Hôm nay,  

Bao La Tình Mẹ

12/05/201900:00:00(Xem: 8090)
Tác giả: Lê Nguyễn Hằng
Bài số  5687-20-31494-vb8051219
 
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả  là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.

***
Mẹ hiền! Hai chữ thật đơn giản mà sao nghe gần gũi, thân thương quá! Mỗi khi nhắc đến Mẹ, lại làm cho lòng ta xôn xao, dạ ta bồi hồi.
Tình mẫu tử là tình yêu thiêng liêng, vĩ đại và vô điều kiện người Mẹ dành cho con từ lúc còn mang thai nhi trong bụng cho đến lúc Mẹ từ giã cõi đời.
Mẹ nuôi dưỡng con từ thể xác đến tinh thần, những tiếng ru, những câu hò, hay những lời thầm thì bên tai ta luôn là những bài học dạy ta đạo lý làm người và là điểm tựa tinh thần khi ta gặp khó khăn, vấp ngã.
Mẹ luôn hy sinh cho con, vượt mọi khó khăn cực khổ để nuôi con nên người. Dù con bao nhiêu tuổi, dù đã khôn lớn và thành công nhưng trong mắt của Mẹ, con vẫn là đứa con bé bỏng cần được Mẹ chăm sóc và bảo vệ.
Dù mẹ đẹp hay xấu, thông minh hay chậm chạp, giỏi giang hay mù chữ, lành lặn hay tật nguyền, may mắn hay bất hạnh, bất kể trong thế hệ nào, thời gian nào, thế giới nào, đất nước nào, mọi trái tim đều mang dòng máu đỏ, tình mẫu tử vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc, cao đẹp và vĩnh cửu trong trái tim và máu thịt của con người, ai trên thế gian này cũng đều yêu mẹ và thương con.
Đôi khi vì yêu con quá mà Mẹ phải nói dối. Khi thiếu cơm thì Mẹ bảo: “Mẹ no rôi, con ăn đi”, hoặc là: “Mẹ không thích ăn thịt” dù Mẹ rất thèm, hay là: “Mẹ chưa mệt, làm xong việc này mẹ sẽ ngủ” dù Mẹ đã còng lưng làm bánh để lấy tiền nuôi con, rồi Mẹ để dành chỗ chiếu lành cho con ngủ và mẹ nằm bên phía rách.
Khi con nhỏ thì chăm nuôi khổ cực. Rủi ro con đau ốm hay bệnh nặng, Mẹ luôn cầu xin cho Mẹ được lãnh tất cả đau đớn bệnh tật cho con, để con được lành lặn, để con được khoẻ mạnh, để thân thể con không xanh xao vàng vọt, để con không rên xiết đớn đau và ngay cả sự chết thay cho con để con bảo toàn mạng sống.
Dù con có lỗi lầm gì mẹ cũng luôn luôn tha thứ. Cánh cửa nhà và cánh cửa lòng mẹ luôn luôn rộng mở đón con trở về.
Ở Việt Nam trước đây, lớn lên con trai đi lính, Mẹ hằng đêm thao thức, nghe tiếng pháo kích vọng về mà lo lắng cho thằng con ngoài mặt trận xa xôi, nguyện cầu bom tránh đạn né để con được trở về bình yên. Nhưng đau đớn thay, có những bà mẹ thiếu may mắn thì đón con về không còn lành lặn hoặc với hòm gỗ cài hoa để người đầu bạc phải khóc kẻ tóc xanh.
Nếu con không chết nhưng bị kẹt lại sau năm 1975 thì lại bị đi tù cải tạo, Mẹ cũng phải ăn nhịn để dành, rồi thân già yếu đuối băng rừng lội suối vất vả đi thăm nuôi. Nhìn thấy đứa con thân yêu còm cõi xiêu vẹo mà lòng Mẹ. tan nát.
Có những bà mẹ bất hạnh bị bọn cướp làm nhục trên đường vượt biển, may mắn có được ông chồng hiểu biết, thương xót cho cái oan khiên người vợ phải gánh chịu, nhưng cũng có người lòng dạ hẹp hòi, đay nghiến hành hạ vợ mình.
Trong chiến tranh hay khi đã chấm dứt, người vợ, người Mẹ bao giờ cũng chịu nhiều nỗi truân chiên và đau khổ.  
Tôi đã từng nghe và đọc những mẩu chuyện thương tâm và tấm gương cao cả của những bà mẹ Việt Nam.
Tôi có người bạn tên Nguyên, sau nhiều lần cả gia đình tìm cách trốn chạy đều thất bại, cuối cùng Nguyên đã phải để chồng đi một mình, rồi được tin anh chết trên đường vượt biển. Dù vật vã khóc thương cho người chồng đoản mệnh, nhưng vì tương lai của ba đứa con còn nhỏ, Nguyên đã liều lĩnh đem chúng vượt phong ba bão táp và may mắn đến được bến bờ tự do.
Qua bao nhiêu chông gai và mất mát đau thương trong cuộc đời, Nguyên đã không ngồi đó than thân trách phận mà quyết tâm làm lại cuộc đời. Đơn thân độc mã, Nguyên sắt son, trung trinh thờ chồng, cực khổ chăm sóc con thơ, vừa đi học, vừa đi làm, nuôi con ăn học thành bác sĩ, kỹ sư và tạo cho mình một cơ sở kinh doanh vững chắc.
Một người bạn khác tên Hoa, chồng cô ấy từng là một sĩ quan trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tung hoành vùng vẫy trong đại dương bao la. Tháng tư đen đến, anh bị nhốt trong trại tù cải tạo, Hoa đau xót bán hết của cải để lo cho con và nuôi chồng trong tù. Cuối cùng, anh cũng được trở về sống với gia đình.
Nhưng niềm vui đoàn tụ chỉ kéo dài được vài tháng, Hoa hy sinh tìm cách cho kình ngư vượt sóng đến vùng biển rộng lớn bên trời tây, nhưng số Hoa bạc phước nên bạn đời đã lạc dấu nơi mây nước thênh thang xứ lạ, anh đã xây tổ mới nơi thiên đường mà Hoa đã khổ công góp sức trao anh. Hoa không nài nỉ hay khóc than mà can đảm một mình bế con thơ đi tìm tự do và trải qua một cuộc vượt biển khủng khiếp, hãi hùng nhất trên đời.
Trôi dạt vào một hoang đảo, trong cơn đói rét hoảng sợ, Hoa đã phải ẵm con chui rúc vào trong những hốc đá nhọn sắc để trốn hải tặc và bảo vệ đứa con còn non dại. Đến khi thân tàn sức kiệt, may mắn được tàu lớn cứu vớt rồi đến được nước Mỹ. Hoa đã kiên tâm nuôi con ăn học thành tài. Và bây giờ, Hoa sống yên vui với con trai, con dâu, hai đứa cháu nội và sự thành công của chính mình.
Cả Hoa và Nguyên đều là những bà mẹ vĩ đại, tuyệt vời, quên hạnh phúc riêng tư của chính mình, ở vậy vất vả, đơn thân nuôi con. Và các con vì thương Mẹ nên đã ngoan ngoãn học hành và thành danh để tạ ơn lòng yêu thương và sự hy sinh của Mẹ.
Một người bạn nữa tên Hồng, sau ngày mất nước, chồng đi tù cải tạo, vợ con phải đi vùng kinh tế mới. Kết quả của những ngày gian khổ nơi vùng rừng thiêng nước độc là bạn tôi mang đủ thứ bệnh trong người. Khi hai vợ chồng và bốn đứa con vượt biển đến được Hoa Kỳ, cơ thể ốm yếu lại kém tiếng Anh, nên chồng phải đi lấy mối của một chủ Việt Nam lãnh thầu may quần áo, cho vợ đơm khuy, cắt chỉ mỗi cái lãnh vài xu.
Nhờ nghề dạy nghề, chỉ một thời gian ngắn, bạn tôi được giao may quần áo lố và sau đó lấy mối thẳng từ hãng may. Bây giờ, đã trên 70 tuổi, các con đã học xong và có công ăn việc làm, sau mấy chục năm, bạn tôi vẫn tiếp tục miệt mài trên máy may bốn ngày một tuần, thay vì bẩy ngày như trước đây, để kiếm tiền phụ thêm phần tài chánh cho gia đình và giúp bà con bên Việt Nam.
Ba người bạn của tôi ở trong ba hoàn cảnh khác nhau, bây giờ khi đã lớn tuổi, được đền bù và sống quây quần, hạnh phúc bên con cháu hiếu đễ.
Và biết bao nhiêu bà Mẹ Việt Nam khác, may mắn đến được bến bờ tự do, quần quật cật lực làm việc bất kể ngày đêm để xây dựng cuộc đời mới cho con cái. Có những bà Mẹ khom lưng nhổ khoai, hái ớt, làm thuê trong những khu nông trại, ruộng vườn mênh mông bát ngát. Có những bà Mẹ gò người trên chiếc máy may suốt 10 tiếng một ngày, sáu ngày trong tuần cho kịp thời hạn giao hàng.
Có những bà Mẹ làm tóc và móng tay chấp nhận đối đầu với những hóa chất độc hại. Có những bà Mẹ chong mắt nhìn vào những con chip nhỏ li ti trong hãng điện tử, khi về đến nhà hoa mắt như bị quáng gà… Các bà Mẹ làm đủ thứ nghề, không màng đến sức khỏe và sự an nguy của chính mình để kiếm tiền nuôi con ăn học nên người.
Tôi biết chắc là các bạn tôi và những bà mẹ khác đều không đòi hỏi sự báo đáp, trả ơn của những người con mà sự thành tài và hiếu thảo của con cái là phần thưởng vô giá cho sự hy sinh của họ rồi.  
Ôi Mẹ hiền! Đâu có thứ gì trên đời này có thể xứng đáng để đền đáp được ơn sâu nghĩa nặng này. Chúng con mong rằng lòng hiếu thảo, những món nữ trang, những bó hoa rực rỡ, những hộp chocolate ngọt ngào chúng con tặng cho Mẹ, một phần nào nói lên lòng biết ơn và tình yêu của chúng con dành cho Mẹ.

Xin thỉnh thoảng hãy gác bỏ những bận rộn cơm áo gạo tiền, thăm viếng hỏi han Mẹ, để Mẹ thấy được sự lưu tâm và tình yêu của chúng ta đối với Người.
Khi còn Mẹ. chúng ta nên luôn luôn trân quý Mẹ và tình yêu của Mẹ, đừng để những ngày tháng ngọc ngà này mất đi thì sau này tiếc nuối cũng muộn màng.
Ông Trần Trung Đạo đã có hai câu thơ nổi tiếng:
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười

*
Sau đây là những mẩu chuyện cảm động về tình mẹ và lòng con khiến ta đọc xong phải rưng lệ cảm động và xót thương.

Tình Mẹ
Sau khi trận động đất ở nước Nhật vừa lắng xuống, đội cấp cứu đến một căn nhà đổ nát, qua những kẽ hở, họ nhìn thấy một người đàn bà trẻ khom người quỳ gối trong dáng dấp như đang cầu nguyện. Người cứu cấp thò tay vào lôi bà ta với hy vọng bà ấy còn sống, nhưng khi thấy cơ thể bà ấy đã lạnh cứng thì họ biết chắc bà ấy đã chết nên họ bỏ đi cứu người khác. Tuy nhiên người dẫn đầu đội cấp cứu vẫn thấy một điều gì khiến ông băn khoăn ở trong lòng nên quay trở lại. Ông quỳ xuống và cố hết sức dùng tay luồn dưới xác chết xem xét và ông hét lên mừng rỡ, “Một em bé, có một em bé!”
Cả toán cùng nhau hợp lực, lôi trong đống đổ nát một em bé trai 3 tháng tuổi được gói kỹ trong một tấm mền hoa nằm dưới xác chết của người đàn bà. Rõ ràng là người mẹ đã dũng cảm làm một việc hy sinh vĩ đại là dùng thân mình che chở bảo vệ mạng sống của con mình.
Khi các bác sĩ mở tấm mền để khám sức khỏe em bé thì tìm thấy một cái cell phone ở trong mền, có một câu nhắn: “Nếu con sống sót, con phải nhớ rằng Mẹ luôn yêu con.”
Ôi, có trái tim nào cao quý hơn trái tim của Mẹ! Sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ sự sống cho con. Khi biết rằng mình sắp chết, người Mẹ vẫn muốn cho con biết là mình yêu con. (1)
Chắc chắn rằng khi lớn lên, cậu bé sẽ khóc thầm với Mẹ rằng: “Sao Mẹ bỏ con đi sớm vậy, không cho con có dịp nói con thương Mẹ lắm, Mẹ ơi!”
Lòng Con
Một người đàn ông vào tiệm hoa đặt họ gửi hoa cho Mẹ ở cách 300 dặm. Xong việc, khi ra xe đi về, ông thấy một cô bé đang ngồi khóc một mình. Hỏi ra thì được biết là cô bé muốn mua hoa tặng cho Mẹ, nhưng một cành hoa giá 2 đồng mà em chỉ có 1 đồng.
Người đàn ông đã trả tiền mua hoa cho cô bé và tình nguyện chở cô bé đi gặp Mẹ. Cô bé chỉ ông ta đến một nghĩa trang và cô đặt cành hoa hồng trên một ngôi mộ còn mới.
Người đàn ông chợt tỉnh ngộ, liền trở lại tiệm hoa hủy bỏ giấy mua hàng lúc nãy, mua một bó hoa khác và tự lái xe 300 dặm để chính tay đưa hoa tặng Mẹ. (2)
Cảnh tượng người mẹ đang ngồi buồn nghĩ đến con, rưng rưng nước mắt khi bất ngờ được người con ở xa, lái xe mấy trăm dặm về với bó hoa trên tay, ôm Mẹ thầm thì vào tai rằng: “Con nhớ Mẹ quá, Mẹ ơi!” Thật là một bức tranh cảm động tuyệt vời!

Đôi Mắt Của Mẹ
Người con kể rằng:
“Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét Mẹ tôi. Lý do chính vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu bếp để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường kiếm tôi khiến tôi xấu hổ muốn chôn mình xuống đất, tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi.
Tôi mong muốn được thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với Mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành và có được học bổng để đi học ở nước ngoài.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất có được.
Tôi mua cho Mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc Mẹ không được liên lạc với tôi.
Một ngày kia, Mẹ bất chợt đến thăm. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ.
Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyện nên hét lên: "Bà đi khỏi đây ngay!" Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời: "Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!" và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài.
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của Mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm Mẹ.
Mấy người hàng xóm nói rằng Mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư Mẹ để lại cho tôi:
‘Con yêu quý, lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám  bất ngờ đến thăm con và làm cho các cháu phải sợ hãi.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ.
Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã khôn lớn, thành công và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con.
Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.
Mẹ yêu con lắm, Mẹ.” (3)
. . .
Bây giờ thì đã quá trễ.  Người con chắc chắn sẽ suốt đời thèm khát được một lần ôm Mẹ để nói rằng: “Mẹ ơi, con xin tạ lỗi cho tội bất hiếu. Con rất yêu Mẹ và vô cùng biết ơn Mẹ.”

*
Tại nước Mỹ, hằng năm người ta mừng Ngày Của Mẹ vào chủ nhật thứ nhì của tháng năm do sáng kiến của bà Anna Jarvis ở West Virginia. Năm 1908, bà đã vận động và thành công trong việc khởi xướng cho một ngày toàn quốc chú tâm đến sự quan trọng của người mẹ trong gia đình.
Vào ngày này, người ta thường ăn mừng và tôn vinh “Mẹ” cho những người phụ nữ trong vai trò người mẹ gồm mẹ, bà nội, bà ngoại, mẹ ghẻ và cả mẹ nuôi nữa.
Phần lớn người ta gửi thiệp chúc, tặng quà, quần áo, nữ trang, kẹo bánh và hoa, hoặc mời Mẹ ăn một bữa tại nhà hay ở tiệm. Ngày của Mẹ đã trở thành một biến cố quan trọng cho tiệm ăn và công việc sản xuất và bán thiệp cũng như quà cáp.
Ở trường tiểu học, các thầy cô thường giúp học trò tự làm những cái thiệp hoặc món quà nho nhỏ tặng cho Mẹ.
Nhiều gia đình cũng ăn mừng ngày của Mẹ bằng cách nấu bữa điểm tâm cho Mẹ ăn ngay trên giường. Cũng có những người con yêu cầu Mẹ nghỉ một ngày, không làm bất cứ việc gì, ngay cả những điều thường nhật như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.
Khi thế giới ăn mừng Ngày Của Mẹ, mỗi quốc gia tổ chức ngày lễ này một cách khác nhau, vào các ngày khác nhau trong năm. Ở Thái Lan, sinh nhật của Nữ Hoàng Sirikit là ngày của Mẹ. Ở Ethiopia, gia đình ăn mừng bằng cách tụ tập vào mùa thu ca hát và ăn đại tiệc.
Ngày-Của-Mẹ này dành riêng cho việc tôn vinh hằng triệu người Mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng các con. Tiếp tục ăn mừng Ngày Của Mẹ để bày tỏ lòng biết ơn công lao và sự hy sinh cao cả của Mẹ và cho Mẹ biết là mình yêu người là một điều đáng hoan nghênh và khuyến khích.
Mong sao những người con luôn yêu thương và hiếu đễ với Mẹ để ngày nào mẹ cũng cảm thấy là Mother’s Day.

Lê Nguyễn Hằng
Mother’s Day 2019

Tài liệu tham khảo:

https://www.facebook.com/notes/kids-zone-dubaii/this-is-a-true-story-of-mothers-sacrifice-during-
the-japan-earthquake/
2600985 440 247 60/
- http://moralstories26.com/heart-touching-stories-about-mother-son-daughter-rose/
- https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-gia-dinh/885-doi-mat-cua-me.html

Ý kiến bạn đọc
12/05/201913:55:15
Khách
Tím xin hân hạnh được tặng tác giả bông hoa đầu tiên cho bài viết về Mẹ. "Ngày-Của-Mẹ này dành riêng cho việc tôn vinh hằng triệu người Mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng các con." (Tác giả: Lê Nguyễn Hằng)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,528,814
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.