhỏ hơn chị ba tuổi nhưng khôn lỏi, biết chị "đi chơi với trai" như vậy là không nên. Hắn có thể là “Con Yêu Râu Xanh” như trong truyện mà tôi đã đọc lén được. Tôi nói với chị như vậy trước mặt "Con Yêu Râu Xanh".


Hắn nhìn tôi tức tối nhưng không dám sừng sộ sợ mất điểm với chị. Vậy mà chị cũng nghe lời tôi, đi theo tôi về nhà. Trước khi kéo tay chị "dẫn độ" tôi còn háy cho hắn một cái sắc lẻm đầy khinh bỉ. Thuở ấy hắn không biết đưa ngón tay giữa lên để "flip a bird " như người ta làm ở bên này khi nỗi sùng!

Riêng phần tôi rất hãnh diện vì đã "cứu vớt" được chị mình. Có cảm tưỡng như hiệp sĩ ra tay cứu công chúa thoát khỏi kẻ gian ác. Quả thật hồi còn bé tôi đọc quá nhiều truyện ba láp.

Tôi trở thành thần hộ mạng của chị tôi và bị nhiều anh ái mộ chị rất sợ "con em chằng tinh của Châu". Tuy vậy cũng có nhiều anh biết điều, hay dúi cho tôi ô mai, me cam thão, chà là... để tôi đưa thư cho chị.

Tôi và chị tôi vừa mút ô mai vừa đọc thư các anh cười rúc rích. Ngoài chức vụ vệ sĩ, tôi còn kiêm luôn chức quân sư quạt mo cho chị, "khuyên răn" chị đủ điều như một bà cụ non. Tôi học giỏi nên chị cũng nể tôi mặc dầu tôi là em. Hai chị em rất khắng khít.

Có một dạo chị đi làm việc ơ Đà Lạt. Nhiều anh sinh viên Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị gác súng sang một bên để làm thơ cho nàng.

Có lần một anh sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị đang đi xe Honda trên đường Võ Tánh, nhìn thấy chi, anh ngẩn ngơ quên là đang lái xe, cứ tưởng mình đang bay trên mây. Cả xe lẫn người “bay” luôn xuống mương. Sau này anh ta có viết một bài báo về "sự cố" đó.

Rồi chị tôi đi lấy chồng. Chồng chị là sĩ quan Võ Bị. Anh tài hoa, đàn giỏi hát hay, giỏi sinh ngữ mà lại hay dúi bánh kẹo cho tôi nên tôi "chấp thuận" cho chị lấy anh.

Nhưng tiếc thay, anh mới ra trường, sắp sang Mỹ học lái máy bay thì "đứt phim".

Sau 75, anh đi tù. Chị tôi cũng như bao triệu người dân VNCH khác, bắt đầu một cuộc sống gian khổ, thăm chồng, nuôi con, bươn chải chống chọi trong cuộc đời đầy bất trắc mà bản tính ngây thơ hiền lành của chị không giúp cho chị thích nghi được.

Anh đi tù về, gia đình sống chật vật một thời gian lâu mới sang được Mỹ.

Những tháng năm giãi dầu khổ hạnh đã biến đổi chị hoàn toàn, không để lại một dấu vết gì của nhan sắc ngày xưa. Mắt bồ câu bây giờ mờ đục hấp háy. Da chị nám xạm. Tóc chị xơ xác.

Trông chị ọp ẹp tiều tụy làm tôi nghẹn ngào. Nhưng may thay, chị vẫn nói cười vui vẻ, vẫn vui tính hiền lành như thuở nào. Chị không hề than thở hay tỏ lộ một sự buồn tủi nào. Chi cũng không có vẻ "cam phận". Chị sống vui một cách hồn nhiên. Ôi, chị tôi! Thương chị biết bao !

Anh chị đưa tôi đi chơi loanh quanh Dallas và Austin. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Dallas, Fort Worth và Austin (tôi không thể nói chung cho cả Texas vì chưa đi hết) là sự trù phú của những thành phố này. Nhà cửa vườn tược khang trang, đường sá qui củ, sạch đẹp. Vật giá cũng tương đối dễ thở mà có lẽ nhiều cơ hội để học hành và làm việc hơn so với Canada.

Bây giờ không biết ra sao nhưng vào thời điểm ấy Dallas và những vùng phụ cận đúng là đất lành cho chim đậu. Và nơi đâu cũng có hoa nở phơi phới. Hoa ơi là hoa! Tôi thích nhất là Dallas Aboretum và Botanical Gardens, một vườn hoa tuyệt vời với muôn hồng nghìn tía. Có những vòm hoa rực rỡ và những hàng cây xanh xanh tạo thành những lối đi râm mát bên những con suối róc rách. Có hồ cá với hoa súng trắng, tím, vàng...Vườn ngự uyển của vua chúa ngày xưa chắc cũng chỉ đẹp như vậy là cùng.

Từ Dallas, chúng tôi đi thăm Austin, thủ phủ của Texas. Thành phố này được tiếng là có tinh thần phóng khoáng nhất của tiểu bang Texas, một tiểu bang phần lớn là bảo thủ. Dừng chân ở San Antonia, chúng tôi có những buổi đi dạo trên River Walk thơ mộng. Sau San Antonia, chúng tôi đi tới Alamo, một địa điểm  quan trọng trong lịch sử của Mỹ Quốc. Ở đây còn nhiều dấu tích của cuộc chiến tranh Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ.

Đi đến đâu tôi cũng thấy sự ngăn nắp, sach sẽ, sung túc, thanh bình. Tôi thầm cám ơn nước Mỹ đã cho gia đình chị tôi một nơi bình yên để sống thanh thản trong quãng đời còn lại, không còn phải lo lắng về một tương lai mịt mờ như ngày xua ở Việt Nam.

Tôi cũng cám ơn Thựơng Đế và ba mẹ tôi đã tạo cho chị một tâm hồn vô tư tươi sáng, lúc nào cũng vui sống, yêu đời yêu người.

Minh Karlsson

*Ghi chú: Thơ Đinh Hùng
Thơ Nguyễn Nhược Pháp

Ý kiến bạn đọc
07/06/201902:53:26
Khách
"Trông chị ọp ẹp tiều tụy làm tôi nghẹn ngào" - Minh Karlsson .

Nhan sắc của chị như vậy đó, nhờ ơn Đảng, ơn Bác đã "giải phóng " miền Nam:

"Tình Người… Nở Hoa" - Minh Thúy : "Tôi nhớ thời gian sau 75 tại quê nhà, cuộc sống thật là vất vả, khốn khổ và nghèo đói. Nhà ở Huế đều có sân vườn rộng, hầu như vườn ai cũng có cây khế, lúc này cây khế rất đáng quý cho bữa cơm mỗi nhà nồi canh nấu với nước muối trưa chiều, để húp qua ngày cùng chén cơm độn sắn khoai hết hai phần.

"Rồi có những buổi ngồi tán dốc với bạn bè, hỏi nhau về ước mơ khi ngày Tết đang kề cận, tôi đã đưa ra niềm khao khát mình trước tiên, rằng mơ... Tết này có được nồi cơm trắng với dưa cải kho ruốc, chỉ chừng đó thôi mà nó vẫn đứng một góc cao trên ...Thiên đàng " .
05/06/201912:36:34
Khách
Trích: “Trông chị ọp ẹp tiều tụy làm tôi nghẹn ngào. Nhưng may thay, chị vẫn nói cười vui vẻ, vẫn vui tính hiền lành như thuở nào.”
Sắc đẹp rồi đến rồi đi. Tâm hồn và tính tình mới đáng qúy, đáng trân trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,576,600
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.