Hôm nay,  

Cuối Năm, Một Đời, Một Người…

19/12/201800:00:00(Xem: 17457)
Tác giả: Phan

Bài số 5576-20-31382-vb4121918

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

***

 “Lời tác giả: Trong bài viết “cuối năm, một đời, một người”  về chị bạn làm chung hãng đã về hưu đang sống trong một Viện dưỡng lão, có vài đoạn trùng hợp với một  bài của Tuệ Tâm về Viện dưỡng lão mà người viết đã đọc trước đây.  Hai hoàn cảnh không quen biết giữa truyện và đời thật gần giống như nhau.  Khi kể lại theo trí nhớ, người viết đã  sơ sót, thiếu  phần nói rõ về bài viết đã đọc và vài đoạn  ý tưởng được lập lại.  Nay xin bổ túc: hai đoạn chữ nghiêng trong câu chuyện được kể là từ bài viết của Tuệ Tâm.

Trân trọng  cáo lỗi và chân thành cảm tạ qúy bạn đọc và các anh chị em cùng viết…

  

*

 

Thường là sau bữa tiệc cuối năm trong hãng, tôi với vài người bạn làm chung kéo nhau ra tiệm cánh gà Wing Stop ở gần hãng vì chúng tôi chỉ cần chỗ uống bia không quá ồn ào là được. Nhiều khi cũng không còn chuyện gì để nói cho nhau nghe vì có chuyện gì thì đã nói với nhau suốt năm qua rồi. Nhưng dường như ai cũng hiểu là ngồi lại với nhau một chút, uống cốc bia tiễn biệt năm cũ đi, đón năm mới về, chào mừng người mới đến, tưởng nhớ người đã đi... Trong ai cũng dường như cảm nhận được chúng ta đã quá ít khi ngồi lại với nhau dù gặp nhau mỗi ngày; nhưng sự gặp gỡ, trao đổi trong công việc chỉ là cách sinh nhai. Sau đó là sự hối hả chia tay sau ngày làm vì ai cũng còn việc gia đình đang chờ đợi ở nhà…

   Trong năm sắp qua, chỉ còn lại ít ngày cuối năm, anh em ngồi nhắc nhớ người anh là lính cũ, tính tình vui vẻ, rộng lượng, chịu chơi hết biết! Thế mà chỉ một cái cuối tuần không gặp, sáng thứ hai chị nhà đánh thức anh dậy để đi làm thì anh không bao giờ dậy nữa! Người anh gãy súng tháng ba ngoài miền trung đã gởi lại thân xác nơi quê người sau hơn bốn mươi năm phiêu bạt chỉ mong được một hôm nào đó uống tới bến với anh em để ngâm thơ, rồi cũng không được toại nguyện. Cứ nhớ tới anh là tôi mưọng tượng ra một anh lính trẻ con nhà người bắc di cư nhưng yêu xứ Huế như người tình vì anh hay ngâm thơ về Huế, “qua cầu Tràng tiền rồi mới tới cầu Gia hội/ em đi đâu vội… anh kệ mụ nội em luôn!”; “Núi Ngự không cây chim đậu dưới đất/ sông Hương không khách O lạnh không O…?”

   Sao những người vui vẻ lại hay vắn số để đời dài thở than như người hay than thở lại thường sống lâu. Năm nay anh em ngồi lại với nhau đã vắng anh rồi.

   Chúng tôi chỉ ngồi chừng một tiếng đồng hồ thì tranh nhau trả tiền mấy cốc bia đã hết nửa tiếng mới định vị được chỗ ngồi cho mọi người, không tranh cãi chuyện giành nhau trả tiền nữa. Từ đó tới lúc chia tay ra về nghỉ lễ cuối năm dường như những người nhớ rõ mặt nhau đều im lặng với cảm thức chia tay năm cũ để đón năm mới về. Cảm tạ ơn trên đã cho bạn bè giúp đỡ nhau trong năm qua, hy vọng sẽ tiếp tục giúp đỡ nhau trong năm tới… nhưng tất cả không lời, chỉ có tiếng cụng ly nhè nhẹ, những hớp bia sau khi cụng ly rất khiêm nhường, không uống ừng ực như những bữa tiệc thịt nướng vào mùa hè. Mọi người uống ít, uống chậm như uống thời khắc cuối cùng của một năm sắp ra đi mà lòng ơn nghĩa với đời cả năm qua vẫn chưa làm được gì để đáp lại ân tình…

   Tôi thường trở về nhà và ngồi yên lặng hơn cả những ngày thường trong năm. Những ngày đi làm về tới nhà là ngồi đọc ngấu nghiến đủ thứ chuyện trên đời thì hôm cuối cùng làm việc rồi ăn tiệc và về nghỉ lễ cuối năm, tôi thường ngồi nhớ lại những chuyện trong năm khi một năm nữa lại sắp qua. Thường tôi nhớ đến những người lớn tuổi trong hãng và những bữa tiệc về hưu của họ. Nơi tôi làm không kể chức sắc hay chỉ là công nhân bình thường thì cũng như nhau. Mọi người đang làm việc sẽ ngưng tay để tụ họp về phòng ăn. Thường thì ổ bánh thật lớn dành cho người về hưu đã được cắt sẵn ra nhiều dĩa nhỏ sau khi chụp hình lưu niệm. Rồi thì mỗi người ăn miếng bánh chia tay, nói lời tạm biệt với người từ ngày mai sẽ không phải đi làm nữa.

   Nhưng năm qua, tôi có gặp lại người đã về hưu từ mấy năm trước. Tay bắt mặt mừng giữa chợ vì thường đâu gặp lại những người đã về hưu, hơn nữa bà chị là người Việt nên tình nghĩa đậm đà hơn sự xã giao đơn thuần với đồng nghiệp thuộc những dân tộc khác. Chị tôi đã về hưu năm bảy mươi tuổi, và đã ba năm rồi mới gặp lại chị hôm trước Giáng sinh.

   Những lời thăm hỏi không phải nghĩ suy nhiều cũng nói ra được trong đời sống văn minh, nhưng những gì lắng đọng lại không dễ tiêu hoá…

   “Chị đã ráng hết sức mới chịu về hưu năm bảy mươi tuổi, nên chỉ hơn năm sau là chị phải vô Viện dưỡng lão rồi em, khi không còn trông cháu nổi nữa, nấu ăn thì quên muối quên đường hay cho muối hai lần, đến quên tắt bếp thì con chị không cho chị nấu nữa; đến sinh hoạt hàng ngày cũng không còn có thể tự xoay xở, mà con gái chị thì vừa làm việc bận rộn, vừa phải chăm sóc hai đứa cháu ngoại của chị. Nó còn đâu thời giờ để quan tâm đến chị, chị không có chọn lựa khác…”

   “Nhưng chị sống ở Viện dưỡng lão có thoải mái không?”

   “Không tệ. Một mình chị một phòng sạch sẽ, tiện nghi đơn giản nhưng đủ xài, các phương tiện giải trí cũng nhiều, thức ăn tương đối ngon miệng, phục vụ chu đáo, cảnh quan cũng khá…”

   “Được như chị nói thì tiền già, tiền hưu của chị có đủ trang trải không?”

   “Không đủ em ơi! Con cái phụ hợ thì chị không muốn vì con cái trưởng thành thì còn con dâu, con rể nữa! Nhưng chị chuyển đổi đến Viện dưỡng lão rẻ tiền hơn cho phù hợp thì sống không nổi, đổ bệnh tưởng chết…”

   “Vậy chị tính sao?”

   “Chị còn nhà riêng của chị. Hồi ông xã chị mất có nói, bà ráng giữ lấy căn nhà để bán đi khi bà phải vô Viện dưỡng lão vì tiền hưu, tiền già không đủ trang trải đâu! Nên chị mới bán căn nhà để đắp đỗi tới đâu hay tới đó! Chị cũng mừng được con cái thông cảm. Các con chị nói: Tài sản của mẹ thì mẹ sử dụng, không cần lo cho tụi con. Nên số tiền bán nhà chị định chia cho con cháu, nhưng hoàn cảnh chị bây giờ phải giữ lấy để độ thân…”

   “Thôi vậy cũng ổn cho chị về tài chánh. Nhưng mấy năm nay chị mạnh khoẻ chứ hả?”

   “Trời độ, chị không bệnh vặt, chỉ lú lẫn đi nhiều. Lú lẫn thì đã có người lo cho mình từ chuyện ăn tới đi ngủ, chỉ buồn lúc tỉnh táo thôi em…”

   “Rồi ai thì cũng vậy ở xứ này. Chị hơi đâu buồn cho tổn hại sức khoẻ. Sống ngày nào vui ngày nấy đi. Chị thích ăn gì cứ ăn, thích đi chơi đâu cứ đi… Hơi đâu buồn!”

   “Nói vậy thì đúng, nhưng làm được mới khó! Đã bao nhiêu năm sống trong nhà không thiếu thứ gì, dù không có thứ gì giá trị nhưng mỗi thứ đều có kỷ niệm. Mọi ngăn kéo đều đầy ắp đồ dùng còn chưa xài tới, quần áo bốn mùa không nhớ hết. Chị lại hay mua rồi cất giấu nhiều thứ linh tinh mà hồi còn trẻ nhỏ ham thích nhưng không có tiền mua như cái kẹp tóc đẹp, cái nơ màu hồng, mấy hòn đá cuội vớ vẩn... Đặc biệt là sách của ông xã chị, cả một phòng sách.

   Phần chị còn nguyên bộ dao, bộ nồi chưa xài mà vợ chồng chị tha từ bên Đức về Mỹ vì chị mê đồ nhà bếp của Đức. Chỉ tiếc là để dành mà không nấu được một bữa ăn cho ông xã chị để trả ơn ổng bưng bê cực khổ khi chuyển máy bay bên Anh, phải nhận hành lý lại… Hôm bán nhà, chị bệnh luôn vì nhìn nồi niêu xoong chảo, tôm khô mắm muối, đủ loại gia vị xài dở dang mà thương ông xã chị đi làm miết tới chết, chị cũng đi làm miết, không có thời giờ nấu cho ổng ăn. Bây giờ bỏ hết! Tới hình ảnh gia đình trên tường, trên tủ lạnh cũng bỏ luôn, chị phát rầu mà sinh bệnh…”

   “Em chưa nghĩ đến những điều chị vừa kể. Nhưng em thấy đến sinh mạng mình rồi cũng phải giã từ, nên đã từ lâu em chỉ nhận quà tặng là những gì ăn được, uống được, để không phải cất giữ cho vấn vương. Con em mua cho em áo lạnh, đôi giày… em đều nói đem trả. Mua cho em chai rượu vang ngon, miếng cheese ngon thì em cảm ơn. Chị đừng nặng lòng với kỷ vật nữa vì chúng ta đến tay trắng nên khi về cũng tay không! Chị hiểu ý em mà?”

   “Đàn ông mau quên chứ đàn bà đâu dễ đâu em. Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường ngủ, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một tivi… không có chỗ để lưu giữ kỷ vật thì tiền già, tiền hưu mình đã không đủ trả hằng tháng rồi! Thật ra chị cũng cảm nhận được tất cả là dư thừa, nồi niêu sẽ không dùng đến nữa, kỷ vật cũng không giữ được hoài vì căn nguyên chúng không thuộc về mình. Đời người cuối cùng chị mới hiểu chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, xài một lát rồi thôi! Tất cả thuộc về thế giới này để mọi sinh mệnh lướt qua một lần cho biết rồi thôi. Ngai vàng không chôn theo hoàng đế dù ông ấy chinh chiến, sống chết mới có được. Tỷ phú muốn cho hết gia tài trước khi chết vì hiểu ra tiền của trên thế gian cũng không phải của mình… Ai cũng chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi. Chị hiểu được tích đức làm việc thiện lưu lại phúc đức cho con cháu là điều quan trọng nhất thì cả đời người lại chú tâm, gắng sức tích lũy của cải…”

   “Thì ra mấy năm nay không phải thức dậy theo cái đồng hồ báo thức nên chị đọc sách nhiều ha. Lú lẫn khi tuổi già kể ra là điều tốt đó chị vì già rồi mà nhớ nhiều quá chỉ khổ cho mình.”

    “Hiểu biết là một chuyện, nhưng từ cây kim sợi chỉ cũng phải nai lưng đi làm mới có tiền mua. Rồi bỗng nhiên bỏ hết, không dễ đâu em! Bao nhiêu đồ đạc của chị hôm bán nhà, chị thật lòng muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải tính sao đã trở thành vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu. Chị tưởng tượng, lúc con cháu mình tiếp nhận những bảo bối mà chị đã khổ tâm tích lũy thì sao: Quần áo chăn nệm toàn bộ đều vứt đi, hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ, sách bị coi như đồ thừa đem bán rẻ hay cho đi, đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch, đồ gỗ qúy trong nhà không dùng đến cũng sẽ bán rẻ cho ai cần... Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng mà chị thấm thiá… Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!

   Nên hôm chị đứng nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc, đồ dùng nhà bếp chị chỉ sờ qua nồi niêu chén bát lần cuối. Sách chọn lấy vài cuốn chưa đọc, ấm trà của ông xã chị nhiều lắm, nhưng chị lấy một cái thôi để uống trà khi nhớ tới ông ấy chứ chị đâu uống trà thường. Chị mang theo giấy tờ cần thiết là đủ rồi! Chị đi từ biệt mấy người hàng xóm. Nhìn lại ngôi nhà mà vợ chồng chị đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được, nhưng nó thuộc về không phải của mình nên trả lại cuộc đời. Không tiếc nữa đâu em, thậm chí cảm ơn cuộc đời đã cho mượn ngôi nhà để trú thân mà đi làm, nuôi con…

   Cuối cùng chị cũng hiểu được người ta chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa cũng chỉ để nhìn chơi. Thì ra sống ở trên đời không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng của cải vì tất cả đều phải trả lại cho cuộc đời này!  Nên chị đọc nhiều sách, khi có thể thì về nhà chơi với con cháu trước lúc mình đi xa…

   Như lần này chị về nhà con chơi, chị còn đi chợ một mình được nè! Nhưng chị về chơi trước lễ cuối năm để gia đình nó có thể đi chơi xa vào dịp lễ mà không kẹt bà ngoại đi theo thì theo không nổi mà ở nhà thì cản trở tụi nó cũng phải ở nhà với bà ngoại. Chị thấy vui khi nhớ lại hồi còn trẻ, vợ chồng đi làm miết, chỉ mong nghỉ lễ để đưa mấy đứa con nhỏ đi chơi xa. Chị không muốn mình cản trở mấy đứa cháu ngoại vì bà ngoại mà không được đi tắm biển trong mùa đông ở những xứ nóng; con cái chị còn trẻ thì vợ chồng cũng đáng được thụ hưởng chút riêng tư hơn là cứ phải chăm sóc cho cha mẹ già…”

   “Được như chị thì hay quá! Chị nuôi con lúc nhỏ, nhưng khi con chị lớn khôn thì chị lại cho con sự thông cảm còn qúy hơn tuổi nhỏ đủ đầy…

    Chúc chị mùa lễ này thật bình an trong tâm tưởng. Em rất vui được gặp lại chị. Cảm ơn chị đã cho quà em trong mùa lễ là chia sẻ những tâm tư tình cảm của chị khi chị đã về hưu. Em sẽ nhớ lời chị hôm nay, cuộc đời chẳng qua chỉ để nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát… rồi trả lại hết cho thế gian này.

   Em chào chị. Chúc chị mùa lễ bình an và mong gặp lại chị…”

    “…”

   Dáng chị tôi liu xiu khuất dần vào bãi đậu xe. Gió cuối năm liu xiu, chứ chị còn bước đi vững lắm sau khi đi qua cuộc đời chỉ để nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát… rồi trả lại thế gian này.

Giáng sinh 2018

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
20/12/201815:44:13
Khách
Đa số các bài viết của tác giả Phan đều hay cả.

Nhưng riêng về khoản "tích đức làm việc thiện lưu lại phúc đức cho con cháu " thì tôi có ý kiến này. Tôi có quan niệm rằng "chỉ cho đến khi sau khi chết thì mới không cần đến tiền mà thôi ". Này nhé, bảo hiểm sức khoẻ hay trợ giúp y tế của chính phủ chỉ trả cho một phần của chi phí bệnh viện và chỉ cho một khoảng thời gian nào đó mà thôi. Và nếu bạn có nhiều tiền, bạn có thể trả thêm để có được một phòng nằm riêng biệt , không bị quấy rầy bởi bệnh nhân nằm chung phòng. Nếu muốn sống thoải mái ở một viện dưỡng lão thì dự trù sẽ phải tiêu tốn ít ra là trên bốn ngàn đồng một tháng. Nếu không có nhiều tiền, liệu bạn sẽ có thể tiếp tục trả dài dài được không , nếu trời cho ( hay bắt )bạn sống đến trên tám chục tuổi?

Nếu sau này vẫn có thể sống tự lập ở nhà , có nhiều tiền, bạn có thể mua được những sản phẩm này nọ, làm cho đời sống của bạn thêm an toàn, thoải mái. Và sắp tới đây, bạn sẽ có thể mua được một chiếc xe hơi không người lái , muốn đi đây đi đó không cần phải nhờ vả người này người nọ.

Tóm lại, gia đình tôi là những người tỵ nạn, khi rời khỏi Việt nam, gia sản mất trắng, nay tất cả là phải làm lại từ đầu , và chúng tôi không có hàng triệu đồng trong tay, nên quan niệm sống của tôi rập theo câu nói của người Mỹ là " Charity begins at home" , " you need to take care of yourself before you help others ". Tôi chỉ gửi tiền giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và những người tranh đấu cho tự do, dân chủ ở bên đó mà thôi, còn thì siết chặt hầu bao.
20/12/201814:39:16
Khách
Xin đối chiếu với bài viết ở link này và cho ý kiến giùm.
http://m.tinhhoa.net/vien-duong-lao-ngoi-nha-cuoi-cung-cua-toi
19/12/201823:22:17
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào tác giả
Bài viết man mác buồn nhưng lại hợp với nhịp sống của tuổi già.Tới tuổi này ai cũng nhìn thấy đoạn cuối cùng của con đường của mình có thể là sáng mai hay sáng mốt hay một sáng nào đó không thức dậy nữa.
Cám ơn tác giả đã cho người đọc một món quà cuối năm thật đẹp. Trân trọng
19/12/201823:17:20
Khách
Mong tac gia Phan gui cho toi nhieu bai viet xuc tich nhu tren...
19/12/201822:42:12
Khách
Cảm ơn qúy độc giả VVNM; các chị Đông Trinh, P.Hoa, chị Hằng, chị Châu Hà mãi bên Oregan… luôn đọc bài của Phan với những động viên, an ủi người viết. Đâu đó trong u u, Phan nhớ thầy Tuệ Sỹ từng viết, “có những lúc bỗng thấy mình du thủ/ thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…”
Phan chỉ xin xách dép thầy thôi… mà cũng không được. Nên kể chuyện với độc giả muôn phương, các anh chị em mình như lời cảm ơn mỗi ngày qúy độc giả và các anh chị em ghé thăm Phan.
Chúc qúy mến chúng ta cùng an lạc, an hưởng Ơn trên đã ban cho vợ là chồng, ban cho anh là em, ban cho bạn là tôi trong mùa lễ thiêng. Tạ ơn trên về Món quà của thượng đế.
Chúc Giáng sinh vui vẻ và Năm mới nhiều Ân điển.
Thân kính
Phan
19/12/201817:29:37
Khách
Những câu viết và ý nghĩ của Phan đúng là Triết lý của cuộc đời cần suy ngẫm. Cám ơn bài viết của Phan và cũng cám ơn cái tủ lạnh đã giữ dùm chai bia của bà chị from Oregon .
19/12/201817:22:02
Khách
Bài viết hay, thấm thía và buồn quá.
Ai cũng biết cuộc đời là vô thường. Mọi người đều phải qua cái vòng sinh lão bệnh tử, đến tay trắng và về tay không, nhưng vẫn cứ đánh vật với cuộc sống để có những thứ cuối cùng sẽ bỏ lại.
Cám ơn Phan đã nhắc nhở những điều này vào ngày cuối năm.
Cầu mong cho Phan và gia đình dồi dào sức khỏe và thân tâm an lac.
Hằng
19/12/201816:31:41
Khách
“đừng nặng lòng với kỷ vật nữa vì chúng ta đến tay trắng nên khi về cũng tay không! “
Đúng quá! Ai rồi cũng sẽ “về nhà” về ngôi nhà Vĩnh viễn với tay không! Thế thì tại sao lại có những người mong đi cướp đoạt giành giật để làm gì nhỉ? Cảm giác Thật buồn khi đọc bài viết cuối năm của Phan, muốn ... bắt đền nhưng cũng phải cám ơn vì đã chuyển tải những suy nghĩ thực tế để giúp người ta buông bỏ bớt những vướng mắc của cuộc đời
P.Hoa
19/12/201813:00:03
Khách
Cuộc đời chỉ là cõi tạm, đừng chân ghé lại ngao du đó đây một lát rồi thì cũng phải quay lưng với cái thế gian này! Tất cả đều vô thường!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,251,884
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài bài mới viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến