Hôm nay,  

Thanksgiving: Cảm Ơn... Chàng

17/11/201800:00:00(Xem: 16549)
Tác giả: Phùng Annie Kim

Bài số 5549-20-31356-vb7111718

 
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.

 
***
 

Chàng là ai? Chàng đâu có đến “từ hậu phương hay biên cương”. Chàng đâu phải là “chàng trai ôi phong sương” hay “chàng là người của nắng mưa”.(1) Chàng chẳng có xa lạ gì. Chàng là người đầu gối tay ấp với tôi suốt bốn mươi sáu năm, cho tôi hai tác phẩm là hai đứa con làm vốn để đời. Chàng là người mà bạn gọi bằng những tiếng xưng hô tùy theo thói quen và mức độ tình cảm của bạn.

 Này nhé, bạn có thể gọi chàng là “ho-ni”, là “mai-đia”, là “cưng”, là “cục cưng”... cho có vẻ Mỹ và tình cảm yêu thương chàng thêm phần khắng khít. Gọi chàng là “anh”, là “ảnh”, là “ông xã” theo thói quen và tiếng gọi phổ biến, bình thường của qúy bà quý cô. Gọi là “nhà tôi” hay “nhà em” để thêm chút phong cách Bắc kỳ. Gọi là “ổng”, là “ông ta” khi bạn có chút gì không hài lòng lắm với chàng. Gọi là “cha”, “cha nội” hay “chả” khi bạn không còn cảm tình nhiều và nếu thêm chữ “thằng” thì ôi thôi tình cảm mười phần đã khô cạn hết bảy, tám phần. Gọi bằng tiếng gọi của con là “bố ơi”, “ba nó” hay “tía nó” khi bạn vui và sắp nhờ vả chàng điều gì hoặc trong gia đình bạn “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh”. Gọi  bằng “lão gia” cho giống trong phim Tàu. Còn gọi là “lão ta” hay “lão già” khi bạn phây phây còn chàng thì già ...“đều” trông phát chán.

 Đã lâu lắm tôi chưa nghe ai gọi ông chồng tôi là “chàng”. Có một lần tôi nhận một cái meo hỏi thăm từ một ông anh văn nghệ. Ông anh này ít nói và hà tiện chữ nghĩa. Chú của chàng và ông anh này là bạn sau khi di cư vào Nam năm 54.  Cái meo này câu cuối có năm chữ: “Cho gửi lời thăm chàng”. Chữ “chàng” vừa lãng mạn, vừa dễ thương, vừa có dư âm Bắc kỳ. Tôi kết ngay cái chữ “chàng”. Nhân dịp mùa Lễ Tạ Ơn, tôi đem nó ra xài.

Với những mối quan hệ xã hội trong đời, tôi cảm ơn nhiều người. “Cảm ơn đời, cảm ơn người. Cho tôi  được nói những lời tri ân” (2) Tôi “thăng hoa” hai chữ cảm ơn bằng cách dùng văn chương chữ nghĩa để viết linh tinh các đề tài cảm ơn nào là cảm ơn nước Mỹ, cảm ơn người bảo trợ, cảm ơn ông bác sĩ chữa bệnh, cảm ơn những người thương binh, cảm ơn những người cho tôi có cơ hội lên sân khấu lãnh giải thưởng, cảm ơn ba má tôi đã có công sinh thành dưỡng dục, cảm ơn “Hai Bà Mẹ”, cảm ơn bạn bè , cảm ơn hai đứa con...v..v.. Tôi cảm ơn bốn phương tám hướng, vậy mà sống với nhau bốn mươi sáu năm, cho nhau cả cuộc đời, cùng “lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau” nhưng tôi hà tiện nói lời cảm ơn với chàng. Thật là đáng tiếc!

Khi đi định cư ở xứ Mỹ,  tôi được nhắc nhở phải học tập nhiều hai chữ “cảm ơn” và “xin lỗi” khi giao tiếp với người Mỹ. Học phải hành. Tôi hành quá cỡ thợ mộc. Nhiều khi thấy mình cảm ơn... lãng nhách. Không ai cho gì hay nhận gì của ai, chỉ  nói chuyện tào lao nhưng vì quen miệng mà cũng cảm ơn. Đi đâu tôi thấy người Mỹ văn minh và lịch sự, thường cảm ơn nhau từ việc lớn đến việc nhỏ khi nhờ nhau hay giúp đỡ nhau. Xem phim hay các sô Mỹ, thấy vợ chồng Mỹ cảm ơn nhau rối rít, tôi cũng hơi ...nhột nhưng tôi không bắt chước họ được dù biết rằng tiếng cảm ơn rất cần thiết. Đó là lời ái ngữ, nếu nói được, ít ra mình đã mang niềm vui đến cho người kia. Tôi cảm ơn để ghi nhớ và trân trọng những giá trị về tinh thần lẫn vật chất mình nhận được từ mọi người nhưng để nói những lời cảm ơn với chàng nhiều như vợ chồng Mỹ nói thì ...“hẻo” còn dưới cả mức khiêm nhường.

 Văn hóa Việt Nam có phần ảnh hưởng văn hóa Tàu trong cách cư xử giữa vợ chồng. “Phu phụ tương kính như tân”. Vợ chồng đối với nhau, kính trọng và giữ lễ như khách cho nên tôi thường ngại ngùng, che dấu những những tình cảm tế nhị hay riêng tư với chàng trước mặt người khác dù là lời cảm ơn chỉ nói riêng với chàng cũng thấy ngượng.

Tại miền Nam VN  từ sau năm 1975, không thiếu cảnh mấy ông chồng đi tù và các bà vợ ở vậy, chờ chồng nuôi con. Dù sinh ly hay tử biệt, cảnh nào cũng khổ cả. Người đi tù và người nuôi tù cũng thế, cả hai đều khổ như nhau nhưng người đàn bà nuôi tù khổ hơn người trong tù. Nàng phải tả xung hữu đột xông ra đời kiếm tiền, chịu nhiều áp lực xã hội để sống còn và duy trì mái gia đình trong hoàn cảnh đổi đời. Ngày hội ngộ trùng phùng, hai đứa nhìn nhau nghẹn ngào không nói nên lời. Sau khi kể lể bao nhiêu nỗi niềm tâm sự trong những ngày gian khổ, đã đến lúc ai là người sẽ nói lời cảm ơn ai trước?  Điều này  tôi ...nhường cho chàng là cái chắc.

Nói túm lại, Tiếng Mỹ chỉ có mỗi chữ “excuses” trong khi tiếng Việt nào là những  lý do, lời bào chữa, lời giải thích, lời giải tỏa, lời tạ lỗi, lời tha thứ...để đi đến kết luận rằng thà nói ít lời cảm ơn còn hơn là không nói lời nào.

                                                      *

Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu khi nhớ, nghĩ về những cơ hội cảm ơn chàng. Kể từ cái thuở xa “Xưa tan trường về, anh theo Ngọ về” (3), cái thuở “ Hỡi người tình Văn khoa... Đến trường hay vào lớp”(6), cái thuở “Anh sẽ đưa em về...Đừng lo không vừa ý” (7), cái thuở “Em, lại đây với anh. Ngồi đây với anh. Trong cuộc đời này...” (8). Có biết bao nhiêu lời cảm ơn cho những lá thư tình, nhựng cuộc hẹn hò, những lời nói như hoa như gấm, những món quà xa xỉ đắt tiền và những cái ví lép kẹp sau kỳ lương ...Cái thuở “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e” sao mà đẹp và nên thơ đến thế. Những lời cảm ơn vừa lịch sự vừa làm vui lòng nhau cứ thế mà tuôn trào.

Sang đến đời sống vợ chồng, khi cưới nhau về, va chạm với thực tế cơm, áo, gạo, tiền và cảnh sống với gia đình chồng “ở xa mỏi chân, ở gần mỏi miệng” thì còn gì là thơ và mộng để nhớ đến những lời cảm ơn nhau. Hai đứa đều lo “cày sâu cuốc bẩm”, đứa đi hướng Đông về phía Biên Hòa, đứa đi hướng Tây về phía Kiến Hòa. Ba ngày đầu tuần tha phương cầu thực ở hai nơi, cặp Ngưu Lang, Chức Nữ chỉ hội ngộ vào trưa ngày thứ năm, không phải qua cầu Ô Thước vì Ngưu Lang đã ngồi sẵn trên xe Vespa đón Chức Nữ ở đầu cầu Kiệu Sài Gòn. Cuối tuần hai ta còn phải chạy sô để có sự nghiệp tương lai là “một mái nhà tranh hai quả tim ...chì”. Vì tim chì nên...  lì cả trong đời sống vợ chồng.  Lời cảm ơn nhau càng ngày càng đi vào quên lãng.

Lời cảm ơn tôi nhớ nhất đó là khi tôi vào nhà thương Từ Dũ năm 1983. Thời đó chưa có siêu âm nên cả hai đều hồi hộp chờ đợi một thằng cu Tí cho “có nếp có tẻ”, bù đắp những ngày đi tù gian khổ. Thằng cu ra đời kháu khỉnh và khỏe mạnh nhờ những thùng đồ viện trợ từ nước ngoài cho ông bố lẫn thằng con. Chàng thường nói đùa thằng nhỏ là một tác phẩm được tích tụ biết bao nhiêu “linh khí” và “vượng khí” của “hồn thiêng sông núi” từ rừng Cà Tum cho đến Z30 C Hàm Tân trong bảy năm “cải tạo”.

 Chàng kể buổi trưa hôm ấy, chàng phóng xe đạp hớt ha hớt hải vào nhà thương cho kịp giờ thăm nuôi. Tóc tai chàng bù xù, mặt mày bơ phờ, hốc hác vì cả đêm mất ngủ, thương cho “đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Hai tay chàng xách một bình thủy nước sôi và một bình thủy cháo trắng để tôi ăn với thịt chà bông. Chàng đi lạng quạng thế nào lên cầu thang trong nhà thương suýt nữa làm bể hai cái bình thủy. Gặp hai mẹ con, chàng mãn nguyện và sung sướng khi nhìn thằng con giống chàng như đúc. Còn tôi, ăn tô cháo nóng có mùi khen khét mà vẫn thấy ngon vì... đói, cảm động vì tội nghiệp lần đầu tiên chàng biết nấu cháo khê, vui vì mình đã làm một việc “đại sự” tự vượt cạn một mình và mừng vì “mẹ tròn con vuông”. Tôi âu yếm nhìn thằng con ngủ say và thỏ thẻ với chàng rằng: “Anh ơi, em cảm ơn anh cho em một thằng cu tí đẹp giai quá cỡ, nặng tới ba ký rưỡi. Em gọi con là Tí Gà vì sinh đúng mười hai giờ khuya là giờ Tí và tuổi con Gà.”

Tôi còn nhớ đó là năm 1991, chuyện “đại sự” xảy ra khi chúng tôi ngồi yên vị trên máy bay Air Việt Nam quá cảnh tại phi trường Thái Lan rồi chờ làm thủ tục giấy tờ qua Mỹ diện HO 7. Cả năm trời ở Sài gòn, hai đứa chuẩn bị tinh thần, sắp xếp tiền bạc, hành lý, nhà cửa, học nghề, học sinh ngữ cho một chuyến đi quyết định vận mạng và tương lai của cả gia đình. Chúng tôi hồi hộp lắm, không biết có sự bất trắc nào xảy ra vào giờ chót vì có những trường hợp đã lên máy bay rồi mà vẫn bị kẹt giữ lại. Máy bay sắp cất cánh. Chàng thở một hơi dài nhẹ nhõm khi thấy máy bay rời phi đạo và từ từ bay lên cao.

Đó là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy mây trắng bay bay trên bầu trời và thành phố Sài Gòn chỉ là những cái chấm li ti. Chàng nói với tôi “Mình thoát thật rồi”. Ngồi cạnh bên chàng, tôi lấy cái gối của hãng máy bay kê đầu và thì thầm bên gối với chàng rằng: “Anh ơi, em cảm ơn anh bảy năm trời anh đã chịu khó ở tù cho ba mẹ con em có được giây phút bay bổng trên mây như thế này”. Chàng “pillow talk” trong tiếng cười khúc khích: “Chịu khó gì chứ đừng chịu khó ...ở tù em ơi!”.

Một chuyện “đại sự” khác xảy ra khi tôi phải nằm bệnh viện thêm vài tuần nữa sau khi mổ lần thứ nhất. Vết mổ phổi bị lỗ dò phải mổ lại lần thứ hai trong vòng một tháng. Nghe tin tôi bị mổ lại, về nhà, chàng đã bật khóc một mình vì sợ tôi ...chết. Chi tiết này sau khi tôi khỏe lại chàng mới kể lại cho tôi biết. Thời gian đó chàng gầy ốm như cây que vì phải làm việc thay cho tôi, vừa lo cho thằng con trai bắt đầu vào môi trường học của Mỹ, vừa lo việc nhà, vừa nuôi bệnh, đứa con gái lớn đi học xa. Dù bận cách mấy không ngày nào chàng không ghé vào bệnh viện thăm tôi, truyền cho tôi có thêm sức mạnh tinh thần và lẽ sống để vượt qua cơn bệnh.

Ngày tôi được bệnh viện cho về, ngồi cạnh chàng bên tay lái, tôi nghe tiếng múa lân từ chợ hoa ở Phước Lộc Thọ trên đường Bolsa, tôi nói: “Em cảm ơn anh. Nếu không có anh chăm sóc, chắc em ...ngủm cù đeo từ lâu rồi”.

Có khi tôi bị giằng co giữa “đại sự” và “tiểu sự”, giữa hai thứ tình yêu, yêu chàng nhất hay yêu mình nhất để rồi nhìn tận cùng trong thâm tâm, mình vẫn yêu bản thân mình. Hồi đi tù về, nhà tôi ở gần chung cư Nguyễn Thiện Thuật có căn phòng trống, chàng mở vài cua dạy tiếng Anh cho các gia đình sắp xuất cảnh. Có một lớp gồm sáu mẹ con thân tình như người nhà, kiên trì đeo đuổi học liên tiếp mấy năm trời chờ giấy bảo lãnh của ông chồng bên Úc. Những buổi lên lớp, lúc nào chàng cũng là ông thầy giáo nghiêm túc, ăn mặc lịch sự, tóc chải láng cón, đi đứng oai nghi, tiếng nói rổn rảng, giảng dạy nhiệt tình nên học trò rất thương quý. Chín giờ tối, buổi học chấm dứt, đám học trò ra về. Theo thói quen, chàng quét dọn bàn, ghế, phòng ốc, thay bộ đồ lao động, mang đôi dép lẹp xẹp, hai bên ghi đông xe đạp đeo hai cái thùng nhựa rác, chàng phóng xe đạp ào ào đi qua lối chung cư. Năm thằng nhóc học trò đứng trên lầu thấy chàng chạy qua, chúng hò hét vang trời :

-Thầy, Thầy đi đổ rác hả Thầy. Thầy chờ tụi con đi đổ rác với Thầy.

Thế rồi năm đứa ào xuống. Đứa lớn thì chạy theo ông Thầy, đứa nhỏ thì chạy theo đuôi chiếc xe đạp tuốt đến bãi rác gần chợ Bàn Cờ. Chúng ríu ra ríu rít :

- Cô đâu sao cô không đi đổ rác cho Thầy hả Thầy?”.

- Thầy dạy mệt mà Thầy còn đi đổ rác”.

- Tội nghiệp Thầy. Lần tới, Thầy kêu tụi con đi đổ rác cho Thầy.

-Con xung phong sau giờ học đi đổ rác cho Thầy nha Thầy.

Chao ôi, trước mặt đám học trò, hình ảnh ông Thầy oai nghi đứng trước lớp lúc nãy nay còn đâu! Bất ngờ ông Thầy đổi tướng, trông bề ngoài thảm não quá đâu khác gì người công nhân vệ sinh đang bươi rác kia.  

Thầy chỉ biết cười trừ, bèn  tâm sự gia cảnh với đám học trò:

- Cô hả? Cô bận lắm. Giờ này cô đang cho Tí Gà uống sữa và đi ngủ. Cô còn phải thức khuya soạn bài, chấm bài. Sáng mai Cô phải dậy sớm nấu cơm trưa cho Thầy  rồi cô phải đạp xe thật xa mới đến trường. Buổi sáng Thầy coi Tí Gà cho cô đi dạy.   Trưa cô về ôm Tí Gà cho đến tối Tí Gà đi ngủ. Cô đâu có thì giờ đi đổ rác. Đổ rác là việc của đàn ông. Chuyện đổ rác mà nhằm nhò gì tụi con. Trong trại tù, Thầy còn phải đổ nhiều thứ kinh khủng hơn nữa kìa…v…v.

Chị Luân, má mấy đứa nhỏ đi chợ gặp và kể cho tôi nghe nguyên văn câu chuyện Thầy trò “tâm sự” ở bãi rác. Nghe xong tôi rất cảm động. Lẽ ra tôi phải nói lời cảm ơn chàng đã chia sẻ những nỗi nhọc nhằn, cực khổ của tôi trong đời sống sau khi chàng đi tù về nhưng tôi lờ đi để rồi thỉnh thoảng ân hận chưa nói lời cảm ơn chàng chỉ vì mình thương mình nhất.

Sinh nhật chàng rơi vào tháng ba, tôi chẳng bày vẽ nấu nướng hay mời bạn bè chi cho...mệt. Hai đứa rủ nhau đi ăn món mà tôi ...thích và chàng vẫn là người trả tiền. Quà thì không có gì đặc biệt hay gây “ấn tượng” nhưng bắt buộc phải có. Chàng sống đơn giản. Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của chàng quanh đi quẩn lại không vớ thì “nội y”, không giày dép thì quần, áo sơ mi... tôi mua sắm sẵn khi có sales, chờ đúng ngày, đúng.. giờ sinh nhật, đóng gói cẩn thận đem ra tặng chàng. Được quà chàng hí hửng lắm nhưng phải chi lúc đó tôi thủ thỉ với chàng những lời cảm ơn thì chàng có thể... chết ngất đi được và món quà sẽ vô cùng ý nghĩa.

Thế đấy, Trong đời, tôi nói lời cảm ơn chàng quá ít. Tôi đã lỡ mất nhiều cơ hội đẹp và đúng lúc để nói lời cảm ơn chàng.

Hồi tưởng lại bốn mươi sáu năm sống bên nhau, sang đến năm nay, chỉ thêm hai tuổi nữa là chàng hiên ngang bước lên hàng tám, những “đại sự” và “tiểu sự” chàng mang đến cho tôi trong cuộc đời chắc nhiều như... lá trên cành không sao đếm được.

Có một câu trong phim “Love Story”  “Love means you never have to say I am sorry”.

 Xin gửi đến các bạn già hay trẻ của tôi, cuộc đời ngắn ngủi lắm, thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ, mọi sự biến đổi vô thường như một hơi thở, thở ra một hơi mà không thở vào thì mạng sống của mình xem như... đi luôn. Một ngày nào đó chàng của tôi sẽ ra đi không còn bên cạnh tôi nữa, hoặc tôi…nhanh chân hơn, giành được “đi” trước chàng một đoạn đường vào cuối đời. Vì thế, nếu bạn là người chưa bao giờ nói lời cảm ơn chàng của bạn thì ngay từ bây giờ, với một tình yêu thương đầy sự bao dung, sự chân thật, sự mạnh mẽ, sự khiêm cung dành cho chàng, bạn hãy về nhà, nhìn vào đôi mắt và nói lời cảm ơn chàng về những điều chàng đã làm cho bạn để mai đây bạn đừng phải nói lời đáng tiếc “I am sorry”.

 Quá khứ đã qua. Bạn sẽ không bao giờ có cơ hội quay về nói lại với chàng lời cảm ơn của câu chuyện ngày xưa vì đã mất thời gian tính cũng như bạn sẽ không bao giờ được trở lại để tắm hai lần cùng trên một giòng sông cũ.  “We never enter the same river twice”.

Dù muộn màng, những lời cảm ơn như những giọt mưa gieo mầm sống trên đất tâm yêu thương. “Thà như giọt mưa....Có còn hơn không. Có còn hơn không”. (9)

 

Phùng Annie Kim

 

Chú Thích: (1) Bài hát “Chàng Là Ai” Nguyễn Hữu Thiết- (2) “Cảm Ơn Đời” Sơn Cư. (3)- “Ngày Xưa Hoàng Thị” Phạm Duy. (4)-“Con Đường Tình Ta Đi” Phạm Duy. (5) -“Tôi sẽ đưa em về” Y Vân.(6)- “Tình Tự Mùa Xuân” Từ Công Phụng. (7)- “Thà Như Giọt Mưa” Thơ Nguyễn Tất Nhiên.

Ý kiến bạn đọc
11/12/201922:46:53
Khách
Chi Dieu Lan oi, em Tam Thao nè. Than Anh post bai viet nay cua chi tren website "Soi Nang" da lau, ma bay gio em moi co dip doc. Chi viet hay, va dí dỏm lắm. Chữ "Nói túm lại", tuy chi vo tinh, ma lai rat dí dỏm. Em rat đắc ý.
Mong duoc gap anh chi vao nhung lan hop mat toi. Chuc chi suc khoe. Mong chi tiep tuc viet, chi nhe!

Than men,
Leslie Nguyen Occhipinti
23/11/201819:27:08
Khách
Rất là vui khi đi lang thang vô đây thấy bạn mình viết về chàng trong mục này. Tôi biết chàng từ hồi Việt Nam. Chàng hiền lành, vui vẻ và tốt bụng. nên ban tôi viết bài để cám ơn chàng cũng là xứng đáng.
Chúc hai bạn có một đời sống bình an, hạnh phúc trong tuổi già..
Hai bạn nhớ "Diễm Xưa " không?
20/11/201802:48:56
Khách
Thưa chị Đ Phương. Anh nhà ghiền bia và thuốc lá còn nếu mê gái thì tính sao đây Tứ đổ tường thì gái còn nguy hiểm hơn Ảnh không sợ chết thì chị buồn lo làm chi vì không làm cho tan nhà nát cửa . Tui là người còn vô phước hơn chị.
20/11/201802:41:09
Khách
Chồng của tôi mắc bệnh tim mổ một lần nhưng còn ghiền bia và thuốc lá. Mổi ngày ổng hút nửa gói thuốc lá và uống 5 lon bia. Nếu ổng bỏ được bia thuốc tôi không những cám ơn ổng mà còn quỳ xuống lạy ổng .Bác sĩ nói không kiệng cử là chết sớm nhưng ổng nói ổng không sợ chết.
Đọc bài viết này tôi thấy tôi vô phước quá có chồng không biết thương vợ chỉ hường thụ cho bản thân Chắc kiếp trước tôi mắc nợ cha nầy. Thồi khỏi cám ơn.
19/11/201811:22:05
Khách
Đọc cái tựa bài viết đã thấy vui . Tôi là một trong hàng tỉ quý ông trên hành tinh này nếu điợc quý bà xã ỡ nhà nói lời châu ngọc cám ơn anh thì bảo gì cũng nghe, sai gì cũng làm.
Cám ơn tác giả cho một thông điệp cần thiết và đúng lúc trong ngày lễ Thanksgiving. Một bài viết dí dỏm và ý nghĩa.Chúc tác giả và phu quân những ngày Thanksgiving dài dài trong đời.
19/11/201803:09:56
Khách
Đọc bài này thây lão gia của tôi thât là có giá .và dễ thương như ông chồng trong bài viết đi đổ rác trong chung cư
Ngày lễ TGV tôi sẽ cám ơn ổng cho ổng vui như bạn Tuyết nhắc nhở.
Cám ơn tác giả viết một bài hay đọc sao mà thâm thía cho mấy bà mấy cô phải suy nghĩ trong cách đối xử với chồng . Be nice and happy with him nha các bạn
19/11/201803:01:12
Khách
Cám ơn tác giả đã nhắc nhở đến chàng. Chàng của tôi đã ra đi trước tôi 3 năm nay . Đọc bài này tôi xúc động lắm vì tôi nhớ ông chồng tôi hồi ảnh còn sống , bệnh nhiều năm tôi chỉ thấy mình cực quá và khổ quá biết chi mà cám ơn ảnh . Thiệt là tiếc . Các bạn gai có chồng nhớ thỉnh thoảng cám ơn chồng mình cho ảnh vui nha các bạn.
18/11/201822:02:57
Khách
"Lời thú tội trước bình minh" thât dễ thương và chân thành với nhiều chất nhạc và tiếng cười thầm.
18/11/201816:19:58
Khách
Hôm qua có dịp sinh hoạt với tác giả. Như Ý có hỏi tác giả hai chữ “túm lại” là cố ý hay vô tình. Tác giả nói đó là sơ sót khi viết mà thôi. Lúc NY đọc, cũng thấy hơi là lạ nhưng không vì vậy mà trở thành người độc giả khó tính.
18/11/201814:48:18
Khách
Theo tôi chữ túm hay tóm chỉ là ngôn ngữ diễn tả. Bài viết này được viết theo cách viết tếu, vui, là để làm cho hai chữ cám ơn bớt đi sự trang trọng, nghiêm trang ,Cái gì vui và tếu đem đến nụ cười làm cho người đọc dễ thấm hơn.
Bạn ta đọc có khi cảm thấy không thoải mái vì chữ này có lẽ ngoài đời bạn đã nghe ai nói mà người đó bạn không thích. chăng.?
Riêng tôi , đọc chữ này tôi chỉ thấy tiếng Việt mình phong phú, chỉ cần đổi chữ o thành chữ u là mình có thêm nụ chười trong ngày rồi. Tuổi tôi cũng gần tám mươi nên nụ cười hiếm lắm.
Cám ơn tác giả cho tôi dọc một bài viết lạc quan, thấm tháp tình nghĩa vợ chồng sâu sắc.Lâu lắm mời được đọc bài của tác giả. Mong tác giả viết nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,251,884
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến