Hôm nay,  

Chuyện Paradise, Thị Trấn Bị Thiêu Rụi

21/11/201800:00:00(Xem: 11425)
Tác giả: Triều Phong (TPN)

Bài số 5553-20-31359-vb4112118

 
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.

 
viet ve nuoc My
Hình từ trên Nguyễn Thượng Ánh và các học trò trước khu lều các nạn nhân hỏa hoạn Sinh hoạt khu lều tị nạn.
 

***

 

Ngày Lễ Tạ Ơn năm nay trong khi chúng ta đang vui vẻ, quây quần bên người thân, gia đình trong sự ấm cúng thì ngoài kia có hàng vạn người đang lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất” và đau khổ vì mất người thân, mất nhà, mất công việc!  Chúng ta đừng quên rằng trong lúc chúng ta bình an  chăm lo đời sống của riêng mình thì có bao nhiêu tấm lòng nhân ái đã hy sinh thời gian, của cải để giúp đỡ những người kém may mắn khác.

Suốt tuần nay mỗi khi mở TV hay computer, chuyện tôi phải xem trước nhất là vụ hỏa hoạn “Camp Fire” ở Bắc California; vì đó là tin thời sự nóng sốt trong mùa Lễ Tạ Ơn sắp tới này.  Tại đây, tôi có người bạn học cùng trường Lasan Taberd, tên Ánh, sống tại thành phố Chico gần đó, trong khi bà  mẹ ruột thì đang sống cùng vớiông  anh của Ánh ngay tại Paradise; thị trấn đã bị ngọn lửa thiêu rụi mà báo chí, truyền hình đang nói ra rả suốt mấy hôm nay. Sáng sớm ngày hỏa hoạn bùng phát, ông anh của Ánh còn ở nhà do đó mà anh đã kịp vơ vội một ít thuốc men của mẹ rồi hai người ra xe chạy thục mạng về Chico.  Ánh kể là khi nhìn hai người tới nhà, vợ chồng nó cứ ngỡ là bà mẹ và ông anh từ lò than mới chui ra vì hình hài của họ dơ dáy, bụi bám đầy người.

Đến hôm nay thì hầu như toàn bộ nhà cửa, cơ sở trong thị trấn này hoàn toàn bị cháy rụi.  Paradise bây giờ đã trờ thành bình địa, hoang phế, đổ nát trong đống tro còn nghi ngút khói!  Theo đài CNN, tính đến lúc này thì đã có 79 người thiệt mạng và hơn 1300 người bị xem là mất tích.  Dĩ nhiên là số thương vong sẽ còn gia tăng trong các ngày tới khi số người “missing” được tìm thấy!

Trong cái cảnh điêu tàn của cơn hỏa hoạn, đau thương chết chóc bao trùm khắp nơi ấy đã “đẻ” ra nhiều thảm cảnh mà hiện nay nạn nhân cũng như cư dân ở các thành phố lân cận đang phải đối mặt và tìm cách giải quyết.  Và trong lúc những người có nhà bị cháy thì được các hãng bảo hiểm cấp $3,000.00 cho mỗi hai tháng, mướn khách sạn cho ở, cấp phiếu lo cho bữa ăn trong nhà hàng thì những người ở nhà mướn bây giờ không có việc, không có tiền phải vào ở các “shelters” của chính phủ và trông đợi sự trợ giúp của Cơ Quan Viện Trợ Khẩn Cấp (FEMA.)   Trước WalMart bây giờ có khoảng 800 người mất nhà cửa đến tá túc, hàng ngàn người đã phải dựng lều ở các bãi đất trống, những “parking lot” để trốn nắng ban ngày và co ro trong giá lạnh về đêm vì không đủ chăn mền.  Trẻ em thiếu tã, sữa, người già không đủ thuốc men!  Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng vì khói bụi mịt mờ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống mọi người.  Vùng này đang bị đảo lộn từ ăn ở đến vệ sinh cá nhân, vì thiếu thốn mọi thứ!

Xin nói sơ qua về  Ánh, thằng  bạn tôi, vốn thích vẽ và đam mê võ thuật từ hồi nhỏ nên đã từng nghiên cứu về Vịnh Xuân Quyền của Nam Thiếu Lâm, Hồng Gia Quyền, Bạch Mi Quyền….  Sau này là võ sư Taekwondo, đứng dạy võ ở Sân Hồ Xuân Hương, Quận 3, Saigon, nay la Thành Hồ.  Năm 1989,  Ánh vượt biển, đến trại Bataan của Phi Luật Tân, làm thiện nguyện viên và chuyên vẽ bích chương cổ động cho cơ quan IOM.  Ánh đã từng vinh dự có tranh triển lãm trên đất Phi, chung với họa sĩ Bé Ký do Sister Pascal Lê Thị Tríu tổ chức và được cựu Tổng Thống Corazon Aquino; vốn là bạn học của Sơ, đến tham dự và cắt băng khai mạc cho buổi lễ ngày đó!


Một năm sau, Ánh và gia đình lên đường đi Mỹ và định cư ở Chico cho đến bây giờ.   Tại đây Ánh đi học và lấy được “master” về tâm lý học.  Sau này nó làm “counselor” và dạy vẽ cho đại học này.  Cuối cùng nó xin về “hưu non” kiếm được một số tiền và chuyển sang kinh doanh mua bán nhà cửa rồi cho thuê nên có “income” ổn định, sống an nhàn để chuyên tâm vào việc nghiên cứu võ thuật.  Hiện Ánh có võ đường với một số học trò rất có chức phận trong xã hội tại Chico này.

Sở dĩ tôi kể lể dông dài như thế bởi vì đó chính là lý do mà Ánh có điều kiện để kêu gọi học trò phụ với nó sắn tay áo ra giúp đỡ các nạn nhân trong đợt khổ nạn này.  Trong khi những người lính cứu hỏa ngày đêm xông pha vào biển lửa, các đội Vệ Binh Quốc Gia và cảnh sát quân sự  lo tìm kiếm những nạn nhân chết cháy hoặc còn bị kẹt trong mấy khu vực đổ nát thì mỗi ngày khoảng sáu hay bảy giờ sáng là võ sư  Ánh và đám môn sinh đã có mặt ở trước Wal Mart hoặc các “parking lot” hay mấy công viên, nơi mà dân tị nạn bà hỏa đang trú ngụ để chờ chính quyền điạ phương, Red Cross vùng Bắc California phân công việc.  Trong lúc FEMA vẫn chưa trợ giúp được gì cho dân chúng thì thầy trò tụi Ánh cùng một số người địa phương hảo tâm đã tự động bỏ tiền túi ra mua nước, giấy vệ sinh, kem đánh răng, xà bông tắm… từ Wal Mart, K Mart chở về chất ở những nơi này cho ai có nhu cầu cần xài thì cứ tự động đến lấy.

Một hôm, như lời Ánh  kể với tôi khi tụi nó vào Target mua nước vì Costco chưa mở cửa bởi mới sáng sớm. Thấy tụi Ánh gom quá nhiều, người “manager” còn trẻ có vẻ không hài lòng.  Cô ta tiến đến gần Ánh nói bằng một giọng khó chịu, ngụ ý trách móc là nó không nên lợi dụng tình cảnh khó khăn này mà trục lợi.  Nó vội vàng giải thích và trình thẻ thiện nguyện Red Cross mà học trò của nó, cô Amenda; người “manager” của cơ quan này ở vùng Bắc CA, cấp cho tụi nó để làm việc thì cô “manager” của Target đã bật khóc và yêu cầu nhân viên “30% off” cho tụi nó ngay.  Đó là  một cử chỉ đẹp, đầy tình người vô cùng cảm động khiến nó suy nghĩ nhiều!

Đến hôm nay thì công việc cứu trợ có phần tiến triển khá nhanh và tốt đẹp hơn sau khi Tổng Thống Donald Trump đến thăm viếng và thị sát vào sáng Thứ Bảy vừa qua.  Cuộc hỏa hoạn này được đánh giá là khủng khiếp và tồi tệ nhất trong lịch sử cháy rừng ở California với số người tử vong và mất tích cao nhất.  Hậu quả để lại sẽ rất to lớn và thời gian hồi phục sẽ còn rất lâu.  Nguyên nhân hỏa hoạn và trách nhiệm điều tra sự vụ của chính quyền địa phương là những chuyện phải làm trong tương lai nhưng chuyện trước mắt là ngăn chặn, dập tắt đám cháy và cứu trợ.

Ca dao tục ngữ  Việt Nam nước ta có  câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn!”  Trên tinh thần đó và thấm nhuần cái lý lẽ “vô thường” của Nhà Phật, thằng bạn tôi đã lăn xã ra giúp đỡ nạn nhân hỏa hoạn trong vùng bởi ngoài lương tri của một con người thì đây còn là cách tri ân nước Mỹ và người dân Mỹ đã từng cưu mang gần hai triệu người Việt tỵ nạn trên xứ sở này trong đó có gia đình và bản thân nó.

Báo chí Việt cũng vừa đưa tin là tỷ phú Hoàng Kiều và Bánh Mì Lee Sandwich cũng đã nhập cuộc cứu trợ trận hỏa hoạn này.  Hy vọng rằng trong các ngày sắp tới người Việt Nam khắp nơi cùng với cộng đồng Việt ở hai vùng Nam, Bắc CA sẽ sát cánh hỗ trợ các nạn nhân hỏa hoạn.

Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, xin cám ơn những tấm lòng bác ái, vi tha đã xả thân ra giúp những kẻ khốn cùng! Xin Chúa  ban phước lành cho các nạn nhân hỏa hoạn ở CA!

God Bless you all !  Happy Thanksgiving!

OH, tháng 11, 2018

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
24/11/201821:02:54
Khách
Bài viết ngắn nhưng chuyên chở yêu thương, gợi được tình lân mẫn nơi người đọc.
Xưa giờ cứ nghĩ Cali là “đỉnh” của địa đàng Mỹ quốc nhưng đọc xong bài viết của anh Triều Phong mới thấy thương cho Cali. Năm nào cũng cháy rừng mà năm nay lại càng bi thảm. Hy vọng họ sẽ nghĩ ra phương cách cứu Cali khỏi khô hạn trong tương lai.
24/11/201820:58:55
Khách
Theo tôi biết, nước từ Lake Mead được dẫn đến Arizona, California và Nevada.

Nạn cháy rừng là đó biến đổi khí hậu. Rừng được xanh tốt nhờ thiên nhiên (mưa). Nước biển, sau khi được lọc muối biến thành nước ngọt chỉ dùng cho nhà cửa tư nhân và các nông trại. Lọc nước biển tốn kém, không có gì "free" hết. Chưa ai lọc nước biển để tưới rừng.


Một trong những hậu quả của sự biến đổi khí hậu là hạn hán. Calif bị hạn hán liên miên, đến nỗi các lãnh đạo tiểu bang đưa ra đề nghị mang nước trên Bắc Cực xuống. Cách đây 2 năm mưa nhiều, năm ngoái có mưa nhưng không đủ.

Dân Calif đa số rất "hà tiện" nước và cố gắng giảm tiêu thụ xăng nhớt. Xe loại hybrid bán rất chạy tại Calif.
Năm nào Úc cũng bị cháy rừng mà có ai lọc nước biển để tưới rừng đâu.
Chắc dân Cali phải nghe lời TT Trump, mỗi người cầm một cái chổi đi quét rừng thì sẽ hết nạn cháy rừng. :)
22/11/201817:19:13
Khách
Có rất nhiều đề án để chữa bệnh thiếu nước của Cali gây nên tình trạng khô khan đưa đến cháy. Tất cả đều giải quyết được nhưng đều bị từ chối.
Đề án modify lại Hoover Dam để dắt nước qua Cali nhưng tiểu bang Nevada không chịu vì sợ thiếu nước cung cấp cho Las Vegas.
Đề án lọc nước biển rồi bơm thẳng vào các khu rừng khô cạn cũng bị mấy ông môi trường la to huỷ hoại thiên nhiên.
Dân Cali chỉ có nước cầu Trời khấn Phật cho mưa nhiều mỗi năm hay vài ba ông môi trường có nhà bị cháy rụi thay đổi ý kiến.
Năm xưa tôi ở Florida cũng có đề án lọc nước biển để cung cấp nước ngọt cho dân xài thoải mái vì giá thành ít hơn do nhà máy chạy tự động lọc không tốn tiền maintenance mấy. Mấy hãng cung cấp nước ngọt không muốn vì sẽ mất job nên dụ mấy ngài môi trường chống phá.
Nhà máy xây xong để cho ngồi chơi xơi nước.
21/11/201816:09:00
Khách
Cám ơn tác giả với một bài viết nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều người đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất trong những ngày lễ và lạnh này.. Cảm ơn những tấm lòng hảo tám từ khắp nơi! ❤️🙏
21/11/201814:08:13
Khách
Kính gửi Ban Biên Tập VB,
Trong bài “Chuyện Paradise, thị trấn bị thiêu rụi” xin quý vị chỉnh lại giùm một chi tiết là “Nguyễn Thượng Ánh và gia đình đi chính thức theo diện ODP đến Mỹ chứ không phải là gia đình thuyền nhân vượt biển.”
Chân thành cám ơn.
Triều Phong (TPN)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,690,294
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài bài mới viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.