Hôm nay,  

Chỉ Nói Chơi Cho Vui Mà Thôi

01/11/201800:00:00(Xem: 17264)
Tác giả: Bồ Tùng Ma

Bài số 5535-20-31342-vb5110188

 
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.

 
***
 

Gia đình anh gồm hai vợ chồng và cô con gái 7 tuổi vượt biên qua Mỹ cuối năm 1990. Vì anh là viên chức cao ấp của chế độ cũ và có liên hệ khá mật thiết với Hoa Kỳ nên gia đình anh được nhanh chóng định cư tại Mỹ. Đối với cuộc sống cơ cực của họ tại Việt Nam lúc đó, thật là một bước lên Tiên khi được trợ cấp tiền mặt, phiếu thực phẩm, thẻ khám bệnh. Nếu không có anh, chị khó có cuộc sống này. Vài tuần sau vợ anh đã có việc làm trong một thẩm mỹ viện; còn anh làm trong một văn phòng luật chuyên về bảo lãnh tại ngoại (bail bond). Công việc rất thích hợp với anh. Trước năm 1975 anh là một công tố viên (nay gọi là kiểm sát viên nhân dân). Công tố viên được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự. Các công tố viên thường là luật sư có bằng đại học luật, và được tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận là chuyên gia pháp lý.

Cuộc sống của họ êm đềm phẳng lặng như vậy cho đến khoảng 2 năm sau, khi anh cảm thấy như chị có thái độ xem thường mình, có lẽ vì anh làm việc bán thời gian, không kiếm ra tiền hơn chị. Anh nghĩ một người vợ xem thường chồng là nguyên nhân của những cái không hay. Và anh không bỏ qua một dịp thuận tiện nào để có thể biết được nguyên nhân đó.

Một hôm đi làm về sớm hơn thường lệ, anh nghe tiếng chị nói chuyện bằng điện thoại với ai đó, giọng êm ái, khác hẵn giọng nói của chị khi gọi cho người khác, nhất là khi gọi cho anh. Anh mở hé cửa nhìn vào, thấy một tay chị cầm ống nghe, một tay đưa lên đưa xuống như phân bua, còn đầu khi thì ngoẹo qua trái khi ngoẹo qua phải. Anh định hỏi chị gọi cho ai nhưng thấy như vậy không được lịch sự nên thôi. Anh rời khỏi cửa vừa lúc chị nhìn ra, vẻ mặt lúng túng:

- Anh làm về đó à?

Anh gật đầu:

- Dĩ nhiên là đi làm về.

Suốt bữa ăn, chị nói toàn chuyện đâu đâu, không liên quan gì đến cái điện thoại.

Hôm sau đi làm về, anh bước vào nhà, thấy chị đang ở trong phòng và lại gọi điện thoại. Anh vội vàng lui ra phòng khách, nhấc cái điện thoại cùng một đường dây lên. Anh nghe một giọng đàn ông:

- Sao lại gọi số phone này, không gọi số kia?

Tiếng chị trả lời lí nhí. Sau đó có tiếng thì thầm nghe không rõ. Anh bỏ điện thoại xuống và bước đến bàn ăn. Chị cũng ra ngồi vào bàn ăn. Cả hai đều không nói không rằng. Anh nghĩ dầu sao thì đâu có gì rõ ràng. Mà có rõ ràng thì làm gì bây giờ. Chị vẫn không hề đi đâu nửa bước, trừ khi đi với anh.

Một hôm chị nói với anh:

- Chủ Nhật này tham dự Hội đồng hương VL không?

- Đi thì đi.

Sáng Chủ Nhật anh lái chiếc xe Nissan Maxima cũ rích đưa chị và cô con gái từ Rosemead xuống Garden Grove để tham dự Hội đồng hương VL.  Anh vừa lái xe vừa nhìn chị ngồi kế bên. Trông chị hôm nay đẹp hơn mọi lần rất nhiều. Chị diện một bộ đầm (dress) đẹp nhất kể từ ngày qua Mỹ. Đó là một bộ đầm màu trắng sọc đỏ hồng. Người chị tầm thước nhưng hôm nay trông chị cao hơn thường ngày, chẳng khác gì một người mẫu.

