Hôm nay,  

Nuôi Con Hàng Xóm

28/02/200800:00:00(Xem: 156085)

Tác giả: Dương Thịnh

Bài số 2234-1620811-vb5280208

*

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ  đặc biệt, thường chú ý tới đề tài quan hệ giữa Việt kiều và quê cũ. Sau đây là bài viết mới của ông.

*

Ông Tam. Không ai biết tên thật của Ông là gì, nghe thiên hạ gọi vậy nên mọi người bắt chước gọi theo. Ông Tam tính tình hiền lành, trầm tĩnh ít nói, nhưng không vì thế mà ông không vui vẻ , hòa nhã với lối xóm. Tuy đã 67 tuổi rồi nhưng trông ông vẫn mạnh khỏe, dáng người cân dối, cao to, phốp pháp. Ông có vợ, 2 con. Con ông dã có gia đình, và có công ăn việc làm vững chắc. Hai ông bà đã hưởng tiền gìa, ông không còn lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên ông vẫn làm việc chịu khó, chăm chỉ, một tháng 30 ngày không nghỉ ngày nào, chỉ trừ những ngày mưa gío, hay bị những đầu xổ mũi. Ngày nào cũng vậy, khi trời còn tờ mờ sáng, là đã thấy ông warm up cái xe truck, chuẩn bị cho một ngày đi lượm giấy. Khoảng 11 hay 12 giờ gì đó đã thấy ông về với số lượng lớn giấy cartons trên xe. Thấy ông, câu đầu tiên chào hỏi của tôi vẫn là:

-Mạnh khỏe không anh Tam" (tôi gọi ông bằng anh vì ông chỉ hơn tôi 3-4 tuổi, và cũng để thêm phần trẻ trung. Ông thích thế) Hôm nay khá không"

Bao giờ ông cũng nhoẻn miệng cười:

-Not bad !

Vợ ông cũng hiền lành như ông. Bà dáng người nhỏ nhắn, thanh cao, nước da trắng hồng, nét mặt thanh tú. Trước kia nếu không là hoa hậu xứ Long An, thì bà cũng là một giai nhân tuyệt sắc, thiếu gì anh chết mê chết mệt. Thế mà ông lại không ngó ngàng gì tới, thế mới là lạ! Hai ông bà ít khi đi chung với nhau. Chỉ khi nào có chuyện gì quan trọng lắm mới thấy ông bà sánh đôi. Vấn đề ăn uống cũng vậy, mạnh ai nấy ăn, tuyệt đối không có sự chung đụng. Không còn những ân tình, ấm lòng chia sẻ ngọt bùi như câu ca dao mà các cụ ta thường nói:

"Đầu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon"

Bà Tam buồn lắm. Với bản tính hiền hậu bà chỉ biết nhẫn nhịn chịu đựng. Nhất là khi bà biết ông có bà nhỏ ở Việt Nam. Một lần vì vô tình, bà đã bắt phôn nghe được cuộc nói chuyện giữa ông và một người đàn bà đâu bên Long An. Hai người nói chuyện rất mùi mẫn, anh anh, em em ngọt sớt. Một điều làm cho bà Tam đau đớn vô cùng là biết được tin bà bên kia đã mang bầu với ông Tam, và sắp tới ngày sinh nở

Những ngày sau đó.Bà Tam thường thấy ông hay đi vòng vòng trong khu đậu xe của chung cư nói chuyện bằng cell phôn, không dùng phôn nhà. Hình như ông nghi ngờ bà đã nghe được chuyện này.

Năm đó ông Tam về Việt Nam. Khi trở lại về Mỹ trông ông có vẻ vui tươi hẳn lên. Nhưng đối với vợ ông lại bẳn gắt, sinh chuyện đủ điều. Bất cứ cái gì bà làm ông đều chê bai. Bà có nói điều gì thì ông cho là vô duyên. Có công chuyện gì đi đâu bà thoa ít phấn son thì ông cho là gìa còn xí xọn. Bà có thoa  ít lotion cho da dẻ mịn màng thì ông dè bỉu là da thịt nhăn nheo, chẩy xệ còn bầy đặt.  Điều làm cho bà buồn nhất là ông dòi ăn riêng. Đó lá cái đau khổ lớn nhất của người đàn bà, của người làm vợ lúc nào cũng thích nấu nướng cho chồng con ăn. Ông không ăn thì còn nấu nướng làm gì!

 

Không biết cái tin ông Tam có vợ nhỏ, con riêng ở Việt Nam ở đâu xì ra mà cả xóm biết được chuyện này. Có phải do ông nói ra, hay vợ con của ông than thở cùng ai mà đã đồn khắp xóm. Nghe thiên hạ xì xào, không những ông không bực mình mà hình như còn có vẻ ....hãnh diện về thành qủa của mình. Có lần thấy ông đang sắp xếp lại những tấm cartons cho ngay ngắn, gọn gàng, và đang chất lên xe.  Tôi lân la đến xem và hỏi chuyện:

-Cứ mỗi tuần, trung bình anh bán được bao nhiêu"

Vừa xếp ông vừa trả lời:

-Thì cũng được 100-150 đồng. Tuần nào kiếm được kha khá có thể 200-300  không chừng.

Tôi khen:

-Anh đã lớn tuổi rồi sức khỏe còn tốt qúa. Cộng lại một năm dư sức đủ tiền mua vé máy bay về Việt Nam.

Ông cười cười:

-Không những dủ mà còn dư chút đỉnh để tiêu vặt. Tôi bây giờ gìa rồi, khó ngủ qúa.

Sáng nào cũng phải thức dậy sớm để exercise. Thay vì tập ở nhà thì chạy ra ngoài đường lượm ba cái giấy. Như anh thấy (ông chỉ tay lên xe) chất đầy một xe giấy như vầy còn gấp mấy lần tập thể dục. Tiền ngoài đường sao mình không lượm, có mất công gì nhiều đâu.

Tôi ngồi xuống cầm từng tấm bìa lên để cho ông sắp xếp:

Này, anh Tam. Tôi hỏi cái này, nếu không phải xin anh đừng giận. Nghe nói anh có bà nhí, có con rơi ở bên nhà phải không"

-Đâu có gì mà phải giận. Bà mới sanh cho tôi một thằng nhỏ, ai cũng nói nó giống tôi như đúc.

Tôi phụ họa thêm:

-Chà. Coi bộ mệt rồi à nha! Cái kiểu này anh Tam cần phải cố gắng hơn nữa. Không những lo cho mình anh , mà còn phải lo thêm cho 2 người nữa. Lại khổ thân gìa rồi!

Ông đi vô trong garage lấy dây. Tôi phụ ông cột, chằng cứng lại những tấm cartons cho khỏi bay. Ông nói:

-Trước kia có một mình bà ấy, tháng nào tôi cũng phải gửi về 100-200, giờ thì phải tăng tiền "lương" rồi.

Tôi ỡm ờ ướm hỏi:

-Chắc chị bên nhà đẹp người, đẹp nết và còn trẻ lắm mới làm cho anh Tam mê mệt"

-Còn phải nói. Mới bốn mí thôi. Ông vừa cười vừa háy mắt, leo lên xe rồ máy chạy đi bán

Mấy năm nay. Năm nào ông Tam cũng về Việt nam, trước tết hay sau tết. Chuyện ông đi đi, về về, có bà nhí, có con dần dà cũng nhạt theo thời gian. Nhiều lần tôi có hỏi ông về vấn đề bảo lãnh chị bên nhà qua Mỹ. Ông chỉ cho biết là bà nhà bên này ghen lắm, các con ông lại không chấp thuận. Bà bên kia cũng không muốn qua vì còn mẹ gìa phải chăm sóc vả lại ở đâu quen đó, lớn tuổi rồi có qua cũng chẳng làm được gì. Mới đây ông có gởi về một số tiền để sửa sang lại ngôi nhà. Cứ mỗi lần ở Việt Nam về ông lại khoe với tôi. Nào là:"Thằng nhỏ càng lớn trông càng giống ông từ tướng đi, khuôn mặt, tính tình. Còn bà nhí thì khôn ngoan, đảm đang, giỏi dắn biết chiều chồng chiều con. Mỗi lần ông về, bà lại dẫn ông đi thăm hỏi hết người nọ đến người kia trong xóm. Bà mang qùa của ông biếu tất cả mọi người. Mấy bà gìa thì mấy chai dầu xanh. Con nít thì kẹo bánh. Thanh niên đàn ông thì mấy hộp quẹt gas, gói thuốc. Các chị sồn sồn thì xà bông, kem dánh răng...v.v

Ai cũng khen ông là người có phúc lấy được vợ hiền."

 

Ông Tam có một người bạn gìa thân thiết. Họ quen biết nhau trong hội người già, cùng dồng hương Long An, tánh tình rất hợp ý nhau. Ông bạn gìa có gia đình con cháu đầy đủ, và cũng có một bà nhí, một đứa con rơi ở cùng quê bên Việt Nam. Ông này cũng giống ông Tam năm nào cũng về cố hương.

Năm vừa qua, hai ông cùng hẹn nhau về Việt Nam , và đi cùng chuyến bay. Họ cho nhau địa chỉ, số phôn, dể liên lạc rủ nhau đi ăn nhậu, du hý, và nhất là giới thiệu hai bà nhí của nhau. Ông bạn gìa tự khoe:” Để tôi giới thiệu bà xã tôi cho anh biết, bà vừa thùy mị, giỏi dang, đức hạnh. Từ trưóc đến giò tôi quen rất nhiều bà, nhưng chưa ai được trọn vẹn như bà này. Tiếc rằng gặp nhau qúa muộn!"

Khác với những mọi năm trước. Trước khi về Việt Nam ông Tam đều thông báo cho bà nhí trước một tuần để bà chuẩn bị xe bao đi đón. Lần này ông muốn về bất ngờ để tạo sự ngạc nhiên, thích thú, nên phôn cho thằng cháu ra đón. Vừa bước chân ra khỏi phòng cách ly, ông đã thấy thằng cháu chạy tới đẩy xe. Miệng nó tía lia, hỏi ông:

-Bác về đột xuất như vầy chắc bả và thằng nhóc mừng lắm. Bây giò mình về nhà trước hay qua bên trước đây"

Ông Tam lưỡng lự:

Thì về nhà mình trước, hưỡn hưỡn tao qua bên đó sau.

Sau khi tắm rủa, cơm nước nghỉ ngơi một chút, ông Tam nóng lòng muốn qua bên đó ngay. Trời vừa chạng vạng tối, ông liền thuê xe chỏ đồ về tổ ấm

Trong căn nhà tổ ấm, đèn đuốc thắp sáng trưng. Tiếng cười tiếng nói từ trong nhà vọng ra thật vui vẻ. Trong lòng ông Tam rộn lên niềm vui sướng. Ông ghé mắt nhìn qua cánh cửa sổ hé mở, từ đó ông có thể nhìn bao quát toàn diện căn nhà. Nơi bàn ăn . Vợ ông đang ngồi cạnh một người đàn ông. Đối diện là thằng nhóc con ông, và bà ngoại của nó.Trên bàn bầy thức ăn thức uống ê hề. Ông Tam nheo nheo cặp mắt để nhìn người đàn ông cho rõ hơn. Hắn. Trời đất! Hắn không ai khác hơn là..... ông bạn gìa thân mến của ông. Hắn đang múa chân, múa tay kể lể những gì làm mọi người cười sặc suạ. Ông Tam chân tay bủn rủn, thân hình đứng như không muốn vững. Ông có cảm gíac như có một cơn gió lạnh thổi qua người ông. Định thần giây lâu, ông quay người bước đi.

Về đến nhà người ông bần thần, nằm vật ra giường, suy nghĩ miên man. Hai ngày sau ông quyết định gọi  phone cho người bạn già, hẹn giờ địa điểm uống cà phê.

Sáng hôm sau ra tới quán, ông đã gặp hắn ngồi ở đó rồi. Nhìm mặt hắn câng câng mỉm cười,  ông thấy phát ghét. Vừa giáp mặt ông, hắn đã bô bô cái miệng:

-Sao" Gặp mặt vợ con chưa" Vui vẻ không"

Vưà kéo ghế, ông vừa trả lời:

-Rồi,

Thấy ông đáp cộc lốc, mặt lại không có vẻ được vui. Hắn thắc mắc:

-Lại có chuyện lộn xộn gì đây"

Ông không trả lời câu hỏi của hắn. Ông cầm muỗng ngoáy ngoáy trong ly cà phê, nghe những tiếng kêu lanh canh của những viên đá chạm vào thành ly. Ông chẳng biết mở đầu câu chuyện thế nào bây giờ.

Thấy ông trầm ngâm không nói. Hắn cười cười:

-Thôi! Uống cà phê xong, tôi mời ông tới nhà tôi chơi. Tụi mình kiếm cái gì lai rai cho đỡ buồn. Nhân tiện tôi giới thiệu vợ con tôi để ông biết. Nàng biết điều, trọng khách khứa lắm.

Nghe thế. Ông Tam đưa tay cản:

-Khỏi. Tôi biết rồi.

Rồi ông nói một hơi:"Nhà ông có phải ở địa chỉ số...." Vợ ông tên....và con ông tên...và bả còn một mẹ già cần chăm sóc. Mấy hôm nay vợ ông chắc có dẫn ông đi chào hàng xóm, và có tặng qùa cho mọi người. Có người còn khen ông là diễm phúc lấy được vợ hiền. Phải không"

Ông bạn gìa ngây mặt, há hốc mồm nghe ông Tam nói. Lắp bắp hỏi:

-Mà...mà sao ông biết rõ vậy"

-Vì tôi đã từng bị trải qua bao nhiêu năm nay ở căn nhà dó rồi. Tôi là người chồng... câu cơm của bà ấy mà.

Nhìn khuôn mặt trắng bệch của ông bạn già. Ông Tam nghĩ chắc là ông ta đang giận lắm. Ông liền kể sơ qua cho ông bạn già nghe trong trường hợp nào mà ông quen bà ta, và diễn tiến cuộc tình mấy năm qua của hai người. Cuối cùng ông Tam khuyên người bạn già:

-Ông không nên làm to chuyện này. Tối hôm qua tôi đã chứng kiến cảnh xum họp của ông với.... vợ nhí của tôi. Mới đầu tôi giận lắm, tính xông vào hỏi cho ra lẽ. Nhưng tôi đã kịp thời  ngăn được ý định của mình. Có làm lớn chuyện cũng chẳng ích lợi gì, không chừng còn mang nhục , mang họa vào thân, và còn bị chửi gìa đầu mà còn ngu.

Ông bạn gìa còn cố vớt vát:

-Còn.... Còn thằng bé" Nó giống tôi y chang.

Nghe câu hỏi ngớ ngẩn của bạn. Ông Tam gắt gỏng:

-Còn...còn gì nữa. Giống cái con khỉ! Chúng ta nuôi con hàng xóm. Ông hiểu chưa!

Ý kiến bạn đọc
12/05/201822:09:33
Khách
tội nghiệp 2 ông già , tuổi cộng lại hơn 100 rồi còn bị 1 con đàn bà hơn 40 cho úp sọt .... có trách là trách 2 ông vô đạo đức , ăn ở kg có tình nghĩa với vợ con .....ích kỷ chĩvì dục vọng bãn thân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,412
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.