Đến nơi cả gia đình được sắp xếp ngồi vào một chỗ gần sân khấu. Chừng nửa giờ sau buổi hội  mới khai mạc. Anh xướng ngôn viên (MC) bước ra trịnh trọng chào khan giả. Đó là một người đàn ông trẻ hơn anh vài tuổi. Anh ta không đẹp không xấu, không ốm không mập, một loại người không có gì đặc biệt mà giới điện ảnh (?) gọi là loại người ‘’chìm trong đám đông”. Anh ta ăn nói có duyên, giọng êm ái, liến thoắng, dạn dĩ, hay pha trò có lúc ‘’rất Tây’’, làm nhiều người nhăn mặt.

- Kính thưa quý vị đồng hương. Xin trân trọng giới thiệu Ban Tổ chức. Tận cùng bên phải sân khấu là Ông Trần Bân, kế tiếp là cô Nguyễn Thị Mộng Lan, tiếp theo là cụ Lâm Thành, người đứng gần tôi là Bà TrầnThị Diệu Cầm, người cao nhiên nhất trong Ban Tổ chức, là mẹ tôi, nhưng khi tôi đi với bà, có người nhầm, tưởng bà là bạn gái tôi.

Anh nhìn chị cười, không lộ vẻ khen chê câu pha trò của anh MC. Chị không nhìn anh, hình như đang suy nghĩ chuyện gì.

Anh không nhớ rõ sau đó tại sao anh biết anh MC chính là người đã liên lạc với chị bằng điện thoại. Hình như anh MC xuống chỗ gia đình anh ngồi nói vài lời tạm biệt. Anh đã nhận ra giọng nói đó.

Anh đưa chị và con về nhà. Suốt lộ trình hơn nửa giờ, không ai nói chuyện với ai cả. Khi bước vào nhà anh hỏi chị:

- Em quen anh MC hả?

Chị nói:

- Ông Thăng, giáo sư dạy em trước đây.

Sau đó thỉnh thoảng anh vẫn chở chị xuống gặp Thăng. Cả ba đi đến chỗ này chỗ nọ. Tất cả xem nhau như bạn bè quen thân. Nghe nói Thăng từng vượt biên qua Mỹ, đã chịu và chứng kiến biết bao nhiêu nỗi đắng cay, đau lòng của thuyền nhân, nên lập một hội thiện nguyện để giúp đở họ. Anh nghe nói vậy nhưng khi tiếp xúc nhiều lần với Thăng, anh thấy một cái gì đó nơi Thăng không hợp với công việc từ thiện của anh ta. Nhận xét của anh sau này đã được xác nhận bởi một số người quen với Thăng và những người muốn tìm hiểu về Thăng. Nhiều lần anh định nói với chị về Thăng, nhưng anh không nói. Anh biết chị rất dị ứng với ai nói về những cái không hay của người khác, nhất là những người chị từng ái mộ.

Một hôm anh về nhà, lại thấy chị đang gọi điện thoại. Anh không nói không rằng, đến nhấc ống nghe điện thoai ở phòng khách lên đặt vào tai. Anh đã nghe vợ anh và Thăng nói những lời không phải như thầy trò nói chuyện với nhau. Anh xồng xộc vào phòng to tiếng với chị. Lúc đầu chị chống chế, nhưng cuối cùng nói:

- Chỉ nói chơi cho vui mà thôi, chớ tui thề độc là… không…có gì cả.

Có thể ‘’không có gì cả’’ nhưng cũng có thể là ‘’đã có gì’’. Dù thế nào anh thấy nên im lặng. Nói để làm gì bây giờ. Nói ra, nói cho rõ, chắc chắn chị sẽ bù lu bù loa kể những cuộc ăn chơi mà khó có người đàn ông nào tránh khỏi: ‘’Ông cũng đâu có vừa. Ông quen hết con này đến con khác. Đi vượt biên mà cũng có con đĩ đưa lên thuyền.’’  Vợ anh nói như vậy có nghĩa là ‘’Ông ăn chả, bà ăn nem’’. Anh sẽ đánh chị. Chị có thể gọi cảnh sát. Bạn bè và bà con sẽ biết. Đứa con gái sẽ biết, một điều anh rất sợ. Xưa nay con bé rất tôn trọng mẹ nó. Nếu nó không tôn trọng có thể xảy ra những cái không hay cho nó. Thôi, cứ cho là “không có gì cả’’.

Nếu không xảy ra ‘’vết thương’’ trên, chị là người vợ gần như hoàn hảo: Siêng năng, cẩn thận chăm sóc con cái, đối xử hòa nhã với bạn bè, thân thiện và kính trọng bà con bên chồng. Nhưng anh nghĩ cái chính của tình yêu là lòng chung thủy, chớ không phải những thứ đó. Anh ngạc nhiên không hiểu sao một người như vợ anh lại dính dáng đến một người như Thăng, một người mà mới tiếp xúc anh đã cảm thấy không đáng để anh ganh ghét. Anh nghĩ có lẽ vợ mình đã bị mê hoặc bởi Thăng với những lời lẽ ngọt nào, những khoe khoang khéo léo mà chị khó nhận ra được. Hình ảnh một ông thầy trẻ với những xảo ngôn, khéo ăn khéo nói đã thành ấn tượng sâu sắc trong tâm trí chị. Nếu chị chung sống với anh ta chưa chắc đã kéo dài được vài tháng để nghe được những lời như rót mật vào tai. Thước đo chính xác nhất của tình yêu là thời gian mà!

Vài năm trôi qua, anh vẫn nhớ chuyện ‘’không có gì cả’’ và cố quên đi. ‘’Không có hay có’’ anh vẫn không làm gì khác hơn là thỉnh thoảng bực mình, có những thái độ trái ý chị như ăn nói cộc cằn, không sửa soạn nhà cửa cho ngăn nắp.Ngay cả vệ sinh thân thể, anh cũng lơ là. Chị càng ngày càng xa lánh anh. Rất hiếm khi hai người ‘’ăn nằm’’ với nhau. Một hôm anh không nhớ vì chuyện gì chị đã lớn tiếng:

- Còn ở đây là may lắm rồi đó!

Anh nghĩ có lẽ chị đã bị ai đó rủ rê, xúi chị ly dị hay bỏ nhà ra đi. Kẻ xúi dục không ai khác hơn là Thăng. Có lần vợ Thăng đã đã gọi cho chị mà anh nghe đươc. Anh không nhớ hai người đã nói gì, chỉ nhớ có mỗi một câu:

- Ở đây, chớ không phải ở Việt Nam đâu nghe em!

Có lẽ chị đã gọi cho Thăng và vợ anh ta nghe được.

Mấy năm sau đó, anh phải ‘’ép’’ chị lắm mới có đứa con thứ hai. Nay nó là một thanh niên đẹp trai, khỏe mạnh và tốt tánh. Bây giờ thỉnh thoảng nhìn nó, anh nghĩ nếu nó biết mẹ nó chẳng đặng đừng mới sinh ra nó thì sao nhỉ!

Mấy mươi năm dài dằng dặc ‘’chuyện buồn’’ đã chôn kín ở đâu đó trong lòng anh, thỉnh thoảng lại hiện ra, làm anh khó có được cách đối xử thân thương với chị như xưa; và có lẽ vì lý do đó, chị đối xử với anh cũng chẳng khác gì. Hai người chung sống với nhau, thân mật lắm cũng như một cặp vợ chồng già.

Cách đây mấy năm anh xuống Garden Grove dự một buổi họp. Khi về anh có hẹn với người bạn học tại một tiệm cà-phê. Anh đến gọi cà-phê, rồi ngồi đợi ở một góc khuất ít người. Chừng 5 phút sau một người đàn ông từ ngoài vào, tiến về phía anh:

- Anh Hùng nhờ tôi đến xin lỗi thế cho anh ấy. Anh ấy không đến được.

- Ủa, sao ảnh không gọi cho tôi, mà lại nhờ anh?

Người đàn ông cười:

- Thật ra tôi cũng muốn gặp anh. Chúng ta quen nhau mà.

- Tui cũng thấy anh quen quen.

- Tôi làm tại Tòa án... Tôi chỉ là Tham sự Công nhật thôi. Tôi là Bình, Nguyễn Bình.

- À, tôi nhớ ra rồi. Anh chỉ làm tại tòa chừng nửa năm, rồi nhập ngũ và…nghe nói anh đã…chết.

Bình cười:

- Thời đó sống chết là chuyện không lạ. Dĩ nhiên tôi chưa chết mới gặp anh hôm nay.

Cả hai cùng cười. Anh nhìn kỹ Bình, từ từ nhận ra được đây là anh chàng Bình có biệt hiệu ‘’Z -28’’ vì trong tay anh ta lúc nào cũng có quyển truyện gián điệp Z-28. Bình rất siêng năng, tốt tánh, có lòng vị tha.  

- Nghe nói chị là học trò của ông Thăng phải không?- Bình đột nhiên hỏi anh.

- Thăng nào?

- Thăng Giám đốc…

- Có chuyện chi không?

- Nói thật với anh, chúng tôi đang tìm hiểu về Thăng và nhờ anh giúp. Anh chị ở Rosemead, chung cư… , phải không? Thăng thường liên lạc điện thoại với một người trong chung cư đó, cái chung cư chỉ có hai gia đình Việt Nam. Tôi được biết có 4 cuộc điện đàm.

- Xin lỗi, anh làm gì mà biết được như vậy, anh là cảnh sát hay trinh thám tư?

Bình không trả lời thẳng vào câu hỏi mà nói:

- Chuyện này có liên quan đến đời tư của anh chị và công việc của tôi, xin giữ kín. Anh an tâm! Đây là việc hợp pháp.

Bình im lặng một lát rồi tiếp:

- Chuyện như thế này. À…Tôi nghe câu được câu mất, nên chỉ kể lại những đoạn và chữ nào rõ nhất. Anh nghe kỹ rồi kể lại cho chị, hỏi chị có…nhận ra ai không. Anh nghe nhé! Người đàn ông nói: ‘’Anh vừa thăm một căn cứ Hải quân lớn…’’. Tiếng một người đàn bà: ‘’Bế Bi ơi, em..’’, ‘’Chủ Nhật này em chỉ gặp anh nửa giờ thôi…’’, ‘’Đồ lưu manh!...’’, ‘’Em sống cay đắng suốt mấy chục năm nay…’’

Phần nhiều những cuộc điện đàm đó thường vào khoảng 8 giờ 30 tối. Cuộc điện đàm mới nhất vào khoảng 10 g 30 sáng Thứ Ba.

- Tôi hiểu rồi. Cứ nói thẳng cho khỏi mất thì giờ. Anh muốn hỏi người đàn bà đó có phải là vợ tôi không hả? Thật khó xác nhận khi không nghe tiếng nói, mà chỉ nghe kể lại. ‘’Bế Bi ơi’’ hả? Chắc bà ấy đang tập diễn với ai đó để lên sân khấu-Anh phá ra cười. Gì mà ‘’Sống cay đắng mấy chục năm nay?’’ Chắc bà ấy nói ‘’lộn ngược’’, hay bị ai ‘’ép cung’’ Còn chuyện chửi rủa thì chắc chắn không bao giờ bà ấy chửi như vậy. Có thể đó là vợ Thăng.

- Không phải, Thăng đã ly dị vợ từ lâu.

Anh đang suy nghĩ thì nghe Bình nói tiếp:

- Còn nữa. Một người trong vòng 17 năm mà thuê hay share chỗ ở đến 15 lần; trong vòng 11 năm có đến 9 hồ sơ criminal trong Orange County Superior Court (Tối Cao Pháp Viện Quận Cam), thì có phải là người tốt không? Người đó là Thăng.

- Criminal là tội phạm hình sự, trong đó có cả tội lái xe say rượu, gây tai nạn bỏ chạy, không đóng tiền phạt vi phạm giao thông, và có những tội khác nghiêm trọng hơn như giết người…

- Anh chàng Thăng này không chỉ phạm tội nhẹ đâu.

- Nhưng như vậy thì có liên quan gì đến gia đình tôi?

- Dạ, nếu vậy tôi xin lỗi đã làm phiền anh chị.

Bình nói xong, chào anh và ra về.

Tuy anh đã nói với Bình như trên, nhưng khi về nhà vẫn hỏi chị về việc gọi điện thoại. Chị trả lời:

- Đúng là em có gọi… Nhưng mà em từng nói với anh rồi, chỉ nói chơi cho vui mà thôi, chớ không…có gì cả.

Anh cảm thấy mình dửng dưng với chuyện này. Gọi điện thoại với người khác, chị cũng “cà kê dê ngỗng’’. Vậy cũng đâu có gì lạ. Nhưng rồi anh lại nghĩ có lẽ trong khi gọi, Thăng đã có ý xấu, ởm ờ khơi mào cho những câu nói “không lành mạnh’’. Vợ anh đã cao hứng đáp ứng. Chị tưởng không có ai nghe, việc gì không nói cho… sướng miệng.

Sáng hôm sau anh định gọi Bình, thì Bình đã gọi trước:

- Xin lỗi anh một lần nữa nghe! Người đàn bà đó không phải là chị.

- Cám ơn Bình đã… tử tế không nói thật. Chính bà ấy đã gọi. Vợ tôi thường “nói mê nói sảng’’ như vậy lắm, nói chơi cho vui thôi, chớ… không có gì cả. Các bà nói chuyện có khi cười rú lên, có khi khóc như đưa đám, là chuyện thường.

Hôm sau để Bình tin thêm việc ‘’Nói vậy chớ …không có gì cả’’, anh mời Thăng dự đêm Họp mặt đồng hương VL. Thăng vui vẻ nhận lời.

Anh cũng báo tin cho Bình biết. Bình cũng nói sẽ đến đó nhưng không gặp anh.

Đêm đó trong phòng tiệc anh đi chỗ này chỗ nọ để chào những người quen biết thì gặp Thăng. Sau cái bắt tay, cả hai đến bàn tiệc.

Vợ anh và Thăng nói chuyện với nhau như người xa, cứ như bị cạy miệng ra mới có tiếng thốt lên. Sau bữa tiệc, chị cười nói với anh:

- Ông Thăng thay đổi quá nhiều. Tóc thì giả, răng thì không còn. Em nhận chẳng ra.

- Ủa, đã lâu em không gặp Thăng sao? Anh hỏi.

- Chỉ nói chơi cho vui mà thôi, chớ gặp hồi nào, không có gì cả.

Anh nhìn chị không biết nên nói thế nào. Anh tự hỏi bây giờ các bà các cô cũng có cách giải trí như vậy sao?

Bồ Tùng Ma

Ý kiến bạn đọc
08/11/201805:09:04
Khách
Bạn Deekay: Không phải bất cứ tội nào cũng cứ phạm rồi rehabilitation là xong. Như bạn Vũ Phương có viết chỉ cần một lần lăng nhăng thôi đã để lại vết thương trong lòng người vợ rất sâu đậm, dù sống với chồng nhưng rất uất ức, không còn tôn trọng nữa.
Tôi giựt mất vợ bạn, phá tan gia đình bạn rồi hối hận, rồi rehabilitation bạn có chịu không? Tôi giết con bạn xong bạn có tha thứ cho tôi không? Đừng nói gì cố ý vào dê vợ bạn chứ như một tên lái xe say rượu vô tình đụng chết vợ con bạn tôi dám chắc bạn cũng không chịu cho rehabilitate đâu.
Trích: “Tôi căn cứ vào câu chuyện trên để thấy tội nghiệp ông chồng thôi”. Ông chồng có vợ mà còn “quen hết con này đến con khác” đến độ đi vượt biên còn có em đưa lên thuyền thì có khác gì tên Thăng có vợ rồi mà còn lăng nhăng hay không? Bạn tội nghiệp cho ông chồng nhưng nếu vợ tên Thăng cũng làm như vợ ông chồng thì bạn có tội nghiệp cho y không? Hãy giải thích cho tôi coi hai người đều có vợ mà còn lăng nhăng với người đàn bà khác thì tại sao tội của họ khác nhau?
Bạn lôi chuyện mấy ông ngày xưa phòng nhì, con rơi con rớt nhưng “không biết là không có tội” thì cũng nên nói như bạn “đập hết mẹ nó nhà tù đi” vì thằng nào phạm tội cũng đều nói không biết cà. Bạn lại lôi chuyện bên Trung đông, Ấn độ “chồng chúa vợ tôi” rồi nói “sang đó than phiền, lăng quạng nó đem ra ném đá thấy mẹ” thì tôi thấy bạn chả có một chút gì là người có suy nghĩ, chỉ chuyên chửi thề bậy bạ mà thôi.
Bạn cũng như những người tôi đã gặp lúc trước. Cứ cho mình có cái quyền có vợ rồi tao muốn lăng nhăng con nào cũng được, mày không được lộn xộn, than phiền là coi chừng như bên Ấn độ nó ném đà thấy mẹ. Chưa hết bạn còn nói “nếu tình yêu sâu đậm, thì bỏ qua không phải là khó”. Tôi hy vọng vợ của bạn đọc được lời này để tha hồ lăng nhăng rồi hỏi bạn tình yêu có sâu đậm để bỏ qua không hả?
Tôi không hạ giá người khác để đề cao mình đâu. Tôi cũng đã bị chê là sợ vợ như bạn chê tôi. Thằng nào có vợ rồi lăng nhăng bậy bạ đều ngoác mõm lên chê đồ sợ vợ nên không dám quen hết con này đến con khác như tao. Tôi cũng không nói tôi là Phật, là Thánh nên rất đàng hoàng đâu.
Điều tôi muốn nói là khi có vợ, con rồi thì phải đàng hoàng. Tôi cũng từng viết tôi không chống ly dị. Nếu chán vợ mình già hay xấu thì cứ việc ly dị tha hồ tìm em thơm khác. Chứ đừng có cho mình có cái quyền tha hồ cặp em này đến em khác rồi nói “không được xử tràm”, than phiền là coi chừng bị “ném đá thấy mẹ” như bên Ấn độ, và tôi “không biết là không có tội”. Chưa hết, cuối cùng còn thòng thêm cái đuôi: “nếu tình yêu sâu đậm, thì bỏ qua không phải là khó”.
Sướng thiệt, bậy bạ lằng nhăng xong không biết xấu hổ, không biết mắc cở còn nói “Có thử thách, có so sánh, mới biết bà xã mình ở nhà là #1” và còn chơi câu tiếng Anh “If you love it, let it go"
À, hóa ra tên Thăng lăng nhăng, dê vợ ông chồng là muốn cho vợ nó thử thách coi có là số #1 không đấy.
06/11/201819:41:49
Khách
Hi anh LND, ý tôi muốn nói là, nếu đã phạm tội rồi thì sẽ không có cơ hội cho rehabilitation, thì xây nhà tù làm chi ? Đem bán bỏ hết đi. Giống như anh nói 90% đàn ông không đang hoàng, thì mấy cô lấy chồng làm chi ? Trước sau cũng bị sở Khanh lừa. Anh không cần phải hạ giá người khác để đề cao mình là người đang hoàng. Mình sợ vợ mình chứ đâu sợ bà hàng xóm mà lo. Tôi căn cứ vào câu chuyện trên để thấy tội nghiệp ông chồng thôi. Chứ không phải đánh giá những dân trời đánh, đã có ăn học (contract engineers như anh nói), sống trong một xã hội văn minh mà vẫn có những ý tưởng lạc hậu, cổ hũ. Nói về câu chuyện trên, thì theo bối cảnh 19 hồi đó, trong hoàn cảnh xã hội VN với cách nhìn "trọng năm khinh nữ", "chồng chúa, vợ tôi", thì cái lỗi lầm của ông chồng này cũng không có tới mức độ xử trảm. Nhiều người cùng thời, có chút địa vị, công danh ... là đã lập phòng nhì, con roi, con rớt ... Người ta nói "không biết sai, thì không có tội". Bên Trung Đông, bên Ấn Độ, hiện giờ cũng còn cảnh "chồng chúa, vợ tôi" này... mình sang đó than phiền, lăng quạng nó đem ra ném đá thấy mẹ.
Vũ Phương có nói là một khi đã làm thương tổn người vợ thì khó có thể hàn gắn. Sound pretty extreme.... nếu căn cứ vào câu chuyện ... thì ngày xưa (19 hồi đó) da số các cuộc hôn nhân không bắt đầu bằng tình yêu, đi coi mắt sao đó thấy hợp thì nhào vô.... rồi thời gian tìm hiểu nhau, để sanh ra tình yêu không bao lâu đã phải qua giai đoạn làm mẹ, lo cho gia đình... nên mấy ông dễ xã ngã khi có chút tình. Những ai biết để nghĩa trên tình, không phụ bạc vợ mình (như ông chồng trong chuyện) cũng là khá rồi. Còn nói về hiện tại bây giờ, nhiều người vì tiếng xét ái tình, nhiều cặp nhảy vào hôn nhân quá sớm. Tình yêu chưa bị thủ thách, ... thì dễ bị thương tổn như Vũ Phương nói. Tuy nhiên nếu tình yêu sâu đậm, thì chuyện bỏ qua không phải là khó. "If you love it, let it go, if it comes back it will be yours forever". Có thủ thách, có so sánh, mới biết bà xã mình ở nhà là #1. Nhưng nếu cứ áy náy về việc đó, tức là mình không có một tình yêu sâu đậm, thì nên xử nó cho lẹ, để sau này không khỗ cả hai.
06/11/201804:38:51
Khách
Bạn Deekay: Nhà tù không phải là nơi cho phạm nhân sám hối những lỗi lầm của họ. Nó là nơi phạt những kẻ làm bậy. Người vào tù phần lớn còn học thêm những thói hư, những ác độc và lưu manh khi ra tù. Họ chỉ thay đổi khi ra tù lúc đã quá già, lết hết nổi.
Nếu tôi không lầm thì bạn làm nam qua lời văn “đập mẹ nó mấy cái nhà tù đi”. Sống phải thành thật bạn ơi. Bạn là nam thì bạn cũng đã biết anh nào đã có tật dê rồi thì có một cách duy nhất trị cái tật dê này là cắt cái của qúy đi thôi.
Tôi là dân đi contract nhiều năm. Tôi làm và quen với dân contract nên rất rành cái tật dê này của các qúy nhân. Có lần tôi kể với nhà tôi: 100 anh thì 90 chục anh xa vợ vài ngày là đi tìm em. Vợ tôi hỏi: Như vậy là chỉ có 10 người đàng hoàng? Tôi trả lời: Không có đâu. Chỉ có 5 anh đàng hoàng thôi, 5 anh còn lại là…bóng.
Chưa hết đâu, họ còn có cái tật nữa là tự cho họ có cái quyền cặp hết em này tới em khác mà coi như chuyện bình thường. Họ còn chỉ tôi phải như vậy mới là real man nữa. Tôi nói: chưa có vợ thì muốn quậy như nào cũng không ai nói. Giờ vợ con đầy đủ rồi phải có tư cách cho vợ con nó làm gương chứ? Hơn nữa cứ cặp bừa nhiều khi lây bệnh cho vợ nữa.
Họ trả lời: Đàng hoàng như mày nhiều khi vợ con nó chê là cù lần lửa.
05/11/201819:31:22
Khách
Các ông nên biết,chỉ cần một lần lăng nhăng của các ông thôi đã để lại tổn thương trong lòng người vợ rất sâu đậm.Vì nhiều lý do,người vợ vẫn tiếp tục với các ông,nhưng chắc chắn không còn sự tôn trọng nữa,dù sống với chồng nhưng rất là uất ức.
Nếu bà vợ nào có máu lẳng lơ trong người,sẽ lấy sự uất ức đó làm lý do biện hộ cho những hư hỏng của bà ta khi bà ta có dịp hoang đàng như bà vợ trong truyện.
Còn bà vợ nào đoan chính thì dù cho có một trăm tên Thăng vờn bà,cũng không xiêu đổ,nhưng mối hận về sự lăng nhăng của ông chồng xưa kia chắc chắn không bao giờ phai nhạt,cho dù ông ta có "ép" sanh thêm một chục đứa con.
Trong truyện không thấy ông chồng có chút cố gắng gì xây dựng lại sự nghiệp cả,ông ta giữ việc làm nhàn hạ "bán thời gian" nên mới có thời giờ rình vợ,rồi đi đây đi kia họp hội đồng hương,không giống như người đầu tắt mặt tối chút nào.
Trong chuyện vợ chồng không dễ mà áp dụng kiểu "probation để rehabilitation" như tội phạm.
05/11/201816:12:54
Khách
Nói như LND thì nên đập mẹ nó mấy cái nhà tù đi, tại vì bản chất đã phạm tội thì sẽ không thấy đổi được ? Không phải qua Mỹ ặn hamburger nên thành pd, mà là vì quá Mỹ tiếp súc với một môi trường khác, cho nên ông chồng thay đổi tính cách, với cách nhìn. Trong khi đó bà vợ cũng thay đổi nhưng thay đổi kiểu Hà bá. Nếu năm xưa bắt gặp ông chồng lăng nhăng bậy bạ chi đó thì xử luôn đi. Nếu đã chấp nhận bỏ qua thì đừng nhắc lại làm gì bởi đó là tu cách của hạng tiểu nhân. Ông chồng đã "ở tù" trả giá cho những lỗi lầm ngày xưa, bị giờ đang probation để rehabilitation, nên cho ông ta một cơ hội.
04/11/201817:18:37
Khách
Chà! Các bạn vào đây vui quá mà tui đến chậm. Tuy nhiên tui cũng đã đọc hết cá comment . Tui ...nhất trí với hầu hết các bạn, nhất là bạn Tiến. Ta phải căn cứ vào thông điệp cửa tác giả (Ông chồng đã bỏ hết thói ăn chơi mà đa số đàn ông không tránh được đẻ xây dựng hạnh phúc gia đình. Bà vợ thấy chồng xuống chó thêm sự phụ họa của Thăng, tên ba xạo nhà nghề, những tên qua Mỹ trước nhưng không ra gì, thường dợt le với phụ nữ mới qua có chồng còn đang bỡ ngỡ trong cuộc sống mới. Bà vợ đáng trách vì dễ tin.Đáng lẽ bà ta nên thông cảm cho chồng, một công tố viên nay đi làm bồi để kiếm tiền nhiều hơn thì cũng tội nghiệp. Để từ từ mà, với vốn liếng học vấn biết đâu ông ta sẽ tiến xa sau này lên làm ông gì đó...Ông chồng không đáng trách. Ông ta chỉ có lỗi...lý lịch mà thôi)
04/11/201814:53:05
Khách
Bạn Vũ Phương đừng tốn giờ vô ích với bạn Tiến vì trong sự suy nghĩ của bạn Tiến rất rõ ràng là ông chồng có vợ mà còn trai gái mèo chuột thì chỉ là một chút ăn chơi be bé của các ông VN có tiền có chức năm xưa thôi. Not a big deal. Còn tên Thăng thì cũng có vợ mà còn đi dê vợ của ông chồng là một tên tội phạm xấu xa. Chúng ta phải lên án tên Thăng chứ không được kể tội ông chồng vì sau khi qua Mỹ ăn Hamburger ông trở nên thánh thiện, không ăn chơi như xưa nữa.
Tôi đề nghị các bà, các cô bắt được chồng mèo chuột cứ đóng thùng gửi qua Mỹ cho ăn Hamburger là bỗng nhiên thành…bê đê, hết dê.
04/11/201802:32:24
Khách
Anh Vũ Phương, Tôi đồng ý với anh về việc “không có chỗ để bàn về tên Thăng”. Về việc anh cho cuộc hôn nhân của hai người này tệ hại, theo tôi, anh hơi khắc khe. Cuộc hôn nhân nào cũng khó tránh được sóng gió, thí dụ như cuộc hôn nhân này, nhưng cuối cùng họ đã nhịn nhục để đem lại hạnh phúc cho nhau, cho con cái. À, anh con nói tại sao lại “ép” để sinh con. Khi ông chồng muốn vợ tiếp tục cuộc hôn nhân mà anh cho là tệ hại này thì có thêm con là phương cách hay nhất.
03/11/201821:57:46
Khách
Bạn Tiến,
Không ai đụng tới tên Thăng,vì ai cũng thấy rành rành hắn là một kẻ xấu xa,thì có gì để mà bàn? Cũng không có đoạn nào dành cho tên Thăng để hắn biện bạch tại sao hắn xấu xa.Tên Thăng chỉ là một giọt nước nhỏ vào ly nước đã đầy tràn những uẩn ức của một cuộc hôn nhân tệ hại giữa hai con người.

Còn vợ chồng nhà này,cả anh lẫn ả đều đổ thừa hoàn cảnh để biện bạch cho những thói hư tật xấu của mình,vậy nhiều người mới nhảy vô mà bàn.
03/11/201821:21:08
Khách
Xin chào quý anh chị! Vào đây gặp nhiều “Thánh Nhân”, nhưng chỉ phê phán hai vợ chồng không phải Thánh Nhân, nói cụ thể là con người có những khuyết điểm khó tránh khỏi vì hoàn cảnh. không hề đụng chạm đến tên tội phạm Thăng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,252,157
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến